Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2354/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 16 tháng 11 năm 2006 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH BẾN TRE THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tại Tờ trình số 711/TTr-VPUBND ngày 16/11/2006,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Nhằm thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 12/10/2006 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh, gồm những nội dung cụ thể như sau:
Nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tình trạng tiêu cực, tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay tại địa phương;
Nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị), cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cán bộ, công chức) và ở mỗi công dân trong tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng;
Định hướng cho các cấp, các ngành xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; đưa công tác phòng, chống tham nhũng thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành các địa phương và của từng cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình; loại bỏ những nội dung, quy định thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành không còn phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước, còn chồng chéo, quan liêu, tạo sơ hở để nhũng nhiễu, gây khó khăn, mất thời gian của nhân dân và doanh nghiệp;
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng;
Thực hiện ngay và mạnh mẽ các biện pháp cụ thể, tạo chuyển biến tích cực, nhất quán trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả.
I. Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng
1. Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức cho cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên thuộc cơ quan, đơn vị, cấp ngành, địa phương, đoàn thể mình quản lý học tập, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức, có những hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thật sự trong lề lối làm việc, cải cách hành chính để thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp có kế hoạch hướng dẫn triển khai học tập, nghiên cứu, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đồng Khởi có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng với các hình thức thích hợp và có hiệu quả, nêu gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; phản ánh kịp thời, trung thực các biểu hiện tham nhũng, lãng phí theo quy định của Luật Báo chí.
II. Hoàn chỉnh các chính sách, các văn bản chỉ đạo thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
1. Các Sở, ngành, huyện, thị phải hệ thống hoá những quy định về thủ tục, giấy tờ, thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc, công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở để nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện; các cơ quan, đơn vị không được tuỳ tiện đặt ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát lại toàn bộ quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, nhằm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Đề án, kế hoạch cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước hết, tập trung vào các lĩnh vực: quản lý nhà, đất; xây dựng cơ bản; đăng ký kinh doanh; xét duyệt dự án; cấp vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng ngân hàng; quản lý tài chính; xuất nhập cảnh; quản lý hộ tịch, hộ khẩu; thuế. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng quý.
1. Các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.
1.1 Các cơ quan, đơn vị trực tiếp đến giải quyết công việc của tổ chức, doanh nghiệp và công dân có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời khi nhận được yêu cầu, đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
1.2 Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm làm rõ kết luận chính xác, trả lời cơ quan báo chí các nội dung đăng, phát tin về những vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình và phải chịu trách nhiệm đầy đủ về nội dung thông tin đã cung cấp.
1.3 Các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở phải xây dựng quy định cụ thể về việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng; phải bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; tập trung thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và sự giám sát của cộng đồng.
1.4 Đối với những dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong tỉnh, chủ đầu tư phải có hình thức công khai về thời gian, quy mô, nguồn vốn và tiến độ công trình để nhân dân giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Các biện pháp chống tiêu cực, tham nhũng
2.1 Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh tập trung kiện toàn tổ chức, bố trí những cán bộ có phẩm chất, năng lực tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trên hầu hết các lĩnh vực, tất cả các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí trong và ngoài ngân sách cấp phát. Đặc biệt, trong các lĩnh vực được dư luận quan tâm như: quản lý sử dụng kinh phí, tài sản công trong thực thi công vụ, các thủ tục về đất đai, nhà ở, các thủ tục hành chính…
2.2 Về giải quyết tố cáo các hành vi tham nhũng:
2.2.1 Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp cần tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm những vụ việc tố cáo hành vi tiêu cực, tham nhũng còn tồn đọng và mới phát sinh ngay từ nội bộ; xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực dù bất kỳ ai, đương chức, nghỉ hưu hoặc đã chuyển công tác khác.
2.2.2 Các Đoàn công tác liên ngành của tỉnh tiếp tục tăng cường thẩm tra, thụ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ở các huyện, thị trong tỉnh, nhằm tham mưu giúp UBND tỉnh giải quyết kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.2.3 Công an tỉnh chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, nâng cao biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các ngành bảo vệ pháp luật nhằm phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Qua công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, tìm ra nguyên nhân, điều kiện và những sơ hở trong quản lý kinh tế dễ bị lợi dụng để tham nhũng, từ đó kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách; phát động phong trào quần chúng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tự thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm tại cơ sở.
2.2.4 Giao cho Thanh tra tỉnh kiểm tra các Sở, ngành, huyện, thị xã trong việc tổ chức thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, công khai kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và kết quả xử lý từng vụ việc trước nhân dân.
IV. Một số vụ việc cụ thể cần thực hiện từ nay đến cuối năm 2006
1. Hoàn tất hồ sơ, thủ tục kết thúc điều tra vụ Nguyễn Ngọc Vui, nguyên Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Giồng Trôm, để chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
2. Hoàn tất hồ sơ, thủ tục kết thúc và kết luận thanh tra Chi cục thú y tỉnh.
3. Hoàn tất hồ sơ kết thúc và kết luận thanh tra việc quản lý tài chính, tài sản theo đơn kiến nghị của công nhân xưởng sửa chữa ôtô thuộc Công ty vận tải thủy bộ Bến Tre (nay là Công ty cổ phần dịch vụ và vận tải ôtô).
4. Tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng 02 dự án công trình nâng cấp Quốc lộ 60 đoạn Hàm Luông-Cổ Chiên và hệ thống cây xanh, chiếu sáng đoạn cầu Cái Cá-Hàm Luông tại Ban Quản lý điều hành dự án chuyên ngành ngành giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh.
5. Tổ chức thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm; kết luận thanh tra về việc thu, chi ngân sách tại xã Tân Phú Tây và việc huy động vốn xây dựng giao thông nông thôn tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày.
6. Tiến hành làm việc với một số đối tượng liên quan và hoàn tất kết luận thanh tra tại Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Ba Tri.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các ngành chức năng phải thường xuyên chú trọng những lĩnh vực nhạy cảm, có dư luận về tiêu cực, tham nhũng để thanh tra, kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời.
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị mình; cam kết thực hiện đầy đủ, kịp thời những nội dung công việc đã công khai có liên quan đến tổ chức và công dân. Đồng thời phân công cán bộ có năng lực chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và hàng tháng báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện về Thanh tra tỉnh.
2. Giao Chánh Thanh tra tỉnh làm thường trực theo dõi, tổng hợp chung tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống tham nhũng của tỉnh. Hàng tháng, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
3. Bộ phận chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh (Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và gian lận thương mại cũ trước đây), tiến hành họp định kỳ hàng quý để kiểm điểm tình hình thực hiện và đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho quý sau, do Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao của cả Hệ thống chính trị, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và dư luận xã hội trong phát hiện và xử lý tiêu cực, tham nhũng. Với quyết tâm cao của cả hệ thống Chính trị, mà trước hết là người đứng đầu. Mỗi cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức trên cương vị công tác quán triệt Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ và nghiêm túc thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này ./.
- 1Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 40/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 4Quyết định 681/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân năm 2014 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Quyết định 30/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 40/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 8Quyết định 681/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân năm 2014 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 2354/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- Số hiệu: 2354/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/11/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Tấn Khổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra