Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2201/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 10 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển:
Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận; thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng; phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Định hướng phát triển các vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, công nghiệp cho một số loại vật nuôi thế mạnh của tỉnh; hình thành ngành sản xuất hàng hóa; sắp xếp lại hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm; hạn chế tình trạng chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung: Phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất và tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, người nông dân, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, gắn với chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020:
+ Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 20-22% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
+ Phát triển tổng đàn vật nuôi chính: Đàn bò đạt 140.000-150.000 con (bò sữa: 40.000-50.000 con; bò thịt: 90.000-100.000 con); đàn trâu 22.000-23.000 con; đàn lợn đạt 500.000-600.000 con; đàn gia cầm đạt 6,5-7,0 triệu con. + Sản lượng: Thịt bò đạt 9.500-10.000 tấn; sữa tươi đạt 150.000-200.000 tấn; thịt trâu đạt khoảng 2.000 tấn; thịt lợn đạt 100.000-110.000 tấn; thịt gia cầm đạt 15.000-16.000 tấn và 250-280 triệu quả trứng.
+ Hình thành những vùng sản xuất giống vật nuôi đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi của tỉnh.
+ Xác định các khu vực khuyến khích chăn nuôi, khu vực hạn chế chăn nuôi và khu vực cấm chăn nuôi.
+ Hình thành 50-55 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
- Đến năm 2030: đàn bò đạt 200.000-210.000 con; đàn trâu đạt 30.000-33.000 con; đàn lợn 850.000-900.000 con; đàn gia cầm 9,5-10 triệu con; nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 28-30% vào năm 2030 trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
3. Nội dung quy hoạch:
a) Phát triển đàn bò sữa:
- Phát triển nhanh đàn bò sữa chất lượng cao, duy trì tốc độ tăng đàn bình quân từ 20-25%/năm; nâng tỷ lệ bò sữa Holstein Friesian (HF) thuần đạt 95% thông qua biện pháp sử dụng tinh phân giới tính; ưu tiên phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp, trang trại tại 42 xã và vùng ven của 09 phường, thị trấn tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.
- Mỗi địa phương hình thành 01-02 điểm cung ứng tinh, vật tư và thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo bò sữa; hình thành từ 01-02 cơ sở sản xuất giống bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà để cung ứng con giống chất lượng tốt cho người chăn nuôi trong tỉnh và các địa phương lân cận. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 40.000-50.000 con, sản lượng sữa tươi đạt 150.000-200.000 tấn.
b) Phát triển đàn bò thịt:
- Phát triển nhanh đàn bò thịt, ưu tiên phát triển đàn bò thịt lai cao sản, gồm các giống: Red Angus, Droughmaster và BBB; duy trì tốc độ tăng đàn bình quân khoảng 10%/năm; nâng tỷ lệ đàn bò lai (bò lai Zêbu, bò lai cao sản) đạt 75% tổng đàn; phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản theo quy mô trang trại tại 69 xã và vùng ven của 05 thị trấn tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc.
- Mỗi địa phương hình thành 01-02 điểm cung ứng tinh, vật tư và thực hiện công tác tinh nhân tạo bò thịt; hình thành từ 02-03 cơ sở sản xuất giống bò thịt cao sản trên địa bàn huyện Di Linh, Đức Trọng, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để cung ứng con giống chất lượng tốt cho người chăn nuôi trong tỉnh. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 90.000-100.000 con, sản lượng thịt đạt 9.500-10.000 tấn
c) Phát triển đàn lợn:
- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi lợn từ quy mô hộ gia đình sang quy mô trang trại, công nghiệp đạt trên 55% tổng đàn; phát triển đàn lợn hướng nạc giống ngoại: Yorkshire, Landrace, Duroc,... Đồng thời, duy trì đàn lợn bản địa có chất lượng cao, phát triển các mô hình chăn nuôi lợn bản địa theo quy mô trang trại; duy trì tốc độ tăng đàn bình quân khoảng 8,5%/năm; nâng tỷ lệ đàn lợn ngoại và lai ngoại đạt từ 80-85% tổng đàn; phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại 67 xã và vùng ven của 07 phường, thị trấn tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc;
- Nâng cấp các trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản hiện có, khuyến khích hình thành các cơ sở chuyên sản xuất giống lợn ngoại thương phẩm ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và các cơ sở lưu giữ, nhân giống lợn bản địa tại các huyện: Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh và Bảo Lâm. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 500.000-600.000 con, sản lượng thịt đạt 100.000-110.000 tấn.
d) Phát triển đàn gia cầm:
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm từ quy mô hộ gia đình, phân tán, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, công nghiệp đạt trên 45% tổng đàn; không khuyến khích phát triển đàn thủy cầm; ưu tiên phát triển đàn gà chuyên trứng giống: Isa Brown, Leghorn, gà Ai Cập..., đàn gà chuyên thịt giống: Hubbard, Tam Hoàng, Lương Phượng,...; duy trì cơ cấu đàn: gà 65%, thủy cầm 23%, chim cút 12%; tốc độ tăng đàn bình quân khoảng 7,0%/năm; ưu tiên phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung tại 71 xã của các huyện: Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; đối với gà lông màu quy mô nhỏ thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn còn lại (trừ thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương); đối với đàn thủy cầm phát triển một số mô hình chăn nuôi bán thâm canh tại các huyện: Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
- Nâng cấp và đầu tư 03-04 cơ sở sản xuất giống gia cầm; 02-03 lò ấp trứng gia cầm trên địa bàn các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc. Đến năm 2020, tổng đàn đạt 6,5-7,0 triệu con, sản lượng thịt đạt 15.000-16.000 tấn và 250-280 triệu quả trứng.
(Chi tiết theo các Phụ lục: I, II, III, IV, V đính kèm).
đ) Quy hoạch khu vực chăn nuôi; khu vực thu hút đầu tư chăn nuôi tập trung và vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Quy hoạch khu vực chăn nuôi:
+ Khu vực cấm chăn nuôi dưới mọi hình thức (gồm: diện tích đất các khu, cụm công nghiệp; đất được quy hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất đô thị, đất ở dân cư tập trung; đất quy hoạch trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng; đất quốc phòng; đất dành cho các công trình thủy lợi, khu du lịch; đất khai thác khoáng sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cảnh quan; khu vực đầu nguồn có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt): diện tích khoảng 87.769 ha, chiếm 9% diện tích tự nhiên.
+ Khu vực hạn chế chăn nuôi, cho phép tồn tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, hạn chế phát triển đàn, không cấp phép mới đối với trang trại chăn nuôi và hướng đến không chăn nuôi tại những khu vực này (gồm: diện tích đất các khu dân cư không tập trung; vùng có khoảng cách không đảm bảo để phát triển trang trại chăn nuôi; vùng đã có quy hoạch khác ngoài nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố sau khi đã trừ đi diện tích các khu vực cấm chăn nuôi và khuyến khích chăn nuôi): diện tích khoảng 767.915 ha, chiếm 78,6% diện tích tự nhiên.
+ Khu vực khuyến khích chăn nuôi, ưu tiên phát triển chăn nuôi tập trung và thu hút các doanh nghiệp đầu tư các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp (gồm: diện tích đất sản xuất nông nghiệp không quy hoạch các loại cây trồng chính, cây trồng chủ lực của tỉnh; diện tích một số cây trồng kém hiệu quả): diện tích khoảng 121.670 ha, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên.
- Quy hoạch các điểm thu hút đầu tư chăn nuôi tập trung với tổng diện tích khoảng 7.906 ha tại 39 xã và vùng ven của thị trấn tại các huyện: Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
- Quy hoạch vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi:
+ Phát triển diện tích trồng cây thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò sữa và bò thịt với tổng diện tích 6.500 - 7.000 ha tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc; cung cấp sản lượng thức ăn xanh khoảng 1,5-2,0 triệu tấn.
+ Phát triển diện tích ngô và một số loại cây có hạt theo quy hoạch đã được phê duyệt để cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm.
+ Thu hút đầu tư xây dựng 01-02 nhà máy chế biến thức ăn gia súc, công suất 80.000-100.000 tấn/năm trên địa bàn huyện Đức Trọng hoặc Đơn Dương và 01-02 nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò sữa, bò thịt chất lượng cao trên địa bàn huyện Lâm Hà hoặc Đức Trọng.
e) Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:
- Di dời các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm trong khu dân cư, không đảm bảo kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường về các điểm quy hoạch giết mổ tập trung.
- Khuyến khích nâng cấp các cơ sở giết mổ hiện có để đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường.
- Hình thành các cơ sở giết mổ tập trung có công nghệ đồng bộ, hiện đại, hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 50 - 55 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các phường xã, thị trấn hoặc liên phường xã, thị trấn của các huyện, thành phố.
(Chi tiết theo các Phụ lục: VI, VII, VIII đính kèm).
4. Các dự án ưu tiên đầu tư: Gồm 08 dự án ưu tiên.
(Chi tiết theo Phụ lục IX đính kèm).
5. Vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn khoảng 10.500 tỷ đồng (mười ngàn năm trăm tỷ đồng); bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước: 215 tỷ đồng, chiếm 2,04%.
- Vốn đầu tư của nhân dân, các thành phần kinh tế: 6.750 tỷ đồng, chiếm 64,29%.
- Vốn tín dụng: 3.535 tỷ đồng, chiếm 33,67%.
(Chi tiết theo Phụ lục X đính kèm).
6. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo, tinh phân giới tính để cải tạo tầm vóc, chất lượng đàn bò; lai tạo các giống lợn lai từ 2-3-4 máu vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn.
- Lựa chọn, nhập nội các giống gà có năng suất, chất lượng thịt, trứng cao và phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương.
- Áp dụng hệ thống chuồng trại tiên tiến hiện đại: có hệ thống làm lạnh, hệ thống cung cấp thức ăn tự động, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi.
- Ưu tiên đầu tư các hệ thống giết mổ theo dây chuyền hiện đại, tự động hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khuyến khích chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ nhằm đáp ứng đủ cho yêu cầu phát triển chăn nuôi đại gia súc; xây dựng các mô hình trồng cỏ chất lượng cao, cơ cấu hợp lý để nâng cao chất lượng thức ăn. Khảo nghiệm, thử nghiệm các giống cỏ mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất, hạn chế nhập khẩu cỏ. Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân về kỹ thuật trồng các giống cỏ chất lượng cao.
- Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm.
b) Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư:
- Thực hiện có hiệu quả Đề án chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 tại quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp tại các điểm thu hút đầu tư và khu vực khuyến khích chăn nuôi, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh thú y, môi trường, nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững, chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi tập trung; đồng thời, nghiên cứu, thử nghiệm mô hình bảo hiểm chăn nuôi.
- Bố trí vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn khác để thực hiện việc nâng cao chất lượng giống vật nuôi, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ phát triển nông hộ gắn với thị trường, hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung,..
- Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, công trình thủy lợi đầu mối tại các vị trí quy hoạch nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi.
c) Về cơ chế chính sách:
- Thực hiện việc di dời các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trong khu vực cấm chăn nuôi và khu vực đông dân cư đến khu vực khuyến khích chăn nuôi và các điểm quy hoạch giết mổ tập trung theo lộ trình; trong quá trình thực hiện, chủ động vận dụng các chính sách hỗ trợ thất nghiệp, ổn định cuộc sống khi ngưng sản xuất; khoanh nợ và hỗ trợ lãi suất, giảm thuế; hỗ trợ đào tạo nghề,... cho các đối tượng phải di dời.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với công nhân làm việc tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức thú y viên cơ sở và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch bệnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
c) Thường xuyên kiểm tra và giám sát; định kỳ 6 tháng, hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch theo mục tiêu đề ra.
3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thi hành Quyết định từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
TT | Hạng mục | Hiện trạng năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tăng trưởng BQ/năm (%) |
I | Tổng đàn (con) |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trâu | 16.803 | 17.937 | 19.157 | 20.469 | 21.881 | 23.401 | 6,8 |
2 | Bò | 80.507,0 | 89.620,0 | 101.775,0 | 114.398,0 | 130.291,0 | 150.000,0 | 13,3 |
a | Bò thịt | 63.276 | 68.000 | 75.000 | 82.000 | 90.000 | 100.000 | 10,1 |
b | Bò sữa | 17.231 | 21.619 | 26.775 | 32.397 | 40.292 | 50.000 | 24,7 |
3 | Lợn | 395.451 | 429.465 | 466.564 | 507.043 | 551.222 | 600.000 | 8,7 |
4 | Ngựa | 762,5 | 876,8 | 1.008,3 | 1.159,6 | 1.333,5 | 1.534 | 15,0 |
5 | Dê | 8.555 | 9.154 | 9.795 | 10.480 | 11.214 | 12.000 | 7,0 |
6 | Gia cầm, thủy cầm (1.000 con) | 4.839 | 5.167 | 5.522 | 5.907 | 6.325 | 6.779 | 7,0 |
a | Gà | 3.149 | 3.356 | 3.582 | 3.828 | 4.097 | 4.392 | 6,9 |
b | Vịt, ngan ngỗng | 906 | 1.016 | 1.135 | 1.263 | 1.401 | 1.549 | 11,3 |
c | Chim cút | 784 | 794 | 805 | 816 | 827 | 838 | 1,3 |
II | Sản lượng (Tấn) |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thịt trâu | 1.407,8 | 1.518,1 | 1.621,9 | 1.732,3 | 1.851,1 | 1.979,0 | 7,0 |
2 | Thịt bò | 5.315,0 | 5.743,0 | 6.667,0 | 7.373,0 | 8.432,0 | 9.735,0 | 12,9 |
3 | Thịt lợn | 72.167,9 | 78.226,7 | 84.753,0 | 91.925,7 | 99.663,5 | 108.573,4 | 8,5 |
4 | Thịt gia cầm, thủy cầm | 13.832,8 | 14.775,4 | 15.795,4 | 16.900,5 | 18.099,8 | 19.403,3 | 7,0 |
5 | Trứng (1.000 quả) | 199.594,3 | 213.136,5 | 227.789,4 | 243.666,8 | 260.897,2 | 279.626,0 | 7,0 |
6 | Sữa tươi | 60.502,0 | 77.961,0 | 101.013,0 | 128.656,0 | 160.007,0 | 200.022,0 | 27,0 |
VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
STT | Huyện, TP | Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò sữa |
1 | Đơn Dương | Các xã: Tu Tra, Đạ Ròn, Quảng Lập, Lạc Xuân, Ka Đơn, Lạc Lâm, Ka Đô, Próh và vùng ven thị trấn Thạnh Mỹ. |
2 | Đức Trọng | Các xã: Hiệp Thạnh, Bình Thạnh, Hiệp An, N’thôn Hạ, Ninh Gia, Phú Hội, Tân Thành, Tân Hội, Ninh Loan, Đà Loan và vùng ven thị trấn Liên Nghĩa. |
3 | Bảo Lộc | Các xã: Lộc Thanh, Lộc Châu, Đam Bri, Đại Lào, Lộc Nga, Lộc Thanh và vùng ven phường Lộc Sơn, phường 2, Lộc Tiến. |
4 | Lâm Hà | Các xã: Tân Hà, Gia Lâm, Đông Thanh, Nam Hà và vùng ven thị trấn Nam Ban, Đinh Văn. |
5 | Di Linh | Các xã: Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Gia Hiệp, Tam Bố, Tân Châu và vùng ven thị trấn Di Linh. |
6 | Bảo Lâm | Các xã: Lộc Thắng, Lộc Ngãi, Lộc Quảng, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc, Lộc An, Lộc Phú, Lộc Tân và các tiểu khu 441, 446 thị trấn Lộc Thắng |
Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.
VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
STT | Huyện, TP | Quy hoạch vùng phát triển chăn bò thịt |
1 | Đà Lạt | Không khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt |
2 | Bảo Lộc | Các xã: Đại Lào, Lộc Châu, Đam B’ri |
3 | Đam Rông | Các xã: Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’Rông |
4 | Lạc Dương | Không khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt |
5 | Lâm Hà | Các xã: Mê Linh, Đông Thanh, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Thanh, Liên Hà, Đan Phượng |
6 | Đơn Dương | Các xã: Lạc Xuân (vùng nam sông), Tu Tra, Ka Đơn, Đạ Ròn, Ka Đô, Próh và vùng ven thị trấn D’ran |
7 | Đức Trọng | Các xã: Đa Quyn, Ninh Loan, Đà Loan, Tà In, Tà Năng |
8 | Di Linh | Các xã: Tam Bố, Đinh Lạc, Sơn Điền, Liên Đầm, Hòa Bắc, Hòa Nam, Đinh Trang Hòa, Gung Ré, Gia Bắc, Đinh Trang Thượng |
9 | Bảo Lâm | Tất cả các xã và vùng ven thị trấn |
10 | Đạ Huoai | Các xã: Đạ Tồn, Đạ Oai, xã Mađaguôi và vùng ven thị trấn Mađaguôi |
11 | Đạ Tẻh | Các xã: Mỹ Đức, Hương Lâm, Đạ Lây, Đạ Kho, Đạ Pal, và vùng ven thị trấn Đạ Tẻh |
12 | Cát Tiên | Các xã: Đức Phổ, Tư Nghĩa, Mỹ Lâm, Nam Ninh, Phước Cát 1, Phước Cát 2 và vùng ven thị trấn Cát Tiên |
Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.
VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
STT | Huyện, TP | Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi lợn |
1 | Đà Lạt | Tiểu khu 160B xã Tà Nung và tiểu khu 155 xã Xuân Thọ. |
2 | Bảo Lộc | 03 xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào và vùng ven 03 phường B’Lao, Lộc Tiến, Lộc Phát |
3 | Đam Rông | Các xã: Phi Liêng, Đa Knàng, Rô Men, Đạ Sal |
4 | Lạc Dương | Không khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn |
5 | Lâm Hà | Tất cả các xã trong huyện (trừ trung tâm 02 thị trấn Đinh Văn, Nam Ban và xã Tân Hà) |
6 | Đơn Dương | Các xã: Lạc Xuân, Próh, Ka Đô, Đạ Ròn và vùng ven thị trấn Thạnh Mỹ |
7 | Đức Trọng | Các xã: Liên Hiệp, Bình Thạnh, N’Thôn Hạ, Tân Hội, Tân Thành và Ninh Gia (Không quy hoạch chăn nuôi lợn trong khu vực bán kính 1.000 m tính từ ranh giới hành lang sân bay Liên Khương). |
8 | Di Linh | Các xã: Gia Hiệp, Đinh Lạc, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Nam, Đinh Trang Hòa |
9 | Bảo Lâm | Tất cả các xã và các tiểu khu 441, 446 thị trấn Lộc Thắng |
10 | Đạ Huoai | Vùng ven thị trấn Mađaguôi, Đạm Ri và xã Mađaguôi |
11 | Đạ Tẻh | Tất cả các xã (trừ thị trấn Đạ Tẻh) |
12 | Cát Tiên | Các xã: Phước Cát 1, Phước Cát 2 và Gia Viễn |
Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.
VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM, THỦY CẦM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
STT | Huyện, TP | Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia cầm |
1 | Đà Lạt | Không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm |
2 | Bảo Lộc | Các xã: Lộc Thanh, Lộc Nga, Đại Lào và vùng ven phường Lộc Phát, Lộc Tiến |
3 | Đam Rông | Tất cả các xã và vùng ven thị trấn trong huyện |
4 | Lạc Dương | Không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm |
5 | Lâm Hà | Các xã: Phúc Thọ, Đông Thanh, Tân Thanh, Mê Linh, Tân Văn và vùng ven thị trấn Nam Ban, Đinh Văn |
6 | Đơn Dương | Các xã: Ka Đô, Próh, Ka Đơn và vùng ven thị trấn D’ran, Thạnh Mỹ |
7 | Đức Trọng | Các xã: Liên Hiệp, Bình Thạnh, Tân Hội, Tân Thành, Ninh Gia |
8 | Di Linh | Các xã: Gia Hiệp, Gung Ré, Đinh Lạc, Hòa Nam, Tân Châu, Tân Lâm và vùng ven thị trấn Di Linh |
9 | Bảo Lâm | Tất cả các xã và vùng ven thị trấn |
10 | Đạ Huoai | Tất cả các xã và vùng ven thị trấn |
11 | Đạ Tẻh | Tất cả các xã và vùng ven thị trấn |
12 | Cát Tiên | Tất cả các xã và vùng ven thị trấn |
Lưu ý: đối với vùng ven phường, thị trấn không phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp trừ các các điểm thu hút chăn nuôi tập trung được quy định tại Phụ lục VII.
VÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: ha)
STT | Huyện, TP | Diện tích tự nhiên | Quy hoạch | ||
Vùng cấm chăn nuôi | Vùng hạn chế chăn nuôi | Vùng khuyến khích chăn nuôi | |||
1 | Đà Lạt | 39.439,0 | 3.191,0 | 35.201,1 | 1.046,9 |
2 | Bảo Lộc | 23.256,0 | 8.845,0 | 11.971,1 | 2.439,9 |
3 | Đam Rông | 86.090,0 | 6.263,0 | 72.208,8 | 7.618,2 |
4 | Lạc Dương | 130.943,0 | 2.184,0 | 128.759 | 1.587,0 |
5 | Lâm Hà | 93.994,0 | 14.816,0 | 60.022,1 | 19.155,9 |
6 | Đơn Dương | 61.032,0 | 4.746,0 | 51.889,2 | 4.396,8 |
7 | Đức Trọng | 90.180,0 | 15.549,0 | 55.636,0 | 18.995,0 |
8 | Di Linh | 161.464,0 | 9.850,0 | 120.423,1 | 31.190,9 |
9 | Bảo Lâm | 146.351,0 | 13.723,0 | 116.892,3 | 15.735,7 |
10 | Đạ Huoai | 49.529,0 | 4.083,0 | 37.867,2 | 7.578,8 |
11 | Đạ Tẻh | 52.419,0 | 1.668,0 | 43.479,0 | 7.272,0 |
12 | Cát Tiên | 42.657,0 | 2.851,0 | 35.153,4 | 4.652,6 |
Tổng cộng | 977.354,0 | 87.769,0 | 769.915,2 | 121.669,8 | |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 9,0 | 78,6 | 12,4 |
CÁC ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI TẬP TRUNG QUY MÔ TRANG TRẠI, CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
STT | Huyện | Xã, phường, thị trấn | Vị trí (thôn, tiểu khu) | Diện tích (ha) |
1 | Đam Rông | Liêng S’Rônh | 202A | 50 |
Đạ M’Rông | 68 | 51 | ||
2 | Lâm Hà | TT Nam Ban | 270 | 25 |
TT Đinh Văn | 272 | 25 | ||
Xã Tân Thanh | 285+294 | 57 | ||
Xã Đan Phượng | 303 | 39 | ||
Xã Tân Văn | 298 | 80 | ||
Phúc Thọ | 256 | 30 | ||
3 | Đơn Dương | Xã Lạc Xuân | 323B | 20,2 |
Xã Pró | 337 | 20 | ||
Xã Đạ Ròn | NTK 18 | 20,2 | ||
Tu Tra | NTK 14 | 721 | ||
4 | Đức Trọng | Xã Ninh Loan | 366 | 111,9 |
Xã N’Thol Hạ | 298B | 10 | ||
TT.Liên Nghĩa | 298C | 22 | ||
Xã Liên Hiệp | 276 | 50 | ||
Xã Đà Loan | 337A | 26 | ||
362 | 37,9 | |||
361A | 88,3 | |||
367B | 391,6 | |||
Xã Đạ Quyn | 364B | 106,7 | ||
347B | 58 | |||
342B | 23 | |||
346 | 117,5 | |||
355 | 22,7 | |||
345 | 72,6 | |||
356 | 203,2 | |||
359 | 278,5 | |||
358 | 78 | |||
370B | 46 | |||
371 | 171 | |||
Xã Tà Năng | 368 | 621,8 | ||
369 | 363,4 | |||
360A | 104 | |||
361B | 27,6 | |||
354A | 172,2 | |||
5 | Di Linh | Đinh Trang Thượng | 608 | 749,5 |
610 | 887,5 | |||
Gia Hiệp | 646 | 25 | ||
Gung Ré | 650 | 30 | ||
Liên Đầm | 660B | 85 | ||
686A | 18 | |||
652 | 18 | |||
660A | 771 | |||
Hòa Bắc | 690 | 48,4 | ||
711 | 120 | |||
712 | 34 | |||
Gia Bắc | 739+740 | 93,2 | ||
6 | Bảo Lâm | TT Lộc Thắng | 441+446 | 25 |
Lộc Phú | 443 | 25 | ||
7 | Đạ Tẻh | Xã Triệu Hải | Thôn 1A, 3B và 4B | 32,8 |
Xã Quốc Oai | Thôn 3, thôn 4 và thôn 5, | 43,6 | ||
Xã Mỹ Đức (có 03 điểm) | Thôn 5 và thôn 7 (02 điểm) | 49,4 | ||
Xã Quảng Trị | Thôn 7 (TK 563) | 12,4 | ||
Xã Hương Lâm | Thông Hương Thanh (TK551) | 14,2 | ||
Xã Đạ Lây (có 03 điểm) | Thôn Thanh Phước và Lộc Hòa (02 điểm) | 23,4 | ||
Xã An Nhơn | Thôn Tố Loan | 7,5 | ||
Xã Đạ Kho | Thôn 2 | 12,2 | ||
8 | Cát Tiên | Xã Tiên Hoàng | 516B+529 | 50 |
Xã Phước Cát 1 | NTK | 35 | ||
9 | Đạ Huoai | Xã Ma Đa Guôi | TK 587, thôn 4 | 261 |
Xã Hà Lâm | 583A | 29 | ||
Tổng cộng |
|
| 7.906,4 |
CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
STT | Huyện, TP | Vùng quy hoạch | Địa điểm quy hoạch | |
1 | Đà Lạt | Ngô Quyền - Phường 6 | Ngô Quyền | |
Thôn Phát Chi - Xã Xuân Trường | Thôn Phát Chi | |||
Cúp Berbe - Xã Xuân Thọ | Cúp Berbe | |||
Cil Cút- Xã Tà Nung | Cil Cút | |||
2 | Bảo Lộc | Phường 1, Phường 2 và Phường B’Lao | Phường 2 | |
Phường Lộc Phát và Xã Lộc Thanh | Xã Lộc Thanh | |||
Phường Lộc Sơn và Xã Lộc Nga | Phường Lộc Sơn | |||
Phường Lộc Tiến, Xã Lộc Châu, Đại Lào | Xã Lộc Châu | |||
Xã Đam Bri | Xã Đam Bri | |||
3 | Đam Rông | Xã Đạ R’Sal | Xã Đạ R’Sal | |
Xã Đạ Tông, Đạ Long và Đạ M’Rong | Xã Đạ Tông | |||
Xã Đạ K’Nàng và Phi Liêng | Xã Phi Liêng | |||
Xã Rô Men và Liêng S’Roin | Xã Rô Men | |||
4 | Lạc Dương | Thị trấn Lạc Dương | TT Lạc Dương | |
Xã Đa Nhim | Xã Đa Nhim | |||
5 | Đức Trọng | Xã Hiệp Thạnh, Xã Hiệp An và Xã Liên Hiệp | Xã Hiệp Thạnh | |
Xã Bình Thạnh và Xã N’ thôn Hạ | Xã Bình Thạnh | |||
Xã Tân Hội và Xã Tân Thành | Xã Tân Hội | |||
Xã Phú Hội | Xã Phú Hội | |||
Xã Ninh Gia | Xã Ninh Gia | |||
Thị trấn Liên Nghĩa | TT. Liên Nghĩa | |||
Xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Tà In và Đà Quyn | Xã Đà Loan | |||
6 | Lâm Hà | Xã Tân Hà, Đan Phượng và Hoài Đức | Xã Tân Hà | |
Thị trấn Đinh Văn, Xã Đạ Đờn và Tân Văn | TT. Đinh Văn | |||
Thị trấn Nam Ban, Xã Mê Linh và Đông Thanh | TT. Nam Ban | |||
7 | Đơn Dương | Thị trấn Đ’Ran | Thị trấn Đ’Ran | |
Thị trấn Thạnh Mỹ, Xã Đạ Ròn, Quảng Lập và Lạc Lâm | TT. Thạnh Mỹ | |||
Xã Ka Đô và Próh | Xã Ka Đô | |||
Xã Ka Đơn và Tu Tra | Xã Ka Đơn | |||
Xã Lạc Xuân | Xã Lạc Xuân | |||
8 | Di Linh | Thị trấn Di Linh và Tân Châu | Thị trấn Di Linh | |
Xã Tân Nghĩa và Đinh Lạc | Xã Đinh Lạc | |||
Xã Tân Thượng, Đinh Trang Thượng và Tân Lâm | Xã Đinh Trang Thượng | |||
Xã Hòa Ninh, Hòa Trung, Hòa Bắc và Hòa Nam | Xã Hòa Ninh |
| ||
Xã Gia Hiệp và Tam Bố | Xã Gia Hiệp |
| ||
Xã Liên Đầm và xã Đinh Trang Hòa | Xã Liên Đầm |
| ||
Xã Gung Ré, Gia Bắc, Sơn Điền và Bảo Thuận | Xã Gia Bắc |
| ||
9 | Bảo Lâm | Thị trấn Lộc Thắng, Xã Lộc Quảng và Lộc Ngãi | Thị trấn Lộc Thắng |
|
Xã Lộc An và Lộc Đức | Xã Lộc An |
| ||
Xã Lộc Thành, Xã Tân Lạc và Lộc Nam | Xã Lộc Thành |
| ||
Xã Lộc Tân | Xã Lộc Tân |
| ||
Xã Lộc Phú và xã Lộc Lâm | Xã Lộc Phú |
| ||
Xã B’Lá, xã Lộc Bảo và Lộc Bắc | Xã Lộc Bảo |
| ||
10 | Đạ Huoai | Xã Mađaguôi, Đa Oai, Đạ Tồn và thị trấn Mađaguôi | Thị trấn Mađaguôi |
|
Xã Hà Lâm và Phước Lộc | Xã Hà Lâm |
| ||
Xã Đa Ploa, Đoàn Kết, ĐạM’ri và thị trấn Đạ M’ri | Thị trấn Đạm Bri |
| ||
11 | Đạ Tẻh | Thị trấn Đạ tẻh | Thị trấn Đạ tẻh |
|
Xã Triệu Hải, Đạ Pal, Quảng Trị | Xã Triệu Hải |
| ||
Xã Hương Lâm, Đạ Lây | Xã Hương Lâm |
| ||
Xã Mỹ Đức, Quốc Oai, Hà Đông | Xã Hà Đông |
| ||
12 | Cát Tiên | Xã Đức Phổ, Phước Cát 1, Phước Cát 2 và thị trấn Cát Tiên | Xã Đức Phổ |
|
Xã Gia Viễn,Tiên Hoàng và Nam Ninh | Xã Gia Viễn |
| ||
Xã Quảng Ngãi, Tư Nghĩa và Mỹ Lâm | Xã Quảng Ngãi |
|
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
TT | Tên Đề án, dự án, kế hoạch |
1 | Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 |
2 | Đề án phát triển đàn bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 |
3 | Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 |
4 | Thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo quyết định 50/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ |
5 | Đề án chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 |
6 | Kế hoạch thí điểm bảo hiểm bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 |
7 | Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 |
8 | Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm: Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường |
PHÂN KỲ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT | Nội dung | Tổng cộng | Tổng vốn | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||
Vốn ngân sách | Vốn dân và doanh nghiệp | Vốn ngân sách | Vốn dân và doanh nghiệp | Vốn ngân sách | Vốn dân và doanh nghiệp | Vốn ngân sách | Vốn dân và doanh nghiệp | Vốn ngân sách | Vốn dân và doanh nghiệp | Vốn ngân sách | Vốn dân và doanh nghiệp | |||
1 | Phát triển chăn nuôi bò sữa | 2.957.675 | 27.675 | 2.930.000 | 2.054 | 515.000 | 6.443 | 550.000 | 6.648 | 600.000 | 6.191 | 615.000 | 6.339 | 650.000 |
2 | Phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản | 2.525.441 | 24.941 | 2.500.500 | 3.100 | 450.000 | 5.545 | 475.000 | 6.610 | 510.500 | 5.077 | 515.000 | 4.608 | 550.000 |
3 | Phát triển chăn nuôi lợn | 3.237.872 | 0 | 3.237.872 |
| 542.872 |
| 580.000 |
| 650.000 |
| 715.000 |
| 750.000 |
4 | Phát triển chăn nuôi gia cầm | 744.711 | 0 | 744.711 |
| 124.861 | 0 | 133.400 |
| 149.500 |
| 164.450 |
| 172.500 |
5 | Chính sách chăn nuôi nông hộ | 9.750 | 5.000 | 4.750 | 1.000 | 950 | 1.000 | 950 | 1.000 | 950 | 1.000 | 950 | 1.000 | 950 |
6 | Chính sách chăn nuôi trang trại | 866.050 | 58.050 | 808.000 | 0 |
| 10.000 | 190.000 | 13.500 | 198.000 | 16.300 | 205.000 | 18.250 | 215.000 |
7 | Thí điểm bảo hiểm bò sữa | 28.083 | 4.916 | 23.167 |
|
| 616 | 2.336 | 1.100 | 3.908 | 1.300 | 6.644 | 1.900 | 10.279 |
8 | Nâng cao chất lượng giống vật nuôi | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
9 | Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm | 84.419 | 59.419 | 25.000 | 11.042 | 4.000 | 11.735 | 4.500 | 12.034 | 5.000 | 12.211 | 5.500 | 12.397 | 6.000 |
10 | Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường (LIFSAP) | 36.000 | 30.000 | 6.000 | 10.000 | 2.000 | 10.000 | 2.000 | 10.000 | 2.000 |
|
|
|
|
| Tổng cộng | 10.500.000 | 215.000 | 10.285.000 | 28.197 | 1.640.683 | 46.339 | 1.939.186 | 51.892 | 2.120.858 | 43.079 | 2.228.544 | 45.494 | 2.355.729 |
- 1Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
- 2Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
- 3Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 4Quyết định 2588/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát tỉnh Hà Giang đến năm 2020, xét đến năm 2025
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 6Quyết định 4206/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy lợi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Quyết định 2797/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Đề án chuyển đổi ngành chăn nuôi Khánh Hòa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
- 6Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
- 7Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Quyết định 2897/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 11Quyết định 2588/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát tỉnh Hà Giang đến năm 2020, xét đến năm 2025
- 12Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 13Quyết định 4206/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy lợi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 14Quyết định 2797/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Đề án chuyển đổi ngành chăn nuôi Khánh Hòa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020
Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 2201/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra