Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2194/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 05 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định, chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Kế hoạch số 3849/KH-UBND ngày 09/09/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 04/02/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa; con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 403/SVHTT-NVVH ngày 16/9/2016 về việc phê duyệt Đề cương Đề án tái tạo không gian văn hóa sân đình tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Hàng Kênh, quận Lê Chân; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các Công văn: số 1446/KHĐT-VHXH ngày 22/8/2016, số 1688/KHĐT-VHXH ngày 14/9/2016 về Đề cương Đề án tái tạo không gian văn hóa sân đình tại di tích Đình Hàng Kênh, quận Lê Chân.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án Tái tạo không gian văn hóa sân đình tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng do Sở Văn hóa và Thể thao lập tháng 9 năm 2016 (gửi kèm theo).
- Giao Sở Văn hóa và Thể thao căn cứ Đề cương, tiến hành xây dựng và hoàn thiện Đề án Tái tạo không gian văn hóa sân đình tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng; báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, địa phương liên quan phối hợp, hướng dẫn Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại vụ, Y tế; Công an thành phố; Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Thành đoàn Hải Phòng; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
1. Tên Đề án: Tái tạo không gian văn hóa sân đình tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình Hàng Kênh, quận Lê Chân.
2. Cơ quan xây dựng Đề án: Sở Văn hóa và Thể thao.
3. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:
- Thành phố Hải Phòng là vùng đất có lịch sử hình thành sớm. Quá trình hình thành và phát triển thành phố để lại hàng ngàn di tích lịch - sử văn hóa, hàng trăm lễ hội dân gian, hàng chục làng nghề truyền thống và các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc, như: Ca trù, hát Đúm, Chầu văn, Chèo.... Các di sản văn hóa cần được gìn giữ bảo tồn và phát huy phù hợp với giai đoạn phát triển mới của thành phố.
- Trong hệ thống di tích thành phố, đình làng có một vị trí đặc biệt, là trung tâm của cộng đồng làng xã, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa,... Hiện nay, thành phố chưa có một không gian văn hóa giành riêng cho loại hình văn hóa dân gian truyền thống. Vì vậy, việc khôi phục một không gian văn hóa nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của nhân dân là cần thiết.
- Từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2016, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức các chương trình trình diễn tại Di tích đình Hàng Kênh để phục vụ nhân dân và du khách, gồm: Chèo, múa Rối, Ca trù, võ thuật... các chương trình đã thu hút được đông đảo nhân dân và du khách tham gia, trong đó có những du khách quốc tế, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong du khách tham quan cũng như sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Đồng thời, các hoạt động văn hóa tại đình Hàng Kênh góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của thành phố.
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX “Về việc xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa năm 2009.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
- Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 04/2/2015 của Ban Thường vụ thành ủy Hải Phòng về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Kế hoạch số 3849/KH-UBND ngày 09/09/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 04/2/2015 của Ban Thường vụ thành ủy Hải Phòng về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hanh Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Quy hoạch phát triển ngành văn hóa - Thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020.
5. Mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng của Đề án:
5.1 Mục đích, yêu cầu của Đề án:
- Tạo không gian văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa sân đình để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân.
- Bảo tồn, phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể tại di tích đình Hàng Kênh: giá trị lịch sử, văn hóa, trang trí, điêu khắc, kiến trúc...
- Bảo tồn, thực hành và truyền dạy loại hình văn hóa dân gian của dân tộc: Ca trù, Chầu văn, Xẩm, Chèo, các trò chơi dân gian... Qua các chương trình góp phần phát hiện tài năng để đào tạo, bồi dưỡng đóng góp cho nghệ thuật dân gian.
- Trên cơ sở hiệu quả của Đề án, Sở Văn hóa và Thể thao tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét nhân rộng trên địa bàn thành phố tại các di tích loại hình đình làng.
- Các hoạt động văn hóa tại di tích đình Hàng Kênh yêu cầu đảm bảo tính truyền thống, mang bản sắc vùng miền và tính quần chúng. Các hoạt động đảm bảo xây dựng không khí vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn, bảo vệ môi trường.
5.2 Phạm vi, đối tượng của Đề án:
5.2.1 Phạm vi Đề án:
- Đề án thực hiện tại di tích đình Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (trường hợp có thể thay đổi địa điểm sẽ có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền). Xây dựng các chương trình trình diễn định kỳ lấy chủ đề và thể loại văn hóa dân gian của dân tộc và chương trình mang bản sắc của thành phố, các hoạt động văn hóa văn nghệ phù hợp để thực hiện.
- Thời gian thực hiện Đề án: 3 năm (2017 - 2019). Sau 3 năm tổng kết đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét nhận rộng mô hình Đề án trên địa bàn thành phố,
5.2.2. Đối tượng Đề án:
- Thực hành và truyền dạy các loại hình nghệ thuật dân gian: Ca trù, hát Văn, hát Xẩm, Chèo, lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, trưng bày các sản phẩm truyền thống...
- Xây dựng các hoạt động văn hóa phù hợp với loại hình đình làng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân: chương trình Thơ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, liên hoan văn nghệ quần chúng, lễ tuyên dương - khen thưởng...
- Bảo vệ di tích đình Hàng Kênh, phát huy có hiệu quả giá trị đình Hàng Kênh - địa điểm du lịch tiêu biểu của thành phố - di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình Hàng Kênh trong hệ thống các di tích của thành phố.
6. Đánh giá thực trạng hệ thống di tích đình làng và di tích đình Hàng Kênh:
6.1 Thực trạng hệ thống di tích đình làng Hải Phòng:
- Hiện nay, thành phố Hải Phòng có khoảng 200 ngôi đình. Một số ngôi đình có giá trị tiêu biểu, đặc sắc về kiến trúc, nghệ thuật, như: đình Hàng Kênh (quận Lê Chân), đình Kiền Bái (huyện Thủy Nguyên), đình Phần, đình Cung Chúc (huyện Vĩnh Bảo), đình Hoàng Châu, đình Gia Lộc (huyện Cát Hải), đình Phụng Pháp, đình Đông Khê (quận Ngô Quyền), đình Quý Kim, đình Ngọc Xuyên (quận Đồ Sơn), đình Kim Sơn (huyện Kiến Thụy), đình Quỳnh Cư (quận Hồng Bàng), đình Cựu Đôi (huyện Tiên Lãng),.... Các di tích đình làng ở Hải Phòng có không gian rộng, có kiến trúc đẹp, được nhân dân lưu giữ, tu sửa qua nhiều thời kỳ lịch sử.
- Đình làng là kiến trúc công cộng, sân chơi của làng xã - nơi diễn ra hoạt động văn hóa cộng đồng. Những năm qua, nhà nước, nhân dân đã thực hiện việc khôi phục, trùng tu và tôn tạo các di tích, trong đó có đình làng góp phần bảo lưu, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay một số chức năng của đình làng đã bị mai một, vai trò là trung tâm nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của làng xã không được duy trì thường xuyên. Hệ thống cơ sở vật chất tại đình làng chưa được quy hoạch, trang bị đồng bộ vì vậy đình làng chưa phát huy hết vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa trong đời sống cộng đồng...
6.2 Giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa và thực trạng bảo tồn phát huy giá trị di tích đình Hàng Kênh:
- Đình Hàng Kênh (còn có tên gọi là đình Kênh, tên chữ là Nhân Thọ đình) được dựng vào thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1718). Đến thời Nguyễn (thế kỷ 19, 20) di tích được tu sửa lớn, xây thêm các công trình tả vu, hữu vu và tu sửa văn miếu. Đình đã được nhà nước và nhân dân đầu tư tu bổ tôn tạo để bảo tồn kiến trúc như hiện nay. Đình Hàng Kênh thờ Ngô Quyền, người anh hùng có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Đình Hàng Kênh còn thờ các vị Nam Tào, Bắc Đẩu và Tam tòa thánh Mẫu. Đặc biệt đình gần Văn miếu Hàng Kênh, nơi thờ các vị Trạng nguyên tiêu biểu của Hải Phòng. Đình Hàng Kênh đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích quốc gia trong đợt xếp hạng di tích lần đầu tiên của miền Bắc, năm 1962. Toàn bộ kiến trúc đình được dựng bằng nguyên liệu gỗ lim, kích thước lớn, chạm khắc tinh xảo với các đề tài tứ linh, tứ quý mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18.
- Đình Hàng Kênh có diện tích khoảng 7000 m2, không gian kiến trúc gồm: Tứ trụ, sân đình, đại đình, hậu cung, tả vu, hữu vu, hồ nước hình bán nguyệt.... Đình Hàng Kênh kiến trúc chữ đinh, gồm 5 gian đại đình, 3 gian hậu cung, kết cấu vì chồng rường giá chiêng, cốn mê. Trang trí chủ đề rồng mây là chủ yếu, với tài năng của người nghệ nhân dân gian thông qua phong cách điêu khắc chạm thủng, chạm bong, hình tượng rồng và mây được thể hiện tinh sảo, sinh động. Di tích trở thành một bảo tàng về kiến trúc và chạm khắc cổ truyền Việt Nam. Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, Đình Hàng Kênh là một di tích có giá trị tiêu biểu của thành phố và là một trong số ít những ngôi đình trong cả nước còn bảo lưu kiến trúc thời Lê Trung Hưng đến nay.
- Lễ hội đình Hàng Kênh từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm là một lễ hội truyền thống tiêu biểu của người dân trong làng xã và tiêu biểu của thành phố Hải Phòng. Nhiều hoạt động văn hóa dân gian diễn ra trong dịp lễ hội: rước sắc, rước kiệu, lễ tế, hát cửa đình, Chèo, trò chơi dân gian, ăn khoán,...
- Đình Hàng Kênh là điểm tham quan du lịch tại nội thành của thành phố Hải Phòng. Đình nằm ở trung tâm của thành phố, nơi có mật độ dân cư đông đúc, có các điểm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia liền kề... Từ khi đưa vào điểm khai thác du lịch của thành phố Hải Phòng, di tích đình Hàng Kênh đã thu hút đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế.
7.1. Xây dựng các chương trình trình diễn định kỳ tại di tích:
- Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch tổng thể hàng năm và kế hoạch chi tiết cho các buổi trình diễn, các hoạt động cụ thể.
- Đối với một chương trình trình diễn, một hoạt động văn hóa nghệ thuật tại đình Hàng Kênh được chuẩn bị từ trước, chương tình khi trình diễn đã được Hội đồng nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao duyệt đảm bảo về nội dung, chất lượng và sự phù hợp với không gian văn hóa sân đình. Các chương trình dự kiến trình diễn, gồm:
+ Chương trình trình diễn nghệ thuật Chèo.
+ Chương trình trình diễn nghệ thuật múa Rối.
+ Chương trình trình diễn hát Văn.
+ Chương trình trình diễn hát Xẩm.
+ Chương trình trình diễn hát Đúm.
+ Chương trình trình diễn Ca trù.
+ Trình diễn Thơ.
+ Trình diễn nghệ thuật Thư pháp.
+ Trình diễn nhạc cụ dân tộc và dân ca Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Lễ hội đình Hàng Kênh.
7.2 Trưng bày các sản phẩm văn hóa làng nghề truyền thống
- Trưng bày và giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống: Nghề tạc tượng; nghề đan lát mây tre đan; nghề làm hương....
- Trưng bày, giới thiệu các đạo cụ, trang phục biểu diễn: múa Rối nước, múa Rối cạn; trang phục các vai trong nghệ thuật Chèo, trang phục hát Xẩm, hát Chầu văn, hát Đúm...
- Giới thiệu ẩm thực dân gian để giới thiệu, tôn vinh những món ăn và nghệ thuật chế biến dân gian truyền thống làm bún, làm bánh.
7.3. Tổ chức các hoạt động văn hóa - giáo dục:
- Hoạt động văn hóa - giáo dục: Tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu thành phố qua các kỳ thi quốc gia, quốc tế; lễ trao học bổng; lễ Khai bút, lễ ký hương ước, ký cam kết, giao ước thi đua...
- Các hoạt động khác: trưng bày ảnh đẹp về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam và thành phố Hải Phòng; hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về di tích đình Hàng Kênh, về lịch sử văn hóa dân tộc, hướng dẫn và thực hành khán giả thuyết minh tại di tích; hoạt động vui Tết trung thu vào Rằm tháng Tám cho thiếu nhi, nhi đồng gồm các hoạt động: liên hoan văn nghệ, phá cỗ...hoạt động tọa đàm lịch sử, kể chuyện, đọc sách... Nội dung về lịch sử Việt Nam, Hải Phòng, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, danh nhân của Việt Nam và lịch sử, văn hóa, danh nhân Hải Phòng.
7.4 Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất tại di tích:
- Cải tạo hệ thống điện chiếu sáng.
- Cải tạo hồ và thau nước hồ bán nguyệt.
- Cải tạo công trình vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước.
- Cải tạo cảnh quan môi trường di tích: trồng cây, chỉnh trang hệ thống cây xanh.
- Thiết kế sân khấu rời phục các hoạt động tại di tích đình Hàng Kênh diễn ra thường kỳ, ổn định.
- Nâng cấp các thiết bị hệ thống phòng cháy và chữa cháy tại di tích, phòng chống cháy nổ và đuối nước tại di tích.
- Thực hiện bảo quản, tu bổ di tích phục vụ việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
8.1 Nguồn kinh phí:
- Nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ từ ngân sách thành phố:
- Nguồn kinh phí công đức do các cá nhân, tổ chức đóng góp.
- Nguồn kinh phí huy động xã hội hóa.
(có phụ lục dự toán kinh phí kèm theo).
8.2 Đơn vị tham gia thực hiện:
+ Các Đoàn nghệ thuật thành phố Hải Phòng: Đoàn nghệ thuật múa Rối, Đoàn Chèo Hải Phòng, Đoàn Kịch nói, Đoàn Cải lương,...
+ Các Câu lạc bộ nghệ thuật: Câu lạc bộ Ca trù, Câu lạc bộ Hát Đúm, Câu lạc bộ Thư pháp, Câu lạc bộ Thơ Blocger Đất Cảng,...
+ Các nghệ nhân dân gian đã được Nhà nước phong tặng trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể...
- Tần xuất thực hiện các trình diễn: 1 lần trong một tháng.
- Thời gian thực hiện Đề án là 3 năm: Từ tháng 1 năm 2017 đến 12 năm 2019.
Sau 3 năm thực hiện, Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo đánh giá kết quả thực hiện.
10.1 Sở Văn hóa và Thể thao:
- Chủ trì xây dựng Đề án Tái tạo không gian văn hóa sân đình và triển khai tổ chức thực hiện.
- Chủ trì hoạt động cải tạo cơ sở vật chất của đình Hàng Kênh phục vụ trình diễn văn hóa dân gian sân đình: hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cây xanh, hồ nước, các công trình phụ trợ: nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước...
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí xã hội hóa, nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp kết hợp nguồn kinh phí ngân sách để thực hiện Đề án.
10.2 Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng và các cơ quan báo chí:
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu địa chỉ du lịch đình Hàng Kênh đến khách tham quan và nhân dân.
- Đưa tin, bài trên truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động văn hóa diễn ra tại di tích đình Hàng Kênh theo kế hoạch hoạt động.
10.3 Sở Du lịch
Phối hợp tổ chức các hoạt động, các sự kiện có liên quan đến du lịch lịch sử văn hóa tại di tích đình Hàng Kênh.
10.4 Sở Ngoại vụ:
Thực hiện công tác đối ngoại văn hóa, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các thành tựu văn hóa truyền thống của thành phố, của Việt Nam ra nước ngoài và cộng đồng quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh con người, di sản văn hóa Hải Phòng trong lòng bạn bè quốc tế.
10.5 Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo các trường học, các trung tâm giáo dục phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham dự các chương trình, góp phần giới thiệu, thực hành di sản văn hóa và các hoạt động văn hóa tại di tích đình Hàng Kênh.
10.6 Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:
Kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng cháy và chữa cháy tại các điểm trình diễn tại di tích. Bố trí lực lượng đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ tại di tích vào thời gian diễn ra các hoạt động văn hóa.
10.7 Sở Tài chính:
Phân bổ dự toán kinh phí phục vụ các hoạt động tái tạo không gian văn hóa sân đình hàng năm, bố trí kinh phí, hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán theo quy định.
10.8 Thành đoàn Hải Phòng:
Chỉ đạo các cơ sở Đoàn tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình tại di tích, duy trì và phát huy hiệu quả các chương trình trong cộng tác Đoàn.
10.9 Ủy ban nhân dân quận Lê Chân:
- Phối hợp tổ chức các chương trình tại di tích đình Hàng Kênh, tuyên truyền đến nhân dân các phường, các doanh nghiệp, các công ty, đơn vị đóng trên địa bàn tham gia các buổi trình diễn tại đình Hàng Kênh.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường Hàng Kênh phối hợp đơn vị quản lý di tích đảm bảo công tác đón tiếp khách, nhân dân, đại biểu tham gia.
DỰ TOÁN KINH PHÍ BIỂU DIỄN TRUNG BÌNH CHO MỘT BUỔI TRÌNH DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI DI TÍCH ĐÌNH HÀNG KÊNH
(gửi kèm Đề cương Đề án tái tạo không gian văn hóa sân đình)
(thời gian biểu diễn: 80 phút)
ĐVT: 1.000 đồng
STT | NỘI DUNG | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN (đồng) | ||
Tổng số | Ngân sách | Xã hội hóa | ||||
1 | Chi phí bồi dưỡng luyện tập (6 buổi) | 50 | 30 | 9.000 | 6.300 | 2.700 |
2 | Chi phí bồi dưỡng biểu diễn | 100 | 30 | 3.000 | 2.100 | 900 |
3 | Chi phí thuê trang phục | 80 | 30 | 2.400 | 0 | 2.400 |
4 | Chi phí thuê đạo cụ, nhạc cụ biểu diễn và vận chuyển |
|
| 2.000 | 1.400 | 600 |
5 | Chi phí thiết kế, trang trí sân khấu, in băng rôn, pano chương trình |
|
| 2.800 | 1.960 | 840 |
6 | Chi phí bồi dưỡng trực điện | 100 | 03 | 300 |
| 300 |
7 | Chi phí điện 3 pha |
|
| 1000 | 1000 |
|
8 | Chi phí vệ sinh, an ninh trật tự | 100 | 9 | 900 | 400 | 500 |
9 | Chi phí nước uống đại biểu |
|
| 500 |
|
|
| Cộng |
|
| 21.900 | 13.160 | 8.740 |
| % |
|
| 100 | 60 | 40 |
Bằng chữ: Hai mươi mốt triệu chín trăm ngàn đồng chẵn.
Kinh phí thực hiện trong 01 năm: 21.900.000 x 12 buổi = 262.800.000 đồng (Hai trăm sáu mươi hai triệu tám trăm ngàn đồng).
Trong đó: Ngân sách hỗ trợ: 157.920.000 đồng, xã hội hóa: 104.880.000 đồng
KINH PHÍ NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI DI TÍCH ĐÌNH HÀNG KÊNH GIAI ĐOẠN 2017-2018
(gửi kèm Đề cương Đề án tái tạo không gian văn hóa sân đình)
STT | Nội dung công việc | Quy mô | Nhu cầu kinh phí | Phân kỳ đầu tư thực hiện |
1 | Phòng cháy, chữa cháy | Cải tạo, sửa chữa | 50 | Quý III, 2016 |
2 | Cải tạo hồ nước bán nguyệt, lát gạch quanh hồ | Cải tạo, sửa chữa | 590 | Quý IV, 2016 |
3 | Thiết kế sân khấu, ghế ngồi | Làm mới | 300 | Quý I, 2017 |
4 | Trồng và cắt tỉa cây xanh | Cải tạo | 150 | Quý I, 2017 |
5 | Cải tạo công trình vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước | Cải tạo, sửa chữa | 200 | Quý II, 2017 |
| Tổng |
| 1.290 |
|
Bằng chữ: Một tỷ hai trăm chín mươi triệu đồng:
Trong đó: Ngân sách cấp là: 1.032.000.000 đồng tương ứng là 80 %;
Xã hội hóa (nguồn thu công đức của Bảo tàng): 258.000.000 đồng tương ứng 20 %
Ghi chú: Cải tạo công trình vệ sinh và cấp thoát nước do Ban quản lý di tích (Bảo tàng Hải Phòng) tự huy động từ nguồn Xã hội hóa
- 1Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2009 về việc phê duyệt đề cương lập đề án quy hoạch chuyển đổi vùng sản xuất sản phẩm cây trồng tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2009 về việc phê duyệt đề cương đề án quy hoạch vùng sản xuất giống cho một số cây trồng tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Quyết định 1363/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2009 về việc phê duyệt đề cương lập đề án quy hoạch chuyển đổi vùng sản xuất sản phẩm cây trồng tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2009 về việc phê duyệt đề cương đề án quy hoạch vùng sản xuất giống cho một số cây trồng tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 5Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 6Kết luận 72-KL/TW năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 1363/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 12Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Đề án Tái tạo không gian văn hóa sân đình tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 2194/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra