Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2005/KH-UBND | Kon Tum, ngày 05 tháng 8 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1365/SNN-KH ngày 31 tháng 7 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
Sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng quy hoạch chức năng rừng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm gỗ chế biến tại địa phương, trong nước và xuất khẩu. Góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân tại địa phương, ổn định đời sống cho người dân làm nghề rừng, hạn chế phá rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định này.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng sản xuất, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
II. Nhiệm vụ, giải pháp:
1. Nhiệm vụ:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo quy định.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các Dự án trồng rừng sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trên toàn bộ diện tích đất chưa có rừng đã quy hoạch phát triển lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ gỗ nguyên liệu giấy, chế biến gỗ nhỏ và ván nhân tạo. Giai đoạn từ 2020 đến 2030 trồng khoảng 50.000 ha rừng sản xuất (kể cả trồng rừng sau khai thác). Trồng cây phân tán: 6,4 triệu cây (bình quân 640.000 cây/năm);
- Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng bằng giải pháp chuyển hóa rừng trồng hiện có và thâm canh trồng rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi đối với cây mọc nhanh, sau 25 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm). Thúc đẩy việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế, kiểm soát công tác trồng rừng từ khâu tạo giống đến khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu; kêu gọi các tổ chức có tiềm lực kinh tế đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng; triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
- Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt.
- Lồng ghép Quy hoạch lâm nghiệp vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch theo đó chú trọng đến nội dung trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ nguyên liệu gắn với mạng lưới chế biến lâm sản.
- Đẩy mạnh công tác trồng và chế biến lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là Sâm Ngọc Linh và dược liệu chủ lực của tỉnh; sớm xây dựng 03 vườn ươm giống cây dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông đảm bảo giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển dược liệu.
- Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030 đồng bộ với quy hoạch lâm nghiệp để có cơ sở triển khai thực hiện việc đầu tư trồng rừng gỗ nguyên liệu.
(có biểu phân công nhiệm vụ kèm theo)
2. Giải pháp:
2.1. Về cơ chế chính sách:
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng rừng gỗ lớn theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
- Hỗ trợ rủi ro khi trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn thực hiện tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Hỗ trợ vay vốn tín dụng thực hiện theo Điều 3 Thông tư số 27/2015/TT- NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hộ gia đình thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ có hoạt động trồng rừng sản xuất bằng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất.
- Ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ cho hoạt động chế biến gỗ theo Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, xử lý kinh phí khuyến công và Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, mức chi cho hoạt động khuyến công, xây dựng và thực hiện đề án từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh.
(Khi các cơ chế chính sách được dẫn chiếu tại các văn bản nêu trên thay đổi thì thực hiện theo quy định hiện hành)
2.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phát triển rừng trồng để nâng cao nhận thức về chọn giống, kéo dài chu kỳ trồng rừng bằng nhiều hình thức, tổ chức tham quan học tập những mô hình trồng rừng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Tổ chức Hội thảo về những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt quản lý Nhà nước, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ đối với các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2.3. Giải pháp về đất đai
Thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện việc trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ.
2.4. Giải pháp về giống
- Khuyến cáo trồng những loài cây lâm nghiệp lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ phù hợp với điều kiện lập địa tại địa phương, đảm bảo đạt năng suất, chất lượng, ổn định nguồn nguyên liệu trong thời gian dài theo Quyết định số 4961/QĐ- BNN-TCLN ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.
- Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các mô hình nông lâm kết hợp, đặc biệt phát huy lợi thế các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đảm bảo nguồn cung ứng cho các cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ.
2.5. Giải pháp về vốn
Huy động các thành phần kinh tế trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; khuyến khích phát triển nông lâm kết hợp, trang trại lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Trên cơ sở nhiệm vụ của Kế hoạch này, các Sở, ban ngành liên quan phối hợp kịp thời, chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đảm bảo hoàn thành Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất dựa trên nguồn thu trồng rừng thay thế (quy định tại Khoản 7, Điều 4, Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung nội dung, nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch, các đơn vị liên quan chủ động đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ BIỂU PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /KH-UBND ngày tháng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Thời gian |
1 | Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo quy định | Sở Nông nghiệp và PTNT | Thường xuyên |
2 | Xây dựng và triển khai thực hiện các Dự án trồng rừng sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trên toàn bộ diện tích đất chưa có rừng đã quy hoạch phát triển lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ gỗ nguyên liệu giấy, chế biến gỗ nhỏ và ván nhân tạo | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp; Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai; Công ty TNHH MTV InnovGreen Kon Tum); Các doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất trồng rừng | 2020 - 2030 |
3 | Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng bằng giải pháp chuyển hóa rừng trồng hiện có và thâm canh trồng rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi đối với cây mọc nhanh, sau 25 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm). Thúc đẩy việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế, kiểm soát công tác trồng rừng từ khâu tạo giống đến khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng. | Các công ty TNHH MTV lâm nghiệp; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai; Công ty TNHH MTV InnovGreen Kon Tum) và các doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất trồng rừng |
|
4 | Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu; kêu gọi các tổ chức có tiềm lực kinh tế đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng; triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ. | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
5 | Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt. | Sở Khoa học và Công nghệ |
|
6 | Lồng ghép Quy hoạch lâm nghiệp vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch theo đó chú trọng đến nội dung trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ nguyên liệu gắn với mạng lưới chế biến lâm sản. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Bộ ngành Trung ương triển khai |
7 | Đẩy mạnh công tác trồng và chế biến lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là Sâm Ngọc Linh và dược liệu chủ lực của tỉnh; sớm xây dựng 03 vườn ươm giống cây dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông đảm bảo giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển dược liệu. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Hoàn thành các vườn ươm trong năm 2019 và tiếp tục thực hiện thường xuyên |
8 | Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030 đồng bộ với quy hoạch lâm nghiệp để có cơ sở triển khai thực hiện việc đầu tư trồng rừng gỗ nguyên liệu. | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2020 |
- 1Quyết định 220/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030"
- 2Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 5025/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 5Quyết định 197/QĐ-UBND năm 2017 về bổ sung Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 6Quyết định 2060/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Nghị quyết 50/2022/NQ-HĐND quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025
- 1Luật đất đai 2013
- 2Quyết định 4961/QĐ-BNN-TCLN năm 2014 về Danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 27/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hảnh
- 4Quyết định 220/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030"
- 5Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Quy hoạch 2017
- 8Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 9Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 10Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Luật Lâm nghiệp 2017
- 12Thông tư 28/2018/TT-BTC về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 14Quyết định 01/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, mức chi cho hoạt động khuyến công, xây dựng và thực hiện đề án từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh Kon Tum
- 15Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2019 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 5025/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 17Quyết định 197/QĐ-UBND năm 2017 về bổ sung Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 18Quyết định 2060/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 19Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 20Nghị quyết 50/2022/NQ-HĐND quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025
Kế hoạch 2005/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 2005/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra