Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2010/QĐ-UBND | Quy Nhơn, ngày 08 tháng 9 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 28/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 17 về việc quy định chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1467/TTr-SNV ngày 06 tháng 9 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, làng, khối phố, khu phố trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 69/2004/QĐ-UB ngày 19/7/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về số lượng và phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bãi bỏ các quy định trước đây về chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và cán bộ làng, thôn, khu vực trái với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ THÔN, LÀNG, KHỐI PHỐ, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 08/9/2010 của UBND tỉnh)
I. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) được bố trí theo các chức danh sau:
Số TT | Chức danh |
I. CÁC CHỨC DANH THUỘC ĐẢNG ỦY | |
1 | Trưởng ban Tổ chức |
2 | Trưởng ban Tuyên giáo |
3 | Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra |
4 | Phó Trưởng ban Dân vận |
5 | Phó Trưởng ban Tổ chức |
6 | Phó Trưởng ban Tuyên giáo |
7 | Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra |
8 | Văn phòng đảng ủy |
II. CÁC CHỨC DANH Ở KHỐI MẶT TRẬN VÀ ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI | |
9 | Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc |
10 | Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh |
11 | Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ |
12 | Phó Chủ tịch Hội Nông dân |
13 | Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
14 | |
15 | |
III. CÁC CHỨC DANH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ | |
16 | Giao thông - Thủy lợi |
17 | Nông, lâm, ngư - Công thương nghiệp |
18 | Lao động - Xã hội - Bảo vệ và chăm sóc trẻ em |
19 | Văn hóa - Thông tin - Gia đình |
20 | Trưởng Đài truyền thanh |
21 | Thủ quỹ - Văn thư - lưu trữ |
22 | Phó Chỉ huy Quân sự |
23 | Phó Công an |
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã được xác định theo kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp xã:
a. Đối với xã, phường, thị trấn loại 1: Bố trí tối đa 22 người;
b. Đối với xã, phường, thị trấn loại 2: Bố trí tối đa 20 người;
c. Đối với xã, phường, thị trấn loại 3: Bố trí tối đa 19 người.
Tùy theo tình hình cụ thể ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc bố trí những người hoạt động không chuyên trách theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã trong số các chức danh được quy định tại khoản 1, Mục I Quy định này, nhưng tổng số không vượt quá số lượng quy định cho từng xã, đảm bảo công việc nào cũng có người phụ trách nhưng không chồng chéo, trùng lắp; có thể bố trí kiêm nhiệm hợp lý để sử dụng được người có uy tín, có năng lực. Cụ thể như sau:
- Nhóm các chức danh khối Đảng: Bố trí không quá 05 người.
- Nhóm các chức danh khối Mặt trận và đoàn thể: Bố trí không quá 07 người.
- Các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân xã: Tùy thuộc vào phân loại đơn vị hành chính của từng xã, bố trí từ 07 đến 10 người. Có thể bố trí nhiều người ở cùng một chức danh nếu lĩnh vực công tác phân công cho chức danh đó đảm trách rộng, khối lượng công việc nhiều, phức tạp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người đảm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân xã.
3. Chế độ phụ cấp
- Hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung: Đối với các chức danh Trưởng ban Tổ chức, Trưởng ban Tuyên giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Phó Công an xã, Phó Chỉ huy quân sự xã;
- Hệ số 0,9 mức lương tối thiểu chung: Đối với các chức danh Phó ban Tổ chức, Phó ban Dân vận, Phó ban Tuyên giáo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân xã;
- Hệ số 0,8 mức lương tối thiểu chung: Đối với Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã.
Riêng chức danh Văn phòng Đảng ủy và Văn thư - Lưu trữ - Thủ quỹ xã thực hiện chế độ tiền công theo hợp đồng lao động.
b. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách cấp xã quy định tại khoản 1, Mục I Quy định này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% phụ cấp hiện hưởng. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở thôn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% phụ cấp hiện hưởng.
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh được hưởng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm.
II. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở THÔN, LÀNG, KHỐI PHỐ, KHU PHỐ
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, khối phố, khu phố (gọi chung là thôn) được bố trí theo các chức danh sau:
a. Bí thư Chi bộ;
b. Trưởng thôn;
c. Phó Trưởng thôn.
Mỗi thôn bố trí 03 người hoạt động không chuyên trách đảm nhiệm các chức danh quy định tại khoản 1, Mục II Quy định này. Trường hợp thôn có trên 1.500 dân được bố trí không quá 04 người (để bố trí thêm 01 Phó Trưởng thôn theo quy định tại Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn).
- Hệ số 0,6 mức lương tối thiểu chung: Đối với chức danh Bí thư chi bộ và Trưởng thôn;
- Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu chung: Đối với chức danh Phó Trưởng thôn.
b. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn kiêm nhiệm các chức danh công tác ở thôn quy định tại khoản 1, Mục II thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% phụ cấp hiện hưởng.
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh được hưởng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm.
III. KHOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI MẶT TRẬN VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ Ở XÃ VÀ THÔN
1. Khoán kinh phí hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở xã
Số TT | Tổ chức | Mức khoán (đồng/năm) |
01 | Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | 6.000.000 |
02 | Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | 6.000.000 |
03 | Hội Liên hiệp Phụ nữ | 4.000.000 |
04 | Hội Nông dân | 4.000.000 |
05 | Hội Cựu chiến binh | 3.000.000 |
06 | Hội Người cao tuổi | 3.000.000 |
07 | Hội Chữ thập đỏ | 3.000.000 |
2. Khoán kinh phí hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở thôn
Số TT | Tổ chức | Mức khoán (đồng/năm) |
01 | Ban Công tác Mặt trận | 3.480.000 |
02 | Chi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | 2.640.000 |
03 | Chi hội Liên hiệp Phụ nữ | 2.640.000 |
04 | Chi hội Nông dân | 2.640.000 |
05 | Chi hội Cựu chiến binh | 2.640.000 |
Kinh phí khoán quy định tại khoản 1 và khoản 2, Mục III Quy định này bao gồm:
- Kinh phí hỗ trợ cho Mặt trận và các đoàn thể hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức;
- Kinh phí chi trả trợ cấp cho các chức danh Trưởng ban Công tác Mặt trận, Bí thư Chi đoàn TNCSHCM, Chi hội trưởng các Chi hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh ở thôn;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và Trưởng các đoàn thể xã quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí khoán cho Mặt trận và các đoàn thể trong đó quy định mức trợ cấp cho trưởng ban công tác mặt trận và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 mức lương tối thiểu chung.
1. Chế độ phụ cấp đối với công an viên và thôn đội trưởng
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, mức phụ cấp đối với công an viên và thôn đội trưởng được quy định như sau:
- Công an viên bố trí ở địa bàn dân cư được hưởng phụ cấp hàng tháng, hệ số 0,5 mức lương tối thiểu chung.
- Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hàng tháng, hệ số 0,5 mức lương tối thiểu chung.
2. Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
3. Trợ cấp đối với già làng ở các làng dân tộc thiểu số
Căn cứ Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 5/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên” giai đoạn 2002-2010, thực hiện mức trợ cấp đối với già làng của các làng dân tộc thiểu số (làng có ít nhất 70% dân cư là người dân tộc thiểu số sinh sống) để tổ chức các sinh hoạt cộng đồng theo phong tục, tập quán của địa phương. Mức trợ cấp hàng tháng cho Già làng, hệ số 0,5 mức lương tối thiểu chung.
1. Thời điểm thực hiện
Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn theo quy định này được tính hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn khi áp dụng chế độ, chính sách theo Quy định này có mức phụ cấp thấp hơn so với mức phụ cấp hiện hưởng thì được bảo lưu đến hết 31 tháng 12 năm 2010.
2. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách
Kinh phí thực hiện chế, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn do ngân sách các cấp chi trả theo phân cấp.
a. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách.
b. Phần kinh phí còn lại tăng thêm năm 2010 do điều chỉnh mức phụ cấp và bổ sung chế độ, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách theo Quy định này được cân đối ngân sách như sau:
- Các huyện miền núi (Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh): Ngân sách tỉnh cấp 100%;
- Huyện Hoài Ân: Ngân sách tỉnh cân đối 60%, huyện 40%;
- Huyện Tây Sơn: Ngân sách tỉnh cân đối 50%, huyện 50%;
- Các huyện còn lại: Ngân sách tỉnh cân đối 40%, huyện 60%;
- Thành phố Quy Nhơn: Ngân sách tỉnh cân đối 30%, huyện 70%.
3. Trách nhiệm của các cơ quan
a. Giám đốc Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này;
- Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách xã, thôn;
- Phối hợp với thủ trưởng các cơ quan liên quan đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện Quy định này và giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b. Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn cơ quan tài chính cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch ngân sách, cân đối kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn theo Quy định này và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
c. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn huyện, thành phố quản lý.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phản ánh và báo cáo Ủy ban nhân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
- 1Quyết định 69/2004/QĐ-UB về số lượng và chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 63/2011/QĐ-UBND về Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, ấp, khu phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐND quy định chức danh, số lượng và chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư; hỗ trợ kinh phí hoạt động của chi hội thuộc tổ chức chính trị - xã hội xã đặc biệt khó khăn do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 4Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 1544/QĐ-UBND năm 2010 quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 1Quyết định 69/2004/QĐ-UB về số lượng và chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 30/2012/QĐ-UBND điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động của Mặt trận, đoàn thể và sửa đổi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 50/2011/QĐ-UBND điều chỉnh mức phụ cấp đối với Trưởng Đài truyền thanh và quy định mức tiền công đối với các chức danh Văn phòng Đảng ủy, Văn thư - Lưu trữ - Thủ quỹ ở cấp xã do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 45/2013/QĐ-UBND Quy định sửa đổi chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn của tỉnh Bình Định
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 253/QĐ-TTg năm 2003 phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 5Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 6Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 7Nghị quyết 10/2010/NQ-HĐND quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa X, kỳ họp thứ 17 ban hành
- 8Quyết định 63/2011/QĐ-UBND về Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, ấp, khu phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 9Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐND quy định chức danh, số lượng và chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư; hỗ trợ kinh phí hoạt động của chi hội thuộc tổ chức chính trị - xã hội xã đặc biệt khó khăn do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 10Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 11Quyết định 42/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế Tổ chức hoạt động của thôn làng, khối phố, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 1544/QĐ-UBND năm 2010 quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do tỉnh Hòa Bình ban hành
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, làng, khối phố, khu phố trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 22/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Văn Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra