Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2019/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 11 tháng 10 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2019 và thay thế Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 11/10/ 2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
Quy định về bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Khoản 1 Điều 90 của Luật Đất đai.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Cây hàng năm có trước thời điểm thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa đến thời hạn thu hoạch thì được bồi thường.
2. Đối với cây hàng năm cần tạo điều kiện để nhân dân thu hoạch xong mới tiến hành xây dựng công trình thì không tính bồi thường. Trường hợp không thể chờ thu hoạch do yêu cầu tiến độ xây dựng công trình cần khởi công nhanh nên phải phá bỏ thì được tính bồi thường.
3. Không bồi thường đối với các trường hợp cố tình gieo trồng cây hàng năm trên đất đã có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4. Phương pháp tính bồi thường
1. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
2. Giá trị cây hàng năm được tính bồi thường bằng (=) diện tích gieo trồng (m2) nhân (x) với đơn giá bồi thường một (01) cây trồng tương ứng cùng loại.
TT | Tên cây trồng | Đơn giá (đồng/m2) |
1 | Lúa | 4.000 |
2 | Rau màu các loại | 6.000 |
3 | Cỏ trồng chăn nuôi | 5.000 |
4 | Khoai mì, Bắp, Mía, Đậu xanh, Đậu nành, Đậu phụng | 6.000 |
5 | Khoai lang | 8.000 |
6 | Thơm, khóm (đồng/bụi) | 4.000 |
7 | Thuốc lá | 6.800 |
1. Cây lâu năm có trước thời điểm có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được bồi thường.
2. Không bồi thường đối với các trường hợp cố tình trồng trên đất đã có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Phương pháp tính bồi thường
1. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.
2. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với đơn giá bồi thường một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng giai đoạn sinh trưởng, cùng kích thước.
Điều 8. Đơn giá bồi thường cây ăn trái
1. Nhóm 1
a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng
A – Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 1 năm.
B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 1 năm đến dưới 3 năm.
C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 3 năm đến 10 năm.
D - Giai đoạn lão hoá: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 10 năm.
TT | NHÓM CÂY TRỒNG | ĐVT | CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG | |||
A | B | C | D | |||
1 | Mận | đồng/cây | 50.000 | 190.000 | 250.000 | 75.000 |
2 | Táo, Sơ ri | đồng/cây | 50.000 | 210.000 | 280.000 | 85.000 |
3 | Ổi | đồng/cây | 33.000 | 100.000 | 130.000 | 40.000 |
4 | Tiêu | đồng/trụ | 31.000 | 170.000 | 230.000 | 70.000 |
5 | Trầu | đồng/trụ | 27.000 | 80.000 | 110.000 | 33.000 |
6 | Chuối (cao trên 1m) | đồng/cây | 25.000 | 40.000 | - | - |
7 | Cam | đồng/cây | 50.000 | 280.000 | 400.000 | 120.000 |
8 | Quýt | đồng/cây | 50.000 | 340.000 | 460.000 | 140.000 |
9 | Thanh long | đồng/trụ | 63.000 | 180.000 | 230.000 | 70.000 |
10 | Chanh, tắc (hạnh) | đồng/cây | 45.000 | 210.000 | 300.000 | 90.000 |
11 | Đu đủ | đồng/cây | 30.000 | 120.000 | - | - |
12 | Gấc | đồng/cây | 27.000 | 180.000 | - | - |
2. Nhóm 2
a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng
A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 3 năm.
B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 3 năm đến dưới 5 năm.
C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 5 năm đến 25 năm.
D - Giai đoạn lão hoá: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 25 năm.
TT | NHÓM CÂY TRỒNG | ĐVT | CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG | |||
A | B | C | D | |||
1 | Dâu | đồng/cây | 107.000 | 340.000 | 460.000 | 230.000 |
2 | Sapo, nhãn | đồng/cây | 107.000 | 450.000 | 590.000 | 295.000 |
3 | Bưởi | đồng/cây | 115.000 | 410.000 | 800.000 | 400.000 |
4 | Mít | đồng/cây | 150.000 | 280.000 | 400.000 | 200.000 |
5 | Dừa | đồng/cây | 168.000 | 675.000 | 900.000 | 450.000 |
6 | Xoài, bơ | đồng/cây | 113.000 | 560.000 | 1.000.000 | 500.000 |
7 | Vú sữa | đồng/cây | 150.000 | 820.000 | 1.200.000 | 600.000 |
8 | Cóc, Ca cao | đồng/cây | 95.000 | 220.000 | 290.000 | 145.000 |
9 | Sa kê | đồng/cây | 122.000 | 300.000 | 500.000 | 250.000 |
10 | Mãng cầu, Lêkima | đồng/cây | 99.000 | 190.000 | 260.000 | 130.000 |
11 | Khế, Chùm ruột, Cau, Lựu | đồng/cây | 80.000 | 120.000 | 160.000 | 80.000 |
3. Nhóm 3
a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng
A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 5 năm.
B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 5 năm đến dưới 7 năm.
C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 7 năm đến 25 năm.
D - Giai đoạn lão hoá: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 25 năm.
b) Đơn giá cây trồng
TT | NHÓM CÂY TRỒNG | ĐVT | CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG | |||
A | B | C | D | |||
1 | Sầu riêng | đồng/cây | 398.000 | 1.500.000 | 2.000.000 | 1.000.000 |
2 | Thanh trà | đồng/cây | 168.000 | 450.000 | 1.000.000 | 450.000 |
3 | Chôm chôm | đồng/cây | 166.000 | 420.000 | 600.000 | 300.000 |
4 | Điều, me, ô môi, cà na | đồng/cây | 110.000 | 300.000 | 500.000 | 250.000 |
4. Nhóm 4
a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng
A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 7 năm.
B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 7 năm đến dưới 9 năm.
C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 9 năm đến 30 năm.
D - Giai đoạn lão hoá: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 30 năm.
b) Đơn giá cây trồng
TT | NHÓM CÂY TRỒNG | ĐVT | CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG | |||
A | B | C | D | |||
1 | Bòn bon | đồng/cây | 230.000 | 390.000 | 525.000 | 390.000 |
2 | Măng cụt | đồng/cây | 490.000 | 750.000 | 1.500.000 | 750.000 |
Điều 9. Mật độ cây trồng (đối với cây ăn trái)
ĐVT: cây/1.000m2
STT | Loại cây trồng | Mật độ tối đa |
1 | Sầu riêng, cóc, măng cụt, dừa, xoài, thanh trà, điều, me, ô môi, chôm chôm, nhãn, vú sữa, bơ | 25 |
2 | Bòn bon, dâu | 30 |
3 | Mít, sa kê | 33 |
4 | Sapo, mận, bưởi, lêkima, khế, chùm ruột. | 50 |
5 | Ca cao | 60 |
6 | Mãng cầu, cau | 100 |
7 | Thanh long (trụ/1.000m2) | 110 |
8 | Cam, quýt, chanh, tắc (hạnh), gấc | 120 |
9 | Ổi | 210 |
10 | Chuối, đu đủ, táo, sơ ri, lựu, tiêu, trầu (tiêu, trầu/trụ/1.000m2) | 270 |
Điều 10. Quy định áp dụng đơn giá bồi thường cây ăn trái
1. Vườn chuyên canh trồng 01 loại cây
a) Áp dụng cho vườn trồng 01 loại cây ăn trái có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
b) Số cây trồng đúng mật độ và số cây trồng vượt mật độ dưới 30% thì được bồi thường theo đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này.
c) Số cây trồng vượt mật độ từ 30% đến dưới 50% thì được bồi thường 80% đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này.
d) Số cây trồng vượt mật độ từ 50% đến dưới 80% thì được bồi thường 70% đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này.
e) Số cây trồng vượt mật độ từ 80% trở lên được bồi thường bằng giá trị cây giống (giá cây giống lấy trên cơ sở giá bán cây giống trung bình của các cơ sở bán giống hoạt động có giấy phép kinh doanh của địa phương tại thời điểm thu hồi đất), tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định giá cụ thể cho từng loại cây giống, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có diện tích vườn là 1.000 m2, chuyên trồng cây cam, với mật độ trồng là 350 cây.
Giá trị vườn cây của Ông Nguyễn Văn A được xác định để bồi thường như sau:
(1)- Giá trị vườn cây đúng mật độ và có mật độ trồng tối đa vượt dưới 30%:
155 cây x (nhân) 100% đơn giá cây cam ở giai đoạn sinh trưởng tương ứng (giai đoạn A, B, C, D) = (bằng)……đồng.
( 155 cây = 120 cây trồng đúng mật độ + 35 cây có mật độ trồng tối đa vượt dưới 30%).
(2)- Giá trị vườn cây trồng vượt mật độ từ 30% đến dưới 50% so với mật độ tối đa: 24 cây x (nhân) 80% đơn giá cây cam ở giai đoạn sinh trưởng tương ứng (giai đoạn A, B, C, D) = (bằng)……đồng.
( 24 cây = 179 cây trồng vượt dưới 50% - 155 cây trồng đúng mật độ và có mật độ trồng tối đa vượt dưới 30%).
(3)- Giá trị vườn cây trồng vượt mật độ từ 50% đến dưới 80% so với mật độ tối đa: 36 cây x (nhân) 70% đơn giá cây cam ở giai đoạn sinh trưởng tương ứng (giai đoạn A, B, C, D) = (bằng) …..đồng.
( 36 cây = 215 cây trồng vượt dưới 80% - 179 cây có mật độ trồng tối đa vượt dưới 50%).
(4)- Giá trị vườn cây trồng vượt mật độ từ 80% trở lên so với mật độ tối đa:
135 cây x (nhân) đơn giá cây giống = (bằng)…..đồng.
( 135 cây = 350 cây trồng thực tế - 215 cây trồng vượt dưới 80%)
Tổng giá trị vườn cam của Ông Nguyễn Văn A = (1) + (2) + (3) + (4).
f) Vườn cây chuyên canh đặc sản như: bưởi Năm Roi, sầu riêng Ri 6, được áp dụng mức bồi thường bằng 100% đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này nhân (x) hệ số 1,8 lần đơn giá (chỉ áp dụng cho cây trồng đang ở giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định). Việc áp dụng đơn giá này do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định, đề xuất trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.
2. Vườn xen canh
a) Áp dụng cho vườn trồng 02 loại cây trở lên có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
b) Tính đơn giá bồi thường áp dụng cho cây trồng chính và 01 cây trồng phụ giống như vườn chuyên canh. Riêng đối với loại cây thứ 03 trở lên được tính giá bồi thường bằng 50% đơn giá tại Điều 8 quy định này, nếu vượt mật độ tối đa, phần vượt mật độ không bồi thường.
3. Vườn tạp
a) Áp dụng cho vườn có 02 loại cây trở lên không có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, không được đầu tư cải tạo, tuổi cây không đồng nhất, các loại cây trồng (hoặc mọc) không theo hàng.
b) Giá trị bồi thường được tính bằng số cây thực tế nhân (x) với 70% đơn giá cây trồng cùng loại, cùng giai đoạn sinh trưởng, cùng kích thước tại Điều 8 quy định này.
Điều 11. Đơn giá bồi thường cây lấy gỗ và cây lâu năm khác (không phải cây ăn trái)
1. Loại cây tính theo chiều cao
TT | Tên cây | ĐVT | 2m | Cao >5m |
1 | Trúc, nứa, tre lục bình | đồng/cây | 10.000 | 20.000 |
2 | Tre các loại (tre mạnh tông, tre tàu, tre xiêm, tre mỡ, tre gai...) | đồng/cây | 20.000 | 30.000 |
3 | Tầm vông, lồ ô | đồng/cây | 20.000 | 30.000 |
4 | Lá dừa nước | đồng/ m2 | 5.000 | 7.000 |
2. Loại cây tính theo đường kính (ĐK)
TT | Tên cây | ĐVT | 10cm≤ĐK ≤20cm | 20cm<ĐK ≤30cm | 30cm<ĐK ≤60cm | ĐK>60cm |
1 | Sao, dầu, Tràm bông vàng | đồng/ cây | 70.000 | 200.000 | 400.000 | 600.000 |
2 | Bàng, gáo, dầu u, còng | đồng/ cây | 35.000 | 55.000 | 300.000 | 450.000 |
3 | Bạch đàn, so đũa, gòn, trâm bầu, sắn, bần, các loại cây rừng khác | đồng/ cây | 30.000 | 50.000 | 200.000 | 300.000 |
3. Loại cây tính theo năm trồng
TT | Tên cây | ĐVT | Trồng từ 1 đến 3 năm | Trên 3 năm |
1 | Lác (cói) | Đồng/m2 | 6.000 | 7.000 |
1. Đối với cây trồng chưa thu hoạch, vườn ươm cây giống, cây giống, cây hoa kiểng, cây cảnh có thể di dời đến điểm khác thì được bồi thường chi phí di dời và thiệt hại thực tế do phải di dời, trồng lại, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định giá trị bồi thường cụ thể cho từng loại cây trồng, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.
2. Đối với các loại cây mà không có hoặc có trong đơn giá bồi thường cây trồng, nhưng chưa phản ánh giá trị thực của cây trồng (cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng), thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định giá trị bồi thường cụ thể cho từng loại cây trồng, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, và các Sở ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức, các nhân có liên quan triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định này; vào quý I hàng năm tiến hành khảo sát, thống kê, đánh giá và tổng hợp lại đơn giá bồi thường cây trồng, báo cáo và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh đơn giá bồi thường cây trồng cho các loại cây trồng có biến động tăng đơn giá từ 20% trở lên so với đơn giá cây trồng cùng loại, cùng thời gian sinh trưởng, cùng kích thước tại Quy định này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định giá bồi thường cây trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn đúng theo Quy định này.
Điều 14. Quy định chuyển tiếp.
1. Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường cây trồng; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường cây trồng và đang thực hiện chi trả bồi thường cây trồng theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành, thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 18/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về "Bộ đơn giá bồi thường cây trồng, thủy sản và đào, đắp ao nuôi trồng thủy sản; Đơn giá hỗ trợ tiền thuê nhà ở; Đơn giá bồi thường di chuyển mộ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương"
- 4Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2019 về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 07/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần (tính đến ngày 31/12/2021)
- 7Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 26/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 23/2019/QĐ-UBND quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 07/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần (tính đến ngày 31/12/2021)
- 5Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long kỳ 2019-2023
- 1Luật đất đai 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Quyết định 18/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về "Bộ đơn giá bồi thường cây trồng, thủy sản và đào, đắp ao nuôi trồng thủy sản; Đơn giá hỗ trợ tiền thuê nhà ở; Đơn giá bồi thường di chuyển mộ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương"
- 6Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2019 về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Quyết định 23/2019/QĐ-UBND quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Số hiệu: 23/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trần Hoàng Tựu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra