Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1893/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với các nội dung chính sau đây:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit phải phù hợp với Chiến lược khoáng sản, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai; đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất phân bón chứa lân, một số loại hóa chất cơ bản góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đáp ứng một phần nguyên liệu cho ngành hóa chất cơ bản và các ngành công nghiệp khác.
2. Phát triển khai thác và chế biến quặng apatit với công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả kinh tế - xã hội.
3. Phát huy tối đa nội lực, chỉ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ tuyển quặng nghèo và chế biến sâu quặng apatit. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp trong nước trên nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã đầu tư.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
- Thăm dò, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quặng apatit. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp tuyển quặng loại II và quặng loại IV;
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng sản lượng sản phẩm apatit các loại (quặng nguyên khai và quặng tuyển) bình quân khoảng 9 - 10%/năm giai đoạn đến năm 2020 và duy trì sản lượng ổn định ở các năm tiếp theo, đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất trong nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Công tác thăm dò
- Giai đoạn đến năm 2020:
Đảm bảo đủ trữ lượng tin cậy cho khai thác giai đoạn đến năm 2020 và gối đầu cho giai đoạn sau 2020. Tập trung thăm dò một số khai trường khu vực Bắc Nhạc Sơn, Ngòi Đum - Làng Tác (quặng loại II và quặng loại IV đến mức - 500 m) với tổng trữ lượng các loại quặng cấp 122 dự kiến khoảng 149.000 nghìn tấn;
- Giai đoạn 2021 - 2030:
Đầu tư thăm dò một số khai trường còn lại khu Bắc Nhạc Sơn và Ngòi Đum - Làng Tác, đảm bảo nguồn trữ lượng tin cậy cho khai thác giai đoạn đến năm 2030 và Nhà máy tuyển quặng loại II. Thăm dò khu vực Lũng Pô - Bát Xát sau khi có kết quả điều tra cơ bản địa chất để bổ sung nguồn trữ lượng cho giai đoạn sau năm 2030.
Tổng trữ lượng các loại quặng apatit cấp 122 dự kiến khoảng 175.000 nghìn tấn.
b) Công tác khai thác
- Giai đoạn đến năm 2020:
Đảm bảo đủ nguyên liệu quặng apatit chế biến và sử dụng cho giai đoạn đến năm 2020.
Sản lượng quặng nguyên khai: Năm 2015 khoảng 8.000 nghìn tấn; năm 2020 khoảng 11.000 nghìn tấn (không tính quặng loại IV).
- Giai đoạn 2021 - 2030:
Đảm bảo đủ nguyên liệu quặng apatit cho chế biến và sử dụng giai đoạn đến năm 2030.
Sản lượng quặng apatit nguyên khai năm 2030 khoảng 11.000 nghìn tấn (không tính quặng loại IV).
c) Công tác chế biến
- Giai đoạn đến năm 2020:
Đảm bảo tuyển hết quặng loại III của các khai trường; hoàn thành nghiên cứu công nghệ và đầu tư Nhà máy tuyển quặng loại II với công suất 800 nghìn tấn tinh quặng/năm; tổng sản lượng quặng tinh hàm lượng ≥32% P2O5 khoảng 2.800 nghìn tấn/năm.
- Giai đoạn 2021 - 2030:
Hoàn thành việc nghiên cứu công nghệ và chuẩn bị đầu tư Nhà máy tuyển quặng loại IV. Tổng sản lượng quặng tinh hàm lượng ≥32% P2O5 khoảng 2.800 nghìn tấn/năm.
d) Sử dụng quặng apatit
Sử dụng tiết kiệm và hợp lý các loại quặng I nguyên khai, quặng tuyển và quặng II nguyên khai cho sản xuất phân bón chứa lân và hóa chất cơ bản.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1. Dự báo nhu cầu
Nhu cầu quặng apatit cung cấp cho sản xuất phân Supe đơn, phân nung chảy, phân DAP, Phốt pho vàng (P4), Axit photphotic (H3PO4) dự báo như bảng sau:
STT | Chủng loại | ĐVT | Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2025 | Năm 2030 |
1 | Quặng apatit ≥32% P2O5 | nghìn tấn | 2.124 | 3.641 | 3.641 | 3.641 |
2 | Quặng apatit ≥23% P2O5 | nghìn tấn | 1.110 | 1.480 | 1.480 | 1.480 |
Tổng số | nghìn tấn | 3.234 | 5.121 | 5.121 | 5.121 |
2. Quy hoạch công tác thăm dò
a) Tài nguyên và trữ lượng quặng apatit
Tài nguyên và trữ lượng quặng apatit đã được dự báo và thăm dò đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 2.622.230 nghìn tấn, trong đó:
- Tài nguyên dự báo là 1.783.970 nghìn tấn;
- Trữ lượng đã xác định là 839.260 nghìn tấn, trong đó: Quặng loại I: 49.940 nghìn tấn, quặng loại II: 243.970 nghìn tấn, quặng loại III: 244.430 nghìn tấn, quặng loại IV: 300.920 nghìn tấn. Trữ lượng từ mức ±0m trở lên là 549.840 nghìn tấn.
Chi tiết tài nguyên, trữ lượng quặng apatit thể hiện tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
b) Quy hoạch thăm dò
- Giai đoạn đến năm 2020:
Thăm dò đánh giá các yếu tố mỏ - địa chất phục vụ cho quá trình khai thác và thăm dò bổ sung trữ lượng xác minh để huy động vào khai thác trong giai đoạn Quy hoạch, cụ thể như sau:
+ Khu Bắc Nhạc Sơn: Thăm dò nâng cấp trữ lượng 122 các khai trường 24, 25 và 26. Kết quả thăm dò dự kiến đạt được: Quặng loại I khoảng 3.100 nghìn tấn, quặng loại II khoảng 9.900 nghìn tấn; quặng loại III khoảng 7.100 nghìn tấn và quặng loại IV khoảng 6.800 nghìn tấn.
+ Khu Ngòi Đum - Làng Tác: Thăm dò nâng cấp trữ lượng 122 đến mức - 500 m đối với quặng loại II và quặng loại IV. Kết quả thăm dò dự kiến đạt được: quặng loại II khoảng 55.100 nghìn tấn, quặng loại IV khoảng 66.600 nghìn tấn.
- Giai đoạn 2021 - 2030:
Thăm dò bổ sung trữ lượng để duy trì sản lượng huy động vào khai thác trong giai đoạn Quy hoạch và sau năm 2030, cụ thể như sau:
+ Khu vực Bắc Nhạc Sơn: Thăm dò khai trường 27, 28 và 29 chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn sau năm 2030. Kết quả thăm dò dự kiến đạt được: Quặng loại I khoảng 2.800 nghìn tấn, quặng loại II khoảng 10.100 nghìn tấn; quặng loại III khoảng 13.900 nghìn tấn và quặng loại IV khoảng 6.900 nghìn tấn.
+ Khu vực Ngòi Đum - Làng Tác: Tiếp tục thăm dò quặng loại II và quặng loại IV đến mức - 500m. Kết quả thăm dò dự kiến đạt được: Quặng loại II khoảng 18.800 nghìn tấn, quặng loại IV khoảng 22.700 nghìn tấn.
+ Khu vực Lũng Pô - Bát Xát: Sau khi có kết quả điều tra cơ bản địa chất, tiến hành thăm dò vào cuối giai đoạn để bổ sung nguồn nguyên liệu cho các nhà máy tuyển, chế biến giai đoạn sau năm 2030. Trữ lượng thăm dò các loại quặng dự kiến đạt khoảng 100.000 nghìn tấn quặng các loại.
Danh mục các dự án thăm dò quặng apatit thể hiện tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
3. Quy hoạch khai thác
a) Giai đoạn đến năm 2020:
Duy trì sản xuất các mỏ/khai trường hiện đang hoạt động; cải tạo mở rộng mỏ/khai trường theo hướng đầu tư xuống sâu, nâng công suất khai thác, nâng cao hệ số bóc kinh tế, khai thác chọn lọc, phân loại quặng đáp ứng nhu cầu quặng cho sản xuất trực tiếp và cho các nhà máy tuyển quặng, cụ thể như sau:
- Duy trì hoạt động khai trường 20-22 (Bắc Nhạc Sơn) khai thác quặng loại I, III; Khai trường 10 (Cam Đường 1) khai thác quặng các loại I, II và III.
- Cải tạo mở rộng nâng công suất 3 khai trường/cụm khai trường:
+ Cụm khai trường 14, 15a, 15b (Ngòi Đum - Làng Tác) khai thác phần quặng loại I, III còn lại và nâng công suất quặng II và khai thác quặng IV đi kèm.
+ Cụm khai trường 1, 2, 32, Làng Cáng 1,2 (khu mỏ Cóc) khai thác quặng các loại I, II, III và IV.
+ Khai trường 3 (Cam Đường 2) nâng công suất khai thác quặng các loại I, II và III.
- Mở mới 7 khai trường/cụm khai trường sau:
+ Khai trường 18 (Làng Mòn) khai thác quặng loại I và III.
+ Khai trường 19 (Làng Mòn) khai thác quặng loại I và III.
+ Khai trường 23 (Bắc Nhạc Sơn) khai thác quặng loại I và III.
+ Khai trường 24 (Bắc Nhạc Sơn) khai thác quặng loại I và III.
+ Khai trường 25 (Bắc Nhạc Sơn) khai thác quặng loại I và III.
+ Cụm khai trường 38, 39, 40 (Phú Nhuận) khai thác quặng loại I và III.
+ Cụm khai trường 44, 45 - 1, 45 - 2 (Làng Phúng) khai thác quặng loại I và III.
Sản lượng quặng apatit nguyên khai: Đến năm 2015 khoảng 8.000 nghìn tấn/năm (trong đó: loại I: 900 nghìn tấn, loại III: khoảng 6.000 nghìn tấn, loại II: khoảng 1.100 nghìn tấn); đến năm 2020 khoảng 11.000 nghìn tấn/năm (trong đó: loại I: 900 nghìn tấn, loại III: 6.900 nghìn tấn, loại II: 3.200 nghìn tấn).
b) Giai đoạn 2021-2030:
- Duy trì hoạt động của các khai trường, cụm khai trường đang hoạt động;
- Cải tạo đưa vào khai thác khai trường 13 (Ngòi Đum - Làng Tác).
- Mở mới các khai trường 26 (Bắc Nhạc Sơn), 30 (Ngòi Đum - Làng Tác), cụm khai trường 42 - 1,42 - 2 (Tam Đỉnh).
- Khai thác kho lưu quặng loại III.
Sản lượng quặng apatit nguyên khai đến năm 2030 khoảng 11.000 nghìn tấn/năm (trong đó: quặng loại I: 900 nghìn tấn, loại III: khoảng 6.900 nghìn tấn, loại II: khoảng 3.200 nghìn tấn).
Trong giai đoạn Quy hoạch, các khai trường khai thác bằng phương pháp lộ thiên với công nghệ khai thác bằng khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển bằng ô tô. Khai thác hiệu quả trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật hiện có; tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại và đồng bộ phù hợp với điều kiện mỏ, địa chất khu vực khai trường, nhằm nâng cao chất lượng quặng, khai thác tận thu tối đa quặng apatit, đặc biệt là quặng nghèo; nghiên cứu ứng dụng thiết bị băng tải, trục tải để vận chuyển quặng khi khai thác xuống sâu các khai trường.
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp để khai thác chọn lọc thu hồi quặng loại II và loại IV.
Danh mục các dự án khai thác quặng apatit thể hiện tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
4. Quy hoạch chế biến quặng apatit
a) Giai đoạn đến năm 2020:
- Duy trì công suất của các Nhà máy tuyển Cam Đường 120 nghìn tấn/năm, Nhà máy tuyển Tằng Loỏng 900 nghìn tấn/năm.
- Dự kiến đầu tư mở rộng và xây dựng mới các nhà máy tuyển nổi, chất lượng quặng tinh sau tuyển đáp ứng nhu cầu cho sản xuất phân bón và hóa chất, cụ thể như sau:
+ Mở rộng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1 giai đoạn II nâng công suất lên 700 nghìn tấn/năm theo hình thức liên kết giữa Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam với các doanh nghiệp ngoài Công ty/hoặc đầu tư mới Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 2 với công suất khoảng 300 - 350 nghìn tấn/năm trong trường hợp không liên kết đầu tư mở rộng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1.
+ Xây dựng mới Nhà máy tuyển quặng loại III Làng Phúng, công suất 250 nghìn tấn/năm.
+ Xây dựng mới Nhà máy tuyển quặng loại II Đông Hồ, công suất 800 nghìn tấn/năm, vị trí xây dựng dự kiến tại Khe Cái, Làng Tác xã Cam Đường, thành phố Lào Cai.
b) Giai đoạn 2021 - 2030:
- Duy trì hoạt động của các nhà máy tuyển hiện có và đã đầu tư trong giai đoạn trước.
- Hoàn thành việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ tuyển quặng loại IV; đầu tư Nhà máy tuyển quặng loại IV (nếu nghiên cứu có kết quả); nghiên cứu sản xuất thuốc tập hợp tuyển quặng apatit.
Danh mục các dự án tuyển quặng apatit thể hiện tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
c) Quy hoạch quặng apatit cung cấp cho nhà máy tuyển
Trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu, vị trí xây dựng các nhà máy tuyển, trữ lượng các loại quặng apatit, dự kiến nguồn quặng apatit nguyên khai, khai thác tại các mỏ/khai trường cung cấp cho các Nhà máy tuyển phân bố như sau:
- Nhà máy tuyển quặng loại III Bắc Nhạc Sơn 1 mở rộng/Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 2: Khai trường, cụm khai trường 23, 24, 25, 26 (Bắc Nhạc Sơn); 18, 19, 20 - 22 (Làng Mòn).
- Nhà máy tuyển quặng loại III Cam Đường và Tằng Loỏng: Khai trường, cụm khai trường 13, 14, 15a, 15b, 30 (Ngòi Đum-Làng Tác); cụm khai trường 1 + 2, 32, Làng Cáng 1, 2 (Mỏ Cóc); 10 (Cam Đường 1); 3 (Cam Đường 2); 33 - 34, 35 - 36 (Làng Cáng-Làng Mô); 38, 39, 40 (Phú Nhuận) và các kho lưu quặng loại III.
- Nhà máy tuyển quặng loại III Làng Phúng: Các khai trường, cụm khai trường 42 - 1, 42 - 2 (Tam Đỉnh); 44, 45 - 1, 45 - 2 (Làng Phúng).
- Nhà máy tuyển quặng loại II Đông Hồ: Khai trường, cụm khai trường 13, 14, 15a, 15b (Ngòi Đum-Làng Tác); 1+ 2, 32, Làng Cáng 1, 2 (Mỏ Cóc).
Danh mục các mỏ/khai trường cung cấp quặng apatit cho các nhà máy tuyển thể hiện tại Phụ lục V kèm theo Quyết định này.
5. Quy hoạch sử dụng quặng apatit
Quy hoạch sử dụng quặng tuyển và nguyên khai tiết kiệm và hợp lý để cung cấp cho cơ sở chế biến như sau:
- Quặng loại I nguyên khai: Cung cấp cho Nhà máy sản xuất Supe lân, Nhà máy sản xuất Photpho vàng (P4).
- Quặng loại II nguyên khai: Cung cấp cho Nhà máy sản xuất Lân nung chảy, Nhà máy sản xuất Photpho vàng (P4).
- Quặng loại II - tinh quặng qua tuyển: Cung cấp cho Nhà máy sản xuất Supe lân, Nhà máy sản xuất DAP và nhà máy Axit Photphoric (H3PO4).
- Quặng loại III - tinh quặng qua tuyển: Cung cấp cho Nhà máy sản xuất DAP, nhà máy Axit Photphoric (H3PO4).
- Quặng loại IV dự kiến sẽ lưu giữ và bảo quản để sử dụng sau này.
6. Quy hoạch vận tải, đổ thải, thoát nước
a) Quy hoạch công tác vận tải
Đầu tư duy trì hệ thống vận tải đường bộ, đường sắt hiện có, cải tạo nâng cấp và đầu tư mới các tuyến đường sắt, đường bộ phục vụ vận chuyển quặng apatit từ các khai trường đến các nhà máy tuyển quặng và tiêu thụ quặng apatit.
Danh mục các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở thể hiện tại Phụ lục VI kèm theo Quyết định này.
b) Quy hoạch công tác đổ thải
Việc đổ thải trong giai đoạn Quy hoạch chủ yếu áp dụng phương pháp đổ thải ngoài; các bãi thải ngoài quy hoạch tập trung hoặc độc lập theo từng khai trường, cụm khai trường khai thác phù hợp với điều kiện địa hình, sự phân bố thân quặng, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường khu vực.
Các khai trường 21, 7, 8b và 9/37 kết thúc sớm phục vụ đường cao tốc được sử dụng làm bãi thải trong và kho lưu quặng, đồng thời có thể dùng bãi thải tạm trong quá trình sản xuất.
c) Công tác thoát nước
Trong kỳ Quy hoạch, các khai trường/cụm khai trường khai thác chủ yếu trên mức thông thủy tự nhiên nên chủ yếu sử dụng phương pháp thoát nước tự chảy. Với các khai trường khai thác dưới mức thoát nước tự chảy áp dụng phương pháp thoát nước cưỡng bức bằng bơm cục bộ.
IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
a) Vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính đến năm 2030 khoảng 6.796 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2020 dự kiến khoảng 6.618 tỷ đồng; trong đó: thăm dò: 334 tỷ đồng, khai thác: 1.476 tỷ đồng, tuyển quặng: 3.500 tỷ đồng, khác: 1.038 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến khoảng 178 tỷ đồng; trong đó: thăm dò: 118 tỷ đồng, khai thác: 28 tỷ đồng, khác: 32 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn
Gồm vốn tự có của các doanh nghiệp; vốn góp cổ phần hoặc tham gia liên doanh, liên kết; vốn vay thương mại trong và ngoài nước; vốn ngân sách của Nhà nước; vốn ODA và vốn huy động từ các nguồn khác.
Chi tiết nguồn vốn thể hiện tại Phụ lục VII kèm theo Quyết định này.
V. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH
1. Giải pháp
a) Quản lý tài nguyên
- Quản lý tài nguyên chặt chẽ, khai thác tập trung có chọn lọc, tiết kiệm, tránh dàn trải gây thất thoát, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng môi trường.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm phát hiện và điều tra cơ bản quặng apatít khu vực Bát Xát - Lũng Pô thuộc tỉnh Lào Cai và khu vực có triển vọng khác trong cả nước để đánh giá tiềm năng; thăm dò bổ sung trữ lượng apatit phục vụ quy hoạch cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
b) Vận tải ngoài
Tập trung đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt, đường bộ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để đảm bảo năng lực vận chuyển quặng apatit và các loại sản phẩm được chế biến tại khu mỏ về nơi tiêu thụ.
c) Khoa học - công nghệ
Đẩy mạnh việc nghiên cứu đổi mới công nghệ từ khâu thăm dò, khai thác, tuyển và sử dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tận thu tối đa tài nguyên, đặc biệt là quặng loại II, IV. Tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với hợp tác quốc tế đẩy mạnh việc nghiên cứu, sớm hoàn thiện công nghệ để đầu tư Nhà máy tuyển quặng loại II theo Quy hoạch; nghiên cứu công nghệ tuyển quặng loại IV và sản xuất thuốc tuyển.
d) Bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác và tuyển quặng; khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất.
Hoàn thành việc hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường các khai trường đã đóng cửa bàn giao cho tỉnh Lào Cai trong năm 2015.
e) Tổ chức sản xuất
Tăng cường hợp tác giữa Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit Lào Cai theo Quy chế hợp tác do cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm khai thác hiệu quả hạ tầng cơ sở, tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo môi trường.
2. Cơ chế chính sách
a) Về ưu đãi đầu tư
Dự án đầu tư tuyển quặng apatit loại II được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định hiện hành và ưu đãi khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Về tài chính
Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, địa phương và nhà sản xuất nông nghiệp.
c) Về khoa học - công nghệ
Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tuyển quặng apatit loại II, loại IV và chế biến sâu các sản phẩm từ quặng apatit để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu khác trong nước.
1. Bộ Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan thực hiện việc công bố Quy hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện, giám sát và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch;
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện Quy chế hợp tác thăm dò, khai thác, tuyển và chế biến quặng apatit trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã đầu tư;
- Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; cập nhật thông tin về tài nguyên, nhu cầu thị trường, tác động của các dự án tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án và đề xuất việc điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo công tác tìm kiếm, điều tra cơ bản, thăm dò, xác định trữ lượng tài nguyên quặng apatit đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch và lâu dài góp phần đảm bảo an ninh lương thực;
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo, tăng cường giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ và phục hồi môi trường ở các dự án khai thác, tuyển quặng và chế biến apatit.
3. Bộ Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương rà soát nhu cầu vận tải; bổ sung quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống vận tải đường sắt, đường bộ tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phục vụ vận tải tiêu thụ apatit và khoáng sản khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các địa phương khác trên tuyến.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan vận động, kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư và bố trí nguồn vốn cho việc chuẩn bị và thực hiện đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ các dự án khai thác, chế biến quặng apatit.
5. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát điều chỉnh chính sách về thuế, phí phù hợp với đặc thù khai thác, sử dụng quặng apatit, đáp ứng cho sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
- Phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch và quản lý tài nguyên quặng apatit;
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, tuyển và chế biến apatit tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường; phối hợp với các Bộ ngành liên quan quản lý và bảo vệ khoáng sản apatit chưa khai thác;
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản liên quan đến việc triển khai thực hiện Quy hoạch quặng apatit trên địa bàn;
- Chuẩn bị quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện Quy hoạch.
7. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Chịu trách nhiệm chính đảm bảo cân đối nguồn nguyên liệu quặng apatit cho sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản trong nước; chủ động và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác trong nước có năng lực và nhu cầu tham gia hợp tác đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến quặng apatit trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quyết định này được bãi bỏ.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
TÀI NGUYÊN TRỮ LƯỢNG QUẶNG APATIT VIỆT NAM
(Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Tài nguyên và trữ lượng đã thăm dò và dự báo tính đến 31/12/2011
Loại quặng | Tài nguyên, trữ lượng (nghìn tấn) | ||||
Trữ lượng | TN 333 | Cộng(TL+TN) | TN dự báo (334a+334b) | Tổng cộng | |
QI | 40.500 | 9.440 | 49.940 | 5.790 | 55.730 |
QIII | 189.450 | 54.980 | 244.430 | 19.820 | 264.250 |
QII | 137.490 | 106.480 | 243.970 | 579.780 | 823.750 |
QIV | 158.560 | 142.360 | 300.920 | 1.177.580 | 1.478.500 |
Tổng cộng | 526.000 | 313.260 | 839.260 | 1.782.970 | 2.622.230 |
2. Tài nguyên quặng apatit còn lại từ mức ± 0 m trở lên
TT | Tên khu mỏ/cụm khai trường | QI (KS5) | QII (KS5) | QIII (KS4-6-7) | QIV (KS4-6-7) | Cộng | ||||
Nghìn/ tấn | P2O5 | Nghìn/ tấn | P2O5 | Nghìn/ tấn | P2O5 | Nghìn/ tấn | P2O5 | |||
1 | Ngòi Đum - Đông Ho | 339 | 34 | 22.491 | 20,91 | 3.673 | 14,13 | 17.190 | 12,21 | 43.693 |
2 | Làng Tác | 349 | 38,6 | 2.243 | 22,23 | 6.425 | 14,67 |
|
| 9.017 |
3 | Làng Mòn | 2.191 | 34,1 | 5.339 | 22,39 | 36.855 | 13,60 | 5.790 | 11,74 | 50.175 |
4 | Cam Đường 1 | 414 | 37,6 | 3.563 | 28,20 | 801 | 15,96 |
|
| 4.778 |
5 | Cam Đường 2-3 | 166 | 37,2 | 4.910 | 26,28 | 4.747 | 14,88 |
|
| 9.823 |
6 | Mỏ Cóc cánh 3 |
|
| 9.556 | 28,36 | 961 | 16,76 |
|
| 10.517 |
7 | Mỏ Cóc cánh 4 | 1.655 | 36,4 | 6.314 | 28,71 | 6.308 | 14,57 |
|
| 14.277 |
8 | Làng Cóc | 13 | 38 | 11.703 | 27,81 | 517 | 14,82 |
|
| 12.233 |
9 | Làng Cáng 1 |
|
| 6.034 | 26,18 | 1.103 | 14,88 |
|
| 7.137 |
10 | Làng Cáng 2 |
|
| 7.808 | 25,86 | 5.048 | 15,07 |
|
| 12.856 |
11 | Khu Mỏ Cóc (1-2) |
|
|
|
|
|
| 112.070 | 10,35 | 112.070 |
12 | Bắc Nhạc Sơn | 12.680 | 35,9 | 31.400 | 22,89 | 44.208 | 16,44 | 25.563 | 10,18 | 113.851 |
13 | Làng Cáng 3 | 499 | 35,6 | 3.509 | 26,04 | 5.066 | 14,50 | 18.397 | 10,99 | 27.471 |
14 | Làng Cáng 4 - Làng Mô | 802 | 34,7 | 2.853 | 24,67 | 5.769 | 14,59 | 9.100 | 10,51 | 18.524 |
15 | Phú Nhuận, Tam Đỉnh - Làng Phúng | 9.169 | 30,8 | 8.248 | 18,88 | 37.522 | 15,18 | 15.050 | 11,4 | 69.989 |
16 | Cộng | 28.277 | 34,1 | 125.971 | 24,16 | 159.003 | 14,94 | 203.160 | 10,74 | 516.411 |
17 | Kho lưu (quặng III) |
|
|
|
| 33.424 | 14,40 |
|
| 33.424 |
18 | Tổng Cộng | 28.277 | 34,1 | 125.971 | 24,16 | 192.427 | 14,94 | 203.160 | 10,74 | 549.835 |
DANH MỤC DỰ ÁN THĂM DÒ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên dự án/Khu vực thăm dò | Mục tiêu thăm dò | Giai đoạn hoàn thành | |
Đến năm 2020 | Năm | |||
1 | Khu Bắc Nhạc Sơn 24, 25, 26 | Tổng cộng: 27 triệu tấn | 27 triệu tấn | - |
2 | Khu Bắc Nhạc Sơn Thăm dò 27, 28, 29 | Tổng cộng: 34 triệu tấn | - | 34 |
3 | Thăm dò quặng II, quặng IV khu Trung tâm (khu Ngòi Đum - Làng Tác) đến mức -500 m | Tổng cộng: 163 triệu tấn | 122 triệu tấn | 41 triệu tấn |
4 | Thăm dò khu vực Bát Xát - Lũng Pô | 100 triệu tấn quặng các loại |
| 100 triệu tấn |
5 | Tổng cộng | 324 triệu tấn | 149 | 175 |
DANH MỤC DỰ ÁN KHAI THÁC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên mỏ/ khai trường | Công suất khai thác | Ghi chú | |
Đến năm 2020 | Năm 2021 - 2030 | |||
1 | 23 (Bắc Nhạc Sơn) | 420 | 330 | Đầu tư mới |
2 | 24 (Bắc Nhạc Sơn) | 230 | 90 | Đầu tư mới |
3 | 25 (Bắc Nhạc Sơn) | 300 - 600 | 600 - 900 | Đầu tư mới |
4 | 26 (Bắc Nhạc Sơn) | - | 700 | Đầu tư mới |
5 | 19 (Làng Mòn) | 1.440 | 1.350 | Đầu tư mới |
- | 1.900 | Mở rộng | ||
6 | 18 (Làng Mòn) | 370 | - | Đầu tư mới |
7 | Cụm 14, 15a, 15b (Ngòi Đum - Làng Tác) | 1.430 | 1.430 | Cải tạo mở rộng |
8 | 13 (Ngòi Đum - Làng Tác) | - | 1.024 | Cải tạo mở rộng |
9 | 30 (Ngòi Đum - Làng Tác) | - | 450 | Đầu tư mới |
10 | Cụm mỏ Cóc | 4.000 | 3.850 | Cải tạo mở rộng |
11 | 10 (Cam Đường 1) | 100 | 100 | Cải tạo mở rộng |
12 | 3 (Cam Đường 2) | 675 | 50 | Cải tạo mở rộng |
13 | 35 - 36 (Làng Cáng - Làng Mô) | 450 |
| Đầu tư mới |
14 | 38 - 39 -40 (Phú Nhuận) | 500 | 500 | Đầu tư mới |
15 | Cụm 42 - 1, 42 - 2 (Tam Đỉnh) | - | 1.250 | Đầu tư mới |
16 | 44, 45 - 1, 45 - 2 (Làng Phúng) | 1.075 | 1.075 | Đầu tư mới |
Ghi chú: Công suất trong bảng là dải công suất chung, công suất khai thác của từng năm của từng khai trường, cụm khai trường cụ thể nêu chi tiết trong báo cáo Quy hoạch.
DANH MỤC DỰ ÁN TUYỂN QUẶNG APATIT ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên Nhà máy tuyển | Chất lượng quặng | Công suất tuyển | Ghi chú | |
Đến năm 2020 | Năm | ||||
1 | Mở rộng nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1 (liên kết)/ hoặc đầu tư mới Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 2, công suất 300 - 350 nghìn tấn/năm. | ≥32% P2O5 | 650 - 700 | 650 - 700 | Cải tạo mở rộng Nhà máy Bắc Nhạc Sơn 1 (liên kết) /hoặc đầu tư mới Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 2 công suất 300 - 350 nghìn tấn/năm trong trường hợp không liên kết. |
2 | Xây dựng mới nhà máy tuyển quặng III Làng Phúng | ≥32% P2O5 | 250 | 250 | Đầu tư mới |
3 | Xây dựng Nhà máy tuyển quặng II Đông Hồ | ≥32% P2O5 | 800 | 800 | Đầu tư mới |
QUY HOẠCH SỬ DỤNG QUẶNG APATIT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên Nhà máy tuyển/ công suất thiết kế | Mỏ/Khai trường cung cấp | Khối lượng cung cấp theo quặng nguyên khai | Chất lượng (% P2O5) | |
Đến năm 2020 | Năm | ||||
I | Quy hoạch cung cấp quặng apatit cho các nhà máy tuyển quặng | ||||
1 | Mở rộng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1 lên 650 - 700 nghìn tấn/năm hoặc đầu tư mới nhà máy Bắc Nhạc Sơn 2, công suất 300 - 350 nghìn tấn/năm | 23, 24, 25, 26; 20- 22; 19 và 18 | 2.450 | 2.450 | ≥ 14% |
2 | Nhà máy tuyển Tằng Loỏng; Cam Đường | 14, 15a, 15b; 13 30; Cụm Mỏ Cóc (1+2, 32, Làng Cáng 1, 2); 10 (CĐ 1); 3 (CĐ 2); 35 - 36; 38, 39, 40; kho lưu QIII | 3.570 | 3.570 | ≥ 14% |
3 | Nhà máy tuyển Làng Phúng | 42-1,42-2, 44, 45- 1, 45-2 | 875 | 875 | ≥ 14% |
4 | Nhà máy tuyển QII Đông Hồ | 14, 15a, 15b; 13; Mỏ Cóc (1+2, 32, Làng Cáng 1, 2) | 1.600 | 1.600 | ≥ 23% |
II | Quy hoạch cung cấp quặng tuyển cho cơ sở sản xuất phân bón/hóa chất | ||||
1 | Nhà máy sản xuất supe lân: Nhà máy Lâm Thao; Nhà máy Long Thành và Nhà máy Lào Cai | + QI nguyên khai, + Quặng tuyển II Nhà máy tuyển Đông Hồ | + QI: 420 + QII: 360 | + QI: 420 + QII: 360 | ≥ 32% |
2 | Nhà máy sản xuất lân nung chảy: Nhà máy Văn Điển; Nhà máy Ninh Bình; Nhà máy Lâm Thao; Nhà máy Lào Cai và Nhà máy Tiến Nông | QII nguyên khai từ các khai trường | QII NK: 1.180- 1.480 | QII NK: 1.180 - 1.480 | ≥23% |
3 | Nhà máy sản xuất phân DAP: Nhà máy Đình Vũ (1) Nhà máy Lào Cai (2) Nhà máy số 3 | - QIII từ Nhà máy tuyển Tằng Loỏng, Cam Đường, Bắc Nhạc Sơn, Làng Phúng - Quặng tuyển II Nhà máy tuyển Đông Hồ | + QIII: 1.162- 1.720 + QII:22 | + QIII: 1.720 + QII: 22 | ≥ 32% |
4 | Sản xuất Axit Photphoric H3PO4 | - Quặng tuyển II quặng II Nhà máy tuyển Đông Hồ - Quặng tuyển III Nhà máy tuyển Tằng Loỏng | + QIII: 250-355 + QII: 389 | + QIII: 250 + QII: 389 | ≥ 32% |
5 | Sản xuất photpho vàng P4 | Quặng I, II nguyên khai từ các khai trường | + QII NK: 640 + QII: 480 | + QII NK: 640 + Tinh QII: 480 | ≥ 23% ≥ 32% |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên hạng mục dự án | Đơn vị tính | Khối lượng | Giai đoạn đầu tư (tỷ đồng) | |
Đến năm 2020 | Năm | ||||
1 | Đường bộ đoạn từ biên giới khai trường 20 - 22 đến biên giới khai trường 26 | km | 8,5 | 52 | 16 |
2 | Cải tạo đường bộ đoạn đi qua khai trường Ngòi Đum - Làng Tác | Km | 5 | 40 | - |
| Tổng | 92 | 16 |
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Lĩnh vực đầu tư | Giai đoạn đầu tư (tỷ đồng) | Tổng | |
Đến năm 2020 | 2021 - 2030 | |||
I | Vốn hỗ trợ NSNN |
|
|
|
1 | Khoa học công nghệ | 30 | - | 30 |
2 | Lập Quy hoạch | 2 |
| 2 |
II | Vốn khác |
|
|
|
1 | Thăm dò địa chất | 334 | 118 | 452 |
2 | Khai thác mỏ (bao gồm cả đầu tư thiết bị, đền bù GPMB....) | 1.705 | 28 | 1.733 |
3 | Xây dựng Nhà máy tuyển | 3.500 | 0 | 3.500 |
4 | Hạ tầng cơ sở | 92 | 16 | 108 |
5 | Dự phòng | 602 | 16 | 618 |
| Tổng cộng | 6.310 | 178 | 6.488 |
- 1Quyết định 4579/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 6613/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 7607/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng crômit, mangan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 10167/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 2185/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1997/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 866/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4579/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 6613/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 7607/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng crômit, mangan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Quyết định 10167/QĐ-BCT năm 2014 bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 2185/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1997/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1893/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/10/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra