Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2206/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 22 tháng 10 năm 2008 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục công việc và thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp, bao gồm:
Danh mục công việc:
1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài;
2. Cha, mẹ nhận con có yếu tố nước ngoài;
3. Cấp phiếu lý lịch tư pháp;
4. Xác nhận quốc tịch Việt Nam;
5. Xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
6. Nhập quốc tịch Việt Nam;
7. Thôi quốc tịch Việt Nam;
8. Trả lại quốc tịch Việt Nam;
9. Xác nhận nguồn gốc Việt Nam;
10. Đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài;
11. Cấp giấy xác nhận ghi chú kết hôn;
12. Cấp bản sao từ sổ bộ gốc;
13. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch;
14. Cấp lại bản chính giấy khai sinh.
Thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí, lệ phí để giải quyết các công việc thực hiện theo phụ lục đính kèm Quyết định này.
Điều 2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:
1. Bố trí cán bộ, công chức đúng chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
2. Ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí (nếu có) và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nêu ở Điều 1 Quyết định này.
4. Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư Pháp.
5. Thông tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về hoạt động của cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp.
6. Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành bổ sung danh mục các công việc sẽ được giải quyết theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp khi đủ điều kiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Quyết định số 2206 /QĐ-UBND ngày 22 /10 /2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài.
a) Hồ sơ lập thành 02 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
Đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).
- Giấy xác nhận chưa quá 6 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ) của cơ quan có thẩm quyền về hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
- Giấy xác nhận chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình do tổ chức chuyên khoa tâm thần Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên hoặc do tổ chức chuyên khoa về tâm thần của nước ngoài nơi người đó thường trú xác nhận.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
- Thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
- Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được cơ quan Lãnh sự quán hoặc ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa (nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt Nam có công chứng theo quy định).
Đối với công dân Việt Nam:
- Đơn xin đăng ký kết hôn (theo mẫu) có xác nhận độc thân, hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
- Giấy xác nhận chưa quá 06 tháng (tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình) của tổ chức chuyên khoa tâm thần từ cấp tỉnh trở lên.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân.
- Bản sao Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn.
- Ngoài các giấy tờ nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
- Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên kết hôn phải có mặt, trong trường hợp có lý do chính đáng mà một bên không có mặt được thì phải có ủy quyền bằng văn bản cho bên kia đến nộp hồ sơ.
b) Thời gian giải quyết:
- Không chuyển công an xác minh: 24 ngày.
- Chuyển công an xác minh: 37 ngày.
c) Lệ phí: 1.000.000đồng (một triệu đồng).
2. Cha, mẹ nhận con có yếu tố nước ngoài.
a) Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu nhận cha, mẹ, con (theo mẫu).
- Bản sao Giấy CMND, hộ chiếu (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con, của người nhận là cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ.
- Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.
- Bản sao Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú trong nước); thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) của người được nhận là cha, mẹ, con.
b) Thời gian giải quyết: 27 ngày.
c) Lệ phí: 1.000.000đồng (một triệu đồng).
a) Hồ sơ lập thành 02 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- CMND và hộ khẩu thường trú.
- Đối với người nước ngoài phải có hộ chiếu và giấy xác nhận tạm trú tại Việt Nam.
- Trong trường hợp không thể trực tiếp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, thì có thể có Giấy ủy quyền hợp pháp cho người khác đến làm thay.
- Bản sao các giấy tờ nêu trên trong trường hợp không có chứng thực thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Đối với các trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu và Giấy xác nhận tạm trú tại Việt Nam (nếu là người nước ngoài); Giấy xác nhận thường trú trước khi xuất cảnh (nếu là người Việt Nam định cư ơ nước ngoài).
b) Thời gian giải quyết:
- Cư trú trong tỉnh: 17 ngày.
- Cư trú ngoài tỉnh: 35 ngày.
c) Lệ phí: 100.000đồng (một trăm ngàn đồng).
4. Xác nhận quốc tịch Việt Nam.
a) Hồ sơ lập thành 02 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu cấp chứng nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu do Bộ Tư Pháp quy định). Trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
- Bản sao Giấy CMND hoặc hộ chiếu Việt Nam còn giá trị.
- Nếu không có Giấy CMND hoặc hộ chiếu Việt Nam thì nộp một trong những giấy tờ có giá trị thay thế sau đây:
+ Giấy tờ chứng minh đương sự được nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Giấy tờ chứng minh đương sự được trở lại quốc tịch Việt Nam
+ Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài.
+ Giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan ngoại giao, lãnh sự
Việt Nam cấp.
+ Sổ hộ khẩu.
+ Thẻ cử tri mới nhất.
+ Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; của cha hoặc mẹ.
+ Giấy khai sinh.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
+ Nếu không có những giấy tờ nêu trên thì đương sự tự nộp bản khai danh dự về ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú của bản thân; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú của cha mẹ và nguồn gốc gia đình. Bản khai này phải được ít nhất 02 người biết rõ sự việc làm chứng và có xác nhận của UBND cấp xã nơi đương sự sinh ra.
b) Thời gian giải quyết:
- Trường hợp chưa nhập quốc tịch nước ngoài: 10 ngày.
- Trường hợp đã nhập quốc tịch nước ngoài: 31 ngày.
c) Lệ phí: 500.000đồng (năm trăm ngàn đồng).
5. Xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
a) Hồ sơ lập thành 02 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Người xin cấp giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định; trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp giấy xác nhận mất Quốc tịch Việt Nam.
- Kèm theo đơn xin cấp giấy xác nhận mất Quốc tịch Việt Nam phải có bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam để chứng minh đương sự đã từng có Quốc tịch Việt Nam và một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh đương sự đã mất Quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
+ Giấy tờ chứng minh đương sự được thôi quốc tịch Việt Nam.
+ Giấy tờ chứng minh đương sự bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Giấy tờ chứng minh việc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam do việc tìm thấy cha, mẹ hoặc người giám hộ là công dân nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 19 hoặc do cha mẹ được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật Quốc tịch Việt Nam.
b) Thời gian giải quyết: 15 ngày.
c) Lệ phí: 500.000đồng (năm trăm ngàn đồng).
a) Hồ sơ lập thành 02 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu do Bộ Tư Pháp quy định.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Lý lịch cá nhân theo mẫu của Bộ Tư pháp quy định.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp.
- Giấy xác nhận về thời gian thường trú liên tục ở Việt Nam do UBND cấp xã nơi đương sự thường trú cấp.
- Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do UBND cấp xã nơi đương sự thường trú cấp.
- Bản cam kết về việc bỏ quốc tịch nước ngoài hoặc giấy xác nhận của Cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc đương sự mặc nhiên mất quốc tịch của nước đó trong trường hợp này.
b) Thời gian giải quyết: 100 ngày.
c) Lệ phí: 2.000.000đồng (hai triệu đồng).
a) Hồ sơ: đơn xin thôi quốc tịch và các giấy tờ kèm theo của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ.
Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải có các giấy tờ sau:
+ Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
+ Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này.
+ Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú cấp.
+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
+ Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp.
+ Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.
- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài phải có các giấy tờ sau đây:
+ Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
+ Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này.
+ Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp (trường hợp này, phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phụ trách địa bàn, nơi đương sự thường trú, cấp).
Các trường hợp miễn thủ tục thẩm tra về nhân thân:
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục thẩm tra của cơ quan công an quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Người dưới 14 tuổi.
- Người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.
- Người đã định cư ở nước ngoài trên 15 năm.
- Người đã được xuất cảnh Việt Nam theo diện đoàn tụ gia đình.
b) Thời gian giải quyết: 50 ngày.
c) Lệ phí : 2.000.000đồng (hai triệu đồng).
8. Trở lại quốc tịch Việt Nam.
a) Hồ sơ: đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ. Gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải có:
+ Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
+ Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp.
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.
- Ngoài các giấy tờ nêu trên, đương sự còn phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam.
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
b) Thời gian giải quyết: 50 ngày.
c) Lệ phí: 2.000.000đồng (hai triệu đồng).
9. Xác nhận nguồn gốc Việt Nam.
a) Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Tờ tự thuật về thành phần gia đình.
- Bản sao hộ chiếu, Visa (có chứng chứng thực).
- Ngoài ra còn phải có một trong các giấy tờ sau đây: Khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ cử tri, các giấy tờ khác do Việt Nam dân chủ cộng hoà trước đây cấp hoặc các giấy tờ khác nếu có.
- Trong trường hợp không thể trực tiếp yêu cầu cấp Giấy xác nhận có nguồn gốc Việt Nam, Công dân có thể có Giấy uỷ quyền hợp pháp cho người khác đến làm thay.
b) Thời gian giải quyết: 04 ngày.
c) Miễn thu lệ phí.
10. Đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài.
a) Hồ sơ đăng ký gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đối với đăng ký khai sinh:
+Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu).
+ Giấy chứng sinh.
+ Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu có).
+ Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Hộ khẩu và Giấy CMND của cha hay mẹ thường trú tại Việt Nam .
+ Hộ chiếu, Giấy CMND hay hộ khẩu người đi khai.
Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch.
- Đối với đăng ký lại việc khai sinh:
+ Tờ khai đăng ký lại việc sinh (theo mẫu).
+ Các giấy tờ cần thiết chứng minh việc xin đăng ký lại là đúng.
+ Hộ chiếu, CMND hoặc các giấy tờ hợp lệ thay thế.
Trong trường hợp công dân không thể về nước để trực tiếp đăng ký lại việc sinh, thì có thể uỷ quyền cho thân nhân ở trong nước thực hiện. Văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt có chứng thực (trừ những trường hợp quy định tại khoản 2, điều 10, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 25/12/2005 của Chính phủ).
- Đối với đăng ký khai tử:
+ Tờ khai đăng ký khai tử (theo mẫu) của thân nhân người chết.
+ Giấy báo tử.
+ Trong trường hợp người chết có nghi vấn phải có văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan có thẩm quyền.
+ Nếu chết do dịch bệnh phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền.
+ Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại An Giang của người chết.
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
+ Giấy CMND hoặc Hộ khẩu của người đi khai tử.
b) Thời gian giải quyết: 04 ngày.
c) Lệ phí:
- 50.000đồng/01 bản chính (năm mươi ngàn đồng).
- 5.000đồng/01 bản sao (năm ngàn đồng).
11. Cấp giấy xác nhận ghi chú kết hôn.
a) Hồ sơ lập thành 02 bộ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai ghi chú theo mẫu.
- Hộ chiếu của người nước ngoài.
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của công dân Việt Nam.
- Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.
- Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp thức hóa và dịch sang tiếng Việt có chứng thực.
- Đối với một số nước khi nộp hồ sơ phải có mặt người nước ngoài và phỏng vấn như hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài vì vào thời điểm cấp giấy chứng nhận kết hôn ở nước ngoài không có mặt phụ nữ Việt Nam.
b) Thời gian giải quyết: 04 ngày.
c) Lệ phí: 50.000đồng (năm mươi ngàn đồng).
a) Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu sao lục.
- Giấy CMND, hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
- Các giấy tờ hộ tịch cần sao lục.
b) Thời gian giải quyết: 02 ngày.
c) Lệ phí:
- 5.000đồng/01 bản sao (năm ngàn đồng).
- Cấp giấy xác nhận mất bộ: 10.000đồng/01 trường hợp (mười ngàn đồng).
13. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch.
a) Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai (theo mẫu).
- Hộ khẩu, Giấy CMND hoặc Hộ chiếu.
- Giấy khai sinh.
- Các giấy tờ cá nhân khác có liên quan.
b) Thời gian giải quyết: 04 ngày.
c) Lệ phí: 15.000 đồng/01 trường hợp (mười ngàn năm trăm đồng).
14. Cấp lại bản chính giấy khai sinh.
a) Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai (theo mẫu).
- Giấy khai sinh bản chính cũ (nếu có).
b) Thời gian giải quyết: 04 ngày.
c) Lệ phí: 5.000 đồng/01 bản (năm ngàn đồng).
- 1Quyết định 32/2010/QĐ-UBND về Quy định thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2008 về danh mục và thời gian giải quyết công việc theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2011 về danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Xây dựng do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2009 ban hành danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Xây dựng tỉnh An Giang
- 5Quyết định 15/2013/QĐ-UBND về Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật Quốc tịch Việt Nam 1998
- 4Nghị định 104/1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
- 5Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2008 về danh mục và thời gian giải quyết công việc theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2011 về danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Xây dựng do tỉnh An Giang ban hành
- 7Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2009 ban hành danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Xây dựng tỉnh An Giang
- 8Quyết định 15/2013/QĐ-UBND về Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ
Quyết định 2206/QĐ-UBND năm 2008 về danh mục công việc và thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 2206/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/10/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra