Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2302/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 05 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ỨNG PHÓ TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển;

Căn cứ Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 247/TTr-SNN ngày 13 tháng 9 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” với các nội dung như sau:

I. Mục tiêu và phạm vi

1. Mục tiêu

Tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện việc xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng; phân tích nguyên nhân, lựa chọn các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, từng khu vực đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và bền vững nhằm xử lý triệt để, hiệu quả đối với tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại và ổn định đời sống nhân dân lâu dài trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng phức tạp;

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý và triển khai thực hiện ứng phó sạt lở bờ sông bờ biển; chủ động lồng ghép công tác ứng phó sạt lở với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, góp phần tăng tính chủ động trong công tác ứng phó thiên tai nói chung và ứng phó sạt lở nói riêng; làm căn cứ để lập kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp công trình, phi công trình, triển khai đầu tư theo thứ tự ưu tiên về mức độ nguy hiểm và cấp bách;

- Tạo điều kiện thuận lợi để tranh thủ sự quan tâm, kêu gọi hỗ trợ kinh phí từ các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xử lý hiệu quả vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân, nhà nước; góp phần thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, thích ứng BĐKH và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Phạm vi

Đề án được triển khai trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Trị (không bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ), thực hiện trong giai đoạn từ năm 2018-2020 và định hướng đến năm 2030.

II. Thực trạng sạt lở và nguyên nhân

1. Thực trạng

Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ xói lở nhanh hơn và hướng sạt lở thường xuyên thay đổi. Dưới tác động của thiên tai, tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng và khó lường.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đã uy hiếp đến tính mạng người dân, tài sản, các công trình cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa lịch sử và đất đai sản xuất. Sạt lở bờ sông, bờ biển đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại các khu dân cư của 86 thôn, khu phố thuộc 37 xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua rà soát, đánh giá, tổng chiều dài sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay là 124,59 km, bao gồm:

- Sạt lở bờ sông: 118,59 km, trong đó:

+ Sạt lở đặc biệt nguy hiểm: 19,25km;

+ Sạt lở nguy hiểm: 63,65 km;

+ Sạt lở bình thường: 35,69 km;

- Sạt lở bờ biển nguy hiểm: 6,0 km

Hiện trạng, diễn biến sạt lở cụ thể tại các khu vực như sau:

1.1. Sạt lở bờ sông

Hiện tượng sạt lở hầu như phát triển liên tục hai bên bờ các sông chính, xâm thực sâu vào đất thổ cư và đất canh tác, Một số nơi do mất đất thổ cư phải di dời. Sạt lở bờ sông đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại các khu dân cư của 81 thôn, khu phố của 34 xã, phường, thị trấn thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố có nhân dân sinh sống hai bên bờ sông với tổng số hộ sống trong vùng bị ảnh hưởng là 2.364 hộ. Trong đó, số hộ hiện đang sống trong vùng thực sự nguy hiểm, cách mép sông <20m: 597 hộ.

Qua thống kê, hàng năm trung bình dọc bờ sông trên địa bàn tỉnh có khoảng 35ha diện tích đất sản xuất bị cuốn trôi. Tổng diện tích đất sản xuất bị cuốn trôi từ năm 2010 đến năm 2017 khoảng 250ha. Nhiều khu vực sạt lở ảnh hưởng trực tiếp và gây mất an toàn đến hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có các tuyến đường giao thông (49,12km), công trình đê điều (74,8km) và nhiều loại công trình khác.

Ngoài ra, hiện tượng bồi lấp, ách tắc dòng chảy diễn ra trên hầu hết hệ thống sông Ô Lâu - Ô Giang như: Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định, Mai Lĩnh, Thác Ma, sông Nhùng và một số đoạn sông thuộc suối Sòng (sông Hiếu), thượng nguồn sông Hồ Xá đoạn qua xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Long. Mặt cắt lòng sông tại các khu vực bị bồi lấp ngày càng bị thu hẹp, không đủ khả năng tiêu thoát lũ, dẫn đến hiện tượng sạt lở bờ sông lấn sâu vào các khu dân cư ngày càng nghiêm trọng.

1.2. Sạt lở bờ biển

Hiện tượng sạt lở, xâm thực xảy ra hầu hết ở các khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu dân cư và một số cơ sở hạ tầng quan trọng.

(Chi tiết có phụ lục 01 kèm theo)

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

Với những đặc điểm bất lợi về điều kiện tự nhiên (địa hình chủ yếu là đồi núi, mật độ sông suối cao, độ dốc và hệ số uốn cong lớn, lòng sông hẹp, vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều...) kết hợp với yếu tố thủy văn phân bố không đều theo không gian và thời gian (lượng mưa và các cơn bão tập trung chủ yếu vào tháng 9 đến tháng 12) đã làm tăng nguy cơ gây lũ lụt và ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát lũ của các lưu vực. Vì vậy, vào mùa mưa thường xuyên xảy ra các trận lũ lớn, tốc độ lũ lên nhanh gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh.

Bờ biển tỉnh có chiều dài lớn, bãi biển hẹp, hàng năm thường xuyên chịu tác động của các cơn bão và ATNĐ tạo ra các con sóng có chiều cao lớn, tốc độ cao làm xói lở bờ biển. Đồng thời dòng hải văn dọc bờ biển thay đổi theo mùa làm gia tăng hiện tượng xâm thực bờ biển, bồi lấp cửa sông.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Việc lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, nhiều công trình được đầu tư xây dựng chưa gắn với quy hoạch phòng chống thiên tai, đặc biệt là quy hoạch phòng chống lũ của các dòng sông làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thoát lũ của lưu vực và gây ra ngập lụt, sạt lở đất;

- Các hoạt động trái phép hoặc thiếu kiểm soát trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng nguy cơ gây lũ lụt, xói lở bờ sông. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn làm suy giảm tầng phủ thực vật, mất khả năng giữ nước và điều tiết của rừng;

- Sự mất cân bằng bùn cát do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát, sói ở lòng sông, ven biển đã làm giảm đáng kể lượng bùn cát; Tỷ lệ phân bổ dòng chảy giữa các sông chính thời gian gần đây có diễn biến rất phức tạp nhất là tại các khu vực phân lưu, hợp lưu;

- Việc lấn chiếm bờ sông, xây dựng công trình, đắp bờ bao, xả rác thải sinh hoạt... đã làm ách tắc và thay đổi dòng chảy chính của sông.

- Việc áp dụng khoa học công nghệ để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển còn nhiều tồn tại, chưa chú trọng đến việc sử dụng vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường; Công tác phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở chưa hợp lý, dẫn đến nhiều công trình được đầu tư không đúng mục đích, chưa bám sát các tiêu chí theo quy định tại Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Công tác duy tu bảo dưỡng, xử lý hư hỏng cục bộ công trình, quản lý tổng thể bờ sông, bờ biển chưa được chú trọng làm gia tăng nguy cơ sạt lở; Việc bố trí kinh phí xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển chưa đúng trọng tâm, trọng điểm nên hiệu quả đầu tư thấp, công tác duy tu bảo dưỡng công trình chưa được quan tâm đúng mức; chưa có chính sách hợp lý để huy động các nguồn lực, trong đó có huy động từ các doanh nghiệp hưởng lợi và từ người dân;

- Việc quản lý sạt lở bờ sông, bờ biển chưa gắn với công tác quản lý quy hoạch lưu vực sông, quản lý đường bờ biển; các chương trình, kế hoạch tổng thể chưa được tổ chức xây dựng đồng bộ và thống nhất.

III. Giải pháp

1. Nhóm giải pháp phi công trình

- Tập huấn tuyên truyền, nâng cao tính chủ động cho chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về ý thức, trách nhiệm trong việc phòng ngừa, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; tổ chức diễn tập ứng phó với các tình huống thiên tai, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cộng đồng;

- Nghiên cứu, quan trắc, thông báo diễn biến, cảnh báo vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để có các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại;

- Điều tra xây dựng bản đồ cảnh báo vùng, địa bàn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để tổ chức di dời nhà cửa, công trình ra khỏi khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm, hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Nghiên cứu diễn biến và xác định nguyên nhân gây mất ổn định đường bờ biển; đề xuất giải pháp tổng thể ổn định bờ biển, cửa sông phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện BĐKH;

- Điều chỉnh quy hoạch khai thác cát, sỏi lòng sông, quy hoạch sử dụng đất, các bãi vật liệu xây dựng dọc bãi sông đảm bảo yêu cầu tiêu thoát lũ và phòng chống sạt lở;

- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, sắp xếp bố trí lại khu dân cư, lồng ghép nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh (chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình sắp xếp bố trí dân cư,...);

- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Thành lập và duy trì hoạt động của lực lượng quản lý để nhân dân dễ quản lý các tuyến đê, kè, sạt lở bờ sông, bờ biển tại các địa phương;

- Trồng cây truyền thống bảo vệ bờ (190 ha);

- Nghiên cứu các mô hình thực nghiệm, áp dụng công nghệ mới xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.

2. Nhóm giải pháp công trình

- Lập dự án và triển khai các giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển. Căn cứ tình hình thực tế và đặc thù của các khu vực để triển khai giải pháp đầu tư hệ thống công trình khả thi, phù hợp, thân thiện môi trường và phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc sau:

+ Đối với các tuyến kè sông qua vùng nông thôn: Ưu tiên giữ lại hệ thống thảm phủ thực vật dọc mái kè (tre, nứa, cây bụi...); gia cố hộ chân kè bằng lăng thể đá đổ; gia cố mái kè, đỉnh kè và bố trí hệ thống thoát nước tại các khu vực đi qua khu dân cư;

+ Đối với các tuyến kè sông qua khu đô thị: Có thể giữ lại hệ thống thảm phủ thực vật hoặc cắt bỏ tùy vào địa hình. Hộ chân kè bằng lăng thể đá đổ hoặc kè tường đứng; gia cố mái kè, đỉnh kè bằng đá lát và bê tông;

+ Đối với các tuyến kè biển: Tùy vào đặc điểm từng khu vực để triển khai cứng hóa chân kè, mái kè, đỉnh kè bằng các giải pháp khác nhau (khối bê tông, cấu kiện, cừ bê tông...);

+ Đối với các khu vực sạt lở đi qua các khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa: Áp dụng các giải pháp công trình phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống sạt lở và không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, hiện trạng vùng dự án;

+ Đối với các vị trí sạt lở ở miền núi: Chi đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ở các khu vực qua khu dân cư tập trung hoặc một số địa bàn không thể thực hiện di dời, khu vực có các cơ sở hạ tầng quan trọng;

- Ưu tiên xử lý các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm, đồng thời hàng năm tiếp tục rà soát, đánh giá cập nhật tình hình để điều chỉnh, bổ sung danh mục ưu tiên cho phù hợp. Xây dựng công trình tại các khu vực sạt lở và nạo vét dọc các tuyến sông bị bồi lấp, chỉnh trị dòng chủ lưu của các dòng sông nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ theo các giai đoạn, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2018-2020: Xây dựng 15,6km kè tại các khu vực cấp bách, nguy hiểm, bao gồm 11,1km kè sông, 4,5km kè biển và nạo vét 24km trục tiêu;

+ Dự kiến giai đoạn 2021-2025: Xây dựng 40,54 km kè, bao gồm 39,04km kè sông 1,5km kè biển tại các khu vực nguy hiểm và nạo vét 24km trục tiêu;

+ Dự kiến giai đoạn 2026-2030: Xây dựng 30,94km kè sông và nạo vét 14km trục tiêu còn lại.

3. Giải pháp về nguồn vốn

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hội nghị, hội thảo... nhằm kêu gọi sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đối với vấn đề ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh;

- Lồng ghép các nội dung công việc của đề án vào các dự án, chương trình đầu tư liên quan để tranh thủ nguồn vốn từ các dự án như: Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển; Nâng cấp, củng cố, sửa chữa hệ thống đê biển tỉnh Quảng Trị; Cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Quảng Trị, kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa; Xây dựng trường bắn biển xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh của Quân Khu 4; Khắc phục lụt bão khẩn cấp và vốn bảo tồn các khu di tích...;

- Chủ động đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương để trình Chính phủ quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư các công trình phòng chống thiên tai nói chung và ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển nói riêng trên địa bàn tỉnh;

- Kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được hưởng lợi từ các dự án hỗ trợ về nguồn vốn;

- Cân đối, bố trí nguồn vốn hàng năm từ ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện Đề án.

4. Giải pháp về chính sách

- Yêu cầu chính quyền các địa phương, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân phải tuân thủ nghiêm Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

- Xây dựng và trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua Đề án tổ chức hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân để thành lập lực lượng trực tiếp quản lý, khai thác hệ thống đê điều, kè phòng, chống sạt lở;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng dân cư nâng cao ý thức, chủ động và có trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Xây dựng và ban hành quy định về cấp phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đê, kè trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và khai thác hệ thống công trình đê, kè sau khi được đầu tư;

- Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng địa phương phải gắn với phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt cần chú trọng quy hoạch dân cư (di dân, tái định cư), ổn định sản xuất;

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sạt lở (bản đồ hiện trạng, cảnh báo vùng), xác định nguyên nhân, đưa ra các giải pháp tổng thể, lâu dài;

- Tăng cường công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, thảm thực vật ven bờ sông, bờ biển, khôi phục và phát triển rừng cây chắn sóng phòng chống sạt lở;

- Khuyến khích việc ứng dụng khoa học vào xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu chi phí.

IV. Nguồn lực

Tổng nhu cầu vốn 1.616,5 tỷ đồng, trong đó; Ngân sách địa phương 10% tương đương 161,65 tỷ đồng; ngân sách Trung ương (bao gồm vốn ODA) 75% tương dương 1.212,37 tỷ đồng; các nguồn vốn hợp pháp khác (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) 15% tương đương 242,48 tỷ đồng.

- Giải pháp phi công trình: 281,3 tỷ đồng;

- Giải pháp công trình: 1.335,2 tỷ đồng.

1. Giai đoạn 2018-2020: 508,4 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương: 23,0 tỷ đồng;

- Ngân sách Trung ương: 485,4 tỷ đồng (NSNN: 385,5 tỷ đồng, ODA: 99,9 tỷ đồng).

1.1. Các giải pháp phi công trình: 137,3 tỷ đồng:

- Ngân sách địa phương: 12,3 tỷ đồng;

- Ngân sách Trung ương: 125 tỷ đồng (NSNN: 85 tỷ đồng, ODA: 40 tỷ đồng).

1.2. Các giải pháp công trình: 371,1 tỷ đồng:

- Ngân sách địa phương: 10,7 tỷ đồng;

- Ngân sách Trung ương: 360,4 tỷ đồng (NSNN: 305 tỷ đồng, ODA: 59,9 tỷ đồng).

Trong đó: Xây dựng 11,1 km kè sông 139,1 tỷ đồng; Nạo vét 24km sông bị bồi lấp, kinh phí: 42 tỷ đồng; Xây dựng 4,5km kè biển: kinh phí: 190 tỷ đồng.

2. Định hướng giai đoạn 2021-2030: 1.108,1 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách địa phương: 138,65 tỷ đồng;

- Ngân sách Trung ương: 727 tỷ đồng (NSNN: 543,37 tỷ đồng, ODA: 183,6 tỷ đồng);

- Nguồn hợp pháp khác: 242,48 tỷ đồng (Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài).

2.1. Dự kiến giai đoạn 2021-2025: 708,1 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương: 77 tỷ đồng;

- Ngân sách Trung ương: 530,5 tỷ đồng (NSNN: 346,9 tỷ đồng, ODA: 183,6 tỷ đồng);

- Nguồn hợp pháp khác: 106 tỷ đồng;

Trong đó:

- Các giải pháp phi công trình; 137 tỷ đồng;

- Các giải pháp công trình: 571,1 tỷ đồng (Xây dựng 39,04km kè sông 405,1 tỷ đồng; Nạo vét 24km sông bị bồi lấp, kinh phí: 96 tỷ đồng; Xây dựng 1,5km kè biển: kinh phí: 70 tỷ đồng).

2.2. Dự kiến giai đoạn 2026-2030: 400 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương: 61,65 tỷ đồng;

- Ngân sách Trung ương (NSNN): 196,47 tỷ đồng;

- Nguồn hợp pháp khác: 141,88 tỷ đồng.

Trong đó:

- Các giải pháp phi công trình: 7 tỷ đồng;

- Các giải pháp công trình: 393 tỷ đồng (Xây dựng 30,94km kè sông 323 tỷ đồng; Nạo vét 14km sông bị bồi lấp, kinh phí: 70 tỷ đồng).

(Chi tiết danh mục tại Phụ lục 02 và Phụ lục 03 kèm theo)

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án;

- Hàng năm rà soát, đánh giá, tổng hợp tình hình diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời thứ tự ưu tiên và các giải pháp xử lý ở các khu vực sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện điều tra, nghiên cứu, quan trắc và xây dựng bản đồ hiện trạng, cảnh báo vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Cập nhật tiến độ thực hiện đề án, đánh giá các nội dung đã triển khai để đề xuất điều chỉnh các nội dung phù hợp với tình hình thực tế; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Đề án.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Đề án; kêu gọi đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt các nguồn lực từ chương trình mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức hợp tác Quốc tế, vận động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước, đặc biệt là các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đảm bảo triển khai thành công Đề án;

- Tham mưu, lồng ghép các nội dung Đề án trong quá trình xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung, dài hạn của tỉnh.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Nghiên cứu diễn biến bờ biển và xác định nguyên nhân gây mất ổn định đường bờ biển tỉnh Quảng Trị; nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tổng thể ổn định bờ biển, cửa sông phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các nội dung cấp phép liên quan đến khai thác cát, sỏi lòng sông, kịp thời điều chỉnh các nội dung cấp phép chưa phù hợp, thu hồi giấy phép đối với các trường hợp không tuân thủ quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường giám sát việc thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các công trình, dự án có nguy cơ gây tác động đến bờ sông, bờ biển.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông theo quy định của pháp luật.

6. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức theo dõi, kiểm tra, quản lý các tuyến luồng đường thủy, luồng hàng hải, công tác nạo vét duy tu thuộc thẩm quyền đảm bảo chuẩn tắc luồng, hạn chế tác động gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

7. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình khai thác cát sỏi lòng sông, ngăn chặn và xử lý các trường hợp khai thác trái phép, tập kết vật liệu dọc bãi sông không đúng quy định.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Quán triệt đầy đủ các nội dung của Đề án đến chính quyền các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn tỉnh quản lý;

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân trong thực hiện quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Sắp xếp, quy hoạch lại các khu dân cư phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân;

- Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2:
- TT. Tỉnh ủy
- TT. HĐND tỉnh
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

PHỤ LỤC 01:

BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN HẾT NĂM 2017
(Kèm theo quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

STT

Địa điểm

Tuyến đê/ bờ sông/ bờ biển

Vị trí

Thời gian xảy ra sạt lở

Quy mô sạt lở

Mức độ ảnh hưởng tới dân sinh, kinh tế

Dài (km)

Rộng (m)

Sâu (m)

A

 

SẠT LỞ BỜ SÔNG

 

 

118,59

 

 

 

I

 

SẠT LỞ ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM

 

 

19,25

 

 

 

1

 

Sông Mai Lĩnh

 

 

0,35

 

 

 

1.1

Huvện Hải Lăng

Bờ tả sông Mai Lĩnh đoạn qua xã Hải Thành

Tuyến đê tả Mai Lĩnh từ (K0+300÷K0+650) xã Hải Thành

2016÷2017

0,35

5÷10

4÷12

Đê điều, đất sản xuất, nhà ở

2

 

Sông Thạch Hãn

 

 

0,80

 

 

 

2.1

Huyện Triệu Phong

Bờ hữu đoạn qua thôn Đầu Kênh xã Triệu Long

Thôn Đầu Kênh xã Triệu Long

2010÷2017

0,80

10÷20

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường liên xã

3

 

Sông Thạch Hãn

 

 

0,70

 

 

 

3.1

TX Quảng Trị

Bờ tả đoạn qua Phường An Đôn

Phường An Đôn

2007÷2017

0,7

15÷20

8

Đất thổ cư, nhà ở, đường liên xã

4

 

Sông Vĩnh Phước

 

 

1,0

 

 

 

4.1

TP Đông Hà

Bờ tả đoạn cầu Lai Phước - đập ngăn mặn Vĩnh Phước

Đoạn cầu Lai Phước - đập ngăn mặn Vĩnh Phước

2008÷2017

1,0

15÷25

10

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

5

 

Sông Vĩnh Định

 

 

0,8

 

 

 

5.1

TX Quảng Trị

Bờ hữu đoạn hạ lưu tràn An Tiêm đến cầu Ba Bến

Đoạn hạ lưu tràn An Tiêm đến cầu Ba Bến

2006÷2017

0,8

10÷20

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường tỉnh lộ, cầu giao thông

6

 

Sông Thác Ma

 

 

2,65

 

 

 

6.1

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu hạ lưu cầu Mỹ Chánh đến chợ Mỹ Chánh xã Hải Chánh

Hạ lưu cầu Mỹ Chánh đến chợ Mỹ Chánh

2006÷2017

0,85

10÷15

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

6.2

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu đoạn thôn Xuân Lộc - Mỹ Chánh xã Hải Chánh

Đoạn thôn Xuân Lộc - Mỹ Chánh xã Hải Chánh

2008÷2017

0,5

5÷10

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

6.3

Huyện Hải Lăng

Bờ ta đoạn qua thôn Thượng điền, xã Hải Sơn

Đoạn thôn Thượng Điền, xã Hải Sơn

2008÷2017

1,3

5÷10

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7

 

Sông Nhùng

 

 

1,8

 

 

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn thôn Xuân Lâm xã Hải Lâm

Đoạn thôn Xuân Lâm xã Hải Lâm

2014÷2017

0,6

10÷15

8

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7.2

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu thôn Mai Đàn xã Hải Lâm

Thôn Mai Đàn xã Hải Lâm

2013÷2017

1,2

10÷15

8

Đất thổ cư, nhà ở, đình chùa, đường thôn

8

 

Sông Bến Hải

 

 

2,30

 

 

 

8.1

Huyện Gio Linh

Bờ hữu thôn Cát Sơn - Xuân Mỹ (Trung Giang - Trung Hải)

Đê hữu Bến Hải từ K0÷K2+300

2007÷2017

2,3

10÷15

10

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

9

 

Sông Hồ Xá

 

 

1,0

 

 

 

9.1

Huyện Vĩnh Linh

Bờ tả tại Khóm Nam Hải chợ Huyện thị trấn Hồ Xá

Khóm Nam Hải - chợ Huyện thị trấn Hồ Xá

2007÷2017

1,0

8÷12

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

10

 

Sông Vĩnh Phước

 

 

1,0

 

 

 

10.1

TP Đông Hà

Bờ tả đoạn cầu Lai Phước - đập ngăn mặn Vĩnh Phước

Đoạn cầu Lai Phước - đập ngăn mặn Vĩnh Phước

2008÷2017

1,0

15÷25

10

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

11

 

Sông Thạch Hãn

 

 

3,80

 

 

 

11.1

Huyện Gio Linh

Bờ tá đoạn qua xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt

Đê tả Thạch Hãn K0÷K3+800

2006÷2017

3.80

5÷10

1.5

Đất thổ cư, nhà ở, đê điều

12

 

Sông Đakrông

 

 

0,90

 

 

 

12.1

Huyện Đakrông

Bờ hữu sông Đakrông đoạn qua xã A Ngo

Đoạn qua các thôn A Rông trên. A Đang, A Ngo, xã A Ngo

2010÷2017

0,90

30÷70

3

Đất sản xuất, nhà ở, công trình văn hóa cộng đồng

13

 

Sông Vĩnh Định

 

 

0,6

 

 

 

13.1

Huyện Triệu Phong

Bờ hữu tả sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Tài, Triệu Trung

Đoạn qua xã Triệu Tài, Triệu Trung

2010÷2017

0,6

10÷15

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

14

 

Sông Ô Giang

 

 

1,0

 

 

 

14.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn qua xã Hải Trường

Tuyến đê Hải Trường, xã Hải Trường

2010÷2017

1,0

5÷10

4

Đê điều, đất thổ cư, nhà ở

15

 

Sông Hiếu

 

 

 

 

 

 

15.1

Huyện Cam Lộ

Bờ hữu đoạn thôn Hậu Viên thị trấn Cam Lộ

Đoạn thôn Hậu Viên, thị trấn Cam Lộ

2008÷2017

0,55

20÷30

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

II

 

SẠT LỞ NGUY HIỂM

 

 

63,65

 

 

 

1

 

Suối Sòng

 

 

7,0

 

 

 

1.1

TP Đông Hà

Bờ tả, hữu đoạn hói Sòng - tràn Đại Độ 1 Phường Đông Giang

Đoạn hói Sòng - tràn Đại Độ 1, Phường Đông Giang

2008÷2017

7,0

4÷7

3

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

2

 

Suối Trúc Kinh

 

 

2,0

 

 

 

2.1

TP Đông Hà

Bờ hữu đoạn khu phố 8 Phường Đông Giang

Đoạn khu phố 8 Phường Đông Giang

2008÷2017

2,0

4÷8

3

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

3

 

Sông Vĩnh Phước

 

 

9,0

 

 

 

3.1

TP Đông Hà

Bờ tả đập NM Vĩnh Phước Hợp lưu sông Thạch Hãn

Đập ngăn mặn Vĩnh Phước Ngã ba Gia Độ

2008÷2017

2,0

10÷15

4

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

3.2

TP Đông Hà

Bờ tả đoạn Tân Vĩnh - cầu Lai Phước phường Đông Lương

Đoạn Tân Vĩnh - cầu Lai Phước, phường Đông Lương

2008÷2017

7,0

5÷10

4

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

4

 

Sông Sa Lung

 

 

3,58

 

 

 

4.1

Huyện Vĩnh Linh

Bờ tả thôn Gia Phúc xã Vĩnh Long

Thôn Gia Phúc, xã Vĩnh Long

2007÷2017

1,58

5÷10

6

Đất thổ cư, nhà ở, đường liên xã

4.2

Huyện Vĩnh Linh

Bờ tả thôn Sa Nam xã Vĩnh Long

Thôn Sa Nam, xã Vĩnh Long

2007÷2017

2

5÷10

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường liên xã

5

 

Sông Bến Hải

 

 

5,3

 

 

 

5.1

Huyện Vĩnh Linh

Bờ tả thôn Dục Đức, xã Vĩnh Sơn

Thôn Dục Đức, xã Vĩnh Sơn

2007÷2017

0,5

5÷8

5

Đất thổ cư, nhà ở

5.2

Huyện Vĩnh Linh

Bờ tả thôn Huỳnh Thượng xã Vĩnh Sơn

Thôn Huỳnh Thượng, xã Vĩnh Sơn

2007÷2017

1,5

5÷10

5

Đất thổ cư, nhà ở

5.3

Huyện Gio Linh

Bờ hữu đoạn Kinh Thị xã Trung Sơn - Hải Chữ xã Trung Hải

Đoạn Kinh Thị, xã Trung Sơn - Hải Chữ, xã Trung Hải

2007÷2017

3,5

5÷10

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

6

 

Sông Thạch Hãn

 

 

10,68

 

 

 

6.1

TX Quảng Trị

Bờ hữu đoạn từ đập Trầm về cầu Thạch Hãn

Đoạn từ đập Trầm về cầu Thạch Hãn

2005÷2017

4,9

10÷20

10

Đất thổ cư, nhà ở, đất sản xuất, đường thôn

6.2

TX Quảng Trị

Bờ tả đoạn từ đập Trầm về cầu Thạch Hãn

Đoạn từ đập Trầm về cầu Thạch Hãn

2005:2017

4,38

10÷20

8

Đất sản xuất, đường thôn

6.3

TX Quảng Trị

Bờ hữu đoạn qua Phường 1, Phường 3, thị xã Quảng Trị

Đoạn qua Phường 1, Phường 3, thị xã Quảng Trị

2012÷2017

0,4

10÷20

6

Đất thổ cư, nhà ở, đất sản xuất, đường liên xã

6.4

TP Đông Hà

Bờ tả thượng lưu cầu Đại Lộc

Thượng lưu cầu Đại Lộc

2008÷2017

1,0

4÷8

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7

 

Sông Hiếu

 

 

8,4

 

 

 

7.1

Huyện Cam Lộ

Bờ hữu đoạn thôn Bích giang xã Cam Hiếu

Đoạn thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu

2006÷2017

0,47

10÷20

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7.2

Huyện Cam Lộ

Bờ tả, hữu thượng lưu cầu Đuồi đoạn qua xã Cam Tuyền và TT Cam Lộ

Thượng lưu cầu Đuồi, đoạn qua xã Cam Tuyền và TT Cam Lộ

2006÷2017

2,28

10÷20

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7.3

Huyện Cam Lộ

Bờ tả thôn An Thái xà Cam Tuyền

thôn An Thái xã Cam Tuyền

2006÷2017

1,21

5÷10

10

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7.4

Huyện Cam Lộ

Bờ tả hạ lưu cầu Đuồi xã Cam Thủy

Hạ lưu cầu Đuồi, xã Cam Thủy

2006÷2017

0,62

10÷15

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7 5

Huyện Cam Lộ

Bờ tả đoạn thôn Lâm Lang xã Cam Thủy

Đoạn thôn Lâm Lang, xã Cam Thủy

2006÷2017

1,55

10÷20

7

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

7.6

TP Đông Hà

Bờ hữu đoạn qua KP 3, 4, 5 - Phường 4

Đoạn qua KP 3, 4, 5 - Phường 4

2010÷2017

1,25

5÷20

6

Đất thổ cư, nhà ở, đê điều

7.7

TP Đông Hà

Bờ tả đoạn qua KP9 - Phường Đông Giang

Đoạn Đại Độ 1 - ngã ba Gia Độ

2010÷2017

1,0

5÷15

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

8

 

Sông Nhùng

 

 

1,28

 

 

 

8.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn Thượng Nguyên Hải Lâm - Thượng Xá xã Hải Thượng

Đoạn Thượng Nguyên Hải Lâm - Thượng Xá, xã Hải Thượng

2008÷2017

1,28

5÷10

4

Đất thổ cư, nhà ở, đất sản xuất, đường thôn

9

 

Sông ĐaKrông

 

 

2,65

 

 

 

9.1

Huyện ĐaKrông

Bờ tả đoạn thị trấn Krông Klang

Đoạn thị trấn Krông Klang

2008÷2017

0,7

10÷20

15

Đất thổ cư, nhà ở, đường tỉnh lộ

9.2

Huyện ĐaKrông

Bờ tả, hữu đoạn qua xã A Ngo

Đoạn qua các thôn A Đang, A La, xã A Ngo

2010÷2017

1,7

30÷50

3

Đất sản xuất, nhà ở

9.3

Huyện ĐaKrông

Bờ tả, hữu đoạn qua xã Húc Nghì

Đoạn qua thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì

2015÷2017

0,25

6÷10

4

Đất sản xuất, nhà ở

10

 

Sông Thác Ma

 

 

1,5

 

 

 

10.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả sông Thác Ma đoạn Cồn Tàu - Lương Điền xã Hải Sơn

Đoạn Cồn Tàu - Lương Điền, xã Hải Sơn

2008÷2017

1,5

5÷10

5

Đất thổ cư, nhà ở, đường thôn

11

 

Sông Bến Đá

 

 

1,0

 

 

 

11.1

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu đoạn thôn Hậu Trường xã Hải Trường

đoạn thôn Hậu Trường, xã Hải Trường

2010÷2017

1,0

5÷7

7

Đê điều, đất thổ cư, nhà ở

12

 

Sông Mai Lĩnh

 

 

5,7

 

 

 

12.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn qua xã Hải Thành

Tuyến đê Hải Thành qua xã Hải Thành

2010÷2017

2,7

4÷6

4

Đê điều, đất sản xuất

12.2

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu đoạn qua xã Hải Tân, Hải Hòa

(tuyến đê hữu Mai Lĩnh) xã Hải Tân, Hải Hòa

2010÷2017

3,0

4÷7

5

Đê điều, đất sản xuất

13

 

Sông Tân Vĩnh Định

 

 

2,0

 

 

 

13.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn qua xã Hải Dương

Tuyến đê tả Tân Vĩnh Định, xã Hải Dương

2010÷2017

1,0

4÷7

5

Đê điều, trạm bơm, đất sản xuất

13.2

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu đoạn qua xã Hải Thành

Tuyến đê hữu Tân Vĩnh Định, xã Hải Thành

2010÷2017

1,0

3÷5

4

Đê điều, đất sản xuất

14

 

Sông Cựu Vĩnh Định

 

 

2,6

 

 

 

14.1

Huyện Hải Lăng

Bờ hữu đoạn qua xã Hải Thành

Tuyến đê hữu Cựu Vĩnh Định, xã Hải Thành

2010÷2017

1,5

3÷5

4

Đê điều, đất sản xuất

14.2

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn qua xã Hải Dương

Tuyến đê Hải Dương II, xã Hải Dương

2010÷2017

1,1

3÷5

4

Đê điều, đất sản xuất

15

 

Sông Ô Lâu

 

 

1,0

 

 

 

15.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả đoạn qua xã Hải Hòa

Tuyến đê Câu Nhi - Hải Hòa, xã Hải Hòa

2010÷2017

1,0

5÷7

6

Đê điều, đất sản xuất

16

 

Sông Cánh Hòm

 

 

0,2

 

 

 

16.1

Huyện Gio Linh

Bờ hữu sông Cánh Hòm

Đoạn qua thôn Bách Lộc, xã Trung Hải

2014÷2017

0,2

5÷10

3

Nhà ở, đường giao thông

III

 

SẠT LỞ BÌNH THƯỜNG

 

 

35,69

 

 

 

1

 

Sông Thạch Hãn

 

 

4,00

 

 

 

1.1

Huyện Triệu Phong

Bờ tả đoạn hạ lưu cầu An Mô xã Triệu Long

Đoạn hạ lưu cầu An Mô, xã Triệu Long

2007÷2017

2,0

5÷7

4

Đất sản xuất

1.2

TP Đông Hà

Bờ tả đoạn thượng hạ lưu cầu Đại Lộc

Đoạn thượng hạ lưu cầu Đại Lộc

2007÷2017

2,0

5÷7

4

Đất sản xuất

2

 

Sông Vĩnh Phước

 

 

4,0

 

 

 

2.1

Huyện Triệu Phong

Bờ hữu đoạn Tân Vĩnh - cầu Lai Phước xã Triệu Ái

Đoạn Tân Vĩnh - cầu Lai Phước, xã Triệu Ái

2008÷2017

4,0

5÷7

4

Đất sản xuất

3

 

Sông Vĩnh Định

 

 

9,30

 

 

 

3.1

Huyện Triệu Phong

Bờ hữu đoạn thôn Ngô Xá xã Triệu Trung

Đoạn thôn Ngô Xá, xã Triệu Trung

2008÷2017

3,1

5÷7

4

Đất sản xuất

3.2

Huyện Triệu Phong

Bờ tả đoạn Long Quang xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong

Đoạn Long Quang. xã Triệu Trạch

2008÷2017

2,6

5÷7

5

Đất sản xuất

3.3

Huyện Triệu Phong

Bờ tả đoạn An Lộng, Vân Hòa xã Triệu Hòa

Đoạn An Lộng. Vân Hòa, xã Triệu Hòa

2008÷2017

3,6

5÷7

5

Đất sản xuất

4

 

Sông Sa Lung

 

 

8,5

 

 

 

4.1

Huyện Vĩnh Linh

Bờ tả thôn Gia Lâm xã Vĩnh Long

Thôn Gia Lâm, xã Vĩnh Long

2008÷2017

0,8

5÷12

4

Đất sản xuất

4.2

Huyện Vĩnh Linh

Bờ hữu thôn Đức Xá xã Vĩnh Thủy

Thôn Đức Xá, xã Vĩnh Thủy

2008÷2017

1,7

5÷12

4

Đất sản xuất

4.3

Huyện Vĩnh Linh

Bờ hữu thôn Duy Viên - Quang Xá xã Vĩnh Lâm

Thôn Duy Viên - Quang Xá, xã Vinh Lâm

2008÷2017

6,0

8÷14

4

Đất sản xuất

5

 

Sông Bến Hải

 

 

2,0

 

 

 

5.1

Huyện Gio Linh

Bờ hữu đoạn Xuân Hòa xã Trung Hải

Đoạn Xuân Hòa, xã Trung Hải

2008÷2017

2,0

4÷8

4

Đất sản xuất

6

 

Sông Ô Giang

 

 

1,16

 

 

 

6.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả, hữu đoạn sông Ô Giang xã Hải Tân

Đoạn sông Ô Giang, xã Hải Tân

2008÷2017

1,16

4÷ 7

4

Đất sản xuất

7

 

Sông Nhùng

 

 

3,73

 

 

 

7.1

Huyện Hải Lăng

Bờ tả, hữu đoạn sông Nhùng xã Hải Quy

Đoạn sông Nhùng, xã Hải Quy

2010÷2017

3,73

4÷7

4

Đất sản xuất

8

 

Sông Ba Lòng

 

 

3,0

 

 

 

8.1

Huyện ĐaKrông

Bờ tả, hữu đoạn qua xã Mò Ó

Đoạn qua các thôn Khe Luồi, Ba Rầu, Phú Thành, xã Mò Ó

2009÷2017

1,8

5÷25

5

Đất sản xuất

8.2

Huvện ĐaKrông

Bờ tả, hữu đoạn qua xã Triệu Nguyên

Đoạn qua các thôn Na Nẫm, Xuân Lãm

2009÷2017

1,2

10÷30

6

Đất sản xuất

B

 

SẠT LỞ BỜ BIỂN

 

 

6,0

 

 

 

I

 

SẠT LỞ NGUY HIỂM

 

 

6,0

 

 

 

1

Huyện Vĩnh Linh

Đoạn qua xã Vĩnh Thạch

Đoạn qua khu di tích địa đạo Vịnh Mốc

2006÷2017

3

20÷40

20

Đất thổ cư, nhà ở, khu di tích, đường tỉnh lộ

2

Huyện Vĩnh Linh

Đoạn xã Vĩnh Thái

Thôn Thái Lai, Tân Mạch, Thử Luật, Tân Hòa, xã Vĩnh Thái

2007÷2017

3

20÷40

10

Đê điều, đất thổ cư, nhà ở, đất sản xuất

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO CÁC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018-2030
(Kèm theo Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Nội dung giải pháp

Kinh phí dự kiến
(tỷ đồng)

Cơ cấu nguồn vốn

NSĐP

NSTW

Hợp pháp khác

Tổng

Trong đó

NSNN

ODA

I

Giai đoạn 2018-2020

508,40

23,00

485,40

385,50

99,90

 

1

Giải pháp phi công trình

137,30

12,30

125,00

85,00

40,00

 

2

Giải pháp công trình

371,10

10,70

360,40

300,50

59,90

 

2.1

Đầu tư xây dựng các tuyến kè

329,10

6,50

322,60

287,00

35,60

 

2.2

Nạo vét các trục tiêu

42,00

4,20

37,80

13,50

24,30

 

II

Giai đoạn 2021-2025

708,10

77,00

530,50

346,90

183,60

100,60

1

Giải pháp phi công trình

137,00

19,00

118,00

82,00

36,00

 

2

Giải pháp công trình

571,10

58,00

412,50

264,90

147,60

100,60

2.1

Đầu tư xây dựng các tuyến kè

475,10

48,40

326,10

178,50

147,60

100,60

2.2

Nạo vét các trục tiêu

96,00

9,60

86,40

86,40

 

 

III

Giai đoạn 2026-2030

400,00

61,65

196,47

196,47

0,00

141,88

1

Giải pháp phi công trình

7,00

7,00

 

 

 

 

2

Giải pháp công trình

393,00

54,65

196,47

196,47

0,00

141,88

2.1

Đầu tư Xây dựng các tuyến kè

323,00

47,65

133,47

133,47

0,00

141,88

2.2

Nạo vét các trục tiêu

70,00

7,00

63,00

63,00

 

 

 

Tổng cộng

1.616,50

161,65

1.212,37

928,87

283,50

242,48

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH THEO CÁC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018-2030
(Kèm theo Quyết định số: 2302/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Nội dung giải pháp

Địa điểm

Chiều dài (km)

Giải pháp kỹ thuật

Kinh phí dự kiến (tỷ đồng)

Giải pháp huy động, bố trí nguồn vốn

Nguồn vốn

A

GIAI ĐOẠN 2018-2020

 

 

 

508,40

 

 

A.1

Giải pháp phi công trình

 

 

 

137,3

 

 

1

Giải pháp thực hiện thường xuyên và hàng năm

 

 

 

2,8

 

 

1

Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

0,6

Bố trí 300 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm bố trí cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ - nguồn khả thi

NSĐP

2

Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực ứng phó sạt lở trong điều kiện biến đổi khí hậu

-nt-

 

 

0,6

Bố trí 300 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm - nguồn khả thi

NSĐP

3

Duy trì tổ chức và hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân sau khi được HĐND tỉnh thông qua để quản lý các tuyến đê, kè, sạt lở bờ sông, bờ biển

-nt-

 

 

1,6

Bố trí 800 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế - nguồn khả thi

NSĐP

II

Giải pháp phi công thực hiện theo giai đoạn

 

 

 

134,5

 

 

1

Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết thông qua, để thành lập lực lượng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý hệ thống đê, kè

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng đề án, trình UBND tỉnh xem xét, trình HĐND thông qua trong năm 2019

 

2

Lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi lưu vực sông, quản lý dòng chủ lưu trong điều kiện BĐKH và thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

6,0

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào danh mục lập quy hoạch nguồn khả thi

NSĐP

3

Điều tra, nghiên cứu, quan trắc và xây dựng bản đồ cảnh báo vùng địa bàn có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

15,0

Huy động, kêu gọi đầu tư

NSTW

4

Lập quy hoạch và sắp xếp bố trí lại khu dân cư lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình trên địa bàn (chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình sắp xếp bố trí dân cư, dãn dân...). Di dời nhà cửa, công trình ra khỏi các khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm: 70 tỷ đồng

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

70,0

Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp & phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình di dân phòng chống thiên tai cho các tỉnh Miền Trung - nguồn khả thi

NSTW

5

Trồng cây bảo vệ bờ với diện tích 90ha: 40 tỷ đồng, trong đó dọc tuyến đê biển Vĩnh Thái 40ha với kinh phí 20 tỷ đồng, dọc các tuyến đê cửa sông 50ha với kinh phí 20 tỷ đồng

Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong

 

 

40,0

Dự án hiện đại hóa Ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển từ Nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư - nguồn khả thi

NSTW (ODA)

6

Nghiên cứu bổ sung dự án điều tra, đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị

huyện Vĩnh Linh

 

 

1,5

Dự án: "Nghiên cứu bổ sung dự án điều tra, đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 08/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương dự án - nguồn khả thi

NSĐP

7

Nghiên cứu diễn biến bờ biển và xác định nguyên nhân gây mất ổn định đường bờ biển tỉnh Quảng Trị

các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng

 

 

0,5

Sở Tài nguyên và Môi tường chủ trì thực hiện - nguồn khả thi

NSĐP

8

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tổng thể ổn định bờ biển, cửa sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng

 

 

1,5

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ trì thực hiện - nguồn khả thi

NSĐP

A.2

Giải pháp công trình

 

 

 

371,1

 

 

I

Xây dựng các tuyến kè

 

15,60

 

329,1

 

 

I.1

Các tuyến kè sông

 

11,10

 

139,10

 

 

1

Kè bờ tả sông Mai Lĩnh đoạn qua xã Hải Thành (tuyến đê từ Mai Lĩnh từ K0+300÷K0+650)

xã Hải Thành

0,35

Kè hộ chân

2,1

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSTW

2

Kè bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Đâu Kênh xã Triệu Long

xã Triệu Long, huyện Triệu Phong

0,8

Kè hộ chân

8.0

-nt-

-nt-

2

Kè bờ tả sông Thạch Hãn đoạn qua Phường An Đôn

phường An Đôn, TX Quảng Trị

0,7

Kè hộ chân

7,0

-nt-

NSĐP: 0,7 tỷ đồng: NSTW: 6,3 tỷ đồng

3

Kè bờ tả, hữu sông Thác Ma đoạn Hải Sơn, Hải Chánh (thôn Xuân Lộc, Mỹ Chánh, xã Hải Chánh; thôn Thượng Điền, xã Hải Sơn)

xã Hải Sơn, Hải Chánh, huyện Hải Lăng

2,65

Kè hộ chân

30,0

Nguồn chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn (2018-2020)- nguồn khả thi:

-nt-

4

Kè bờ tả sông Vĩnh Phúc đoạn cầu Lai Phước - đập ngăn mặn Vĩnh Phước

Tp Đông Hà

0,5

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

10,0

Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và thích ứng BĐKH

Tiểu dự án Đông Hà, nhà tài trợ: Cơ quan Phát triển Pháp AFD), thời gian thực hiện 2018-2023- nguồn khả thi

NSĐP: 01 tỷ đồng: NSTW (ODA): 9 tỷ đồng

5

Kè bờ hữu sông Vĩnh Định đoạn hạ lưu tràn An Tiêm đến cầu Ba Bến, Thị xã Quảng Trị

TX Quảng Trị

0,8

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

15,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 1,5 tỷ đồng; NSTW: 13,5 tỷ đồng

6

Kè bờ tả sông Vĩnh Phước đoạn từ đập ngăn mặn Vĩnh Phước - hợp lưu sông Thạch Hãn

TP Đông Hà

2,0

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

28,0

Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và thích ứng BĐKH - Tiểu dự án Đông Hà, nhà tài trợ: Cơ quan Phát triển Pháp AFD, thời gian thực hiện 2018-2023- nguồn khả thi

NSĐP: 1,4 tỷ đồng; NSTW (ODA): 26,6 tỷ đồng

7

Kè bờ tả sông Nhùng đoạn qua thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm

xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng

0,6

Kè hộ chân

7,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 0,7 tỷ đồng; NSTW: 6,3 tỷ đồng

8

Kè bờ hữu sông Nhùng đoạn qua thôn Mai Đàn, xã Hải Lâm

xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng

1,2

Kè hộ chân

12,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 1,2 tỷ đồng; NSTW: 10,8 tỷ đồng

9

Kè bờ tả sông Thạch Hãn đoạn qua xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt (đê tả Thạch Hãn K0÷K1+500)

Thị trấn Cửa Việt. xã Gio Việt, huyện Gio Linh

1,50

hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

20,0

Lồng ghép vào dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Quảng Trị, kinh phí bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển. Đầu tư 1,5 km kè thuộc hạng mục Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Bắc Cửa Việt - nguồn khả thi

NSTW

I.2

Các tuyến kè biển

 

4,50

 

190,0

 

 

1

Kè bảo vệ bờ biển và khu di tích địa đạo Vĩnh Mốc (đoạn cửa ra), xã Vĩnh Thạch

xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh

3,0

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

125,0

Nguồn vốn Khắc phục lụt bão khẩn cấp và vốn bảo tồn các khu di tích do Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch quản lý giai đoạn 2018-2020 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 - nguồn kêu gọi đầu tư

NSTW

2

Kè bảo vệ bờ biển Vĩnh Thái đoạn qua các thôn Tân Mạch, Thái Lai, xã Vĩnh Thái (các khu vực sạt lở ăn sâu vào thân đê)

xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh

1,5

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

65,0

Lồng ghép vào nguồn vốn dự án Xây dựng trường bắn biển xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh do Quân Khu 4 quản lý - nguồn khả thi

NSTW

II

Nạo vét các trục tiêu

 

 

 

42,0

 

 

1

Nạo nét Sông Tân Vĩnh Định

xã Hải Quế, Hải Dương

8,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

8,0

Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, thời gian thực hiện 2018-2022 - nguồn khả thi

NSĐP: 0,8 tỷ đồng: NSTW (ODA): 7,2 tỷ đồng

2

Nạo vét Sông Cựu Vĩnh Định

xã Hải Quế, Hải Thành, Hải Dương

7,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

7,0

NSĐP: 0,7 tỷ đồng: NSTW (ODA): 6,3 tỷ đồng

3

Nạo vét suối Sòng

Phường Đông Giang, TP Đông Hà

4,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

12,0

Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và thích ứng BĐKH - Tiểu dự án Đông Hà, nhà tài trợ: Cơ quan Phát triển Pháp AFD, thời gian thực hiện 2018-2023 nguồn khả thi

NSĐP: 1,2 tỷ đồng: NSTW (ODA): 10,8 tỷ đồng

4

Nạo nét Sông Mai Lĩnh

xã Hải Tân, Hải Hòa

5,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

15,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 1,5 tỷ đồng;

NSTW: 13,5 tỷ đồng

B

GIAI ĐOẠN 2021-2025

 

 

 

708,10

 

 

B.1

Giải pháp phi công trình

 

 

 

137,0

 

 

1

Giải pháp thực hiện thường xuyên và hàng năm

 

 

 

7,0

 

 

1

Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển

Các huyện trên địa bán tỉnh

 

 

1,5

Bố trí 300 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm bố trí cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ - nguồn khả thi

NSĐP

2

Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực ứng phó sạt lở trong điều kiện biến đổi khí hậu

-nt-

 

 

1,5

Bố trí 300 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm - nguồn khả thi

NSĐP

3

Duy trì tổ chức và hoạt động lực lượng quản lý để nhân dân sau khi được HĐND tỉnh thông qua để quản lý các tuyến đê, kè, sạt lở bờ sông, bờ biển

-nt-

 

 

4,0

Bố trí 800 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế - nguồn khả thi

NSĐP

II

Giải pháp thực hiện theo giai đoạn

 

 

 

130,0

 

 

1

Nghiên cứu mô hình thực nghiệm, áp dụng công nghệ mới để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

10,0

Tranh thủ, lồng ghép từ nguồn kinh phí phục vụ Đề lài nghiên cứu khoa học - nguồn khả thi

NSTW

2

Sắp xếp, bố trí lại khu dân cư lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình trên địa bàn (xây dựng nông thôn mới, sắp xếp bố trí dân cư, dãn dân...). Di dời nhà cửa, công trình ra khỏi các khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

80,0

Dự kiến 50 tỷ đồng từ nguồn vốn thực hiện từ Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 và Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp & phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình di dân phòng chống thiên tai cho các tỉnh Miền Trung - nguồn khả thi, còn lại 30 tỷ đồng tiếp tục huy động kêu gọi đầu tư

NSĐP: 8 tỷ đồng; NSTW: 72 tỷ đồng

3

Trồng cây bảo vệ bờ với diện tích 100ha dọc các tuyến đê cửa sông: 40 tỷ đồng

Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong

 

 

40,0

Dự án hiện đại hóa Ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ - nguồn khả thi

NSĐP: 4 tỷ đồng; NSTW (ODA): 36 tỷ đồng

B.2

Giải pháp công trình

 

 

 

571,10

 

 

I

Xây dựng các tuyến kè

 

40,54

 

475,10

 

 

I.1

Các tuyến kè sông

 

39,04

 

405,10

 

 

1

Kè bờ hữu sông Đakông

xã A Ngo, huyện Đakông

0,9

Kè hộ chân

15,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

 

2

Kè bờ tả sông Ô Giang đoạn qua xã Hải Sơn, Hải Trường

xã Hải Trường, huyện Hải Lăng

3,0

Kè hộ chân

30,0

-nt-

-nt-

3

Kè bờ hữu Sông Hiếu đoạn qua thôn Hậu Viên thị trấn Cam Lộ

thị trấn Cam Lộ

0,55

Kè hộ chân

5,5

-nt-

-nt-

4

Kè bờ tả, hữu suối Sòng đoạn hói Sòng - tràn Đại Độ 1, Phường Đông Giang

Phường Đông Giang, TP Đông Hà

7,0

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

84,0

Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và thích ứng BĐKH

Tiểu dự án Đông Hà, nhà tài trợ: Cơ quan Phát Triển Pháp AFD, thời gian thực hiện 2018-2023- nguồn khả thi

NSĐP: 8,4 tỷ đồng: NSTW (ODA): 75,6 tỷ đồng

5

Kè bờ tả sông Vĩnh Phước đoạn thượng lưu cầu Lai Phước

Phường Đông Lễ, Tp Đông Hà

7,0

Kè hộ chân

56,0

-nt-

NSĐP: 5,6 tỷ đồng: NSTW (ODA): 50,4 tỷ đồng

6

Kè bờ tả sông Thạch Hãn đoạn từ hợp lưu sông Vĩnh Phước đến đoạn hợp lưu sông Hiếu

Phường Đông Lễ, Phường 2, TP Đông Hà

1,5

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

24,0

-nt-

NSĐP: 2,4 tỷ đồng: NSTW (ODA): 21,6 tỷ đồng

7

Kè bờ tả sông Thạch Hãn đoạn qua xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt (đê tả Thạch Hãn K1+500÷K3+798)

Thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt, huyện Gio Linh

2,29

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

30,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 20 tỷ đồng: NSTW: 70 tỷ đồng; nguồn hợp pháp khác: 100,6 tỷ đồng

8

Kè bờ hữu sông Bến Hải đoạn qua thôn Cát Sơn, Xuân Mỹ (đê hữu Bến Hải từ K0÷K2+300)

xã Trung Giang, Trung Hải, huyện Gio Linh

2,30

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

45,0

-nt-

9

Kè bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn qua Phường 1, Phường 3, thị xã Quảng Trị

TX Quảng Trị

0,4

Kè hộ chân

3,2

-nt-

-nt-

10

Kè bờ tả sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Tài, Triệu Trung

xà Triệu Tài, Triệu Trung

0,60

Kè hộ chân

4,8

-nt-

-nt-

11

Kè bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn từ đập Trẩm về cầu Thạch Hãn

TX Quảng Trị

3,9

Kè hộ chân

31,2

-nt-

-nt-

12

Kè bờ tả sông Thạch Hãn đoạn từ đập Trẩm về cầu Thạch Hãn

TX Quảng Trị

3,4

Kè hộ chân

27,2

-nt-

-nt-

13

Kè bờ tả sông Hồ Xá đoạn qua Khóm Nam Hải - chợ Huyện thị trấn Hồ Xá

thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh

1,0

Kè hộ chân

8,0

-nt-

-nt-

14

Kè bờ tả sông Bến Hải đoạn thôn Huỳnh Thượng xã Vĩnh Sơn

xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh

1,5

Kè hộ chân

12,0

-nt-

-nt-

15

Kè bờ hữu sông Bến Hải đoạn Kinh Thị xã Trung Sơn, Hải Chử xã Trung Hải

xã Trung Sơn, Trung Hải, huyện Gio Linh

3,5

Kè hộ chân

28,0

-nt-

-nt-

16

Kè bờ hữu sông Cảnh Hòm đoạn qua thôn Bách Lộc xã Trung Hải

xã Trung Hải, huyện Gio Linh

0,2

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

1,2

-nt-

-nt-

I.2

Các tuyến kè biển

 

1,50

1,50

70,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

 

1

Kè bờ biển đoạn qua xã Vĩnh Thái (các khu vực sạt lở còn lại trên tuyến)

xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh

1,5

Hộ chân, gia cố mái và đỉnh kè

70,0

-nt-

NSĐP: 7 tỷ đồng; NSTW: 63 tỷ đồng

II

Nạo vét các trục tiêu

 

 

 

96,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 9,6 tỷ đồng;

NSTW: 86,4 tỷ đồng

1

Nạo vét Sông Vĩnh Định

xã Hải Quy, Hải Ba, Hải Vĩnh

11,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

44,0

-nt-

-nt-

2

Nạo vét sông Ô Giang

Xã Hải Tân, Hải Trường, Hải Thọ

10,0

Nạo vét. khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

40,0

-nt-

-nt-

3

Nạo vét sông Hồ Xá đoạn từ Cầu Bắc Phú đến Cầu Điện

xã Vĩnh Chắp, Vĩnh Long

3,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

12,0

-nt-

-nt-

C

GIAI ĐOẠN 2026-2030

 

 

 

400,00

 

 

C.1

Giải pháp phi công trình

 

 

 

7,0

 

 

I

Giải pháp thực hiện thường xuyên và hàng năm

 

 

 

7,0

 

 

1

Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển

Các huyện trên địa bàn tỉnh

 

 

1,5

Bố trí 300 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm bố trí cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ - nguồn khả thi

NSĐP

2

Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực ứng phó sạt lở trong điều kiện biến đổi khí hậu

-nt-

 

 

1,5

Bố trí 300 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm - nguồn khả thi

NSĐP

3

Duy trì tổ chức và hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân sau khi được HĐND tỉnh thông qua để quản lý các tuyến đê, kè, sạt lở bờ sông, bờ biển

-nt-

 

 

4,0

Bố trí 800 triệu đồng/năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế - nguồn khả thi

NSĐP

C.2

Giải pháp công trình

 

 

 

393,00

 

 

I

Xây dựng các tuyến kè

 

30,94

 

323,0

 

 

I.1

Các tuyến kè sông

 

30,94

 

323,00

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 47,65 tỷ đồng; NSTW: 133,47 tỷ đồng; nguồn hợp pháp khác 141,88 tỷ đồng

1

Kè bờ hữu sông Hiếu đoạn qua KP3, 4, 5 - Phường 4

TP Đông Hà

1,25

Kè hộ chân

20,0

-nt-

-nt-

2

Bờ tả đoạn qua KP9 - Phường Đông Giang

TP Đông Hà

1,0

Kè hộ chân

10,0

-nt-

-nt-

3

Kè bờ hữu sông Bến Đá đoạn qua thôn Hậu Trường xã Hải Trường

xã Hải Trường, huyện Hải Lăng

1,0

Kè hộ chân

10,0

-nt-

-nt-

4

Kè bờ tả sông Đakrông đoạn thị trấn Krông Klang

thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông

0,7

Kè hộ chân

7,0

-nt-

-nt-

5

Kè bờ tả sông Sa Lung đoạn qua thôn Gia Phúc, Sa Bắc, xã Vĩnh Long

xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh

0,8

Kè hộ chân

8,0

-nt-

-nt-

6

Kè bờ tả sông Sa Lung đoạn qua các thôn Sa Nam, Phúc Lâm, Gia Lâm, xã Vĩnh Long

xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh

2,0

Kè hộ chân

20,0

-nt-

-nt-

7

Kè bờ hữu sông Sa Lung đoạn qua các thôn Đức Xá, Đặng Xá, Lâm Cao, Quảng Xá xã Vĩnh Lâm

xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh

3,0

Kè hộ chân

30,0

-nt-

-nt-

8

Kè bờ tả sông Bến Hải đoạn qua thôn Dục Đức xã Vĩnh Sơn

xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh

0,3

Kè hộ chân

3,0

-nt-

-nt-

9

Kè bờ hữu sông Hiếu đoạn qua thôn Bích Giang xã Cam Hiếu

xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ

0,47

Kè hộ chân

6,0

-nt-

-nt-

10

Kè bờ tả, hữu sông Hiếu đoạn thượng lưu cầu Duồi qua xã Cam Tuyền và TT Cam Lộ

xã Cam Tuyền và TT Cam Lộ

2,28

Kè hộ chân

24,0

-nt-

-nt-

11

Kè bờ tả Sông Hiếu đoạn qua thôn An Thái xã Cam Tuyền

xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ

1,21

Kè hộ chân

13,0

-nt-

-nt-

12

Kè bờ tả Sông Hiếu đoạn hạ lưu cầu Duồi xã Cam Thủy

xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ

0,62

Kè hộ chân

7,0

-nt-

-nt-

13

Kè bờ tả sông Hiếu đoạn qua thôn Lâm Lang xã Cam Thủy

xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ

1,33

Kè hộ chân

16,0

-nt-

-nt-

14

Kè bờ tả sông Nhùng đoạn Thượng Nguyên xã Hải Lâm - Thượng Xá xã Hải Thượng

xã Hải Lâm, Hải Thượng, huyện Hải Lăng

1,28

Kè hộ chân

14,0

-nt-

-nt-

15

Kè bờ tả sông Thác Ma đoạn Cồn Tàu - Lương Điển xã Hải Sơn

xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng

1,50

Kè hộ chân

15,0

-nt-

-nt-

16

Kè bờ tả sông Mai Lĩnh đoạn qua xã Mai Thành

xã Hải Thành, huyện Hải Lăng

3,0

Kè hộ chân

30,0

-nt-

-nt-

17

Kè bờ hữu sông Mai Lĩnh đoạn qua xã Hải Tân, Hải Hòa

xã Hải Tân, Hải Hòa, huyện Hải Lăng

3,0

Kè hộ chân

30,0

-nt-

-nt-

18

Kè bờ tả sông Tân Vĩnh Định đoạn qua xã Hải Dương

xã Hải Dương, huyện Hải Lăng

1,0

Kè hộ chân

10,0

-nt-

-nt-

19

Kè bờ hữu sông Tân Vĩnh Định đoạn qua xã Hải Thành

xã Hải Thành, huyện Hải Lăng

1,0

Kè hộ chân

10,0

-nt-

-nt-

20

Kè bờ hữu sông Cựu Vĩnh Định đoạn qua xã Hải Thành

xã Hải Thành, huyện Hải Lăng

1,50

Kè hộ chân

15,0

-nt-

-nt-

21

Kè bờ tả sông Cựu Vĩnh Định đoạn qua xã Hải Dương

xã Hải Dương, huyện Hải Lăng

1,50

Kè hộ chân

15,0

-nt-

-nt-

22

Kè bờ tả sông Ô Lâu đoạn qua xã Hải Hòa

xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng

1,0

Kè hộ chân

10,0

-nt-

-nt-

II

Nạo vét các trục tiêu

14,0

 

70,0

 

 

 

1

Nạo vét sông Ô Khê (Bến Đá)

Xã Hải Trường

5,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

25,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

NSĐP: 7 tỷ đồng; NSTW: 63 tỷ đồng

2

Nạo nét Sông Ô Lâu

xã Hải Dương, Hải Hòa

4,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

20,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

3

Nạo vét Sông Nhùng

xã Hải Quy, Hải Thượng

5,0

Nạo vét, khơi thông, chỉnh trị dòng chảy

25,0

Nguồn huy động, kêu gọi đầu tư

 

Tổng cộng

 

 

 

1.616,50

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2302/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”

  • Số hiệu: 2302/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/10/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Nguyễn Đức Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản