Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2013/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 28 tháng 6 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 228/TTr-SCT ngày 11/6/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Nam Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú là công dân Việt Nam đang làm việc trong ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh Nam Định.
1.2. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú chỉ phong tặng một lần cho một người, không có hình thức truy tặng.
1.3. Người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú. Trường hợp đã xét tặng thì phải đình chỉ hoặc thu hồi Bằng chứng nhận Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Điều 2. Quyền lợi của người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
2.1. Được nhận Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mức tiền thưởng được quy định tại Khoản 3, Điều 73, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2.2. Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của học viên theo quy định của pháp luật.
2.3. Được tham gia các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm.
2.4. Được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm làm ra theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 3. Tiêu chuẩn Nghệ nhân ưu tú:
Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:
3.1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;
3.2. Là người thợ giỏi xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
3.3. Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
a) Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
b) Được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng
3.4. Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
Điều 4. Tiêu chuẩn Nghệ nhân nhân dân:
Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân phải đạt các tiêu chuẩn sau:
4.1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
4.2. Là người thợ giỏi xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 20 năm; đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú từ 5 năm trở lên; có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
4.3. Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
a) Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 150 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
b) Tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nghệ nhân ưu tú; là Nghệ nhân ưu tú tiêu biểu xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng.
4.4. Đạt giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ
Điều 5. Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
5.1. Nghệ nhân các ngành thủ công mỹ nghệ thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã đăng ký đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại đơn vị đang công tác.
Trường hợp nghệ nhân không thuộc đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã thì lập hồ sơ đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện (phòng Công thương cấp huyện là đầu mối tiếp nhận hồ sơ), xem xét đề nghị Hội đồng cấp tỉnh.
5.2. Nghệ nhân đăng ký đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được xem xét qua các bước sau:
a) Xem xét, đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại Hội đồng cấp đơn vị nơi công tác;
b) Xem xét, đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại Hội đồng cấp tỉnh.
c) Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp Nhà nước, bao gồm:
- Hội đồng chuyên ngành.
- Hội đồng cấp Nhà nước.
6.1. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được tiến hành theo 3 cấp:
a) Cấp đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã;
b) Cấp tỉnh;
c) Cấp Nhà nước.
6.2. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp Nhà nước được tiến hành theo hai bước.
a) Bước 1: Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại Hội đồng cấp chuyên ngành;
b) Bước 2: Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại Hội đồng cấp Nhà nước.
Điều 7. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp
7.1. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp gồm đại diện các nhà chuyên môn của lĩnh vực kỹ thuật, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu lĩnh vực kỹ thuật thuộc lĩnh vực xem xét của Hội đồng.
7.2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp:
a) Hội đồng cấp đơn vị gồm 5 đến 7 thành viên, trong đó:
- Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch,
- Phụ trách công tác Thi đua, Khen thưởng đơn vị: ủy viên,
- Đại diện Ban chấp hành Công đoàn đơn vị: ủy viên (nếu có),
- Phụ trách công tác kỹ thuật đơn vị: ủy viên,
- Đại diện một số nghệ nhân đó được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú: ủy viên (nếu có).
b) Hội đồng cấp tỉnh gồm 11 đến 13 thành viên, trong đó:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ tịch Hội đồng,
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách công nghiệp: Phó Chủ tịch Hội đồng,
- Giám đốc Sở Công thương: Ủy viên thường trực,
- Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng: ủy viên,
- Đại diện Liên minh Hợp tác xã: ủy viên,
- Đại diện các Hiệp hội, các ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh: ủy viên,
- Đại diện một số nghệ nhân đó được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (nếu có): ủy viên,
- Chuyên viên theo dõi lĩnh vực công nghiệp tỉnh: ủy viên.
7.3. Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền tại điểm 7.2 Quvết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp mình quản lý.
8.1. Mỗi thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét, lựa chọn danh sách Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đạt tiêu chuẩn để bỏ phiếu tín nhiệm.
8.2. Các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân hoạt động theo nguyên tắc sau:
a) Kỳ họp đánh giá xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng;
b) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và được thực hiện chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan. Người được đề nghị Hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệu Nghệ nhân phải có ít nhất 3/4 số phiếu đề nghị của số thành viên Hội đồng so với tổng số thành viên Hội đồng;
c) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chỉ xem xét các Nghệ nhân đó được Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp dưới đề nghị;
d) Các trường hợp khai không đúng mẫu, không đúng yêu cầu hướng dẫn hoặc gửi không đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định, không đúng thời hạn thì Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp không xem xét;
đ) Thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thuộc đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu không tham gia thảo luận bỏ phiếu tín nhiệm về cá nhân mình;
e) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong đơn vị và phạm vi quản lý để lấy thêm ý kiến dư luận (thời gian góp ý không quá 7 ngày) trước khi gửi hồ sơ đề nghị xét tặng lên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp trên.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân:
9.1. Hồ sơ xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại Hội đồng cấp đơn vị lập thành 3 bộ, mỗi bộ gồm một bản liệt kê các tài liệu kèm theo.
a) Hồ sơ cá nhân;
b) Bản tóm tắt thành tích cá nhân (dán ảnh 4x6 và xác nhận của đơn vị hoặc chính quyền địa phương) (Biểu 1);
c) Các văn bản chứng nhận giải thưởng trong nước và quốc tế (bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc bản scan từ bản gốc nếu thủ tục hành chính áp dụng nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử);
d) Bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về chấp hành đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, của cá nhân nơi đang cư trú.
đ) Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 2a);
e) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 3a);
g) Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b);
h) Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 4);
i) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (Biểu 5a), Nghệ nhân ưu tú (Biểu 5b);
l) Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân.
9.2. Hồ sơ xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đối với nghệ nhân không thuộc đơn vị sản xuất kinh doanh được lập thành 3 bộ; mỗi bộ gồm các tài liệu quy định tại Mục a,b,c và d Khoản 9.1 trên đây.
9.3. Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh đề nghị cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú gồm 3 bộ, mỗi bộ gồm một bản liệt kê các tài liệu kèm theo:
a) Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân;
b) Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 2b);
c) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (biểu 3a);
d) Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b);
đ) Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 4);
e) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (Biểu 5a);
g) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Biểu 5b);
h) Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân.
10.1. Người đứng đầu đơn vị sản xuất kinh doanh tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng đề nghị xét tặng thuộc đơn vị, lập tờ trình đề nghị và gửi về UBND cấp huyện (phòng Công Thương cấp huyện là đầu mối tiếp nhận hồ sơ).
10.2. Nghệ nhân không thuộc đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp làm hồ sơ và gửi về UBND cấp huyện (phòng Công Thương là đầu mối tiếp nhận hồ sơ).
UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, tập hợp hồ sơ, làm văn bản đề nghị gửi về UBND tỉnh (Sở Công Thương là đầu mối tiếp nhận hồ sơ).
Điều 11. Tổ chức xét duyệt cấp tỉnh
Hội đồng cấp tỉnh xét duyệt danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú kiến nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành cấp Nhà nước để xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Điều 12. Thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú:
12.1. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp đơn vị được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm đề nghị;
12.2. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp tỉnh được hoàn thành và gửi hồ sơ lên Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng cấp Nhà nước trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị.
12.3. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
13.1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và việc vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ và gửi cho Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp tương ứng.
13.2. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có trách nhiệm xem xét và giải quyết đơn khiếu nại theo quy định của Pháp luật, không xem xét đơn không có tên, địa chỉ rõ ràng hoặc mạo danh.
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố
14.1. Sở Công Thương là Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp tỉnh, có nhiệm vụ: Tổng hợp hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trình Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành và Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp Nhà nước; Hướng dẫn Hội đồng cấp đơn vị, cá nhân tổ chức công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Quy định này; Lập dự toán chi cho hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
14.2. Sở Tài chính có trách nhiệm: Trên cơ sở dự toán chi ngân sách Sở Công Thương lập, thẩm định trình UBND tỉnh quyết định. Theo dõi, kiểm tra việc thanh quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh.
14.3. Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục khen thưởng cho Nghệ nhân theo Quy định này.
14.4. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm: Tuyên truyền, phổ biến các hoạt động liên quan đến công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân; Chỉ đạo phòng Công thương huyện, phòng Kinh tế thành phố hướng dẫn các cá nhân và đơn vị về trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng Nghệ nhân; Lập văn bản đề nghị xét tặng nghệ nhân của địa phương trình Hội đồng xét tặng nghệ nhân cấp tỉnh, chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
1. Biểu 1: Bản tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
2. Biểu 2a: Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú.
3. Biểu 2b: Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú
4. Biểu 3a: Biên bản họp hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.
5. Biểu 3b: Biên bản họp ban kiểm phiếu bầu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.
6. Biểu 4: Báo cáo về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
7. Biểu 5a: Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân.
8. Biểu 5b: Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.
Tỉnh: Đơn vị: | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 20...
(Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân.................................................)
I. THÔNG TIN CHUNG:
- Họ và tên (khai sinh):..............................................Nam, nữ
- Bí danh:
- Ngày, tháng, năm sinh:.............................................Dân tộc
- Quê quán:
- Chỗ ở hiện nay:
- Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay:
- Chức danh ngành nghề làm lâu nhất (từ 10 năm trở lên) đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân:
- Đơn vị công tác:
- Thời gian trực tiếp làm nghề:
- Các chức danh nghề từ năm..............đến năm
- Năm được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú:
- Điện thoại:
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Khai quá trình công tác từ khi đi làm cho đến nay (chức vụ, nơi công tác,...)
III. KHEN THƯỞNG:
1. Khen thưởng chung (từ Chiến sĩ thi đua trở lên)
2. Khen thưởng (có bản sao văn bản các giải thưởng).
- Tên các sản phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc quốc tế) và hình thức giải thưởng.
- Chức danh của cá nhân trong các công trình được giải thưởng đối với công trình có nhiều chức danh tham gia.
IV. KỶ LUẬT:
(Từ hình thức khiển trách trở lên về Đảng, đoàn thể, chính quyền và tổ chức xã hội tham gia hoặc vi phạm pháp luật).
V. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC:
(Đối chiếu với tiêu chuẩn xét tặng)
1. Phẩm chất đạo đức
2. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc, có thành tích nổi bật, là những nghệ nhân tiêu biểu và có uy tín rộng rãi trong từng ngành nghề, được quần chúng đánh giá cao.
3. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật. Khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị, địa phương.
Yêu cầu: Cần nêu cụ thể, có số liệu, tất cả không quá 3 trang đánh máy, riêng các giải thưởng phải có bản sao văn bản kèm theo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) (Trường hợp không tham gia tổ chức nào, thì lấy xác nhận của UBND xã nơi nghệ nhân cư trú) | Ngày......tháng......năm 20..... NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên)
|
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NNND - NNƯT NĂM 20... Đơn vị:............................. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày......tháng......năm 20...... |
Đề nghị xét tặng danh hiệu
Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú năm 20......
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số
ngày..........tháng..........năm..........của
2. Danh sách Nghệ nhân ưu tú đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11).
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Năm được phong tặng NNƯT | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị của HĐ | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị tặng danh hiệu NNND | Không đề nghị tặng danh hiệu | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11).
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Năm được phong tặng NNƯT | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị của HĐ | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị tặng danh hiệu NNƯT | Không đề nghị tặng danh hiệu | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NNND - NNƯT NĂM 20... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày......tháng......năm 20...... |
PHIẾU BẦU
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN,
NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 20.....
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số.........ngày.........tháng.........năm 20.........của
2. Danh sách nghệ nhân ưu tú đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11)
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Năm được phong tặng NNƯT | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị của HĐ | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị tặng danh hiệu NNND | Không đề nghị tặng danh hiệu | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11).
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Số năm tham gia hoạt động nghệ thuật | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị của Hội đồng | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị tặng danh hiệu NNƯT | Không đề nghị tặng danh hiệu | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
TỈNh................................... đơn vị:.............................. HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NNND - NNƯT NĂM 20... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày......tháng......năm 20...... |
Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú năm 20…
I. Những thông tin chung:
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số: …….. ngày.........tháng.........năm
2. Ngày …………. họp Hội đồng.
Địa điểm:
3. Số thành viên Hội đồng có mặt:
Vắng mặt: ……… người, gồm các thành viên:
4. Khách mời tham dự họp Hội đồng (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).
II. Nội dung làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng đó trao đổi, thảo luận, đánh giá, đối chiếu từng tiêu chuẩn xét thưởng và danh sách Nghệ nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).
2. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:
a) Trưởng ban:
b) Các ủy viên:
3. Hội đồng đó bỏ phiếu bầu theo hồ sơ và danh sách đề nghị trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Kết quả kiểm phiếu được báo cáo trong biên bản kiểm phiếu (gửi kèm theo).
4. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng
4.1. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng (số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt).
a) Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân nhân dân:................................................... người
Không đề nghị danh hiệu Nghệ nhân nhân dân:.............................................. người
b) Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân ưu tú:......................................................... người
Không đề nghị danh hiệu Nghệ nhân ưu tú:................................................... người
4.2. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng …………. (cấp trên) xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt
danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú (có danh sách kèm theo).
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NNND - NNƯT NĂM 201... đơn vị:................................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Họp ban kiểm phiếu bầu
Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú năm 20......
1. Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú …………..đã bầu các ông (bà) sau đây vào Ban kiểm phiếu:
- Trưởng ban:
- Các Uỷ viên:
2. Tổng số các thành viên Hội đồng có:................................................... thành viên
(Theo Quyết định số.................................ngày.......tháng.......năm 20…….. của ……….).
Hội đồng đã họp ngày........tháng……….năm 20 để bỏ phiếu bầu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 20...
- Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu:............................................. thành viên
- Số thành viên Hội đồng vắng mặt:......................................................... thành viên
Gồm các thành viên:
Lý do:
- Số phiếu phát ra:
- Số phiếu thu về:
- Số phiếu hợp lệ:
3. Tổng số Nghệ nhân được đề tặng danh hiệu:
- Nghệ nhân nhân dân:.................................................... người
- Nghệ nhân ưu tú:.......................................................... người
4. Kết quả bỏ phiếu:
4.1. Nghệ nhân nhân dân:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên Hội đồng | Kết luận | |
Đề nghị tặng danh hiệu NNND | Không đề nghị tặng danh hiệu NNND | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2. Nghệ nhân ưu tú:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên Hội đồng | Kết luận | |
Đề nghị tặng danh hiệu NNƯT | Không đề nghị tặng danh hiệu NNƯT | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, các Nghệ nhân đạt ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu so với tổng số thành viên Hội đồng được đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp trên xem xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, gồm:
5.1. Nghệ nhân nhân dân:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trên tổng số thành viên Hội đồng |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
5.2. Nghệ nhân ưu tú:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trên tổng số thành viên Hội đồng |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
| BAN KIỂM PHIẾU |
UBND TỈNH, TP:.................. ĐƠN VỊ:................................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| .................., ngày......tháng......năm 20...... |
Về việc đề nghị phong tặng danh hiệu
Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 20.....
Kính gửi: | Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, |
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 20...... của …….đã họp ngày.........tháng.........năm 20.........
Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân đối chiếu với tiêu chuẩn, Hội đồng bỏ phiếu kín, xét duyệt và đề nghị phong tặng danh hiệu:
- Nghệ nhân nhân dân:.................................................... người
- Nghệ nhân ưu tú:......................................................... người
Trong quá trình tiến hành, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú……………… đã thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Công nghiệp về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 20.....
I. Nghệ nhân nhân dân
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Đơn vị công tác | Năm được phong tặng NNƯT | Số phiếu tín nhiệm | |||
Nam | Nữ | Hội đồng cơ sở | Hội đồng cấp tỉnh, thành phố | Hội đồng chuyên ngành | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Nghệ nhân ưu tú
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Đơn vị công tác | Năm được phong tặng NNƯT | Số phiếu tín nhiệm | |||
Nam | Nữ | Hội đồng cơ sở | Hội đồng cấp tỉnh, thành phố | Hội đồng chuyên ngành | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kính trình Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ........................................xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú nêu trên theo tiêu chuẩn và thủ tục đã quy định (có danh sách kèm theo Biểu 5).
| TM. HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN |
TỈNH:................................. HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NĂM 20........................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày......tháng......năm 20...... |
DANH SÁCH ĐỀ NGHị XÉT TẶNG
DaNH HIỆU NGHỆ NHÂN NHâN DÂN NăM 20......
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Năm được phong Tặng NNƯT | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Đơn vị | Cấp tỉnh, thành phố | Hội đồng chuyên ngành |
| |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
TỈNH:................................. ĐƠN VỊ:............................ HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày......tháng......năm 20...... |
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
DANH HIỆU NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 20.....
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Chức danh nghề | Số năm tham gia hoạt động nghề | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Đơn vị | Cấp tỉnh, thành phố | Hội đồng chuyên ngành |
| |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
- 1Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình
- 2Nghị quyết 81/2013/NQ-HĐND17 quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân viên phục vụ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- 3Quyết định 08/2013/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 20/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 42/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2010/QĐ-UBND về Quy định xét tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 12/2015/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 18/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2013/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thành phố Cần Thơ
- 8Quyết định 36/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 23/2013/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định
- 9Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định năm 2019
- 10Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 36/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 23/2013/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định năm 2019
- 3Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định kỳ 2019-2023
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Thông tư 01/2007/TT-BCN hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 7Thông tư 26/2011/TT-BCT sửa đổi thủ tục hành chính tại Thông tư 01/2007/TT-BCN hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, ưu tú do Bộ Công thương ban hành
- 8Luật hợp tác xã 2012
- 9Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình
- 10Nghị quyết 81/2013/NQ-HĐND17 quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân viên phục vụ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- 11Quyết định 08/2013/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thành phố Cần Thơ
- 12Quyết định 20/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 42/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2010/QĐ-UBND về Quy định xét tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 12/2015/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Quyết định 18/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2013/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thành phố Cần Thơ
Quyết định 23/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định
- Số hiệu: 23/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Nguyễn Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra