Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2185/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG SẮT ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với các nội dung chính sau đây:

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch quặng sắt phải phù hợp với Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có quặng sắt. Tập trung khai thác có trọng điểm tại các địa phương Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Hà Tĩnh, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững gắn với công tác quốc phòng, an ninh, đặc biệt đối với các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia - địa phương-doanh nghiệp-người dân địa phương vùng khai thác quặng sắt.

- Các dự án khai thác, chế biến quặng sắt phải gắn với các cơ sở luyện kim; sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường;

- Ưu tiên các giải pháp huy động nội lực trong nước trong các khâu khai thác và chế biến sâu quặng sắt.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát: Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng sắt phải bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu của ngành luyện kim Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể

- Thăm dò:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Phấn đấu hoàn thành khoảng 25 đề án thăm dò quặng sắt, đạt mục tiêu khoảng 294 triệu tấn trữ lượng cấp 121 và 122.

+ Giai đoạn 2021-2030: Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản sắt, phấn đấu hoàn thành 10-15 đề án thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Thuận và quặng sắt laterit vùng Tây Nguyên, đạt mục tiêu khoảng 230 triệu tấn trữ lượng cấp 121 và 122.

- Khai thác, chế biến:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Đưa vào khai thác và chế biến đạt công suất thiết kế 2 mỏ quặng sắt quy mô lớn là Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai); các mỏ quặng sắt quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi.

+ Giai đoạn 2021-2030: Phát triển khai thác và chế biến quặng sắt trên địa bàn một số địa phương khác.

Sản lượng khai thác và chế biến quặng sắt cụ thể như sau:

+ Giai đoạn đến năm 2015: Tăng dần sản lượng khai thác và chế biến và đạt khoảng 7,2 triệu tấn (tương ứng với 13,0 triệu tấn công suất) vào năm 2015.

+ Giai đoạn 2016-2020: Tăng dần sản lượng khai thác và chế biến và đạt khoảng 17,5 triệu tấn (tương ứng với 26,4 triệu tấn công suất) vào năm 2020.

+ Giai đoạn 2021-2030: Tăng dần sản lượng khai thác và chế biến và đạt khoảng 25-25,5 triệu tấn (tương ứng với 36-37 triệu tấn công suất) vào năm 2025 và năm 2030.

3. Định hướng phát triển

a) Khai thác, chế biến quặng sắt tiết kiệm và hiệu quả với công nghệ tiên tiến, bảo đảm yêu cầu về môi trường; công suất khai thác hàng năm phải phù hợp nhu cầu nguyên liệu của ngành luyện kim trong nước. Đối với mỏ quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng lớn, điều kiện địa chất mỏ phức tạp, có thể cho phép đối tác nước ngoài có năng lực và khả năng tài chính tham gia cổ đông, hợp tác khai thác và chế biến.

b) Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ tuyển, luyện kim nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quặng sắt Thạch Khê và quặng sắt laterit Tây Nguyên.

4. Dự báo nhu cầu quặng sắt

Nhu cầu quặng và tinh quặng sắt cho ngành luyện kim trong nước dự báo đến năm 2015 đạt khoảng 7,2 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 18 triệu tấn, năm 2025 đạt khoảng 32 triệu tấn và năm 2030 đạt khoảng 41 triệu tấn.

5. Quy hoạch phát triển

a) Tài nguyên, trữ lượng quặng sắt

- Tổng tài nguyên, trữ lượng quặng sắt đã được điều tra đánh giá và thăm dò của nước ta khoảng 1,3 tỷ tấn (không tính quặng sắt laterit Tây Nguyên).

- Quặng sắt laterit Tây Nguyên có tiềm năng đáng kể, dự báo khoảng 1,2 tỷ tấn quặng tinh, nhưng chất lượng thấp - sắt nghèo và hàm lượng nhôm cao.

Chi tiết tài nguyên, trữ lượng quặng sắt tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

b) Quy hoạch phát triển thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Hoàn thành thăm dò 6 mỏ và biểu hiện quặng sắt đã được cấp phép khai thác nhưng chưa thăm dò.

+ Hoàn thành khoảng 20 đề án thăm dò các mỏ, biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai.

- Giai đoạn 2021 - 2030:

+ Hoàn thành thăm dò quặng sắt mỏ Núi Đồi, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt có triển vọng từ kết quả điều tra đánh giá tiềm năng quặng sắt trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa và Bình Thuận.

+ Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên quặng sắt laterit Tây Nguyên; kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển, luyện kim có hiệu quả và cơ sở luyện kim trong nước có nhu cầu, tiến hành thăm dò tiếp một số khu vực có triển vọng quặng sắt laterit Tây Nguyên.

Danh mục các dự án thăm dò quặng sắt tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

c) Quy hoạch phát triển khai thác, chế biến (tuyển quặng)

- Giai đoạn đến năm 2020:

Đầu tư cải tạo, mở rộng nâng công suất 16 mỏ và đầu tư mới 35 mỏ, biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi, Gia Lai. Trong đó, phấn đấu hoàn thành xây dựng và khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Thạch Khê đạt công suất 5 triệu tấn/năm (giai đoạn 1), khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Quý Xa đạt công suất 3 triệu tấn/năm (giai đoạn 2). Thực hiện khai thác và chế biến thử nghiệm quặng sắt laterit ở tỉnh Gia Lai.

- Giai đoạn 2021 - 2030:

+ Đầu tư mở rộng và đầu tư mới khai thác và chế biến quặng sắt tại 9 mỏ, biểu hiện quặng có triển vọng và khu quặng sắt trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

+ Căn cứ kết quả điều tra cơ bản và thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt đánh giá có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa và Bình Thuận, vùng Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai); thực hiện đầu tư một số dự án khai thác và chế biến quặng sắt với quy mô công suất thích hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường khi cơ sở luyện kim trong nước cụ thể có nhu cầu.

Danh mục các dự án khai thác và chế biến quặng sắt tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

d) Quy hoạch sử dụng quặng sắt

Để đáp ứng về nhu cầu về khối lượng, chủng loại, đảm bảo sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả kinh tế - xã hội cho các cơ sở luyện kim trong nước; các dự án đầu tư khai thác, chế biến phải gắn với cơ sở sử dụng (cơ sở luyện kim) phù hợp. Địa chỉ sử dụng cụ thể do các chủ đầu tư xác định khi lập dự án đầu tư.

Dự kiến quy hoạch sử dụng quặng sắt của các mỏ, biểu hiện quặng sắt cho các cơ sở luyện kim tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

6. Vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.282,5 tỷ đồng, trong đó: thăm dò khoảng 692,5 tỷ đồng, khai thác và chế biến (tuyển) quặng sắt là khoảng 19.590 tỷ đồng.

Nguồn vốn dự kiến:

- Vốn cho công tác lập và điều chỉnh Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào: Từ nguồn ngân sách nhà nước;

- Vốn cho công tác thăm dò quặng sắt: Từ nguồn vốn tự thu xếp của doanh nghiệp;

- Vốn cho khai thác, chế biến (tuyển) quặng sắt: bao gồm nguồn vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp, vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu công trình và các nguồn vốn hợp pháp khác.

7. Giải pháp và cơ chế chính sách

a) Giải pháp

- Về quản lý tài nguyên:

+ Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản các khu vực có triển vọng như vùng quặng sắt laterit Tây Nguyên, quặng sắt La E và Conzot ở tỉnh Quảng Nam, quặng sắt Sùng Đô và Gia Chẽ (Da Giẽ) ở tỉnh Yên Bái ...

+ Khẩn trương hoàn thành công tác thăm dò đối với các khu vực mỏ/điểm quặng đã cấp phép khai thác nhưng chưa hoàn thành công tác thăm dò, tuân thủ quy định của Luật Khoáng sản.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quặng sắt phục vụ cho công tác quy hoạch, quản trị tài nguyên.

+ Đẩy mạnh việc tái cấu trúc các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản lượng thấp, sở hữu nguồn tài nguyên hạn chế, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; sản phẩm khai thác, chế biến không gắn kết với các cơ sở luyện kim trong nước để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, hiệu quả, sở hữu nhiều mỏ với trữ lượng lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài cho cơ sở luyện kim trong nước dưới các hình thức liên kết, sát nhập hoặc chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản.

- Về khai thác, chế biến quặng sắt:

+ Khai thác và chế biến quặng sắt với công nghệ tiên tiến, đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở luyện kim trong nước.

+ Đối với hai mỏ quặng sắt quy mô lớn: Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai) cần khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các loại quặng.

- Về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; tập trung công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến quặng sắt trong điều kiện địa chất mỏ phức tạp như Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Nà Rụa (Cao Bằng), xử lý quặng nghèo và quặng laterit Tây Nguyên;

- Về giải pháp liên kết, hợp tác phát triển liên ngành, lĩnh vực: Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khai thác quặng sắt với các doanh nghiệp luyện kim;

- Về cơ sở hạ tầng: Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu vực khai thác và chế biến quặng sắt quy mô lớn, tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Nguyên.

b) Cơ chế chính sách

- Về khai thác, chế biến quặng sắt: Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác, liên kết đầu tư các cơ sở chế biến quặng nghèo với quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường;

- Về tài chính: Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có quặng sắt được khai thác;

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan thực hiện việc công bố Quy hoạch, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch;

- Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ quặng sắt; phối hợp với các Bộ, địa phương và Hiệp hội Thép Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng quặng sắt tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm môi trường;

- Chỉ đạo việc thực hiện đầu tư các dự án khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Thạch Khê và mỏ Quý Xa, bảo đảm tiến độ, hiệu quả;

- Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; cập nhật thông tin và đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Đẩy mạnh điều tra cơ bản địa chất các vùng quặng sắt có triển vọng quặng laterit Tây Nguyên; xem xét bổ sung vào Quy hoạch điều tra cơ bản các khu vực quặng sắt có triển vọng khu vực La Ê và Conzot ở tỉnh Quảng Nam, Sùng Đô và Gia Chẽ (Da Giẽ) ở tỉnh Yên Bái... nhằm bổ sung nguồn quặng sắt cho Quy hoạch và dự trữ khoáng sản để chủ động cung cấp cho ngành luyện kim; chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thăm dò đánh giá trữ lượng đối với các mỏ trước đây đã cấp phép nhưng chưa được thăm dò; khẩn trương rà soát, khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với khu vực quặng sắt chưa huy động vào Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra các dự án thăm dò, khai thác quặng sắt, có biện pháp xử lý đối với các dự án không tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản;

- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các giải pháp về môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến quặng sắt; có biện pháp xử lý đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Chủ trì xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về trữ lượng và tài nguyên quặng sắt và các dữ liệu khác trong quản lý hoạt động khoáng sản sắt.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo, giám sát và đánh giá hoạt động chuyển giao và ứng dụng công nghệ làm giàu quặng sắt nghèo và quặng sắt laterit.

4. Bộ Giao thông vận tải

Chủ trì rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông kết nối và cảng biển phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt, kết hợp với các loại khoáng sản khác tại các khu vực tập trung quặng sắt ở tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Lào Cai và vùng Tây Nguyên.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan vận động, kêu gọi vốn ODA, vốn khác để đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ khai thác, chế biến quặng sắt tại các khu vực tập trung quặng sắt ở tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Lào Cai và vùng Tây Nguyên.

6. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát điều chỉnh chính sách về thuế, phí phù hợp với đặc thù trong khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt; nghiên cứu ban hành cơ chế điều tiết tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích của địa phương có mỏ quặng sắt và địa phương có cơ sở luyện kim.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động khoáng sản sắt

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ Công Thương trong việc tổ chức triển khai thực hiện và quản lý Quy hoạch quặng sắt;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá lại các doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn, chỉ đạo việc tái cấu trúc các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc chế biến sâu có hiệu quả tài nguyên quặng sắt.

- Có biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản quặng sắt trên địa bàn. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản trái phép. Xử lý triệt để các cơ sở khai thác, chế biến quặng sắt gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn đối với các hồ thải quặng đuôi.

- Chủ trì phối hợp với chủ đầu tư đảm bảo tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư phục vụ các dự án khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn;

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản liên quan đến việc triển khai Quy hoạch quặng sắt trên địa bàn.

8. Hiệp hội Thép Việt Nam

- Tham gia tích cực công tác phản biện xã hội liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đối với thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt cho ngành luyện kim.

- Vận động các doanh nghiệp thành viên chủ động, tích cực thực hiện việc đổi mới công nghệ lò cao, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu quặng sắt; ủng hộ chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.

9. Các doanh nghiệp thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản sắt

- Các doanh nghiệp thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản sắt triển khai thực hiện chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp quy mô nhỏ, theo hướng hình thành doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, hiệu quả, sở hữu nhiều mỏ với trữ lượng lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài cho cơ sở luyện kim trong nước dưới các hình thức liên kết, sát nhập hoặc chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản.

- Công ty cổ phần sắt Thạch Khê khẩn trương hoàn thành việc tái cơ cấu Công ty, góp đủ vốn điều lệ và huy động đủ nguồn vốn để tiếp tục triển khai công tác xây dựng cơ bản và đưa mỏ quặng sắt Thạch Khê vào khai thác và chế biến theo tiến độ đã phê duyệt, gắn việc cung cấp nguyên liệu quặng sắt với cơ sở luyện kim trong nước;

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục và Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

TÀI NGUYÊN TRỮ LƯỢNG QUẶNG SẮT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Nghìn tấn

TT

Tên mỏ, biểu hiện quặng sắt

Mức độ nghiên cứu địa chất

Trữ lượng

Tài nguyên dự tính

Tài nguyên dự báo

Loại quặng

Hàm lượng TB (%)

Hiện trạng

Tổng cả nước

523.518

477.112

600.961

 

 

 

I

Hà Giang

 

58.506

16.021

54.390

 

 

 

1

Nam Lương

Thăm dò

2.500

 

789

Magnetit

45

 

2

Lũng Khòe

Tìm kiếm

 

1.217

 

Magnetit

48

KT

3

Lũng Rầy

Tìm kiếm

 

3.567

 

Magnetit

49

KT

4

Tùng Bá

Thăm dò

23.262

10.603

 

Magnetit

36

KT

5

Sàng Thần

Thăm dò

31.866

58

 

Magnetit

44

 

6

Suối Thâu

Tìm kiếm

 

 

33.176

Magnetit

41

XD

7

Thâm Thiu

Tìm kiếm

 

 

20.425

Magnetit

41

XD

8

Thầu Lũng

Tìm kiếm

878

576

 

Magnetit

45

 

II

Cao Bằng

 

19.510

11.475

340

 

 

 

1

Ngườm Cháng

Thăm dò

1.256

1.023

 

Magnetit

63

KT

2

Tả Phình

Tìm kiếm

 

600

 

Magnetit

66

KT

3

Nguyên Bình

Tìm kiếm

 

6.000

 

Magnetit

65

KT

4

Nà Rụa

Thăm dò

16.707

1.320

 

Magnetit

55

XD

5

Bản Ho

Tìm kiếm

 

500

 

Magnetit

59

KT

6

Nà Lũng

Thăm dò

1.547

2.032

 

Magnetit

55

KT

7

Nà Chích

Tìm kiếm

 

 

340

Limonit

49

 

III

Lào Cai

 

155.457

25.326

0

 

 

 

1

Kíp Tước

Thăm dò

1.323

708

 

Magnetit

45

KT

2

Làng Cọ

Thăm dò

11.232

1.727

 

Limonit

43

CBĐT

3

Làng Vinh

Thăm dò

9.840

1.324

 

Limonit

40

CBĐT

4

Tắc Ái

Thăm dò

 

4.138

 

Limonit

44

KT

5

Ba Hòn-Làng Lếch

Thăm dò

13.313

8.898

 

Magnetit

34

KT

6

Quý Xa

Thăm dò

115.514

6.406

 

Limonit

52

KT

7

Đông Nam Làng Lếch

Thăm dò

4.235

2.125

 

Magnetit

36

CBĐT

IV

Bắc Kạn

 

7.188

10.841

5.680

 

 

 

1

Khuổi Mạn

Tìm kiếm

 

 

616

Magnetit

53

 

2

Bản Quân (và Đông Nam Bản Quân)

Thăm dò

3.754

102

 

Magnetit

43

KT, mở rộng

3

Pù Ổ

Thăm dò

837

 

 

 

 

KT

4

Khuổi Sảm (Lũng Páng)

Tìm kiếm

 

 

1.000

Magnetit

45

 

5

Phia Đăm (Thom Ong)

Tìm kiếm

 

 

750

Magnetit

47

 

6

Lũng Viền 1, 2

Tìm kiếm

 

 

485

Hematit

52

 

7

Bản Phắng 2 (mở rộng)

Tìm kiếm

 

8.420

 

Hematit

48

 

8

Tây Nam Nà Áng

Tìm kiếm

 

850

 

Sắt-mangan

50

 

9

Bản Phắng 1

Thăm dò

2.597

769

 

Hematit

50

CBĐT

10

Nà Nọi

Tìm kiếm

 

700

 

Sắt-mangan

59

KT

11

Sỹ Bình

Tìm kiếm

 

 

627

Limonit

55

 

12

Kéo Lếch (Bản Thít)

Tìm kiếm

 

 

330

Hematit

45

 

13

Bản Tàn (Nà Tùm)

Tìm kiếm

 

 

1.100

Sắt-mangan

47

 

14

Bành Tượng

Tìm kiếm

 

 

630

Sắt-mangan

44

 

15

Nà Áng (Khuổi Khen)

Tìm kiếm

 

 

324

Sắt-mangan

40

 

16

Bản Lác

Tìm kiếm

 

 

448

Magnetit

48

 

V

Tuyên Quang

 

100

750

1.250

 

 

 

1

Thẩu Cảy

Khảo sát

 

 

1.000

Limonit

41

KT

2

Liên Thắng

Thăm dò

100

100

 

Limonit

50

CBĐT

3

Bình Ca

Khảo sát

 

 

250

Limonit

55

 

4

Cây vầu

Khảo sát

 

650

 

Magnetit

59

 

VI

Điện Biên

 

0

0

770

 

 

 

1

Phong Châu- Pa Ham

Tìm kiếm

0

 

770

Magnetit

30

KT

VII

Lạng Sơn

 

0

2904

0

 

 

 

1

Na Han-Nà Ngườm

Tìm kiếm

 

1.000

 

Limonit

57

KT

2

Giả Chánh (Gia Chanh-Làng Châu)

Thăm dò

 

1.904

 

Limonit

35

KT

VIII

Yên Bái

 

21.249

72.700

126.455

 

 

 

1

Làng Phát

Tìm kiếm

 

 

220

Magnetit

49

GPHH

2

Làng Khuôn

Tìm kiếm

 

787

716

Magnetit

57

GPHH

3

Tam Hợp

Tìm kiếm

 

 

1.011

Magnetit

30

GPHH

4

Giàng Pắng

Tìm kiếm

 

 

1.000

Magnetit

47

GPHH

5

Xuân Giang

Tìm kiếm

 

817

1.814

Limonit

55

KT

6

Thác Cá

Tìm kiếm

 

 

1.172

Magnetit

37

KT

7

Suối Dầm-Suối Yong

Tìm kiếm

 

 

13.000

Magnetit

 

KT

8

Kiên Lao

Tìm kiếm

 

 

1.000

Hematit.

58

KT

9

Núi 409

Tìm kiếm

 

 

5.510

Magnetit

32

KT

10

Km 24

Tìm kiếm

 

 

5.999

Magnetit

36

KT

11

Núi Vi

Tìm kiếm

 

 

28.273

Magnetit

35

TD

12

Núi 300 và Bắc Núi 300

Thăm dò

15.793

6.120

 

Magnetit

28

XD

13

Làng Thảo

Tìm kiếm

 

 

12.260

Magnetit

36

TD

14

Cận Còng

Tìm kiếm

 

 

11.198

Magnetit

37

KT

15

Thanh Bồng- Làng Dọc

Tìm kiếm

 

 

1.874

Magnetit

37

KT

16

Tiên Tinh-Núi Léc

Tìm kiếm

 

 

3.501

Magnetit

33

KT

17

Làng Mỵ

Tìm kiếm

5.121

64.976

 

Magnetit

28

KT

 

Làng Mỵ 1 (khu Bắc)

Thăm dò

5. 121

8.093

 

Magnetit

31

KT

18

Nậm Búng-Gia Hội

Thăm dò

335

 

 

Magnetit

 

XD

19

Gia Chẽ (Da Giẽ)

Tìm kiếm

 

 

360

Magnetit

35

Đang lập đề án điều tra đánh giá

20

Sùng Đô

Tìm kiếm

 

 

1.382

Magnetit

33

21

Bản Lan-Kiến Ba

Tìm kiếm

 

 

2.345

Magnetit

32

22

Tân An-Bản Phào

Tìm kiếm

 

 

33.820

Magnetit

33

 

IX

Thái Nguyên

 

25.760

8.580

1.346

 

 

 

1

Đuổm

Thăm dò

618

 

 

Limonit

31

KT

2

Phố Giá

Thăm dò

1.081

 

 

Limonit

42

KT

3

Đại Khai

Thăm dò

1.020

 

1.000

Limonit

46

KT

4

Làng Hoan

Thăm dò

526

 

68

Limonit

35

KT

5

Tương Lai

Thăm dò

1.008

224

 

Limonit

46

KT

6

Hóa Trung

Thăm dò

 

710

 

Limonit

43

KT

7

Linh Nham

Thăm dò

 

840

 

Limonit

49

KT

8

Cù Vân

Thăm dò

 

1.500

 

Hematit

22

KT

9

Tiến Bộ

Thăm dò

19.218

4.956

 

Limonit

38

KT

10

Ngàn Me

Thăm dò

300

 

 

Limonit

45

KT

11

Núi Quặng (tầng sâu)

Thăm dò

1.331

 

 

Magnetit

45

KT

12

Hòa Bình

Thăm dò

658

 

 

Limonit

43

CBĐT

13

Cổ Ngựa

Tìm kiếm

 

 

278

Limonit

46

 

14

Ký Phú

Thăm dò

 

350

 

Limonit

38

KT

X

Phú Thọ

 

0

640

53.355

 

 

 

1

Tăng Ma

Tìm kiếm

 

640

 

Magnetit

47

 

2

Văn Luông- Minh Đài-Mỹ Thuận

Tìm kiếm

 

 

12.355

Magnetit

33

TD

3

Xóm Giường

Tìm kiếm

 

 

34.000

Magnetit

34

KT

4

Khe Bằng-Thu Cúc-Suối Làng

Tìm kiếm

 

 

7.000

Magnetit

35

 

XI

Bắc Giang

 

0

350

150

 

 

 

1

Na Lương

Thăm dò

 

350

150

Magnetit

47

KT

L

Hòa Bình

 

0

3.800

440

 

 

 

1

Núi Dương

Tìm kiếm

 

 

440

Magnetit

35

 

2

Bản Chanh

Tìm kiếm

 

3.800

 

Magnetit

37

KT

XII

Thanh Hóa

 

0

2.430

2.567

 

 

 

1

Làng Man

Tìm kiếm

 

 

1.039

Magnetit

55

KT

2

Làng Ẩm

Tìm kiếm

 

 

1.148

Magnetit

42

KT

3

Tuyên Quang

Tìm kiếm

 

70

380

Limonit

49

 

4

Làng Sam- Làng Bên

Tìm kiếm

 

2.000

 

Magnetit

48

KT, TD

5

Làng Cốc

Tìm kiếm

 

360

 

Magnetit

34

KT

XIII

Nghệ An

 

0

1.148

2.680

 

 

 

1

Bản Khứm

Tìm kiếm

 

208

10

Limonit

51

KT

2

Bản Hạt

Tìm kiếm

 

 

217

Limonit

50

KT

3

Võ Nguyên

Tìm kiếm

 

 

438

Limonit

50

KT

4

Thạch Ngàn

Tìm kiếm

 

940

20

Limonit

65

KT

5

Nghi Văn

Tìm kiếm

 

 

300

Limonit

39

 

6

Vân Trình

Tìm kiếm

 

 

1.334

Limonit

46

KT

7

Tuy Anh

Tìm kiếm

 

 

361

Hematit

53

 

XIV

Hà Tĩnh

 

230.000

314.080

7.300

 

 

 

1

Sơn Trường

Tìm kiếm

 

 

1.170

Limonit

48

KT

2

Sơn Thọ

Tìm kiếm

 

 

1.110

Limonit

65

KT

3

Hói Trươi

Tìm kiếm

 

 

700

Limonit

48

KT

4

Thạch Khê

Thăm dò

230.000

314.080

 

Magnetit

58

XD

5

Văn Cù (Hương Đại)

Tìm kiếm

 

 

1.800

Limonit

35

 

6

Vân Cù Hương

Khảo sát

 

 

1.300

Limonit

62

 

7

Hương Thọ

Tìm kiếm

 

 

1.220

Limonit

52

 

XV

Quảng Bình

 

0

0

2.000

 

 

 

1

Sen Thủy

Khảo sát

 

 

1.000

Limonit

40

 

2

Mugi

Tìm kiếm

 

 

1.000

Limonit

51

 

XVI

Quảng Trị

 

0

0

1.892

 

 

 

1

Khe Trí

Điều tra

 

 

400

Limonit

30

 

2

Khe Mỏ Hai

Điều tra

 

 

1.060

Limonit

49

 

3

Khe Bạc

Điều tra

 

 

432

Limonit

30

 

XVII

Quảng Nam

 

0

0

8.410

 

 

 

1

Phú Minh

Tìm kiếm

 

 

1.410

Hematit

38

KT

2

Conzot và La Ê

Tìm kiếm

 

 

7.000

Magnetit

52

 

XVIII

Quảng Ngãi

 

5.748

4.746

0

 

 

 

1

Núi Văn Bân

Thăm dò

 

1.321

 

Limonit

44

KT

2

Núi Vom và Núi Khoáng

Thăm dò

5.748

 

 

Limonit

42

 

3

Núi Đồi

Thăm dò

 

4.746

 

Limonit

46

 

XIX

Kon Tum

 

0

0

256

 

 

 

1

Đắc Uy

Tìm kiếm

 

 

256

Magnetit

35

 

XX

Gia Lai

 

0

0

332.160

 

 

 

1

Plei Kon Gô

Tìm kiếm

 

 

960

Magnetit

35

KT

2

Ia Blang

Điều tra

 

 

154.000

Laterit

35

Đang điều tra

3

A Blá

Điều tra

 

 

71.200

Laterit

35

4

Ia Nan

Điều tra

 

 

106.000

Laterit

35

Ghi chú: Phụ lục I chỉ thống kê các mỏ, biểu hiện quặng sắt có tổng trữ lượng, tài nguyên dự tính và tài nguyên dự báo ≥ 200.000 tấn và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Trữ lượng và tài nguyên được thống kê và cập nhật đến ngày 30 tháng 12 năm 2013.

Viết tắt:

KT- Mỏ đang khai thác;

XD- Mỏ đang xây dựng mỏ;

TD - Mỏ đang thăm dò;

CBĐT- Mỏ chuẩn bị đầu tư (thăm dò/khai thác);

GPHH - Mỏ đang khai thác nhưng giấy phép hết hạn.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DỰ ÁN THĂM DÒ QUẶNG SẮT GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000 tấn cấp 121+122

TT

Tên dự án

Mục tiêu thăm dò

Đến 2020

2021-2030

 

Tổng cộng

293.750

231.200

I

Hà Giang

24.700

 

1

Suối Thâu, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê

15.000

 

2

Thâm Thiu, xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê

5.000

 

3

Lũng Rầy, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

3.500

 

4

Lũng Khòe, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

1.200

 

II

Bắc Kạn

29.000

 

1

Đông Nam Bản Quân, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn

1.000

 

2

Sỹ Bình, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông và Bản Lác, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn

3.000

 

3

Lũng Viền, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn

3.000

 

4

Bản Phắng 2, xã Trung Hòa và Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn

5.000

 

5

Khuổi Mạn; Khuổi Sảm (Lũng Páng); Phia Đăm (Thom Ong) thuộc xã Bằng Thành, huyện Pắc Nậm

7.000

 

6

Kéo Lếch, xã Bằng Lãng; Bản Tàn, thị trấn Bằng Lãng; Bành Tượng-Nà Áng (Khuổi Khen), xã Đồng Lạc và xã Xuân Lạc; và Tây Nam Nà Áng, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn

10.000

 

III

Yên Bái

54.000

 

1

Xuân Giang, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên

1.500

 

2

Suối Dầm-Suối Yong, xã An Lương, huyện Văn Chấn

2.000

 

3

Núi 409, xã Hưng Thịnh và xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên

2.000

 

4

Km 24, thuộc các xã: Hưng Thịnh, Lương Thịnh và Hưng Khánh, huyện Trấn Yên

1.000

 

5

Núi Vi-Làng Thảo thuộc các xã: Hưng Khánh, Hồng Ca và Lương Thịnh, huyện Trấn Yên

12.000

 

6

Cận Còng, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên

4.500

 

7

Tiên Tinh-Núi Léc, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn

1.500

 

8

Làng Mỵ 2 (khu Nam mỏ Làng Mỵ) xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn

9.000

 

9

Gia Chẽ (Da Giẽ), xã An Lương, huyện Văn Chấn

2.500

 

10

Sùng Đô, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn

2.000

 

11

Bản Lan-Kiến Ba, thuộc xã Đại Lịch và xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn

1.000

 

12

Tân An-Bản Phào, các xã Minh An, Thượng Bằng La và Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn

15.000

 

IV

Tuyên Quang

850

 

1

Bình Ca, thôn Bình Ca, xã Tứ Quân, huyện Yên Sơn

250

 

2

Cây Vầu, xã Thành Long, huyện Hàm Yên

600

 

V

Phú Thọ

17.000

 

1

Văn Luông-Minh Đài-Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn

10.000

 

2

Khe Bằng-Thu Cúc-Suối Làng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập

7.000

 

VI

Thanh Hóa

1.500

 

1

Khu Làng Sam (thuộc mỏ Làng Sam-Làng Bên), các xã Cao Ngọc, Minh Sơn và Nguyệt Âm, huyện Ngọc Lặc

1.500

 

VII

Quảng Nam

7.000

 

1

Con Zot, xã Chơ Chun và La Ê, xã La Êê, huyện Nam Giang

7.000

 

VIII

Quảng Ngãi

5.700

4.000

1

Núi Vom, xã Đức Hiệp và Núi Khoáng, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức

5.700

 

2

Núi Đồi, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức

 

4.000

IX

Gia Lai

154.000

177.200

1

Quặng sắt laterit: Khu vực Ia Blang ở các xã Ia Blang và Ia Hrú, huyện Chư Sê

154.000

 

2

Quặng sắt laterit: Khu vực Ia Blá ở thị trấn Chư Sê và các xã A Blá và Dun, huyện Chư Sê; và khu vực Ia Nan ở các xã Ia Nan và Ia Pnôn, huyện Đức Cơ

 

177.200

#

Các vùng khác: Bằng Thành-Bộc Bố, tỉnh Bắc Kạn; Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; Nam Phan Rang, tỉnh Bình Thuận (định hướng)

 

50.000

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN (TUYỂN) VÀ CƠ SỞ SỬ DỤNG QUẶNG SẮT GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Số giấy phép đã cấp

Thời hạn (năm)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (103 tấn)

Công suất thiết kế

Cơ sở sử dụng quặng sắt (dự kiến)

(103 tấn QNK/năm)

Đến 2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

 

Tổng cộng cả nước

 

 

 

963.405

12.956

26.402

36.033

36.933

 

*

UBND các tỉnh cấp phép

 

 

 

75.029

4.200

2.900

1.500

 

 

*

Bộ TN & MT cấp phép

 

 

 

888.376

8.756

23.502

34.533

36.933

 

I

Hà Giang

 

 

 

65.537

2.255

4.440

3.190

3.040

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

36.883

2.155

2.750

1.500

1.500

 

a

Khu Cao Vinh và khu Khuôn Làng mỏ Tùng Bá, xã Tùng Bá và xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên và huyện Quản Bạ

1224/GP-BTNMT ngày 24/06/2011

11

193,7

12.151

1.200

1.200

 

 

Nhà máy luyện gang Hà Giang Liên hợp luyện kim của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tại Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và một số Nhà máy của các tỉnh lân cận

b

Khu Bắc Hạ Vinh, Khu Nam Hạ Vinh và khu Nam Trung Vinh mỏ Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên

872/GP-BTNMT ngày 08/05/2009

12,6

46,4

2.853

250

250

 

 

c

Khu A mỏ Sàng Thần, thôn Sàng Thần, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê

871/GP-BTNMT ngày 08/05/2009

30

29,1

21.879

705

1.300

1.500

1.500

2

Dự án đầu tư mới

 

 

 

28.654

100

1.690

1.690

1.540

 

a

Nam Lương, xã Thái An và xã Đông Hà, huyện Quản Bạ

 

 

113

2.500

100

150

150

150

Nhà máy luyện gang Hà Giang Liên hợp luyện kim của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tại Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và một số Nhà máy của các tỉnh lân cận

b

Suối Thâu, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê

 

 

 

15.000

 

1.000

1.000

1.000

c

Thâm Thiu, xã Gáp Trung, huyện Bắc Mê

 

 

 

5.000

 

240

240

240

d

Lũng Rầy, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

 

 

 

3.500

 

100

100

100

đ

Thầu Lũng, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

 

 

154

1.454

 

150

150

0

e

Lũng Khòe, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

 

 

 

1.200

 

50

50

50

II

Cao Bằng

 

 

 

12.76 0

527

700

700

700

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

12.760

527

700

700

700

 

a

Ngườm Cháng, xã Dân Chủ, huyện Hòa An

1475/GP-BTNMT ngày 22/8/2013

4

31,7

721

177

 

 

 

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

b

Nà Rụa (Khu 1 và 2), P. Tân Giang và Hòa Chung, Tp. Cao Bằng

1271/GP-BTNMT ngày 30/06/2011

28

93,0

9.625

250

350

350

350

Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng; Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam

c

Nà Lũng, P. Tân Giang và Duyệt Trung, Tp. Cao Bằng

1072/GP-QLTN ngày 19/04/1996

30

39,8

2.414

100

350

350

350

III

Lào Cai

 

 

 

77.311

2.993

3.993

5.543

5.543

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

47.673

2.493

2.493

3.993

3.993

 

a

Quý Xa, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn

1226/GP-BTNMT ngày 06/08/2007

13,4

81,8

34.500

1.500

1.500

3.000

3.000

Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung

b.

Ba Hòn - Làng Lếch, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn

1408/GP-BTNMT ngày 29/08/2012

16

68,1

9.553

745

745

745

745

c

Đông Nam Làng Lếch, các xã Sơn Thủy và xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn

1216/GP-BTNMT ngày 22/7/2013

15,5

64,2

3.620

248

248

248

248

2

Dự án đầu tư mới

 

 

 

29.638

500

1.500

1.550

1.550

 

a

Kíp Tước, thuộc xã Hợp Thành và xã Cam Đường, thành phố Lào Cai

 

 

 

5.500

150

150

150

150

Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung; Nhà máy luyện gang của Công ty CP Xây dựng và Thương Mại Thiên Thanh

b

Làng Cọ-Làng Vinh thuộc các xã: Văn Sơn, xã Võ Lao và Sơn Thủy, huyện Văn Bàn

 

 

 

20.000

 

1.000

1.000

1.000

c

Tắc Ái, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn (đầu tư cải tạo, mở rộng mỏ)

 

 

 

4.138

200

200

200

200

d

Tinh quặng sắt thu hồi từ khai thác và chế biến quặng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

 

 

 

 

150

150

200

200

IV

Bắc Kạn

 

 

 

37.642

403

1.753

1.753

1.600

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

4.420

153

153

153

100

 

a

Khu I, II Bản Quân, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn

1127/GP-BTNMT ngày 13/06/2011

28

33,0

3.583

100

100

100

100

Nhà máy sản xuất sắt xốp của Công ty Matexim

b

Pù Ổ, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn

929/GP-BTNMT ngày 02/05/2008

17,3

3,5

837

53

52.5

52.5

 

2

Dự án đầu tư mới

 

 

 

33.222

250

1.600

1.600

1.500

 

a

Bản Phắng 1, xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn

 

 

125,8

3.366

 

200

200

200

Nhà máy sản xuất sắt xốp của Công ty Matexim, Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam và một số Nhà máy trên địa bàn Tỉnh

b

Bản Quân, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn

 

 

 

3.856

150

150

150

150

c

Đông Nam Bản Quân, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn

 

 

39

1.000

100

100

100

0

d

Lũng Viền, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn

 

 

 

3.000

 

100

100

100

đ

Bản Phắng 2, xã Trung Hòa và Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn

 

 

 

5.000

 

300

300

300

e

Khuổi Mạn; Khuổi Sảm; Phia Đăm thuộc xã Bằng Thành, huyện Pác Nậm

 

 

 

7.000

 

350

350

350

f

Khuổi Khen, xã Đồng Lạc; Kéo Lếch, xã Bằng Lãng; Bản Tàn, thị trấn Bằng Lãng; Bành Tượng-Nà Áng, xã Đồng Lạc và Tây Nam Nà Áng, xã Đồng Lạc huyện Chợ Đồn

 

 

 

10.000

 

400

400

400

V

Yên Bái

 

 

 

75.438

798

2.648

2.900

2.250

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

14.938

498

498

650

650

 

a

Làng Mỵ 1 thuộc các xã: Bình Thuận, Chấn Thịnh và Tân Thịnh, huyện Văn Chấn

2026/GP-BTNMT ngày 10/10/2008

30

61,0

4.710

100

100

300

300

Liên hợp luyện kim Hòa Phát tại Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung; Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

b

Nậm Búng và Gia Hội thuộc xã Nậm Búng và xã Gia Hội, huyện Văn Chấn

1738/GP-BTNMT ngày 20/10/2010

7

24,0

335

48

48

 

 

c

Núi 300, xã Hưng Thịnh và xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên

1225/GP-BTNMT ngày 24/06/2011

30

113,0

9.893

350

350

350

350

2

Dự án đầu tư mới

 

 

 

60.500

300

2.150

2.250

1.600

 

a

Bắc Núi 300, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên

 

 

124

6.500

200

200

200

200

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

b

Sùng Đô, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn

 

 

382

2.000

 

100

100

100

c

Gia Chẽ (Da Giẽ), xã An Lương, huyện Văn Chấn

 

 

 

2500

 

100

100

100

d

Tân An-Bản Phào, huyện Văn Chấn

 

 

 

15.000

 

350

350

350

Liên hợp luyện kim Hòa Phát tại Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung; Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

đ

Xuân Giang*, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên

 

 

 

1.500

 

50

100

 

e

Suối Dầm-Suối Yong, xã An Lương, huyện Văn Chấn

 

 

 

2.000

 

150

150

 

f

Núi 409*, xã Hưng Thịnh và xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên

 

 

 

2.000

 

150

150

 

g

Km24*, các xã: Hưng Thịnh, Lương Thịnh và Hưng Khánh, Trấn Yên

 

 

 

1.000

 

100

100

 

h

Núi Vi-Làng Thảo, thuộc các xã: Hưng Khánh, Hồng Ca và Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên

 

 

 

12.000

100

300

300

300

i

Cận Còng *, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên

 

 

 

4.500

 

200

200

200

k

Tiên Tinh-Núi Léc *, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn,

 

 

 

1.500

 

50

100

 

l

Làng Mỵ 2 (khu Nam mỏ Làng Mỵ), xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn

 

 

 

9.000

 

350

350

350

m

Bản Lan-Kiến Ba, các xã Đại Lịch và Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn

 

 

 

1.000

 

50

50

 

VI

Tuyên Quang

 

 

 

850

0

100

50

0

 

1

Dự án đầu tư mới

 

 

 

850

0

100

50

0

 

a

Bình Ca, thôn Bình Ca, xã Tứ Quân, huyện Yên Sơn

 

 

17,4

250

 

50

0

 

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

b

Cây Vầu, xã Thành Long, huyện Hàm Yên

 

 

35,2

600

 

50

50

 

VII

Thái Nguyên

 

 

 

22.118

941

941

941

0

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

19.218

941

641

641

0

 

a

Hòa Bình, Kim Cương, Núi Đê, xã Cây Thị; Núi Quặng, Thác Lạc I, II, III, xã Trại Cau; Quang Trung Bắc, Quang Trung Nam, xã Nam Hoa, huyện Đồng Hỷ

1521/ĐC ngày 08/10/1969

 

316,0

 

300

 

 

 

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

b

Tiến Bộ, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ

676/GP-BTNMT ngày 31/03/2008

30

67,0

19.218

641

641

641

 

2

Dự án đầu tư mới

 

 

 

2.900

300

300

300

0

 

a

Núi Đê, Hòa Bình và Núi Quặng (tầng sâu) thuộc thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ (cấp lại giấy phép số 1521/ĐC ngày 08/10/1969)*

 

 

 

2.900

300

300

300

 

 

VIII

Phú Thọ

 

 

 

17.000

0

500

750

1.000

 

1

Dự án đầu tư mới

 

 

 

17.000

0

500

750

1.000

 

a

Văn Luông-Minh Đài-Mỹ Thuận thuộc các xã: Văn Luông, Minh Đài và Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn

 

 

915

10.000

 

500

500

500

Liên hợp luyện kim Hòa Phát tại Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

b

Khe Bằng-Thu Cúc-Suối Làng, huyện Yên Lập

 

 

 

7.000

 

 

250

500

IX

Thanh Hóa

 

 

 

1.820

180

180

100

0

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

320

80

80

0

0

 

a

Làng Sảng-Làng Mơ, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc

2065/GP-BTNMT ngày 24/10/2013

4,5

4,2

320

80

80

 

 

Nhà máy sản xuất phôi thép của Tổng công ty xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa; Tổng công ty cổ phần Luyện kim Thanh Hóa

2

Dự án đầu tư mới

 

 

 

1.500

100

100

100

0

a

Khu Làng Sam của mỏ Làng Sam-Làng Bên thuộc các xã: Cao Ngọc, Minh Sơn, Nguyệt Ấn và Vân Âm, huyện Ngọc Lặc

 

 

382,1

1.500

100

100

100

 

X

Hà Tĩnh

 

 

 

230.000

1.000

5.000

10.000

10.000

 

1

Các dự án đã cấp phép

 

 

 

230.000

1.000

5.000

10.000

10.000

 

a

Thạch Khê, thuộc các xã: Thạch Khê, Thạch Đỉnh và Thạch Hải, huyện Thạch Hà

222/GP-BTNMT ngày 24/02/2009

30

527

230.000

1.000

5.000

10.000

10.000

Nhà máy sắt xốp Kobelco tại Nghệ An; Liên hợp gang thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê; Các cơ sở luyện gang thép khác

XI

Quảng Nam

 

 

 

7.000

0

300

300

300

 

1

Dự án đầu tư mới

 

 

 

7.000

0

300

300

300

 

a

ConZot, xã Chơ Chun và La Ê, xã La Ê, huyện Nam Giang

 

 

 

7.000

 

300

300

300

Nhà máy sản xuất gang của Công ty Tập đoàn Hòa Phát

XII

Quảng Ngãi

 

 

 

9.700

0

500

800

800

 

1

Dự án đầu tư mới

 

 

 

9.700

0

500

800

300

 

a

Núi Vom, xã Đức Hiệp và Núi Khoáng, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức

 

 

205,1

5.700

 

500

500

 

Nhà máy luyện gang của Công ty cổ phần Tập đoàn Đông Á Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

b

Núi Đồi, huyện Đức Hòa, huyện Mộ Đức

 

 

 

4.000

 

 

300

300

XIII

Gia Lai

 

 

 

331.200

 

2.500

8.200

12.200

 

1

Dự án đầu tư mới

 

 

 

331.200

 

2.500

8.200

12.200

 

a

Quặng sắt laterit: Khu vực Ia Blang ở các xã Ia Blang và Ia Hrú, huyện Chư Sê

 

 

 

154.000

 

2.500

5.000

5.000

Các khu liên hợp gang thép ven biển của các Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn (NIS), Công ty cổ phần sắt Thạch Khê,...

b

Quặng sắt laterit: Khu vực Ia Blá ở thị trấn Chư Sê và các xã A Blá và Dun, huyện Chư Sê; khu vực Ia Nan ở các xã Ia Nan và Ia Pnôn, huyện Đức Cơ

 

 

 

177.200

 

 

3.200

7.200

Chú giải: QNK - quặng nguyên khai; (*) là các mỏ đang khai thác sẽ đầu tư thăm dò nâng cấp tài nguyên lên cấp trữ lượng trong quá trình khai thác và đầu tư duy trì, mở rộng công suất mỏ;

Lưu ý: Hồ sơ dự án quy hoạch, do Bộ Công Thương xây dựng và quản lý, có bảng thống kê tọa độ các điểm góc xác định diện tích của các mỏ, biểu hiện quặng và khu quặng sắt được quy hoạch thăm dò và khai thác nêu trong Phụ lục 2 và 3 này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2185/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2185/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/12/2014
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1073 đến số 1074
  • Ngày hiệu lực: 05/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản