Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2301/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018-2020 (CHƯƠNG TRÌNH OCOP LÂM ĐỒNG)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPCP ngày 05/06/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN ngày 15/8/2018 và của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 2502/STC-HCSN ngày 26/10/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP Lâm Đồng), với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc thực hiện:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xác định, phát triển các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh và của tỉnh Lâm Đồng để thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

- Hỗ trợ xây dựng từ 20 đơn vị sản xuất trở lên tạo ra ít nhất 20 loại sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP Lâm Đồng (cấp tỉnh).

- Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng ít nhất 20 loại sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP Lâm Đồng, trong đó có ít nhất 05 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

2. Đối tượng thực hiện:

a) Sản phẩm: Các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên cơ sở khai thác lợi thế so sách về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của tỉnh Lâm Đồng (danh mục các sản phẩm lựa chọn tại Phụ lục I kèm theo).

b) Chủ thể thực hiện: Lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt, cụ thể là các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nòng cốt cùng với tổ hợp tác, hộ sản xuất trên địa bàn.

3. Nguyên tắc thực hiện:

Trong quá trình triển khai, chương trình OCOP cần tổ chức thực hiện tuân thủ 3 nguyên tắc:

a) Hành động địa phương hướng đến toàn cầu: Sản phẩm được chấp thuận ở cấp độ toàn cầu phản ánh niềm tự hào của văn hóa, tính đặc trưng của địa phương; các sản phẩm được cải tiến, thiết kế phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; cải tiến các công nghệ truyền thống để tạo ra các sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận.

b) Tự lực, tự tin và sáng tạo: Lựa chọn sản phẩm phù hợp và tổ chức sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả nhất, có tính đặc trưng nhất; khuyến khích tính sáng tạo phát triển một cách tối đa trong cộng đồng dân cư và các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ sản xuất khi tham gia chương trình.

c) Đào tạo nguồn nhân lực: Trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các đối tượng tham gia chương trình từ khâu tạo vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, thiết kế bao bì, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm,...

II. Nội dung thực hiện:

1. Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP Lâm Đồng:

a) Tổ chức Hội nghị cấp tỉnh về quán triệt chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 đến các cấp, ngành, địa phương và đơn vị liên quan.

b) Không thành lập mới hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP Lâm Đồng mà tích hợp trong hệ thống chỉ đạo điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp.

c) Xây dựng Quy chế hoạt động, phân công quản lý, điều hành của hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP Lâm Đồng, từ cấp tỉnh đến cấp xã.

d) Trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP của quốc gia đã được Trung ương ban hành, tổ chức rà soát, bổ sung và hoàn thiện thành bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 phù hợp với thực tế của địa phương.

2. Triển khai chu trình phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng:

Chu trình phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng được thực hiện 06 bước (theo phụ lục 1 kèm theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5018 của Thủ tướng chính phủ và sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đảm bảo nguyên tắc: Nhà nước hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ, giám sát; các tổ chức, đơn vị tham gia là chủ thể đề xuất nhu cầu và tổ chức triển khai thực hiện; cụ thể như sau:

2.1. Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP:

Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn: Giới thiệu sự cần thiết của chương trình OCOP; nguyên tắc thực hiện, chu trình phát triển sản phẩm OCOP; các nội dung hỗ trợ của Nhà nước, các thủ tục tham gia chương trình (xây dựng mẫu phiếu ý tưởng sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, hồ sơ dự thi sản phẩm...), cụ thể:

a) Xây dựng phóng sự truyền hình tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu và nội dung của Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020.

b) Tập huấn kiến thức chuyên môn về quản lý, triển khai thực hiện chương trình cho cán bộ quản lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã).

c) Thực hiện theo chuyên đề hoặc lồng ghép trong các hội nghị cấp huyện, xã để phổ biến cho người dân tại các xã (thôn, bản) biết và hiểu về chương trình OCOP, nắm được các thủ tục tham gia chương trình (cách đăng ký sản phẩm, thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ...).

d) Tập huấn kiến thức chuyên môn về quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh theo khung đào tạo, tập huấn của chương trình OCOP cho lãnh đạo Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia Chương trình OCOP.

2.2. Phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng:

a) Lựa chọn các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh đang hoạt động sản xuất sản phẩm đặc trưng nhất của địa phương tham gia chương trình thông qua triển khai thực hiện các bước theo quy định 06 bước của Chu trình.

b) Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản phẩm có thể nhận một đến tất cả những hỗ trợ từ chương trình.

2.3. Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng.

2.4. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Lâm Đồng: Các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP được hỗ trợ xúc tiến thương mại với các hình thức chủ yếu gồm:

a) Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm:

- Triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Xây dựng video clip, tin bài quảng bá cho các sản phẩm có thứ hạng sao cao (từ 3-5 sao); phát sóng trên truyền hình hoặc đăng trên các trang báo, tạp chí của tỉnh; thời lượng và tần số phát tin bài, video clip căn cứ theo thứ hạng sao của sản phẩm; các chủ thể OCOP sẽ được nhận video clip, tin bài về sản phẩm của mình để chủ động thực hiện các chương trình tiếp thị riêng của mình.

- Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Lâm Đồng trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài.

b) Tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống thương mại điện tử:

- Lựa chọn, tham gia phân phối sản phẩm OCOP trên các trang mạng giới thiệu và bán sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản hiện có, các trang bán lẻ hoặc đơn vị tham gia tự xây dựng trang web để giới thiệu và bán hàng.

- Tham gia hệ thống Sàn bán hàng điện tử OCOP theo hướng dẫn của Thường trực OCOP Trung ương.

3. Cơ chế hỗ trợ:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn, triển khai kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng; số tiền hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/sản phẩm.

c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đánh giá và xếp hạng sản phẩm, mức hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/sản phẩm (nội dung chi gồm: chi phí vận chuyển sản phẩm; chi phí lưu kho trong thời gian tổ chức đánh giá, thẩm định; chi phí thẩm định). Trường hợp số lượng sản phẩm đánh giá xếp hạng nhiều hơn 10 sản phẩm/01 lần thẩm định; tổng mức chi tổ chức đánh giá sản phẩm tại cấp huyện không quá 50 triệu đồng/lần và tổ chức thẩm định và xếp hạng sản phẩm tại cấp tỉnh không quá 100 triệu đồng/lần.

d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 25 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm; nội dung hỗ trợ gồm: chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí thuê gian hàng.

đ) Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí quản lý, hướng dẫn, giám sát thực hiện chương trình với mức bằng 02% kinh phí ngân sách Nhà nước.

(Chi tiết các văn bản áp dụng tại phụ lục 2 kèm theo)

III. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện

1. Tổng nguồn vốn thực hiện kế hoạch: 13.362 triệu đồng (Mười ba tỷ, ba trăm sáu mươi hai triệu đồng), trong đó:

a) Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ: 7.900 triệu đồng.

b) Vốn đối ứng của các đơn vị tham gia chương trình: 5.462 triệu đồng.

2. Phân kỳ kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020:

a) Năm 2018: 1.162 triệu đồng (trong đó: vốn ngân sách nhà nước 700 triệu đồng; vốn đối ứng của các đơn vị tham gia: 463 triệu đồng).

b) Năm 2019: 6.100 triệu đồng (trong đó: vốn ngân sách nhà nước 3.600 triệu đồng; vốn đối ứng của các đơn vị tham gia 2.500 triệu đồng);

c) Năm 2020: 6.100 triệu đồng (trong đó: vốn ngân sách nhà nước 3.600 triệu đồng; vốn đối ứng của các đơn vị tham gia 2.500 triệu đồng);

3. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ:

a) Năm 2018: Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 với tổng kinh phí 700 hiệu đồng.

b) Năm 2019 và năm 2020:

- Nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhu cầu: 3.205 triệu đồng/năm;

- Nguồn kinh phí thực hiện chương trình, đề án kế hoạch hàng năm phân bổ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 395 triệu đồng/năm.

(Chi tiết kinh phí thực hiện và phân bổ nguồn vốn tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018- 2020.

b) Tổ chức hội nghị, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn thực hiện kế hoạch; tham mưu tổ chức thẩm định, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng (sản phẩm cấp tỉnh); tổ chức xúc tiến thương mại các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng; lựa chọn sản phẩm OCOP Lâm Đồng xếp thứ hạng cao đề xuất tham dự đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP ở cấp Trung ương; tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm theo hướng dẫn của Trung ương và theo phân cấp; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, đề án khác do ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý để thực hiện chương trình; kịp thời tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương và đơn vị liên quan tổ chức đánh giá và và xếp hạng sản phẩm tại cấp tỉnh: tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm; tham mưu tổ chức họp thẩm định sản phẩm theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm của Chương trình OCOP Lâm Đồng; trình UBND tỉnh cấp Giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng; Lựa chọn sản phẩm đã được cấp giấy công nhận và xếp thứ hạng cao (từ 04 đến 05 sao) tham dự đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP ở cấp Trung ương;

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện; kiểm tra, giám sát tình hình, kết quả thực hiện; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng trên toàn tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính: Hàng năm căn cứ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được phân bổ và cân đối nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng theo kế hoạch và hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.

3. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP; cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP để kịp thời thông tin đến các đơn vị tham gia chương trình; lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường của ngành với thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng.

4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm, tổ chức đánh giá sản phẩm cấp huyện theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm của Chương trình OCOP Lâm Đồng; lập danh mục các sản phẩm trình UBND tỉnh xem xét, công nhận và xếp hạng sản phẩm.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện chương trình OCOP Lâm Đồng tại địa phương; thực hiện hỗ trợ nâng cấp sản phẩm đặc trưng của địa phương để sớm đạt tiêu chí cấp chứng nhận sản phẩm OCOP; tổ chức thi đánh giá phân hạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tỉnh xét, cấp chứng nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng theo quy định.

c) Huy động nguồn lực hỗ trợ các đơn vị phát triển mới sản phẩm OCOP Lâm Đồng tại địa phương.

5. Các đơn vị tham gia chương trình:

a) Bố trí đầy đủ kinh phí đối ứng để thực hiện khi tham gia chương trình.

b) Chủ động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chí; phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả khi tham gia chương trình.

c) Kịp thời báo cáo, đề xuất những khó khăn cho cơ quan thường trực thực hiện chương trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời giải quyết.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các sở, ban ngành và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng ĐPNTM Trung ương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Văn phòng ĐPNTM tỉnh;
- Các PVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm S

 

Phụ lục 1. DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

(Kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh)

TT

Địa phương

Số lượng đơn vị sản xuất sản phẩm

Tên nhóm sản phẩm

1

Thành phố Đà Lạt

2

- Trà Atiso; cao Atiso;

- Hồng sấy gió (theo công nghệ Nhật Bản); Hồng sấy dẻo;

2

Thành phố Bảo Lộc

2

- Lụa tơ tằm;

- Quả măng cụt;

3

Huyện Lạc Dương

1

- Dịch vụ du lịch văn hóa truyền thống (du lịch cồng chiêng Lang Biang);

4

Huyện Đơn Dương

2

- Bánh tráng Lạc Lâm;

- Quả hồng sấy dẻo;

5

Huyện Đức Trọng

2

- Sản phẩm từ quả phúc bồn tử;

- Sản phẩm rau, củ quả sấy (theo công nghệ sấy thăng hoa).

6

Huyện Lâm Hà

2

- Hạt mác ca sấy;

- Lụa tơ tằm.

7

Huyện Đam Rông

1

- Trà dây leo;

8

Huyện Di Linh

2

- Hạt mác ca sấy;

- Cà phê bột Robusta.

9

Huyện Bảo Lâm

1

- Quả bơ 034; Quả bơ boost;

10

Huyện Đạ Huoai

2

- Sản phẩm từ quả sầu riêng;

- Sản phẩm từ hạt điều.

11

Huyện Đạ Tẻh

2

- Gạo nếp quýt;

- Gạo Việt Đài.

12

Huyện Cát Tiên

1

- Sản phẩm từ cây diệp hạ châu.

Tổng số

20

 

 

Phụ lục 2: KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

(Kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Hạng mục

ĐVT

SL

Đơn giá

Thành tiền

Phân theo nguồn vốn

Kế hoạch nguồn vốn chia theo từng năm:

Ghi chú

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng vốn NSNN hỗ trợ

Tổng vốn đối ứng của các đơn vị tham gia

NSNN hỗ trợ

Vốn đối ứng của các đơn v tham gia

NSNN hỗ trợ

Vốn đối ứng của các đơn v tham gia

NSNN hỗ trợ

Vốn đối ứng của các đơn v tham gia

I

Kinh phí thực hiện các nội dung của chương trình

 

 

 

13.209

7.746

5.463

686

463

3.530

2.500

3.530

2.500

 

1

Hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP Lâm Đồng

 

 

 

9

9

0

9

0

0

0

0

0

 

 

Hội nghị cấp tỉnh về quán triệt chỉ đạo triển khai, thực hiện chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020

Hội nghị

2

4,5

9

9

 

9

 

 

 

 

 

Thực hiện theo NQ số 59/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 của HĐND tỉnh

2

Triển khai chương trình phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng

 

 

 

13.200

7.737

5.463

677

463

3.530

2.500

3.530

2.500

 

2.1

Tuyên truyền, tập huấn kiến thức quản lý, triển khai thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng

 

 

 

340

340

0

80

0

130

0

130

0

 

2.1.1

Xây dựng phóng sự tuyên truyền trên thông tin đại chúng về nội dung chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020

Phóng sự

2

50

100

100

 

 

 

50

 

50

 

Thực hiện theo HĐ

2.1.2

Tập huấn kiến thức quản lý, triển khai, thực hiện chương trình OCOP Lâm Đồng

Lớp

6

40

240

240

 

80

 

80

 

80

 

Thực hiện theo NQ số 59/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 của HĐND tỉnh

2.2

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng (06 bộ tiêu chí/06 nhóm sản phẩm)

Bộ tiêu chí

6

12

72

72

 

72

 

 

 

 

 

Vận dụng điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ TC

2.3

Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng

Đơn vị/Sản phẩm

20

 

8.000

4.000

4.000

400

400

1.800

1.800

1.800

1.800

Hỗ trợ 50%, không quá 200 triệu đồng/đơn vị (vận dụng điểm a, b Điều 5 Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 25/2/2015 của UBND tỉnh)

2.4

Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng

 

 

 

1.400

1.400

0

0

0

700

0

700

0

Vận dụng điểm g, khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT- BCT-BTC ngày 18/2/2014

2.4.1

Tổ chức đánh giá sn phẩm tại cấp huyện (1 lần/năm x 2 năm x 12 đơn vị)

Lần

24

50

1.200

1.200

 

 

 

600

 

600

 

 

2.4.2

Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm tại cấp tnh

Lần

2

100

200

200

 

 

 

100

 

100

 

 

2.5

Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng

 

 

 

3.388

1.925

1.463

125

63

900

700

900

700

Hỗ trợ tối đa không quá 25 triệu đồng/đơn vị tham gia (vận dụng điểm c khoản 1 Điều 4 Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 25/2/2015 của UBND tỉnh)

2.5.1

Nâng cấp, quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP Lâm Đồng

Đơn vị/Sản phẩm

20

100

2.000

1.000

1.000

 

 

500

500

500

500

 

2.5.2

Tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP Lâm Đồng

Đơn vị/Sản phẩm

20

 

1.388

925

463

125

63

400

200

400

200

 

II

Kinh phí quản lý, hướng dẫn, giám sát thực hiện Chương trình OCOP (2% kinh phí NSNN)

 

 

 

154

154

 

14

 

70

 

70

 

Vận dụng điểm s, khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT- BCT-BTC ngày

TNG CỘNG (I+II)

 

 

13.362

7.900

5.463

700

463

3.600

2.500

3.600

2.500

 

 

 

Phụ lục 3: PHÂN BỔ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

(Kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

ĐVT

SL

Tổng vốn NSNN hỗ trợ

Phân theo đơn vị, huyện, thành phố chủ trì thực hiện

SNông nghiệp và PTNT

Đà Lạt

Bảo Lộc

Lạc Dương

Đơn Dương

Đức Trọng

Lâm Hả

Đam Rông

Di Linh

Bão Lâm

Đạ Huoai

Đạ Teh

Cát Tiên

I

Kinh phí thực hiện các nội dung của chương trình

 

 

7.746

2.546

500

500

300

500

500

500

300

500

300

500

500

300

1

Hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP Lâm Đồng

 

 

9

9

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Hội nghị cấp tỉnh về quán triệt chỉ đạo triển khai, thực hiện chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020

Hội nghị

2

9

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Triển khai chu trình phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng

 

 

7.737

2.537

500

500

300

500

500

500

300

500

300

500

500

300

2.1

Tuyên truyền, tập huấn kiến thức quản lý, triển khai thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng

 

 

340

340

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2.1.1

Xây dựng phóng sự tuyên truyền trên thông tin đại chúng về nội dung chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020

Phóng sự

2

100

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Tập huấn kiến thức quản lý, triển khai, thực hiện chương trình OCOP Lâm Đồng

Lớp

6

240

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng (06 bộ tiêu chí cho 06 nhóm sản phẩm)

Bộ tiêu chí

6

72

72

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng

Đơn vị/sản phẩm

20

4.000

 

400

400

200

400

400

400

200

400

200

400

400

200

2.4

Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng

 

 

1.400

200

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

2.4.1

Tổ chức đánh giá sản phẩm tại cấp huyện (1 lần/năm x 2 năm x 12 đơn vị)

Lần

24

1.200

 

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

2.4.2

Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm tại cấp tỉnh

Lần

2

200

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng

 

 

1.925

1.925

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2.5.1

Nâng cấp, quảng bá thương hiệu sản phm OCOP Lâm Đồng

Đơn vị/Sản phẩm

20

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5.2

Tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP Lâm Đồng

Đơn vị/Sản phẩm

20

925

925

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Kinh phí quản lý, hướng dẫn, giám sát thực hiện Chương trình OCOP (2% kinh phí NSNN)

 

 

154

154

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG CỘNG (I+II)

 

7.900

2.700

500

500

300

500

500

500

300

500

300

500

500

300

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2301/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP Lâm Đồng)

  • Số hiệu: 2301/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/11/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản