Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2195/QĐ-BNN-TCTL | Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HỆ THỐNG CÁC TRẠM TRỰC CANH CẢNH BÁO SÓNG THẦN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao;
Xét Tờ trình số 23/TTr-TCTL-PCTT ngày 21/5/2015 của Tổng cục Thủy lợi về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần và đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo sóng thần từ Trung ương đến địa phương và trực tiếp tới người dân trong thời gian nhanh nhất để chủ động trong chỉ đạo, chỉ huy ứng phó. Trước mắt tập trung vào các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi sóng thần.
2. Kết hợp đa mục tiêu giữa cảnh báo sóng thần và các loại hình thiên tai khác ở vùng ven biển, cửa sông.
3. Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có vùng ven biển để xây dựng hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần, giảm chi phí đầu tư.
II. MỤC TIÊU
- Đảm bảo thông tin nhanh nhất, kịp thời, chính thống thông qua hệ thống các trạm trực canh và tin nhắn điện thoại di động để chủ động phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do sóng thần nói riêng và thiên tai gây ra nói chung gây ra góp phần phát triển ổn định kinh tế xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.
- Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với sóng thần, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ và các loại hình thiên tai khác.
- Nâng cao nhận thức trong công tác phòng tránh thiên tai nói chung và sóng thần nói riêng.
- Giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc kết hợp cơ sở hạ tầng hiện có, phát huy hiệu quả đầu tư.
III. PHẠM VI QUY HOẠCH
Vùng ven biển, hải đảo có nguy cơ cao chịu tác động của sóng thần thuộc địa bàn 13 tỉnh/thành phố ven biển: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu.
IV. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
1. Quy hoạch hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần
1.1. Kịch bản động đất gây sóng thần
Kịch bản động đất có độ lớn 9,0 độ richter xảy ra tại đới đứt gẫy Manila để đánh giá, xác định ảnh hưởng do sóng thần gây ra đối với các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó, sau 2 giờ, sóng thần sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển Việt Nam, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu chịu tác động của sóng thần có độ cao từ 2m đến trên 4m; các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có thể chịu tác động của sóng thần có độ cao khoảng 10m.
1.2. Vị trí, quy mô
a) Vị trí các trạm trực canh cảnh báo sóng thần
Xây dựng tổng số 532 trạm dọc ven biển, cửa sông các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó: 36 trạm loại 1 (xây mới hoàn toàn); 125 trạm loại 2 (lắp đặt tại các trạm thu phát sóng di động - BTS); 115 trạm loại 3 (lắp đặt trên bệ cột đỡ tại nóc nhà kiên cố) và 256 trạm loại 4 (lắp đặt tại trụ sở đài truyền thanh). Số lượng, loại trạm của từng Tỉnh/TP như sau:
Bảng 1. Tổng hợp số lượng đài/trạm trực canh, cảnh báo sóng thần từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu
STT | Tỉnh | Tổng số trạm | Trạm loại 1 | Trạm loại 2 | Trạm loại 3 | Trạm loại 4 |
1 | Hà Tĩnh | 39 | 2 | 6 | 1 | 30 |
2 | Quảng Bình | 31 | 2 | 2 | 4 | 23 |
3 | Quảng Trị | 20 | 1 | 14 | 0 | 5 |
4 | Thừa Thiên Huế | 85 | 3 | 40 | 21 | 21 |
5 | Đà Nẵng | 28 | 2 | 11 | 3 | 12 |
6 | Quảng Nam | 21 | 3 | 4 | 0 | 14 |
7 | Quảng Ngãi | 40 | 2 | 5 | 10 | 23 |
8 | Bình Định | 37 | 2 | 4 | 6 | 25 |
9 | Phú Yên | 44 | 3 | 18 | 8 | 15 |
10 | Khánh Hòa | 82 | 6 | 19 | 15 | 42 |
11 | Ninh Thuận | 29 | 5 | 2 | 11 | 11 |
12 | Bình Thuận | 31 | 3 | 0 | 12 | 16 |
13 | Bà Rịa Vũng Tàu | 45 | 2 | 0 | 24 | 19 |
| Tổng | 532 | 36 | 125 | 115 | 256 |
(Chi tiết như phụ lục 1)
b) Quy mô các loại trạm
Các loại trạm được xây dựng với quy mô khác nhau đảm bảo đủ điều kiện để lắp đặt các thiết bị gồm: Tủ thiết bị và các thiết bị cảnh báo (còi ú, loa và đèn).
- Trạm loại 1: Được xây mới hoàn toàn, cột làm bằng thép có dạng tháp cao 30-35m, diện tích đất cần thiết để xây dựng trạm loại này là 4-9 m2.
- Trạm loại 2: Được lắp đặt tại các trạm BTS. Từ thiết bị lắp trong nhà trạm BTS; các thiết bị cảnh báo lắp đặt trên cột BTS ở độ cao khoảng 15m so với chân cột; cột BTS được gia cố đảm bảo đủ điều kiện để lắp đặt thêm thiết bị cảnh báo.
- Trạm loại 3: Được đặt trên nóc các nhà kiên cố, xây dựng bệ cột đỡ thiết bị đảm bảo độ cao từ 10-30m so với mặt đất tự nhiên, cột được gia cố đủ điều kiện lắp đặt thêm thiết bị cảnh báo.
- Trạm loại 4: Được lắp đặt tại các đài truyền thanh. Tủ thiết bị lắp đặt tại trụ sở đài truyền thanh; các thiết bị cảnh báo sóng thần lắp đặt trên cột trụ đài truyền thanh ở độ cao khoảng 10m so với chân cột. Trụ cột đài truyền thanh được gia cố đảm bảo đủ điều kiện để lắp đặt thêm thiết bị cảnh báo sóng thần. Thiết bị cảnh báo được tích hợp với cơ sở hạ tầng của các đài truyền thanh sẵn có ở các xã, phường, các bản tin cảnh báo được phát trên loa đặt tại trạm đồng thời được truyền đến các loa trong hệ thống phát thanh tại xã, phường.
2. Quy hoạch hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy lại cấp Trung ương và cấp tỉnh
Hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy tại cấp Trung ương và 13 tỉnh/thành phố trong phạm vi quy hoạch, như sau:
a) Ở Trung ương
- Viện Vật lý địa cầu: Phát bản tin cảnh báo sóng thần đến Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (Ban chỉ đạo TWPCTT), Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (Ủy ban QG TKCN), Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương (Trung tâm DBKTTVTW), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Ban chỉ huy PCTT&TKCN) các tỉnh, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các đài phát thanh, truyền hình tỉnh/thành phố ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan khác theo Quy định tại Quyết định 46/QĐ-TTg; đồng thời kích hoạt hệ thống các trạm trực canh để cảnh báo cho người dân khi có khả năng xảy ra sóng thần.
- Trung tâm DBKTTVTW: Phát và truyền bản tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ và các loại hình thiên tai khác đến Ban chỉ đạo TWPCTT, Ủy ban QG TKCN, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh; Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam; các đài phát thanh, truyền hình tỉnh/thành phố ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan khác theo Quyết định 46/QĐ-TTg.
- Ban chỉ đạo TWPCTT: Soạn thảo và gửi bản tin chỉ đạo, hướng dẫn ứng phó với sóng thần, áp thấp nhiệt đới, bão và các thiên tai khác đến Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh và kích hoạt hệ thống trạm trực canh để chỉ đạo, hướng dẫn ứng phó cho người dân lại những khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của sóng thần, áp thấp nhiệt đới, bão và các thiên tai khác.
- Ủy ban QG TKCN: Soạn thảo và gửi bản tin chỉ đạo, triển khai hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần, áp thấp nhiệt đới, bão và các thiên tai khác gây ra;
- Tập đoàn Viễn thông quân đội: Là đầu mối của hệ thống truyền/nhận, kết nối các bản tin cảnh báo.
b) Địa phương
Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu: Kích hoạt hệ thống trạm trực canh tại địa phương để hướng dẫn cho người dân ứng phó với sóng thần, áp thấp nhiệt đới, bão và các loại hình thiên tai khác phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
3. Quy hoạch hệ thống điều khiển, truyền dẫn, truyền tin
a) Chức năng của hệ thống
- Truyền/nhận thông tin, kết nối giữa các cơ quan trung ương với nhau;
- Truyền/nhận thông tin chỉ đạo, điều hành từ các cơ quan Trung ương đến các Tỉnh/Thành phố; thông tin, báo cáo... từ các Tỉnh /Thành phố đến các cơ quan Trung ương;
- Truyền thông tin cảnh báo, báo động từ các cơ quan Trung ương đến các Tỉnh /Thành phố và các trạm trực canh, người dân;
- Truyền thông tin cảnh báo, báo động từ các Tỉnh/Thành phố đến các trạm trực canh và đến người dân;
- Truyền/nhận thông tin, kết nối giữa các nhà mạng (để phục vụ nhắn tin đa mạng).
b) Thành phần của hệ thống
Là một mạng lưới bao gồm hệ thống mạng có dây (FTTH hoặc ADSL), máy chủ, các thiết bị truyền dẫn, kết nối; mạng không dây là các kênh kết nối dựa trên nền mạng di động (2G/3G,...).
- Tại Viện Vật lý địa cầu, Ban chỉ đạo TWPCTT, Trung tâm DBKTTVTV, Ủy ban QG TKCN và 13 Tỉnh/Thành phố được trang bị kênh cáp quang. Đối với Viện Vật lý địa cầu và Ban chỉ đạo TWPCTT trang bị thêm kênh dự phòng 1-1 để bảo đảm bảo tính liên tục và thông suốt khi có sự cố xảy ra.
- Tại Tập đoàn Viễn thông quân đội thực hiện việc quản lý, vận hành hệ thống điều khiển truyền tin, truyền dẫn.
- Tại các trạm trực canh cảnh báo sóng thần sử dụng mạng 2G, 3G,.. để nhận tín hiệu điều khiển và nội dung thông tin phục vụ cho việc phát thông báo, báo động.
- Tại các nhà mạng có hệ thống kết nối để trao đổi thông tin với Viettel phục vụ nhắn tin cảnh báo thiên tai.
c) Hoạt động truyền thông tin cảnh báo của hệ thống
Đối với thông tin cảnh báo sẽ được hệ thống phần mềm xử lý, phân chia khu vực, đối tượng, hình thức phát tin đến người dân như tin nhắn, hay qua hệ thống loa đài, còi ú, đèn một cách tự động:
- Cảnh báo bằng SMS: Viện Vật lý địa cầu, Ban chỉ đạo TWPCTT và các địa phương xác định nội dung, đối tượng nhận để gửi tin nhắn. Khi có lệnh gửi tin nhắn, hệ thống sẽ xử lý và gửi nội dung tin nhắn đến các đối tượng cần cảnh báo.
- Dạng tín hiệu còi, đèn: Viện Vật lý địa cầu, Ban chỉ đạo TWPCTT, các địa phương xác định vùng cần cảnh báo bằng còi và đèn. Khi có lệnh cảnh báo bằng còi, đèn hệ thống sẽ xử lý và điều khiển các trạm cảnh báo phát tín hiệu báo động.
- Dạng tín hiệu âm thanh: Viện Vật lý địa cầu, Ban chỉ đạo TWPCTT và các địa phương chọn vùng cần cảnh báo và kiều bản tin thông báo (trực tiếp hoặc kịch bản có sẵn). Khi có lệnh cảnh báo bằng âm thanh, hệ thống sẽ xử lý và điều khiển trạm trực canh phát bản tin trực tiếp (người đọc) hoặc theo kịch bản.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí
Tổng kinh phí xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần: 293.344 triệu đồng (Hai trăm chín mươi ba tỷ, ba trăm bốn mươi bốn triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí xây dựng trạm: 191.724 triệu đồng
- Kinh phí xây dựng hệ thống điều khiển tại các cơ quan Trung ương và Ban chỉ huy PCTT&TKCN của 13 tỉnh, thành phố: 79.629 triệu đồng
- Kết nối mạng lưới truyền dẫn, truyền tin: 21.991 triệu đồng
2. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và xã hội hóa.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 277.060 triệu đồng chiếm 94,45% tổng kinh phí, phục vụ đầu tư xây dựng trạm trực canh tại các khu dân cư, các khu công nghiệp, thiết lập hệ thống điều khiển trung tâm và kết nối mạng lưới truyền dẫn, truyền tin.
- Nguồn vốn xã hội hóa: 16.284 triệu đồng chiếm 5,55% tổng kinh phí, phục vụ đầu tư xây dựng các trạm cảnh báo tại các khu du lịch, khu công nghiệp độc lập.
VI. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
1. Giai đoạn 1 (năm 2015 - 2017)
Tổng kinh phí 180.878 triệu đồng, gồm: 173.801 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và 7.077 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa, cụ thể:
- Xây dựng, lắp đặt 281 trạm trực canh cảnh báo sóng thần tại 7 tỉnh/thành phố có nguy cơ cao: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận, trong đó: 23 trạm loại 1; 63 trạm loại 2; 53 trạm loại 3; 142 trạm loại 4;
- Xây dựng hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy cấp Trung ương;
- Thiết bị điều khiển chỉ huy cho 7 tỉnh/thành phố;
- Mạng lưới truyền dẫn, truyền tin tại các cơ quan Trung ương và 7 tỉnh/thành phố.
(Chi tiết như Phụ lục 2)
2. Giai đoạn 2 (năm 2018 - 2019)
Tổng kinh phí 112.466 triệu đồng, gồm: 103.259 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và 9.207 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa, cụ thể:
- Xây dựng 251 trạm trực canh cảnh báo sóng thần tại 6 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu), trong đó: 13 trạm loại 1; 62 trạm loại 2; 62 trạm loại 3; 114 trạm loại 4;
- Kinh phí thiết bị điều khiển chỉ huy cho 6 tỉnh;
- Xây dựng mạng lưới truyền dẫn truyền tin cho 6 tỉnh.
(Chi tiết như Phụ lục 2)
1. Tổng cục Thủy lợi:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch từng giai đoạn để thực hiện.
- Tổ chức lập, thẩm định, trình duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần, trong đó thời gian trước mắt tập trung vào các tỉnh có nguy cơ cao (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) xây dựng hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy tại cấp Trung ương và cấp tỉnh theo quy định hiện hành.
- Tổ chức triển khai việc thiết lập mạng lưới truyền dẫn, truyền tin trên cơ sở sử dụng hạ tầng viễn thông của Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, kết hợp với hệ thống thông tin chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn hàng hải.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan: xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo, chỉ huy từ Trung ương đến địa phương; xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó khi có cảnh báo sóng thần, các loại hình thiên tai khác; xây dựng kế hoạch, tổ chức diễn tập; hướng dẫn các địa phương diễn tập để các cấp chính quyền và nhân dân biết, chủ động ứng phó; nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp Viễn thông trong việc nhắn tin cảnh báo đến một người dân trong khu vực; tổ chức triển khai thực hiện Hợp phần 2 và Hợp phần 3 của Đề án đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả hệ thống.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện quy hoạch để kịp thời chỉ đạo đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
2. Vụ Kế hoạch:
Chủ trì, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bố trí kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12/4/2012.
3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao:
- Hoàn thiện mô hình trạm trực canh cảnh báo sóng thần đảm bảo thuận tiện khi tích hợp mở rộng thành hệ thống cảnh báo đa thiên tai.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương thực hiện việc xây dựng, lắp đặt hệ thống cảnh báo đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố:
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tạo điều kiện trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng, lắp đặt, đấu nối các trạm trực canh cảnh báo sóng thần.
- Tham gia quản lý hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả.
- Tổ chức diễn tập ứng phó với sóng thần và các loại hình thiên tai khác trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quy hoạch và Thủ trưởng các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY HOẠCH CHI TIẾT CÁC TRẠM
(Kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/6/2015)
TT | Tỉnh/TP Loại trạm |
| Khu vực hiện có | Khu vực quy hoạch | |||||||
Tổng số trạm | Đất liền | Hải đảo | |||||||||
Khu dân cư | Khu công nghiệp | Khu du lịch | Khu dân cư | Bãi tắm | Khu dân cư | Khu công nghiệp | Resort, khu sinh thái | ||||
Bãi tắm | Resort, khu sinh thái | ||||||||||
I | Hà Tĩnh | 39 | 39 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 6 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 30 | 30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Quảng Bình | 31 | 30 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 4 | 3 |
|
| 1 |
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 23 | 23 |
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Quảng Trị | 20 | 19 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 14 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 5 | 4 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
IV | Thừa Thiên Huế | 85 | 73 | 8 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
1 | Trạm loại 1 | 3 | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 40 | 40 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 21 | 10 | 8 |
| 2 |
|
|
|
| 1 |
4 | Trạm loại 4 | 21 | 21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
V | Đà Nẵng | 28 | 26 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 11 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 3 | 1 |
|
| 2 |
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 12 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
VI | Quảng Nam | 21 | 19 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 3 | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 4 | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 0 | 0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 14 | 13 |
|
|
|
| 1 |
|
|
|
VII | Quảng Ngãi | 40 | 32 | 3 | 1 | 1 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 2 | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 5 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 10 | 5 | 3 |
| 1 | 1 |
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 23 | 21 |
|
|
| 2 |
|
|
|
|
VIII | Bình Định | 37 | 35 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 4 | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 6 | 4 | 1 |
|
|
|
|
| 1 |
|
4 | Trạm loại 4 | 25 | 25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
IX | Phú Yên | 44 | 41 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 3 | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 18 | 15 | 1 |
| 1 |
|
| 1 |
|
|
3 | Trạm loại 3 | 8 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 15 | 15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
X | Khánh Hòa | 82 | 76 | 0 | 0 | 5 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 6 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 19 | 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 15 | 9 |
|
| 5 |
| 1 |
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 42 | 42 |
|
|
|
|
|
|
|
|
XI | Ninh Thuận | 29 | 27 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 5 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 11 | 9 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 11 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
XII | Bình Thuận | 31 | 26 | 1 | 1 | 2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 3 | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 12 | 8 | 1 | 1 | 2 |
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 16 | 16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
XIII | Bà Rịa Vũng Tàu | 45 | 36 | 0 | 1 | 7 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Trạm loại 1 | 2 | 1 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
2 | Trạm loại 2 | 0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trạm loại 3 | 24 | 16 |
| 1 | 7 |
|
|
|
|
|
4 | Trạm loại 4 | 19 | 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng | 532 | 479 | 16 | 4 | 21 | 7 | 2 | 1 | 1 | 1 |
TỔNG HỢP KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/6/2015)
STT | Nội dung | Số trạm | Kinh phí (triệu đồng) | ||
Tổng | NSNN | XHH | |||
I | Giai đoạn 1 (năm 2015 - 2017) | 281 | 180.878 | 173.801 | 7.077 |
1 | Xây dựng, lắp đặt các trạm trực canh cảnh báo sóng thần tại 7 tỉnh/thành phố: Từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận. | 281 | 103,738 | 96.661 | 7.077 |
2 | Xây dựng hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy cấp Trung ương |
| 27.055 | 27.055 |
|
3 | Thiết bị điều khiển chỉ huy cho 7 tỉnh/thành phố |
| 28.309 | 28.309 |
|
4 | Xây dựng mạng lưới truyền dẫn, truyền tin lại hệ thống quản lý trung tâm và 7 tỉnh/thành phố |
| 21.775 | 21.775 |
|
II | Giai đoạn 2 (năm 2018 - 2019) | 251 | 112.466 | 103.259 | 9.207 |
1 | Xây dựng, lắp đặt các trạm trực canh cảnh báo sóng thần tại 6 tỉnh còn lại | 251 | 87.986 | 78.778 | 9.206 |
2 | Thiết bị điều khiển chỉ huy cho 6 tỉnh còn lại |
| 24.265 | 24.264 |
|
3 | Xây dựng mạng lưới truyền dẫn, truyền tin tại 6 tỉnh còn lại |
| 216 | 215 |
|
Tổng cộng | 532 | 293.344 | 277.060 | 16.284 |
- 1Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 3772/BNN-TCTL về xây dựng hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần và hệ thống giám sát, điều hành hồ chứa phục vụ phòng, chống lụt, bão do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 647/BNN-TCTL về kinh phí thực hiện lập quy hoạch chi tiết hệ thống trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 3772/BNN-TCTL về xây dựng hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần và hệ thống giám sát, điều hành hồ chứa phục vụ phòng, chống lụt, bão do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 430/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 647/BNN-TCTL về kinh phí thực hiện lập quy hoạch chi tiết hệ thống trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 6Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 46/2014/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 2195/QĐ-BNN-TCTL năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2195/QĐ-BNN-TCTL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/06/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hoàng Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra