- 1Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương do Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 3Thông tư 22/2014/TT-BKHCN về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 5Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 56/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2618/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011-2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 220/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 27 tháng 01 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước năm 2014;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1894/TTr-SCT ngày 30/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030”, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên đề án: Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030.
2. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Môi trường Tài Anh.
3. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Bình Phước:
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước; nghiên cứu, đánh giá các dòng thải, xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và xác định cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn.
- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030.
5. Các giải pháp và kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ:
5.1. Các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ:
a) Nhóm giải pháp tại các doanh nghiệp sản xuất phôi gỗ:
(Ghi chú các ký hiệu: QLNV - Quản lý nội vi; TDNL - Thay đổi nguyên liệu; KSQT - Kiểm soát quá trình; CTTB - Cải tiến thiết bị; TDCN - Thay đổi công nghệ; TSD - Tái sử dụng; SPP - Sản phẩm phụ)
Công đoạn | Dòng thải | Nguyên nhân | Giải pháp SXSH | Phân Loại |
Khai thác và lưu giữ nguyên liệu | Nguyên liệu hư hỏng | Khu lưu giữ nguyên liệu lộ thiên, nước mưa xâm nhập. | 1.1. Làm nền cao và không thấm nước. | CTTB |
Nước mưa chảy tràn | Bãi chứa nguyên liệu lộ thiên, chưa bê tông nền. | 1.2. Xây dựng hệ thống cống, mương, rãnh thoát nước. | CTTB | |
Cành, nhánh cây thải | Khai thác tại vùng nguyên liệu nhưng chưa được tận thu triệt để. | 1.3. Thu gom cành, nhánh cây triệt để, cung cấp cho nhà máy sản xuất ván MDF và viên nén. | QLNV | |
Bụi từ nền nhà xưởng | Quá trình bốc dỡ và phân loại nguyên liệu. | 1.4. Phân loại nguyên liệu tại nguồn cung cấp và khu lưu giữ. | QLNV | |
Cưa xẻ và cắt | Điện năng | Ma sát giữa các chi tiết máy, gây tiêu tốn năng lượng điện. | 1.5. Bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ | QLNV |
Máy cưa hoạt động không tải. | 1.6. Lắp biến tần cho máy cưa. | TDCN | ||
Động cơ quấn lại có dấu hiệu giảm hiệu suất hoạt động. | 1.7. Thay thế giải pháp quấn lại động cơ bằng việc thay thế động cơ mới khi chi phí quấn lại chiếm 50-60 % chi phí so với động cơ mới. | TDCN | ||
|
| Tổn thất điện năng do không có định mức tiêu thụ. | 1.8. Lắp công tơ điện cho mỗi máy cưa. | KSQT |
Cháy nổ | Thùng dầu sau khi sử dụng không được đậy nắp. | 1.9. Bảo quản thùng dầu sau khi sử dụng. | KSQT | |
Chất thải rắn | Mùn cưa, đầu mẩu thất thoát, rơi vãi, hư hỏng. | 1.10. Đầu tư thùng chứa đầu mẩu, mùn cưa và tận thu phế phẩm. | QLNV | |
Mùn cưa rơi vãi, thất thoát trong quá trình thu gom, vận chuyển. | 1.11. Sửa chữa thùng xe chở mùn cưa. | CTTB | ||
Chưa có thiết bị hỗ trợ thu gom mùn gỗ tại khu vực cưa xẻ. | 1.12. Bổ sung các hộp gỗ và máng thu mùn cưa tại mỗi máy cưa đứng. | CTTB | ||
An toàn lao động | Công nhân tiếp xúc với các máy móc có mức ồn cường độ cao. | 1.13. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. | KSQT | |
Ngâm tẩm hóa chất | Hóa chất ngâm tẩm | Công tác san hóa chất từ bao bì ra thùng trộn gây thất thoát, rơi vãi. | 1.14. Sử dụng thùng chứa hóa chất lớn thay cho các bao chứa trong mỗi lần sử dụng. | QLNV |
Pha trộn sai tỷ lệ làm dư lượng hóa chất, tiêu tốn nguyên vật liệu. | 1.15. Bổ sung biển cảnh báo, bảng hướng dẫn ngay tại khu vực sử dụng. | KSQT | ||
Sử dụng hóa chất ngâm tẩm borax, boric và soda có mức độ ô nhiễm cao hơn hóa chất Multi - Bor. | 1.16. Thay thế borax, boric và soda bằng hóa chất tổng hợp multi-Bor. | TDNL | ||
Bao bì chứa hóa chất | Bao bì chứa hóa chất sau khi sử dụng thải bỏ bừa bãi, không được thu gom, tập trung. | 1.17. Thu gom, xếp gọn bao bì chứa hóa chất sau khi sử dụng. | QLNV | |
Chất thải rắn | Các vật dụng, phế liệu không được sàng lọc và sắp xếp gọn gàng. | 1.18. Sắp xếp lại các vật dụng tại khu vực ngâm tẩm và thải bỏ những thứ không cần thiết. | QLNV | |
Sấy phôi gỗ | Nhiệt năng lò hơi | Thất thoát nhiệt từ lò hơi và hệ thống đường ống cung cấp hơi đến lò sấy. | 1.19. Bảo ôn đường ống và thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng lò hơi và hệ thống đường ống dẫn hơi. | QLNV |
|
| Cáu cặn, muội than bám quanh nồi hơi làm giảm hiệu suất của lò. | 1.20. Lắp đặt thiết bị kiểm soát nhiệt độ của khói lò, từ đó phát hiện và vệ sinh lò phù hợp. | KSQT |
| Đường ống dẫn nhiệt từ lò hơi qua lò sấy quá dài hoặc nhiều điểm nối, khúc cua làm hiện tượng giảm áp, tăng khả năng thất thoát nhiệt. | 1.21. Hợp lý hóa đường hơi, đường nước ngưng bằng cách hạn chế tối đa chiều dài, khúc nối trên tuyến ống. | CTTB | |
| Thất thoát nhiệt do xả cặn lò hơi. | 1.22. Kiểm soát lượng nước sử dụng bằng cách lắp đồng hồ đo lưu lượng nước cho lò hơi. | KSQT | |
| Công nhân thao tác sai quy tắc, tiêu chuẩn vận hành lò hơi theo thiết kế. | 1.23. Đào tạo, hướng dẫn và nhắc nhở công nhân khi vận hành lò hơi. | QLNV | |
| Nhiên liệu lò hơi | Nhiên liệu không đốt cháy hết khi vận hành lò hơi. | 1.24. Tối ưu hóa quá trình cháy của lò hơi và vận hành lò hơi đúng công thức tối ưu và tiêu chuẩn an toàn. | KSQT |
| Vận hành lò hơi quá tải hoặc thấp tải, sẽ làm cho việc sử dụng nhiên liệu không hiệu quả. | 1.25. Lắp đặt thiết bị kiểm soát mức tải của lò hơi như áp suất, nhiệt độ, lượng nước cấp, nhiên liệu, lượng gió cấp cho lò, vận hành tại mức tải 65 - 85 %. | KSQT | |
| Nhiệt năng lò sấy | Tiêu tốn nhiệt cho lò sấy do sắp xếp phôi gỗ trong gòng không đồng đều, phải thực hiện sấy lại một số phôi gỗ chưa đạt. | 1.26. Sắp xếp đồng đều các khối gỗ trước khi đưa vào sấy nhằm tăng thể tích gỗ mỗi lần sấy và tận dụng triệt nhiệt cấp cho lò sấy. | QLNV |
| Một số doanh nghiệp nhỏ sử dụng lò nhiệt có thân lò và đường ống chưa được bảo ôn. | 1.27. Thay đổi lò nhiệt bằng lò hơi hoặc bảo ôn lò nhiệt và đường ống hiện hữu. | TDCN | |
| Thất thoát nhiệt trong quá trình sấy | 1.28. Bịt các khe hở lớn tại các buồng sấy. | QLNV | |
| Nhiệt năng, Nước thải | Hơi nước sau khi sấy gỗ được ngưng tụ, thải ra môi trường, làm thất thoát nhiệt năng, nước. | 1.29. Bảo ôn bể chứa nước ngưng. | TSD |
| 1.30. Tuần hoàn lại cho quá trình cấp nước lò hơi. | TSD | ||
| 1.31. Tuần hoàn lại cho quá trình cấp nước lò hơi | TSD | ||
| Điện năng | Lãng phí điện năng do các mô tơ điện vẫn chạy theo công suất cao khi tải thấp hoặc không tải. | 1.32. Lắp biến tần cho quạt gió, quạt khói và máy bơm nước cấp cho lò hơi. | CTTB |
| Tro thải | Tro lò hơi, lò nhiệt được thải bỏ, không được tận thu. | 1.33. Thu gom triệt để tro lò nhiệt, lò hơi cung cấp cho thị trường sản xuất phân bón. | SPP |
| Phế liệu gỗ | Phôi gỗ hư hỏng, lỗi được thải bỏ ra môi trường. | 1.34. Tận dụng phôi gỗ thải để cung cấp cho các xưởng sản xuất đồ trang trí nội ngoại thất hoặc tận dụng để sản xuất đồ trang trí | SPP |
Đầu mẩu, bìa gỗ, phôi không đạt yêu cầu, thải bỏ ra môi trường. | 1.35. Tận dụng gỗ phế phẩm để sản xuất dăm gỗ | SPP | ||
Các công đoạn phụ trợ khác | Chất thải rắn, mùi hôi | Chất thải rắn được lưu giữ bằng các bao, thùng chứa hư hỏng gây mùi hôi, phát tán chất thải rắn ra môi trường. | 1.36. Lắp đặt bổ sung thùng chứa rác sinh hoạt có nắp đậy kín tại các vị trí phát sinh. | QLNV |
Không gian làm việc | Đồ dùng cá nhân của công nhân được đặt tại các vị trí sản xuất gây cản trở hoạt động sản xuất, mất mỹ quan. | 1.37. Trang bị tủ đồ cá nhân trong công ty cho công nhân. | QLNV | |
Điện năng | Bóng đèn chiếu sáng bị bám bụi, giảm khả năng chiếu sáng, tiêu tốn điện năng. | 1.38. Thường xuyên vệ sinh bóng đèn chiếu sáng trong nhà xưởng. | QLNV | |
Các bóng đèn vẫn sáng khi không sử dụng hoặc các thiết bị vẫn chạy khi không tải. | 1.39. Thực hiện quy định tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. | QLNV | ||
Sử dụng đèn compact đã hết tuổi thọ bóng, ánh sáng yếu, tốn điện. | 1.40. Thay thế bằng đèn led tuổi thọ cao, sáng hơn và tiết kiệm điện hơn. | CTTB | ||
Điện năng sử dụng không được kiểm soát, định mức, được lượng dẫn đến không biết nguyên nhân tiêu tốn điện năng. | 1.41. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho toàn doanh nghiệp. | QLNV | ||
- Nguyên liệu, - Điện năng, - Nước - Sức lao động, - Không gian làm việc | Không gian làm việc, lưu giữ có các đồ vật không cần thiết; Nguyên liệu, máy móc, thiết bị sắp xếp lộn xộn, cản trở hoạt động sản xuất, khó thao tác và chiếm không gian. Máy móc, thiết bị và môi trường làm việc chứa nhiều chất thải bẩn, không được vệ sinh thường xuyên. | 1.42. Áp dụng quản lý nội vi 5S: Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng. | QLNV | |
Phế liệu gỗ | Mùn cưa lưu giữ tại các khu vực không có mái che, gây tình trạng phân hủy mùn cưa, thất thoát phế liệu và phát tán bụi vào môi trường. | 1.43. Mở rộng mái che hoặc che chắn, phủ bạt tại các khu vực chứa mùn cưa. | CTTB | |
Bụi, nhiệt độ cao | Nhiệt thừa từ các máy móc, thiết bị và từ nhà xưởng ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu của khu vực nhà máy. | 1.44. Bổ sung thêm cây xanh trong khuôn viên các doanh nghiệp. | QLNV |
b) Nhóm giải pháp tại các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất:
(Ghi chú các ký hiệu: QLNV - Quản lý nội vi; TDNL - Thay đổi nguyên liệu; KSQT - Kiểm soát quá trình; CTTB - Cải tiến thiết bị; TDCN - Thay đổi công nghệ; TSD - Tái sử dụng; SPP - Sản phẩm phụ)
Công đoạn | Dòng thải/ lãng phí | Nguyên nhân | Giải pháp SXSH | Phân Loại |
Gia công chi tiết | Điện năng; Tiếng ồn | Ma sát giữa các chi tiết máy, gây tiếng ồn và tốn điện năng. | 1.1. Bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ | QLNV |
| Bụi, Chất thải rắn | Mùn cưa, đầu mẩu phát sinh không được thu gom thường xuyên gây cản trở sản xuất và phát tán bụi tại khu vực | 1.2. Đầu tư thùng chứa đầu mẩu, mùn cưa và tận thu phế phẩm tại khu vực, bán cho các cơ sở sản xuất viên nén, ván ép. | TSD |
Bụi phát tán ra khu vực sản xuất và môi trường xung quanh. | 1.3. Đầu tư lắp hệ thống thu gom, xử lý và thu hồi bụi gỗ phục vụ bán phế liệu | TSD | ||
Điện năng, Tiếng ồn | Máy cưa hoạt động không tải. | 1.4. Lắp biến tần cho máy cưa | CTTB | |
Các động quấn lại cho các công đoạn cưa, cắt, khoan... hoạt động không hiệu quả, gây tốn điện năng. | 1.5. Thay thế các động cơ quấn lại, động cơ hết khấu hao bằng các động cơ mới. | TDCN | ||
Đánh bóng, chà nhám | Phụ liệu (chất thải rắn) | Giấy nhám nhập về không đảm bảo chất lượng; Quá trình sử dụng không tận dụng hết các mảnh nhỏ, gây lãng phí. | 1.6. Sử dụng giấy nhám tốt, tận dụng các miếng cắt dư thừa tái sử dụng cho công đoạn chà nhám cho những chi tiết nhỏ; | TSD |
Bụi, Chất thải rắn | Bụi phát tán ra khu vực sản xuất và môi trường xung quanh không được thu gom, xử lý. | 1.7. Đầu tư lắp hệ thống thu gom, xử lý và thu hồi bụi gỗ phục vụ bán phế liệu hoặc tái sử dụng làm chất đốt. | TSD | |
Xử lý khuyết tật bề mặt | Keo thải | Quá trình xử lý khuyết tật làm rơi vãi bột và keo thải gây lãng phí vật liệu | 1.8. Dùng tấm trải nền hỗ trợ thu gom keo rơi vãi trong quá trình sử dụng. | QLNV |
Sơn sản phẩm | Hơi dung môi hữu cơ | Hơi dung môi phát sinh trong quá trình sơn và sau khi sơn sản phẩm | 1.9. Lựa chọn các loại sơn tốt, nhanh khô, độ bám chắc, ít sử dụng dung môi, giảm thiểu ô nhiễm. | TDNL |
Điện năng | Thất thoát khí nén tại công đoạn phun sơn | 1.10. Hàn, bịt kín các điểm rò rỉ trên đường dẫn khí nén | QLNV | |
Nước cấp | Thất thoát nước trên tuyến ống cấp nước cho công đoạn sơn | 1.11. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các điểm rò rỉ trên đường ống cấp nước | QLNV | |
Phụ liệu sơn, dung môi pha sơn | Sử dụng súng phun sơn không đúng kỹ thuật gây thất thoát sơn ra khu vực xung quanh | 1.12. Đào tạo, hướng dẫn kỹ cho công nhân thực hiện công đoạn này, thường xuyên nhắc nhở, đào tạo công nhân. | KSQT | |
Công tác bảo quản sơn, pha sơn gây thất thoát, rơi vãi ra nền nhà xưởng. | 1.13. Hướng dẫn công nhân pha sơn, bã bột đúng kỹ thuật, bảo quản sơn cẩn thận và đậy nắp sau khi sử dụng. | QLNV | ||
Thất thoát sơn do súng phun sơn | 1.14. Thu hẹp góc bắn sơn tại đầu súng phun. | CTTB | ||
Các công đoạn phụ trợ khác | Điện năng | Một số khu vực có bóng đèn compact đã hết tuổi thọ bóng, chiếu sáng yếu. | 1.15. Thay bóng đèn compact hết tuổi thọ bóng bằng đèn led tiết kiệm điện. | CTTB |
Dầu nhớt thải | Quá trình san, rót dầu cung cấp cho xe nâng, xe vận tải làm rơi vãi ra khu vực xung quanh; | 1.16. Bổ sung các thiết bị sang rót kín như: vòi dẫn, núm rót. Thùng chứa dầu nên chọn loại có bố trí khóa điều khiển. | CTTB | |
Quá trình sử dụng nhớt bôi trơn, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị làm rơi vãi ra khu vực sản xuất. | 1.17. Sử dụng các bình tra dầu, nhớt chuyên dùng. Kích thước bình phù hợp quy mô của máy móc (bình lớn cho thiết bị lớn). | QLNV | ||
- Nguyên liệu - Điện năng - Nước - Sức lao động - Không gian làm việc | Không gian làm việc, lưu giữ có các đồ vật không cần thiết. Nguyên liệu, máy móc, thiết bị sắp xếp lộn xộn, cản trở hoạt động sản xuất, khó thao tác và chiếm không gian. Máy móc, thiết bị và môi trường làm việc chứa nhiều chất thải bẩn, không được vệ sinh thường xuyên. | 1.18. Áp dụng quản lý nội vi 5S: - Sàng lọc: loại bỏ những vật dụng không cần thiết trong khu vực sản xuất. - Sắp xếp các đồ vật cần thiết theo trật tự thích hợp sao cho có thể dễ dàng chọn lựa sử dụng khi cần. - Sạch sẽ: Giữ vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ sao cho không có chất thải rắn trên sàn nhà, gầm máy... và không có bụi bẩn bám trên máy móc, thiết bị và các dụng cụ. - Săn sóc: duy trì nơi làm việc sao cho thuận lợi bằng cách lặp đi lặp lại các hoạt động Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ. - Sẵn sàng: tạo ra ý thức tuân thủ các nội quy tại nơi làm việc, hình thành nề nếp làm việc tốt và tạo ra văn hóa 5S trong doanh nghiệp. | QLNV | |
Phế liệu gỗ, mùn cưa, bụi | Mùn cưa, đầu mẩu, bụi gỗ lưu giữ tại các khu vực không có mái che phát tán bụi vào môi trường khi gặp gió, phân hủy theo thời gian. | 1.19. Trang bị mái che, kho chứa bảo quản mùn cưa, đầu mẩu. Bán lại cho các cơ sở có nhu cầu tái chế. | TSD | |
Gỗ vụn, gỗ bìa, thanh gỗ hư hỏng thải bỏ | 1.20. Tận dụng gỗ vụn làm đồ trang trí nội thất. | TSD | ||
Điện năng | Điện năng sử dụng không được kiểm soát, định mức, được lượng dẫn đến không biết nguyên nhân tiêu tốn điện năng. | 1.21. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho toàn doanh nghiệp. | QLNV |
c) Nhóm giải pháp tại các doanh nghiệp sản xuất ván ép và viên nén:
(Ghi chú các ký hiệu: QLNV - Quản lý nội vi; TDNL - Thay đổi nguyên liệu; KSQT - Kiểm soát quá trình; CTTB - Cải tiến thiết bị; TDCN - Thay đổi công nghệ; TSD - Tái sử dụng; SPP - Sản phẩm phụ)
Công đoạn | Dòng thải | Nguyên nhân | Giải pháp SXSH | Phân Loại |
Lưu giữ nguyên liệu | Nguyên liệu hư hỏng; Nước mưa chảy tràn | Khu lưu giữ nguyên liệu không có mái che, nước mưa xâm nhập vào nguyên liệu, chảy tràn theo cống thoát nước mưa. | 1.1. Xây dựng mái che hoặc phủ bạt, che chắn bãi chứa nguyên liệu. | CTTB |
Băm, hấp dăm và nghiền | Bụi, chất thải rắn | Bụi, dăm gỗ từ máy băm, phát tán theo khe tiếp nhận | 1.2. Lắp thêm tấm chắn bụi, dăm gỗ tại đoạn đầu máy băm. | CTTB |
Bụi, ồn | Tiếng ồn, bụi phát sinh do máy móc, thiết bị băm nghiền có độ rung lớn, ma sát giữa các chi tiết thường xuyên. | 1.3. Lắp đặt bổ sung đệm chống ồn giữa các chi tiết máy băm và giữa máy băm với móng máy. | QLNV | |
Điện năng | Ma sát giữa các chi tiết nhiều gây tiêu tốn năng lượng điện | 1.4. Bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ | QLNV | |
Máy băm hoạt động không tải hoặc non tải. | 1.5. Lắp biến tần cho máy băm | TDCN | ||
Các kim loại lẫn trong dăm, nguyên liệu làm hao mòn thiết bị, gây tiếng ồn cao và làm tiêu tốn điện năng. | 1.6. Lắp đặt máy tuyển từ trong việc tách kim loại từ tính trong trong mùn cưa, gỗ phế phẩm giảm hao mòn thiết bị băm, nghiền. | CTTB | ||
Nguyên liệu (chất thải rắn) | Nguyên liệu cung cấp cho máy băm rơi vãi ra ngoài. | 1.7. Lắp đặt phễu thu tại cửa vào máy băm. | CTTB | |
Quá trình vận chuyển nguyên liệu từ bãi bãi chứa về máy băm gây rơi vãi. | 1.8. Sử dụng băng tải tự động, khép kín đưa nguyên liệu vào máy băm. | CTTB | ||
Tiếng ồn Bụi Điện năng | Một số nhà máy băm có công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng, gây tiếng ồn và năng suất lao động thấp. | 1.9. Thay thế các máy băm công nghệ cũ bằng máy băm mới, hiện đại. | TDCN | |
Bụi dăm | Dăm và bụi từ máy băm phát tán ra môi trường xung quanh. | 1.10. Đầu tư hệ thống thu gom, xử lý bụi từ công đoạn băm, tận dụng bụi trở lại quy trình nghiền. | TSD | |
Phụ liệu Parafin | Thất thoát parafin trên tuyến đường ống bơm cấp cho máy nghiền. | 1.11. Sửa chữa và bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đường ống cấp parafin. | QLNV | |
Chất thải rắn | Dăm gỗ thải từ quá trình băm, nghiền | 1.12. Thu gom, sàng lọc vụn gỗ làm nguyên liệu cho nhà máy gỗ dăm, giấy và bột giấy. | SPP | |
Sấy dăm bằng điện | Nhiệt năng lò sấy | Thất thoát do các khối dăm không được sấy đều, phải thực hiện sấy trong thời gian dài, tiêu tốn năng lượng. | 1.13. Thay bằng máy sấy thùng quay, đảo trộn liên tục khối dăm. | TDCN |
Sấy dăm và ép nóng bằng lò hơi sử dụng củi | Nhiệt năng lò hơi | Giảm khả năng hấp thu nhiệt do cáu cặn, muội than bám quanh nồi hơi. | 1.14. Lắp đặt thiết bị kiểm soát nhiệt độ của khói lò, theo dõi, từ đó đưa ra thời gian vệ sinh lò phù hợp. | KSQT |
Đường ống dẫn nhiệt từ lò hơi qua lò sấy quá dài và nhiều điểm nối, khúc cua làm hiện tượng giảm áp, tăng khả năng thất thoát nhiệt. | 1.15. Hợp lý hóa đường hơi, đường nước ngưng bằng cách hạn chế tối đa chiều dài, khúc nối trên tuyến ống. | CTTB | ||
Nhiên liệu không đốt cháy hết trong quá trình đốt. | 1.16. Tối ưu hóa quá trình cháy của lò hơi và vận hành lò hơi đúng tối ưu và tiêu chuẩn an toàn. 1.17. Lưu giữ, chuẩn bị nhiên liệu đốt có độ ẩm thấp. | KSQT | ||
Vận hành lò hơi quá tải hoặc thấp tải, sẽ làm cho việc sử dụng nhiên liệu không hiệu quả. | 1.18. Lắp đặt thiết bị kiểm soát mức tải của lò hơi như áp suất, nhiệt độ, lượng nước cấp, nhiên liệu, lượng gió cấp cho lò, vận hành tại mức tải 65 - 85 %. | KSQT | ||
Nhiệt năng, chất thải rắn | Lò hơi và đường ống thường xuyên có cáu cặn. | 1.19. Xử lý làm mềm nước cấp trước khi cấp cho lò hơi. | CTTB | |
Tro thải, Cặn thải | Tro lò hơi đốt củi được thải bỏ và một lượng cặn từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi. | 1.20. Bố trí thùng chứa thu gom, lưu giữa tro, cặn thải cung cấp cho thị trường sản xuất phân bón. | SPP | |
Nén, làm mát viên nén | Bụi | Sản xuất viên nén nhỏ sẽ làm phát sinh nhiều bụi khi làm nguội bằng quạt; Tuy nhiên, kích thước viên nén tùy theo đơn hàng sản xuất. | 1.21. Ưu tiên các đơn hàng có sản phẩm viên nén lớn, kèm theo thay đổi khuôn ép sẽ làm giảm bụi trong quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. | CTSP |
Các công đoạn phụ trợ khác | Điện năng | Các bóng đèn bị bám bụi, giảm khả năng chiếu sáng. | 1.22. Thường xuyên vệ sinh bóng đèn chiếu sáng trong nhà xưởng. | QLNV |
Các bóng đèn vẫn sáng khi không sử dụng hoặc các thiết bị vẫn chạy khi không tải. | 1.23. Thực hiện quy định tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. | QLNV | ||
Sử dụng đèn compact đã hết tuổi thọ bóng, tiêu tốn điện, giảm độ sáng. | 1.24. Thay thế bằng đèn led tuổi thọ cao, sáng hơn và tiết kiệm điện hơn. | CTTB | ||
| Một số nhà xưởng không tận dụng ánh sáng tự nhiên. | 1.25. Lắp đặt, thay thế tôn sáng bổ sung tại các khu vực nhà xưởng, giảm thiểu bóng đèn. | CTTB | |
- Nguyên liệu, - Điện năng, - Nước - Sức lao động, - Không gian làm việc | Không gian làm việc, lưu giữ có các đồ vật không cần thiết; Nguyên liệu, máy móc, thiết bị sắp xếp lộn xộn, cản trở hoạt động sản xuất, khó thao tác và chiếm không gian. Máy móc, thiết bị và môi trường làm việc chứa nhiều chất thải bẩn, không được vệ sinh thường xuyên. | 1.26. Áp dụng quản lý nội vi 5S cho toàn xưởng: - Sàng lọc: loại bỏ những vật dụng không cần thiết trong khu vực sản xuất. - Sắp xếp: các đồ vật cần thiết theo trật tự thích hợp sao cho có thể dễ dàng chọn lựa sử dụng khi cần; - Sạch sẽ: Giữ vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ sao cho không có chất thải rắn trên sàn nhà, gầm máy... và không có bụi bẩn bám trên máy móc, thiết bị và các dụng cụ; - Săn sóc: duy trì thực hiện Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ bằng cách lặp đi lặp lại các hoạt động; - Sẵn sàng: Hình thành ý thức tuân thủ các nội quy tại nơi làm việc, hình thành nề nếp làm việc tốt và tạo ra văn hóa 5S trong doanh nghiệp. | QLNV |
5.2. Kế hoạch triển khai chương trình SXSH tại các doanh nghiệp:
Một số phương án, kế hoạch được đề xuất nhằm thực hiện tốt chương trình SXSH tại các doanh nghiệp chế biến gỗ như sau:
Giai đoạn 2015 - 2020: Tổ chức tập huấn về sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, giúp các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của chương trình SXSH đối với doanh nghiệp của mình. Sở công thương chủ trì triển khai một số dự án trình diễn làm mẫu cho các doanh nghiệp khác thực hiện.
Giai đoạn 2020 - 2025: Triển khai SXSH hầu hết tại các doanh nghiệp đối với các giải pháp đơn giản. Triển khai sơ bộ một số giải pháp lớn tại các doanh nghiệp lớn và vừa.
Giai đoạn 2025 - 2030: Triển khai SXSH tại hầu hết các doanh nghiệp với tất cả các giải pháp đơn giản và lớn.
Trình tự các kế hoạch, mục tiêu thực hiện SXSH trong công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030 được liệt kê như sau:
Giai đoạn | Nội dung thực hiện | Mục tiêu đạt được |
2015 - 2017 | Đào tạo tập huấn nhận thức về SXSH thông qua các lớp đào tạo và chương trình tham quan cho các doanh nghiệp lớn và vừa. | 100% doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa (>50 lao động) được đào tạo, tập huấn về SXSH. |
Thực hiện và hỗ trợ SXSH cho một vài doanh nghiệp ngành gỗ thực hiện dưới dạng dự án trình diễn phục vụ cho công tác tham quan của các doanh nghiệp tương tự. | Dự án trình diễn một số giải pháp đơn giản, dễ thực hiện như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, tái sử dụng tái chế và thực hiện một số cải tiến thiết bị. | |
2018 - 2020 | Đào tạo tập huấn nhận thức về SXSH thông qua các lớp đào tạo và chương trình tham quan cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ | 100 % doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ (< 50 lao động) được đào tạo tập huấn về SXSH. |
Triển khai các giải pháp đơn giản tại các doanh nghiệp lớn và vừa với các nhóm giải pháp và nội dung cụ thể như: - Quản lý nội vi: ưu tiên thực hiện quản lý nội vị 5S và các giải pháp quản lý khác. - Kiểm soát quá trình: lò hơi, lò sấy, lò nhiệt, lò dầu ... | 90 % doanh nghiệp lớn và vừa có bộ phận chuyên trách về SXSH. 90 % doanh nghiệp lớn và vừa có áp dụng SXSH và có kết quả về tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên, nhiên liệu. | |
2020 - 2025 | Triển khai các giải pháp đơn giản SXSH như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, tái sử dụng tái chế và thực hiện một số cải tiến thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. | 90 % doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có bộ phận chuyên trách về SXSH. 90 % doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có áp dụng SXSH và có kết quả về tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên, nhiên liệu. |
Triển khai và duy trì giải pháp đơn giản SXSH cho các doanh nghiệp vừa và lớn: triển khai các doanh nghiệp còn lại và duy trì các doanh nghiệp đã thực hiện. | 100 % doanh nghiệp lớn và vừa có bộ phận chuyên trách về SXSH. 100 % doanh nghiệp lớn và vừa có áp dụng SXSH và có kết quả về tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên, nhiên liệu. | |
Triển khai các nhóm giải pháp lớn như thay đổi một số công nghệ và sản xuất các sản phẩm phụ đối với các doanh nghiệp lớn và vừa | 50 % doanh nghiệp thực hiện việc cải tiến thiết bị và có các kết quả có lợi cho doanh nghiệp. 50 % doanh nghiệp tiếp tục duy trì các giải pháp SXSH đã đạt được. | |
2025 - 2030 | Triển khai và duy trì các giải pháp đơn giản SXSH như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, tái sử dụng tái chế và thực hiện một số cải tiến thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. | 100 % doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có bộ phận chuyên trách về SXSH. 100 % doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có áp dụng SXSH và có kết quả về tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên, nhiên liệu. |
Triển khai và duy trì các nhóm giải pháp lớn như thay đổi công nghệ và sản xuất các sản phẩm phụ đối với các doanh nghiệp lớn và vừa | 100 % doanh nghiệp lớn và vừa thực hiện việc cải tiến thiết bị và có các kết quả có lợi cho doanh nghiệp. | |
Triển khai các nhóm giải pháp lớn như thay đổi một số công nghệ và sản xuất các sản phẩm phụ đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. | 90 % doanh nghiệp thực hiện việc cải tiến thiết bị và có các kết quả có lợi cho doanh nghiệp. |
6. Các giải pháp thực hiện chiến lược Chiến lược BVMT giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030:
6.1. Giải pháp thực hiện chiến lược Chiến lược BVMT giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030:
Thông số ô nhiễm | Giải pháp giảm thiểu |
Bụi gỗ | - Doanh nghiệp lớn: Buồng lắng bụi, kết hợp cyclon hoặc túi vải; - Doanh nghiệp nhỏ: túi vải. - Quy chuẩn sau khi xử lý: QCVN 19:2009/BTNMT. |
Bụi sơn | - Sơn ướt: Sử dụng màng nước hấp thu bụi. - Sơn khô: sử dụng buồng phun sơn và lớp lọc bụi dạng túi vải. - Quy chuẩn sau khi xử lý: QCVN 20:2009/BTNMT. |
Khí thải lò hơi, lò nhiệt đốt củi | - Sục qua bể nước thu bụi, sau đó khí thải qua tháp phun với dung dịch hấp thụ NaOH hoặc Ca(OH)2. - Quy chuẩn sau khi xử lý: QCVN 19:2009/BTNMT. |
Tiếng ồn vượt Quy chuẩn | - Trang bị nút bịt tai; - Thực hiện tốt bảo trì bảo dưỡng; - Lắp đệm chống ồn cho móng máy. - Thay đổi công nghệ ít ồn; - Quy chuẩn sau khi xử lý: QCVN 26:2010/BTNMT. |
Tác động tới khai thác nước ngầm | - Không khai thác nước ngầm đối với các doanh nghiệp đã có nguồn nước máy đi tới nhà máy. - Với các doanh nghiệp buộc phải sử dụng nước ngầm: khai thác theo mức cho phép của giấy phép. - Thực hiện đúng thủ tục khai thác nước theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013. |
Nước thải sinh hoạt | - Trang bị hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công nghệ xử lý sinh học SBR (lọc sinh học theo mẻ) với chi phí thấp và dễ vận hành. - Quy chuẩn sau khi xử lý: QCVN 40: 2011/ BTNMT Cột A. |
Nước thải: sản xuất từ công đoạn ngâm tẩm, hấp thu bụi sơn, xử lý khí thải lò hơi và từ quá trình nghiền dăm và sấy sợi MDF. | - Tuần hoàn liên tục, giảm thiểu lượng thải; - Đầu tư hệ thống xử lý hóa lý (keo tụ, tạo bông, trung hòa) nhằm xử lý triệt để nguồn thải này. - Quy chuẩn sau khi xử lý: QCVN40: 2011/BTNMT, Cột A. |
Nước mưa chảy tràn (tách riêng với nước thải) | - Bê tông hóa bãi chứa nguyên liệu; - Bổ sung mái che hoặc che chắn, phủ bạt bãi chứa nguyên liệu. |
Chất thải rắn sinh hoạt | - Hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. - Với các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa: ưu tiên phân loại tại nguồn, tận dụng các thành phần hữu cơ ủ làm phân cho đất, phần vô cơ được tái sử dụng hoặc lưu giữ theo thời gian, đủ khối lượng sẽ được đơn vị thu gom vào xử lý. |
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại | - Ưu tiên thực hiện tái sử dụng tại chỗ; - Bán phế liệu hoặc lưu giữ đảm bảo vệ sinh khi đủ khối lượng bán phế liệu. |
Chất thải nguy hại | - Quản lý chặt chẽ theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. - Hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng. |
Chất thải phóng xạ | - Duy trì và thực hiện việc quản lý theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/08/2014 của Bộ khoa học công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. |
Các giải pháp khác: đảm bảo an toàn lao động, điều kiện vi khí hậu và phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ. | - Xây dựng nội quy sản xuất; - Đào tạo, tập huấn các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố. - Tăng cường thông gió, tăng ánh sáng trong khu vực sản xuất tự nhiên, tiết kiệm điện, bổ sung cây xanh trong phạm vi doanh nghiệp. - Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy; - Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các máy móc, thiết bị. |
6.2. Chiến lược BVMT cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030:
Nội dung thực hiện | Thông số giảm thiểu | Kế hoạch doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (%) | |||
Giai đoạn 2015 - 2017 | Giai đoạn 2017 - 2020 | Giai đoạn 2020 - 2025 | Giai đoạn 2025 - 2030 | ||
Thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định | ĐTM, đề án, cam kết, kế hoạch BVMT, đăng ký chủ nguồn thải CTNH,… | 50 % | 75 % | 100 % | 100 % |
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí | Bụi gỗ | 48 % | 78 % | 90 % | 100 % |
Bụi sơn | 60 % | 90 % | 100 % | 100 % | |
Khí thải lò hơi, lò nhiệt đốt củi | 46 % | 76 % | 90 % | 100 % | |
Tiếng ồn vượt Quy chuẩn | 97 % | 100 % | 100 % | 100 % | |
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước | Tác động tới nước ngầm | 24 % | 54 % | 75 % | 100 % |
Nước thải sinh hoạt | 30 % | 60 % | 90 % | 100 % | |
Nước thải: từ công đoạn ngâm tẩm, hấp thu bụi sơn, xử lý khí thải lò hơi và từ quá trình nghiền dăm và sấy sợi MDF | 40 % | 70 % | 100 % | 100 % | |
Nước mưa chảy tràn (tách riêng với nước thải) | 58 % | 88 % | 100 % | 100 % | |
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn | Chất thải rắn sinh hoạt | 90 % | 95 % | 100 % | 100 % |
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại | 90 % | 95 % | 100 % | 100 % | |
Chất thải nguy hại | 75 % | 85 % | 100 % | 100 % |
7.1. Sở Công Thương:
- Chủ trì, hướng dẫn triển khai áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp chế biến gỗ. Chủ trì thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn theo các quy định của Chính phủ và Bộ Công Thương.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương được quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04/11/2009.
+ Thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ trong quá trình thẩm định dự án, thi công xây dựng và quá trình hoạt động.
+ Hàng năm lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trình UBND tỉnh Quyết định các giải pháp xử lý.
+ Trình UBND tỉnh ra các Quyết định thực hiện chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong đó có các doanh nghiệp chế biến gỗ gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch.
- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ.
- Hướng dẫn, kiểm tra an toàn hóa chất đối với cơ sở sản xuất, sử dụng hóa chất trong các KCN/CCN đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ có sử dụng hóa chất.
- Lập các kế hoạch thực thi chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp theo đúng tiến độ và nội dung đã được UBND tỉnh phê duyệt.
7.2. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khoa học phục vụ công tác bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư chế biến gỗ theo thẩm quyền, không để công nghệ lạc hậu, công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ ô nhiễm môi trường triển khai vào các KCN/CCN, ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường và sản xuất sạch hơn;
- Tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh;
- Thẩm định công nghệ sản xuất phù hợp nhằm tạo điều kiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư sàng lọc các Dự án chế biến gỗ có công nghệ hiện đại, tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
7.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế, Sở Công Thương ban hành quy chế bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong KCN/CCN trước khi đơn vị đầu tư hạ tầng triển khai dự án.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia.
- Phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn tại các KCN/CCN, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường và sản xuất sạch hơn gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách địa phương để báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
7.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Thẩm định các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về xử lý môi trường, các dự án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh.
- Tiếp nhận các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành nghề từng khu vực đã được UBND tỉnh phê duyệt.
7.5. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động thi công công trình, xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và thoát nước thải tại các doanh nghiệp.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về cấp, thoát nước gắn với bảo vệ môi trường.
7.6. Sở Tài chính:
- Tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh thông qua các hình thức Quỹ môi trường, sản xuất sạch hơn,...
- Tham gia xét duyệt các dự án đầu tư đổi mới công nghệ và cải thiện chất lượng, sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.
- Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách cho Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp chế biến gỗ trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Bố trí nguồn ngân sách phục vụ cho công tác thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho cán bộ của đơn vị đầu mối (Sở Công Thương) tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn; hỗ trợ cho một số doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn trình diễn trên địa bàn tỉnh làm cơ sở triển khai cho các doanh nghiệp còn lại.
7.7. Sở Nông nghiệp và PTNT: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến các sản phẩm nông lâm sản.
7.8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường - Ban Quản lý các khu kinh tế - Sở Công Thương trong việc thanh kiểm tra định kỳ hàng năm công tác quản lý môi trường trong, ngoài doanh nghiệp để bảo vệ sức khỏe người lao động.
7.9. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến các kiến thức về bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn theo đề cương hoặc tài liệu của Sở Công Thương và Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
7.10. Ban Quản lý Khu kinh tế:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo thẩm quyền trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong các khu công nghiệp trước khi đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.
- Công khai các thông tin về môi trường và sản xuất sạch hơn trong các khu công nghiệp.
- Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho các doanh nghiệp ứng dụng sản xuất sạch hơn trong các khu công nghiệp về bảo vệ môi trường.
7.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
- Xác nhận hoặc ủy quyền xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án trên địa bàn theo thẩm quyền. Chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án theo thẩm quyền, đầu tư trên địa bàn trước khi đi vào hoạt động chính thức.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn hỗ trợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về môi trường, xử lý chất thải theo thẩm quyền.
- Tham gia phối hợp cùng với các sở, ngành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực môi trường ở địa phương;
- Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 2. Sau khi Đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030” được phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành; tổ chức thực hiện tốt Đề án theo các nội dung được phê duyệt tại
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Ban quản lý khu kinh tế, Công an tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây gỗ sưa chưa quy định tại Quyết định 68/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 1231/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Phương án Quy hoạch trồng cao su và cây nguyên liệu gỗ trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 32/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 2923/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 6Kế hoạch 2005/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 5025/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 1Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương do Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 56/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây gỗ sưa chưa quy định tại Quyết định 68/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Quyết định 2618/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011-2015
- 6Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 7Quyết định 1231/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Phương án Quy hoạch trồng cao su và cây nguyên liệu gỗ trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Bình Phước
- 8Thông tư 22/2014/TT-BKHCN về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 10Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Quyết định 32/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất do tỉnh Bình Phước ban hành
- 13Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 2923/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 15Kế hoạch 2005/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 16Quyết định 5025/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Quyết định 220/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030"
- Số hiệu: 220/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/01/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trần Ngọc Trai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực