- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 5Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND về quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và đối tượng khó khăn hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật cư trú 2020
- 9Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2212/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 14 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và đối tượng khó khăn hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 115/TTr-LĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2023 và Báo cáo số 338/BC-LĐTBXH ngày 25 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4272/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TẬP TRUNG, GIẢI QUYẾT ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI LANG THANG, XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số: 2212/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
4. Căn cứ Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và đối tượng khó khăn hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đã tập trung quyết liệt trong việc chỉ đạo điều hành và đã đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển hàng năm; đồng thời giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo tốt chính sách an sinh xã hội và có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một một số hạn chế như: Tình trạng người lang thang không có nơi cư trú ổn định, người lang thang xin ăn sinh sống nơi công cộng, người nước ngoài (Campuchia) lang thang xin ăn làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, mỹ quan đô thị, an toàn xã hội, đồng thời là môi trường nguy cơ cao cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, đặc biệt là vấn đề liên quan đến xâm hại, buôn bán trẻ em và phụ nữ.
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh trong việc giải quyết tình trạng người lang thang, xin ăn, góp phần làm sạch, đẹp quang cảnh môi trường đô thị; đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan môi trường du lịch văn minh, thân thiện, tạo thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai. Ngày 13 tháng 11 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4272/QĐ-UBND ban hành Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong 03 năm thực hiện Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng đã tiếp nhận và quản lý 219 lượt người lang thang trong đó có: 135 người nam và 84 người nữ; có 102 người cao tuổi, 75 trẻ em, 42 người trong độ tuổi lao động; phân theo quốc tịch có 194 người Việt Nam và 25 người nước ngoài.
Tuy nhiên, sau thời gian triển khai thực hiện Đề án đến nay có một số văn bản căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực và đã được thay thế; công tác phối hợp giải quyết người lang thang, xin ăn không còn phù hợp với quy định chính sách và yêu cầu nhiệm vụ thực tế như tình hình hiện nay. Theo đó, việc thay thế Quyết định số 4272/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh là cần thiết.
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh: Đề án này quy định về việc tập trung, quản lý và nuôi dưỡng tạm thời người lang thang, xin ăn trên địa bàn toàn tỉnh; phân loại, xử lý, giải quyết sau khi tiếp nhận đối tượng người lang thang, xin ăn tập trung vào Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai.
b) Đối tượng áp dụng:
- Người sống lang thang không có nơi cư trú nhất định, thường sử dụng vỉa hè, công viên, chợ, bến xe,... làm nơi xin ăn, sinh sống; người bán hàng kết hợp xin ăn...
- Người tâm thần lang thang không xác định được thân nhân.
- Người dẫn dắt (đi cùng) các đối tượng là người yếu thế như: Trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người tâm thần đi lang thang, bán hàng rong để xin ăn.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện Đề án.
- Đối với những trường hợp cá nhân, tổ chức thuê mướn, ép buộc, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo... lợi dụng “chăn dắt” những người yếu thế đi lang thang, xin ăn nhằm mục đích để trục lợi là vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành, địa phương và toàn thể nhân dân trong việc đảm bảo an sinh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ mỹ quan, môi trường đô thị của tỉnh.
b) Thực hiện tốt các quy định về chính sách bảo đảm an sinh xã hội đến người dân; quan tâm, hỗ trợ, chăm lo nâng đỡ các đối tượng là người yếu thế trên địa bàn tỉnh, nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng người lang thang, xin ăn trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế, xã hội địa phương.
c) Triển khai thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và đối tượng khó khăn hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các văn bản quy định hiện hành.
d) Thường xuyên kịp thời tập trung, giải quyết người lang thang, xin ăn để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị của tỉnh.
3. Quy trình tập trung, giải quyết
a) Quy trình tập trung đối tượng
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị liên quan tổ chức tập trung đối tượng là người lang thang, xin ăn để đưa vào Trung tâm Công tác xã hội và lập hồ sơ ban đầu của đối tượng gồm:
+ Mẫu 1. Ghi nhận tình trạng người lang thang, xin ăn tập trung vào Trung tâm Công tác xã hội.
+ Mẫu 2. Danh sách trích ngang của đối tượng.
+ Mẫu 3. Biên bản bàn giao người lang thang, xin ăn tập trung vào Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng (kèm theo hồ sơ) bàn giao cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
- Đối với đối tượng là bệnh nhân lang thang, vô gia cư được các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiếp nhận điều trị, trong thời gian chữa trị, các cơ sở y tế phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa bàn cơ sở trú đóng để hoàn tất hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào Trung tâm. Sau khi đối tượng đã được điều trị ổn định sức khỏe thì các cơ sở y tế phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa bàn trú đóng tiến hành bàn giao đối tượng đến Trung tâm.
b) Hồ sơ, quy trình tiếp nhận người lang thang, xin ăn
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ tập trung người lang thang, xin ăn để bàn giao cho Trung tâm Công tác xã hội thực hiện theo biểu mẫu 1, 2, 3 (đính kèm).
- Sau khi tiếp nhận đối tượng, Trung tâm lập hồ sơ quản lý, mỗi đối tượng gồm một túi đựng hồ sơ, trường hợp đối tượng đi chung cả gia đình thì lập chung một túi lưu hồ sơ để thuận tiện cho việc theo dõi và giải quyết hòa nhập. Chụp hình toàn thân đối tượng để lưu hồ sơ, đồng thời bổ sung các văn bản liên quan hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Thời gian quản lý tạm thời và chế độ cho đối tượng tại Trung tâm tối đa không quá 03 tháng, thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Quy trình xử lý, phân loại và giải quyết đối tượng tại Trung tâm như sau:
- Đối với những đối tượng có đăng ký thường trú, tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh; Trung tâm có văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú để phối hợp hướng dẫn thân nhân làm thủ tục, đến bảo lãnh đối tượng về quản lý tại gia đình, hỗ trợ tạo điều kiện ổn định cuộc sống tại địa phương, đồng thời cam kết không để đối tượng tái lang thang, xin ăn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
- Đối với những đối tượng có thông tin về nơi cư trú ngoài tỉnh Đồng Nai, Trung tâm có văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng có địa chỉ cư trú, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh bạn (nếu có) để phối hợp xác minh thông tin và hỗ trợ tiếp nhận đối tượng trở về gia đình ổn định cuộc sống tại địa phương. Trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, Trung tâm có văn bản báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết để có phương án hỗ trợ.
- Đối với những đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần không có khả năng lao động, chưa xác định được địa chỉ nơi cư trú, không có giấy tờ tùy thân và thông tin thân nhân, khi hết thời hạn nuôi dưỡng tạm thời, Trung tâm có văn bản trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Đối với những đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần không có khả năng tự bảo vệ, đã có thông tin về thân nhân, nơi cư trú đang trong thời gian xác minh hoặc đã có kết quả xác minh, tuy nhiên đã hết hạn thời gian tiếp nhận tạm thời (03 tháng) theo quy định, nhưng vì điều kiện đặc biệt khó khăn, gia đình và địa phương chưa thể hoặc không thể tiếp nhận đối tượng trở về, thì Trung tâm có văn bản đề xuất ý kiến với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục gia hạn thời gian quản lý đối tượng tạm thời hoặc xem xét để giải quyết đối tượng phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo đúng quy định.
- Đối với đối tượng lang thang, xin ăn trong độ tuổi lao động, sức khỏe tốt, có khả năng lao động, trong thời hạn quản lý đối tượng 30 (ba mươi) ngày Trung tâm có trách nhiệm gửi thông báo về địa phương nơi đối tượng cư trú; làm công tác giáo dục tư tưởng, tham vấn tâm lý... yêu cầu đối tượng cam kết không tái phạm, sau đó giải quyết cho đối tượng tự túc về địa phương, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống.
- Đối với trường hợp người lang thang, xin ăn là người nước ngoài sau khi tiếp nhận, Trung tâm lập hồ sơ ban đầu, gửi tờ trình đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các đơn vị liên quan xử lý theo quy định.
4. Thẩm quyền tiếp nhận đối tượng vào và giải quyết cho đối tượng ra khỏi Trung tâm
Giám đốc Trung tâm căn cứ quy định tại Điều 27, Điều 30 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội để ra quyết định tiếp nhận và quyết định dừng trợ giúp, giải quyết cho đối tượng ra khỏi trung tâm hòa nhập cộng đồng.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là công tác tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của cấp xã nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và người dân trong việc giải quyết tình trạng người lang thang, xin ăn; mục đích, ý nghĩa, tính nhân văn, kịp thời phản ánh thực trạng, kết quả thực hiện việc tập trung, trợ giúp đối tượng; nêu gương những đơn vị, tổ chức, cá nhân triển khai có hiệu quả trong việc trợ giúp đối tượng; gắn mục tiêu giải quyết người lang thang, xin ăn với cuộc vận động xây dựng khu phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa của tỉnh, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc ngăn ngừa, giải quyết tình trạng lang thang xin ăn trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho đối tượng lang thang, xin ăn, để họ hiểu biết chủ trương của tỉnh, của địa phương từ đó có nhận thức đúng không đi lang thang, xin ăn; chủ động tham gia lao động sản xuất để có thu nhập ổn định, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp và giữ vững an ninh trật tự.
- Tích cực vận động cơ sở kinh doanh ăn, uống, vui chơi giải trí, các địa điểm du lịch, đền, chùa... cam kết không để đối tượng lang thang, bán hàng rong hoặc xin ăn trong khuôn viên, địa bàn đơn vị kinh doanh, quản lý.
- Gắn biển cảnh báo, ngăn ngừa tình trạng người lang thang, xin ăn, đề nghị khách du lịch không cho tiền người lang thang xin ăn tại các điểm du lịch, đền, chùa, lễ hội, cổng chợ, các giao lộ... gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trật tự, mỹ quan, môi trường đô thị.
b) Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý, tập trung và giải quyết người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh
- Tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện công tác tập trung, xử lý, giải quyết người lang thang, xin ăn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, theo quy định của pháp luật; phối hợp trong việc tập trung, giải quyết người lang thang, xin ăn giữa Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra địa bàn các khu vực trọng điểm, thực hiện tập trung người lang thang không có nơi cư trú ổn định, người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh đưa vào Trung tâm Công tác xã hội để lập hồ sơ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ đối tượng hồi gia ổn định cuộc sống tại cộng đồng theo quy định.
- Tăng cường các hoạt động phối hợp các Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ... nhận hỗ trợ đỡ đầu cho các trẻ em lang thang, giúp đỡ cho gia đình có người yếu thế đặc biệt khó khăn.
c) Tăng cường công tác đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, đặc biệt lưu ý các nhóm đối tượng từ địa phương khác đến cư trú tại địa bàn
- Tăng cường công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự, đặc biệt là việc kiểm tra, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú đối với những đối tượng từ nơi khác đến cư trú trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra xử lý nghiêm các nhà nghỉ, nhà trọ cho tạm trú, lưu trú mà không có giấy tờ tùy thân, không khai báo tạm trú, lưu trú theo quy định nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp phối hợp giải quyết không để phát sinh tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm như nhà ga, bến xe, các chợ, các tuyến đường có nhiều quán ăn, điểm tham quan du lịch nhằm phát hiện kịp thời xử lý các đối tượng lang thang, cơ nhỡ, ăn xin, đeo bám khách hoặc tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến đối tượng người lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở quản lý trên nền tảng dữ liệu và xác thực qua hệ thống định danh của Cục C06; nghiên cứu ứng dụng các mẫu điện tử để ghi nhận, thống kê các nội dung liên quan đến thông tin, tình trạng người lang thang, xin ăn tạo thuận lợi thực hiện đề án phù hợp định hướng chuyển đổi số, thay đổi phương pháp quản lý.
- Phối hợp thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động, ngăn ngừa, xử lý các đối tượng lang thang, ăn xin, đeo bám khách; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tại các điểm dịch vụ công cộng, khu du lịch, các danh lam thắng cảnh.
d) Tăng cường thực hiện lồng ghép các chính sách an sinh xã hội, dạy nghề, tạo việc làm và huy động sự tham gia của cộng đồng trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội
- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội; quan tâm hỗ trợ thường xuyên, đột xuất đối với những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em mồ côi, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần; tổ chức thực hiện thăm hỏi tặng quà động viên kịp thời trong các dịp lễ, tết.
- Thực hiện các chính sách trợ giúp, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người bị bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật để giúp các em ổn định cuộc sống tại gia đình; ngăn ngừa tình trạng đi lang thang; tích cực vận động những đối tượng trong độ tuổi lao động, tại địa phương tham gia các lớp đào tạo nghề, tạo việc làm để ổn định cuộc sống.
- Khuyến khích các tổ chức nhân đạo, từ thiện hỗ trợ tại cộng đồng cho những người, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, giúp họ khắc phục khó khăn để không phải lang thang kiếm sống.
6. Cơ sở vật chất và nhân sự thực hiện
a) Thành lập tổ làm công tác kiêm nhiệm việc tập trung, giải quyết người lang thang xin ăn cấp xã, thành phần gồm: Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Dân quân, đại diện tổ chức đoàn thể... để thực hiện công tác tập trung người lang thang, xin ăn đưa đến Trung tâm theo quy định.
b) Giao Trung tâm đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí nhân sự đảm bảo thực hiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phục vụ các nhóm đối tượng lang thang trong thời gian quản lý tập trung đạt hiệu quả; đảm bảo nhân sự phối hợp tốt công tác tiếp nhận người lang thang từ các đơn vị, địa phương chuyển đến kể cả ngày nghỉ và những ngày lễ, tết.
1. Kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý cho các đơn vị. Các nội dung chi và mức chi thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao các đơn vị, địa phương thực hiện Đề án rà soát, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, cơ quan chức năng tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án trên phạm vi toàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết, định kỳ, đột xuất liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đề án theo định kỳ và đột xuất (nếu có yêu cầu).
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác lồng ghép các chính sách an sinh xã hội, dạy nghề, tạo việc làm và huy động sự tham gia của cộng đồng trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp đến các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Phối hợp Sở Ngoại vụ, các đơn vị liên quan và Lãnh sự quán các nước tổ chức đưa người lang thang, xin ăn là người nước ngoài về nước.
d) Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí thực hiện Đề án hàng năm đảm bảo thực hiện Đề án đạt hiệu quả, đúng quy định.
- Tiếp nhận, quản lý đối tượng theo đúng quy định; thực hiện phân loại, xác minh và giải quyết tái hòa nhập cho đối tượng theo các giải pháp Đề án đã đề ra; bố trí kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, tổ chức công tác hậu cần phục vụ đối tượng; xây dựng nội quy, thời gian biểu cho đối tượng sinh hoạt đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Phối hợp Công an địa phương làm công tác bảo vệ an ninh trật tự khi quản lý đối tượng; xác minh nhân thân đối tượng khi có thông tin liên quan. Phối hợp các địa phương nơi cư trú của người lang thang, xin ăn để hỗ trợ chuyển giao số đối tượng về đoàn tụ gia đình, ổn định cuộc sống tại địa phương.
- Phối hợp cơ quan y tế tổ chức khám sàng lọc và điều trị bệnh cho các trường hợp đối tượng lang thang khi có nhu cầu; phân loại và cách ly các trường hợp bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như: HIV/AIDS, viêm gan, lao...
- Tổ chức thực hiện tham vấn, tư vấn, giáo dục nâng cao nhận thức cho các đối tượng đang quản lý tại Trung tâm để họ hiểu biết các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó có nhận thức đúng, không lang thang, xin ăn, chủ động tham gia lao động sản xuất để có thu nhập ổn định cuộc sống tại địa phương nơi cư trú.
a) Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố chủ động phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập trung, xử lý người lang thang, xin ăn tại địa phương; tăng cường triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đảm bảo hỗ trợ người dân thuận tiện trong việc xác minh thông tin liên quan đến nhân thân người lang thang.
b) Chỉ đạo Công an cấp huyện tăng cường công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự, đặc biệt là việc kiểm tra, quản lý nhân khẩu, kiểm tra về cư trú đối với các nhà trọ, nhà nghỉ có người xin ăn cư trú; xử lý nghiêm các nhà nghỉ, nhà trọ cho tạm trú, lưu trú mà không có giấy tờ tùy thân, không khai báo lưu trú theo quy định nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp phối hợp giải quyết không để phát sinh tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn.
c) Kiểm tra rà soát các nhân khẩu không có giấy tùy thân, không rõ nhân thân để xác minh, thu thập thông tin cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Quá trình kiểm tra chú trọng rà soát, phát hiện các đối tượng, băng nhóm tổ chức “chăn dắt”, xúi giục, thuê mướn trẻ em, người khuyết tật hoặc người cao tuổi đi xin ăn nhằm trục lợi để xử lý theo quy định pháp luật.
d) Tăng cường phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm như nhà ga, bến xe, các chợ, các tuyến đường có nhiều quán ăn, điểm tham quan du lịch nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng lang thang, cơ nhỡ, ăn xin, đeo bám khách hoặc tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật.
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến đối tượng người lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở quản lý trên nền tảng dữ liệu và xác thực qua hệ thống định danh của Cục C06; nghiên cứu ứng dụng các mẫu điện tử để ghi nhận, thống kê các nội dung liên quan đến thông tin, tình trạng người lang thang, xin ăn tạo thuận lợi thực hiện đề án phù hợp định hướng chuyển đổi số, thay đổi phương pháp quản lý.
e) Phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục bàn giao đối tượng là người nước ngoài lang thang, cư trú trái phép tại tỉnh Đồng Nai về nước theo quy định.
g) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác kiểm tra, xét nghiệm các đối tượng lang thang có dấu hiệu sử dụng ma túy, các chất gây nghiện trước khi bàn giao đến Trung tâm Công tác xã hội tỉnh; giao Công an thành phố Biên Hòa chỉ đạo Công an phường Tân Hiệp kịp thời hỗ trợ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh giải quyết các vụ việc liên quan đến các đối tượng gây rối, mất an ninh trật tự xảy ra tại Trung tâm.
h) Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, xử lý kịp thời các đối tượng lang thang, ăn xin, đeo bám khách; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, các điểm dịch vụ công cộng, khu du lịch, các danh lam thắng cảnh.
a) Tiếp nhận thông tin liên quan đến người nước ngoài lang thang, xin ăn từ các cơ quan, đơn vị; tổng hợp trao đổi thông tin với cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam có công dân lang thang, xin ăn để xác minh nhân thân lai lịch, cử đại diện phối hợp các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai thống nhất thời gian, địa điểm và tiến hành bàn giao, đưa những người lang thang, xin ăn về nước an toàn, đúng quy định.
b) Hỗ trợ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh trong việc phiên dịch, khai thác thông tin các đối tượng là công dân nước ngoài đồng thời phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập các thủ tục đưa người nước ngoài hồi hương theo quy định.
Căn cứ nhiệm vụ được giao các đơn vị thực hiện Đề án rà soát, xây dựng kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính. Tùy theo tình hình cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách.
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở y tế hỗ trợ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh khám phân loại sức khỏe cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người lang thang, xin ăn (khi có yêu cầu).
b) Chỉ đạo các cơ sở y tế, tiếp nhận, khám và điều trị cho các đối tượng là người lang thang, xin ăn được các địa phương và cơ quan chức năng chuyển đến.
Phối hợp Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, cấp kinh phí thực hiện Đề án tập trung, giải quyết người lang thang, xin ăn cho các đơn vị thực hiện theo quy định.
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định liên quan đến nhân sự trong Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; tổng hợp, báo cáo đề xuất biên chế viên chức hàng năm của đơn vị theo quy định.
b) Hướng dẫn, vận động chức sắc, người đứng đầu các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh phổ biến đến các tín đồ mục đích, ý nghĩa chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh về tập trung giải quyết người lang thang, xin ăn nhằm giúp người lang thang, xin ăn có cuộc sống bền vững và ổn định. Vận động các tín đồ không cho tiền người lang thang, xin ăn.
Tuyên truyền trong các cơ sở giáo dục, các trường học về chủ trương, nội dung Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; vận động học sinh, sinh viên không cho tiền trực tiếp người lang thang, xin ăn.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện gắn biển cảnh báo ngăn ngừa tình trạng người lang thang, xin ăn; hướng dẫn du khách không cho tiền người lang thang, xin ăn tại các điểm du lịch, đền, chùa, lễ hội, cổng chợ, các giao lộ... gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trật tự, mỹ quan, môi trường đô thị.
b) Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức tại các điểm đến du lịch nhằm phản ánh các hành vi lang thang, xin ăn đến người dân để hiểu, đồng thuận và hưởng ứng chủ trương, chính sách của tỉnh.
c) Tổ chức vận động cơ sở kinh doanh ăn, uống, vui chơi giải trí, các địa điểm du lịch, đền, chùa... cam kết không để đối tượng lang thang, bán hàng rong hoặc xin ăn trong khuôn viên, địa bàn đơn vị kinh doanh, quản lý.
10. Sở Thông tin và Truyền Thông
a) Phối hợp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh trong các cuộc họp giao ban báo chí tuyên truyền về Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu ứng dụng các mẫu điện tử để ghi nhận, thống kê các nội dung liên quan đến thông tin, tình trạng người lang thang, xin ăn tạo thuận lợi thực hiện đề án phù hợp định hướng chuyển đổi số, thay đổi phương pháp quản lý.
Phối hợp các sở, ban, ngành hướng dẫn các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai các nội dung công tác tuyên truyền chủ trương của tỉnh việc thực hiện tập trung giải quyết người lang thang, xin ăn. Phối hợp hỗ trợ tư vấn trợ giúp pháp lý cho đối tượng là người lang thang, xin ăn (thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý) khi có nhu cầu.
Chỉ đạo và hướng dẫn Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã cử lực lượng dân quân, phối hợp hỗ trợ các ngành chức năng của địa phương trong việc thực hiện kế hoạch tập trung người lang thang, xin ăn.
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình giải quyết tập trung đối tượng lang thang, xin ăn là người dân tộc.
14. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai
a) Xây dựng chương trình tuyên truyền thường kỳ; phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền về chủ trương tập trung người lang thang, xin ăn của tỉnh, tạo sự ủng hộ đồng thuận trong nhân dân hưởng ứng chủ trương của tỉnh.
b) Tuyên truyền để người dân hiểu, mục đích ý nghĩa của chủ trương giải quyết vấn đề lang thang, xin ăn của tỉnh là hỗ trợ lâu dài, bền vững đối với bản thân người lang thang, xin ăn, nhằm giúp ổn định cuộc sống, đảm bảo nhân quyền và mang tính nhân văn cao.
c) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm thân nhân cho các đối tượng lang thang, xin ăn.
a) Đẩy mạnh công tác vận động các tổ chức hội, đoàn viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của tỉnh về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân nhằm ngăn chặn các tệ nạn và tập trung, giải quyết người lang thang, xin ăn; thông qua các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị góp phần hỗ trợ các đối tượng, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; gắn mục tiêu giải quyết người lang thang, xin ăn tại địa bàn khu dân cư với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng ấp, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa của tỉnh.
b) Vận động người dân phát hiện người lang thang, xin ăn trên địa bàn báo cho ngành chức năng tập trung giải quyết và không cho tiền người lang thang, xin ăn thể hiện nhân đạo bằng cách ủng hộ trực tiếp các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc các tổ chức, đơn vị có chức năng làm công tác từ thiện - xã hội để hỗ trợ các đối tượng xã hội.
c) Tăng cường tổ chức các hoạt động từ thiện phối hợp giữa các Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ... nhận hỗ trợ đỡ đầu cho các trẻ em lang thang, giúp đỡ cho gia đình có người yếu thế đặc biệt khó khăn.
d) Thường xuyên tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát công tác tuyên truyền, tập trung, xử lý, giải quyết người lang thang xin ăn tại các địa phương.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Công an cùng cấp và các phòng, ban liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch tập trung người lang thang, xin ăn có hiệu quả tại địa phương.
b) Chỉ đạo Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã (Công an cấp xã): Tăng cường công tác quản lý nhân khẩu; tuyên truyền các chủ nhà trọ, nhà nghỉ chấp hành nghiêm các quy định của Luật Cư trú. Đối với các nhân khẩu không có giấy tờ tùy thân, không rõ nhân thân; chủ nhà trọ, nhà nghỉ chủ động liên hệ Công an cấp xã để được hướng dẫn thu thập thông tin cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Rà soát, nắm thông tin đối với những người thường xuyên tập trung tại các khu vực công viên, chợ, các tụ điểm công cộng chờ nhận quà, đồ ăn, tiền... để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, xử lý.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng, ban liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là công tác tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của cấp xã nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và người dân trong việc giải quyết tình trạng người lang thang, xin ăn; mục đích, ý nghĩa, tính nhân văn của việc tập trung, trợ giúp đối tượng. Tổ chức thực hiện công tác tập trung, xử lý, giải quyết người lang thang, xin ăn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác phối hợp trong việc tập trung, giải quyết người lang thang, xin ăn giữa các địa phương.
d) Chỉ đạo Công an cấp huyện và các phòng, ban liên quan phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã trong các đợt cao điểm thực hiện tập trung người lang thang, xin ăn; phối hợp cơ sở y tế cấp cứu và điều trị ổn định cho các đối tượng lang thang, xin ăn có sức khỏe nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng trước khi bàn giao đối tượng đến Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
đ) Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện gắn biển tuyên truyền ngăn ngừa tình trạng người lang thang, xin ăn; khuyến cáo du khách không cho tiền người lang thang, xin ăn tại các điểm du lịch, đền, chùa, lễ hội, cổng chợ, các giao lộ... gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trật tự, mỹ quan, môi trường đô thị.
e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai, thực hiện tốt kế hoạch tập trung người lang thang, xin ăn tại địa phương; thành lập tổ công tác kiêm nhiệm việc tập trung, giải quyết người lang thang xin ăn cấp xã; thường xuyên tổ chức kiểm tra các khu vực trọng điểm, thực hiện tập trung người lang thang không có nơi cư trú ổn định, người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh đưa vào Trung tâm Công tác xã hội để lập hồ sơ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ các đối tượng đoàn tụ gia đình ổn định cuộc sống tại cộng đồng theo quy định.
g) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nâng cao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý người lang thang, xin ăn có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương từ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh trở về; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng ổn định cuộc sống, cam kết không tái lang thang, xin ăn; giáo dục và có biện pháp xử lý những trường hợp người lang thang, xin ăn tái phạm nhiều lần; giáo dục tư tưởng cho đối tượng lang thang, xin ăn, để họ hiểu biết chủ trương của tỉnh, của địa phương từ đó có nhận thức đúng không đi lang thang, xin ăn; tham gia lao động sản xuất để có thu nhập ổn định, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp và giữ vững an ninh trật tự.
Trên đây là Đề án tập trung, giải quyết người lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp) để xem xét, chỉ đạo./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
V/v ghi nhận tình trạng người lang thang, xin ăn tập trung vào Trung tâm Công tác xã hội
(Kèm theo Quyết định số: 2212/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Hôm nay, vào lúc …………..giờ…………...ngày………..…. tháng ……….….năm 202……
Tại ……………………………………………………………………………………………………
I. Thành phần gồm:
1. Đại diện UBND xã/phường/thị trấn: ………………………………………………………….
- Ông/bà ……………………………………..…….Chức vụ: ……………………………………
2 Đại diện Công an xã/phường/thị trấn: …………………………………………………………
- Ông/bà ……………………………………………Chức vụ: ……………………………………
3. Đại diện đơn vị: …………………………………………………………………………………
- Ông/bà ……………………………………………Chức vụ: ……………………………………
II. Nội dung ghi nhận tình trạng người lang thang, xin ăn tập trung vào Trung tâm Công tác xã hội như sau:
1. Thông tin đối tượng:
- Họ và tên: ………………………………………..................................Giới tính: Nam □ Nữ □
- Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………CMND/CCCD số: ………………
- Dân tộc: …………………………………Trình độ học vấn: …………………………………..
- Địa chỉ nơi cư trú: ………………………………………………………………………………..
- Số người đi theo: …………………….người (kèm danh sách)
2. Hành vi của đối tượng:
- Sống lang thang không nơi cư trú □
- Xin ăn tại các giao lộ, cổng chùa, nơi công cộng □
- Tâm thần, lang thang không kiểm soát được hành vi □
- Trẻ em lang thang có hành vi, vi phạm pháp luật □
- Người lang thang, bán hàng rong để xin ăn □
- Người dẫn, dắt người yếu thế đi lang thang, xin ăn □
3. Phân loại theo nhóm đối tượng:
Trẻ em dưới 16 tuổi □
Người cao tuổi □
Người khuyết tật □
Người tâm thần □
Người trong độ tuổi lao động □
Người nước ngoài □
Tình trạng sức khỏe (ghi rõ) ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
4. Tài sản, vật dụng, giấy tờ của người lang thang gồm có:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
III. Kết luận và đề nghị xử lý:
…………………………..........................................................................................................
..............................................................................................................................................
Đề nghị đưa đối tượng vào tập trung, quản lý tạm thời tại Trung tâm Công tác xã hội để xử lý, giải quyết theo quy định của Đề án …………………………………………………………
Biên bản lập xong lúc:………… giờ: ............... cùng ngày, đã đọc cho tất cả mọi người tham dự cùng nghe, đồng thống nhất ký tên dưới đây./.
Người lang thang | Đại diện Công an | Người ghi biên bản |
UBND HUYỆN/THÀNH PHỐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÀN GIAO NGƯỜI LANG THANG, XIN ĂN TẬP TRUNG VÀO TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số: 2212/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Hôm nay, vào lúc ………giờ…….. , ngày …………..tháng ……………năm…………….. ,
Tại……………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
1. Đại diện bên giao:
- Ông/bà: ……………………………………………………………………………………………
Đơn vị: …………………………………………...Chức vụ: ………………………………………
- Ông/bà: …………………………………………………………………………………………….
Đơn vị: ……………………………………………Chức vụ: ………………………………………
2. Đại diện bên nhận:
- Ông/bà: …………………………………………………………………………………………….
Đơn vị: ……………………………………………Chức vụ: ………………………………………
- Ông/bà: …………………………………………………………………………………………….
Đơn vị: ……………………………………………Chức vụ: ………………………………………
3. Nội dung, đối tượng bàn giao:
- Họ và tên (đối tượng): ……………………………………………..……….Năm sinh: ……..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
- Lý do bàn giao: …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Tình trạng sức khỏe (ghi rõ): …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Vật dụng, tài sản kèm theo (nếu có): …………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Biên bản kết thúc vào lúc....giờ..., ngày ……tháng ……..năm ………../.
BÊN GIAO | BÊN NHẬN |
UBND HUYỆN/THÀNH PHỐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
NGƯỜI LANG THANG, XIN ĂN BÀN GIAO CHO TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 2212/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Họ và tên | Năm sinh | Địa chỉ | Là đối tượng | Tình trạng sức khỏe | Ghi chú | ||||||||
Nam | Nữ | Lang thang | Xin ăn | Trẻ em | Người cao tuổi | Người khuyết tật | Người tâm thần | Người nước ngoài | Còn khả năng lao động | |||||
01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ………., ngày .…tháng ....năm ……. |
- 1Quyết định 117/QĐ-BCĐ năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Quyết định 75/2016/QĐ-UBND Quy định việc tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người là nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa
- 3Quyết định 4272/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 10/2021/QĐ-UBND sửa đổi quy định việc tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người là nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa kèm theo Quyết định 75/2016/QĐ-UBND
Quyết định 2212/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án tập trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 2212/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Sơn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/09/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực