- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 2457/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 28 tháng 7 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG BẠC LIÊU TRỞ THÀNH TRUNG TÂM NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÔM CẢ NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chươmg trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 185/TTr-SNN ngày 12 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm:
Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước phù hợp với đường lối của Đảng chủ trương của Nhà nước, đáp ứng được các yêu cầu về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng xanh sạch và bền vững.
Đưa Bạc Liêu trở thành một trung tâm ngành công nghiệp tôm (TTNCNT) của cả nước, tạo được sức hút cũng như khả năng lan tỏa những lợi thế so sánh của Bạc Liêu đối với vùng và trên phạm vi cả nước.
Chú trọng phát triển có hiệu quả và bền vững trong toàn chuỗi sản xuất tôm. Đặt trọng tâm phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao (CNC), tăng nhanh năng suất, sản lượng và chất lượng tôm gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Phát triển sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ. Lấy xuất khẩu làm động lực, đồng thời quan tâm đến thị trường nội địa và khách du lịch.
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các địa phương, nhất là các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh cả về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, kém hiệu quả.
Tập trung phát triển hai đối tượng tôm nước lợ chủ lực của tỉnh là tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững, hướng đến tạo thương hiệu tôm sạch Bạc Liêu; từng bước xây dựng thương hiệu cho tôm giống Bạc Liêu.
2. Mục tiêu phát triển:
Phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm, đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học CNC cho hai đối tượng tôm nước lợ chủ lực (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến.
Là đầu mối liên kết các tỉnh trong cụm sản xuất tôm của cả vùng. Tỉnh sẽ là nơi có sức hút các nhà đầu tư, các nguồn lực và có thể tạo được tác động lan tỏa để thúc đẩy ngành tôm và các ngành phụ trợ có liên quan đến tôm ở các tỉnh lân cận và cả nước cùng phát triển bền vững.
2.1. Sản xuất giống:
- Trong năm 2020 có vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao, sản xuất được khoảng 32 - 35 tỷ con giống; năm 2025 sản xuất 40 - 45 tỷ con giống đáp ứng nhu cầu giống tôm nuôi của tỉnh đồng thời xuất sang các tỉnh lân cận.
- Lượng giống sản xuất đảm bảo chất lượng đạt 60% (năm 2020) và 90% (năm 2025).
- Xây dựng trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm ứng dụng CNC nằm trong Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới vào quản lý; áp dụng công nghệ tin học, viễn thám để quản lý môi trường, dịch bệnh và các khâu trong chuỗi sản xuất ở các vùng sản xuất giống.
2.2. Nuôi tôm thương phẩm:
- Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu với nòng cốt là các tổ chức khoa học, công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển CNC trong ngành công nghiệp tôm.
- Xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng CNC (Nuôi tôm sú, TCT) là hướng phát triển chính của tỉnh. Khuyến khích phát triển hình thức nuôi CNC mô hình nông hộ.
- Đến năm 2025:
Diện tích nuôi tôm 147.900 ha, trong đó nuôi theo mô hình ứng dụng CNC, thâm canh, bán thâm canh (TC, BTC) 35.900 ha (ứng dụng CNC 4.000 ha, nuôi TC, BTC 31.900 ha); mô hình tôm - lúa 42.000 ha, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp (QCCTKH) 70.000 ha. Sản lượng tôm nuôi 249.000 tấn, trong đó nuôi theo mô hình ứng dụng CNC, TC, BTC 199.200 tấn (ứng dụng CNC 84.500 tấn, nuôi TC, BTC 114.700 tấn).
Trên 30% các hộ nuôi, công ty, doanh nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất tôm như: Công nghệ nhà kính CNC Israel, Công nghệ Biofloc, Copefloc, quy trình nuôi tôm 02 giai đoạn, hệ thống tuần hoàn nước...
Có 09 vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ứng dụng CNC trở lên quy mô diện tích 3.890 ha.
Trên 30% các doanh nghiệp, công ty, hộ nuôi đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC... trong NTTS.
2.3. Chế biến tôm:
- Sản lượng tôm chế biến năm 2020 đạt 98.300 tấn và năm 2025 đạt 120.000 tấn.
- Tỷ trọng sản phẩm tôm ứng dụng CNC năm 2020 đạt 20% và năm 2025 trên 30%.
- Năm 2020 tổng sản lượng tôm xuất khẩu đạt 73.000 tấn, năm 2025 đạt 90.000 tấn và chiếm trên 90% tổng sản lượng thủy sản chế biến của cả tỉnh.
- Năm 2020 sản phẩm tôm chế biến CNC đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của NAFIQAD, các tiêu chuẩn quốc tế và của từng thị trường xuất khẩu đạt 100%.
- Năm 2025 phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công suất thiết kế đạt 160.000 tấn/năm.
- Phấn đấu đến năm 2025 Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm của cả nước.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
- Đề xuất cơ chế đặc thù lên Trung ương (về tín dụng, vốn vay cho nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng CNC ở cấp nông hộ) tạo cú hích đột phá cho việc xây dựng Bạc Liêu trở thành TTNCNT cả nước.
- Nghiên cứu và sớm ban hành các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển các trung tâm nông nghiệp ứng dụng CNC, trung tâm sản xuất giống, các cụm ngành tôm gắn với cụm ngành hỗ trợ tạo sức hút với các nhà đầu tư nhằm phát triển những lĩnh vực trọng tâm của lĩnh vực công nghiệp tôm của Bạc Liêu.
- Xây dựng quy trình phù hợp để thực hiện tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển các khu nuôi, sản xuất tôm công nghệ cao.
- Xây dựng hệ thống phân phối đủ năng lực liên kết chuỗi giá trị liên kết thị trường nông sản vốn là ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 và sản xuất nông nghiệp thông minh vào thực tế sản xuất.
- Cần huy động nguồn vốn đầu tư từ các Doanh nghiệp nuôi, chế biến tôm.
2. Quản lý nhà nước và cải cách hành chính:
2.1. Nâng cao hiệu quả và năng lực của bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giúp cho quá trình quản lý nhà nước nói chung nhanh gọn hiệu quả, tạo sự thuận lợi tối đa cho cộng đồng cũng như các chủ thể kinh tế khi đầu tư vào sản xuất tại địa phương.
- Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền gắn quyền lợi và trách nhiệm đến mỗi cá nhân và tập thể cho từng lĩnh vực từng địa bàn hành chính từ tỉnh đến huyện, xã.
- Tuyển chọn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước của bộ máy, tiến hành tái cơ cấu bộ máy tinh giản biên chế, tạo dựng cho được bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn hiệu quả nhất, bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc tạo cơ chế hợp pháp nâng cao thu nhập ổn định đời sống cán bộ công chức, viên chức, từ đó phát huy tối đa năng lực và hiệu quả trách nhiệm của mỗi thành viên trong toàn hệ thống hành chính của địa phương.
2.2. Công tác cải cách thủ tục hành chính:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) trên quan điểm nói đi đôi với làm, phát huy hết chức năng nhiệm vụ của 7 trung tâm hành chính công của tỉnh đã thành lập, coi đây là một thể mạnh một điểm nhất nhằm tháo gỡ những nút thắt kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Bạc Liêu trong thời gian qua.
- Hoàn thiện và đẩy mạnh các hoạt động hành chính thông qua cổng điện tử của địa phương.
- Tăng cường giáo dục tinh thần cán bộ viên chức của địa phương, xây dựng chế tài thường phạt công minh, áp dụng cho toàn hệ thống hành chính trong CCTTHC hoàn thành mục tiêu cơ chế một cửa.
- Xây dựng quy chế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường sự hài lòng của dân, sự ủng hộ của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Tăng cường đúc kết, học hỏi nghiệp vụ CCTTHC từ các địa phương đi đầu trong công tác CCTTHC nhằm kịp thời áp dụng vào thực tế của Bạc Liêu trên quan điểm đi tắt đón đầu tiếp thu tinh hoa của các địa phương bạn hướng tới đưa Bạc Liêu trở thành một trong những tỉnh thuộc “top” đầu của cả nước về CCTTHC.
3. Về công tác xúc tiến đầu tư:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh PCI, nhất là những chỉ số cơ bản (gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp...) nhằm tạo sức hút cho các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vào tỉnh.
- Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trên cả phạm vi địa phương cũng như cấp vùng và Quốc gia. Bên cạnh đó, thông qua các kênh thông tin cung cấp một cách đầy đủ nhất về hình ảnh, về lợi thế so sánh của tỉnh để tạo sức hút đối với các nhà đầu tư.
- Giới thiệu cung cấp thông tin một cách công khai minh bạch về các quy hoạch, chủ trương đã và đang áp dụng, các dự án đề án, nhất là chủ trương về việc: “Xây dựng Bạc Liêu thành TTNCNT của cả nước”. Trong đó, cần cụ thể hóa các khu sản xuất công nghệ cao, khu sản xuất phụ trợ, cơ sở hạ tầng, giao thông thủy bộ, khả năng cung cấp nguyên nhiên liệu, điện năng... để các nhà đầu tư nắm rõ trước khi quyết định đầu tư.
- Ban hành và thực thi nhất quán chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong tiếp cận đất đai; sẵn sàng giải quyết các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua đối thoại, tiếp xúc trực tiếp, chuyên mục hỏi đáp, đường dây nóng...
4. Về thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại ngành tôm:
4.1. Thị trường xuất khẩu:
- Củng cố và nâng cao uy tín trong làm ăn đối với khách hàng. Giữ vững và mở rộng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc; đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường còn nhiều tiềm năng như: Các nước Châu Á khác, Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,...
- Đa dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường tôm thế giới trên các mặt: Giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất.
- Nghiên cứu chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hóa và quảng bá sản phẩm gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu tôm Bạc Liêu.
4.2. Thị trường nội địa:
- Tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành. Xây dựng mở rộng các mô hình hợp tác mới, liên kết chặt chẽ theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ theo các đơn đặt hàng giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác; trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong định hướng thị trường và sản phẩm. Trước hết, tổ chức phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu tăng cường liên kết hợp tác với hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, khu du lịch trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp phân phối khác, nhằm nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất tiêu thụ tôm.
- Củng cố, đẩy mạnh kinh tế tập thể làm cơ sở cho việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Củng cố, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường tôm, nâng cao năng lực dự báo, cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường tôm trong nước. Bạc Liêu nằm ở trung tâm của cụm sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Do đó, việc thành lập một trung tâm nghiên cứu, dự báo về thông tin thị trường tôm sẽ có nhiều thuận tiện.
5.1. Nuôi tôm thương phẩm và sản xuất giống:
- Đẩy mạnh phát triển nuôi tôm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao phục vụ chế biến, xuất khẩu và đảm bảo vệ sinh ATTP.
- Phát huy lợi thế tôm sú, tôm TCT tại các vùng nuôi CNC, TC, BTC, gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu từ tôm sú, tôm TCT; đồng thời phát triển bền vững mô hình nuôi tôm sạch tại các vùng sinh thái đặc trưng: Mô hình tôm - rừng, rừng - tôm ở vùng phía Nam Quốc lộ 1A (QL1A); mô hình tôm - lúa, tôm càng xanh (TCX) xen lúa ở tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc QL1A nhằm giữ lợi thế cạnh tranh về sản phẩm tôm sạch trên thị trường thế giới.
- Sản xuất theo “chuỗi giá trị ngành tôm” tiếp tục được xác định là một trong những đột phá quan trọng hàng đầu trong thực hiện tái cơ cấu ngành NTTS của tỉnh.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư và khuyến khích mô hình liên kết với nông dân trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất khép kín từ vùng nuôi đến nhà máy, cũng như khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất con giống chất lượng cao, sạch bệnh tại các vùng quy hoạch sản xuất giống thủy sản tập trung của tỉnh. Qua đó, từng bước đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm sản xuất giống có quy mô lớn, chất lượng cao, uy tín trong khu vực và cả nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại trong sản xuất thức ăn cho tôm và các ngành phụ trợ.
- Chuẩn hóa hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh tôm.
- Đến năm 2025 Kiểm soát 100% chất lượng con giống trên địa bàn tỉnh đạt chất lượng theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng rộng quy phạm thực hành NTTS tốt, NTTS có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC...), nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng có truy xuất nguồn gốc phục vụ cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
- Tăng cường các hoạt động khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp lẫn người nuôi để họ thay đổi cách sản xuất, áp dụng kỹ thuật, CNC, giảm thiểu thất thoát trong quá trình nuôi cũng như gia tăng chất lượng ngày càng tốt hơn.
- Hỗ trợ các HTX trong việc đạt các chứng nhận quốc tế, nhất là hỗ trợ cho HTX cung cấp vật tư đầu vào như: Giống, thức ăn, thuốc thú y, thủy sản ... phải có chứng nhận chất lượng, để thuận lợi cho việc hoàn tất các thủ tục đạt chứng nhận quốc tế.
5.2. Về chế biến tôm:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và chế biến tôm theo pháp luật Việt Nam, chú trọng thu hút vốn FDI.
- Khuyến khích mô hình Công ty cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn, tiếp thu trình độ quản lý, tạo bước đột phá trong quản trị doanh nghiệp.
- Tạo dựng một số doanh nghiệp (tập đoàn) chế biến tôm nòng cốt, nâng cao khả năng cạnh tranh, đóng vai trò dẫn dắt thị trường và là trung tâm của mối liên kết trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm của tỉnh, của vùng và cả nước.
- Tăng cường quản lý chất lượng và VSATTP; quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu.
- Thu hút đầu tư, huy động các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nông dân đầu tư toàn bộ hoặc một phần hạ tầng vùng nuôi.
- Huy động vốn của nhiều thành phần kinh tế đầu tư các hạng mục công trình giao thông nông thôn, kênh nội đồng; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Tổng Công ty Điện lực miền Nam xem xét, ưu tiên bố trí nguồn vốn đế sớm triển khai đầu tư lưới điện phục vụ cho các vùng nuôi tôm ứng dụng CNC đặc biệt là Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm để thu hút nhà đầu tư; vùng nuôi tôm chuyên canh trên địa bàn tỉnh. Thông qua các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản và các dịch vụ hậu cần liên quan.
- Đầu tư xây dựng các kho lạnh hiện đại, hệ thống logistics trong chuỗi sản xuất tiêu thụ tôm.
7. Về khoa học, công nghệ và phòng chống dịch bệnh tôm:
- Áp dụng công nghệ nuôi tiết kiệm nước như: Công nghệ biotloc hoặc semi - biofloc, hệ thống nuôi thủy sản Raceway, công nghệ nano trong nuôi tôm,... ứng dụng công nghệ tuần hoàn, công nghệ sinh học (chế phẩm sinh học, men vi sinh).
- Chuyển giao quy trình nuôi tôm thương phẩm, sản xuất tôm bố - mẹ, tôm giống, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; công nghệ chế biến sau thu hoạch.
- Tiếp cận công nghệ nuôi mới, thân thiện với môi trường của các nước có công nghệ nuôi tiên tiến, nhằm phát triển nuôi tôm của tỉnh theo hướng CNC và bền vững.
- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu đi vào hoạt động ổn định trước năm 2025, tạo sự lan toả, dẫn dắt ngành thủy sản của tỉnh, của vùng và cả nước phát triển đúng hướng, ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các công nghệ sản xuất các sản phẩm nuôi hữu cơ, các sản phẩm sạch, công nghệ sinh học và các hệ thống nuôi an toàn môi trường sinh thái; thử nghiệm và nhân rộng CNC trong sản xuất giống, nuôi tôm.
- Ứng dụng nông nghiệp 4.0 vào quản lý và điều hành ngành tôm; công nghệ tiên tiến phục vụ NTTS bền vững; ứng dụng internet vạn vật trong sản xuất thủy sản; công nghệ cải thiện môi trường nước NTTS; hệ thống điều khiển giám sát môi trường nuôi trồng bao gồm các thiết bị cảm biến đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ dinh dưỡng... giúp quản lý toàn bộ hoạt động ở trang trại thông qua máy tính, điện thoại và các thiết bị di động...
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong dinh dưỡng, thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong NTTS và thuốc thú y thủy sản; tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung thay thế bột cá, dầu cá; phát triển các loại thức ăn có hệ số thức ăn thấp, giá thành hợp lý.
- Tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ gen để chọn tạo giống tôm sạch bệnh.
- Nghiên cứu các biện pháp phòng và điều trị hiệu quả một số bệnh thường gặp trên tôm; phát triển các kỹ thuật chuẩn đoán, điều trị và kiểm soát dịch bệnh trên tôm; ứng dụng công nghệ biofloc, công nghệ sử dụng các chế phẩm sinh học (Lymmozyme và WSR) trong phòng dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi.
- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình giám sát dịch bệnh, vùng giám sát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận cho vùng nuôi đạt yêu cầu.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh hướng tới đạt chứng nhận của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để tôm Bạc Liêu đạt yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính.
8. Về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:
8.1. Về bảo vệ môi trường:
- Nâng cao nhận thức cấp cộng đồng và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng hệ thống cấp nước tập trung (hạn chế khai thác nước dưới đất, tránh xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường); khu xử lý nước thải tập trung.
- Cần có quy định chung về xả thải đối với nuôi tôm CNC và có chế tài xử lý thật nghiêm khi vi phạm các quy định này nhằm bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững. Nghiên cứu các mô hình, thiết bị xử lý chất thải, nước thải cho các hộ nuôi với giá thành phù hợp và hiệu quả.
- Đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước mặt tự động để thực hiện kiểm tra chất lượng môi trường nước cũng như thu nhận thông tin từ các trung tâm cảnh báo môi trường các khu vực nuôi nhằm thông tin kịp thời cho người nuôi tôm có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
- Kiểm soát các hộ, cơ sở nuôi tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường, tránh phát triển tự phát và quá nhanh vượt tầm kiểm soát, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và có biện pháp xử lý đối với các hộ, cơ sở nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường.
- Các khu nuôi tập trung phải thực hiện đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Đa dạng các mô hình nuôi thích ứng với BĐKH (nuôi tôm công nghệ cao, tôm-lúa, tôm rừng...).
- Thành lập các HTX, tổ hợp tác, chi hội nuôi tôm nhằm tạo các mô hình quản lý cộng đồng về môi trường, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững môi trường.
- Lập dự án và làm thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở NTTS có diện tích mặt nước từ 05 ha đến dưới 10 ha, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 10 ha đến dưới 50 ha; Ngoài ra, với diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo mục I phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ).
- Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến, nhất là đầu tư công nghệ chế biến và xử lý chất thải theo hướng hiện đại. Dành riêng nguồn vốn cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý chất thải với thời gian cho vay dài hạn, mức lãi thấp (hoặc không tính lãi).
- Đối với chất thải rắn (đầu vỏ tôm, phế phụ phẩm tôm ...) có thể dùng để nuôi cá trê, cá rô phi... hoặc làm hầm biogas để xử lý các chất thải này. Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ các phụ phẩm tôm, qua đó giảm lượng chất thải ra môi trường.
8.2. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH, NBD):
- Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước, nguồn nhân lực về ứng phó BĐKH.
- Tăng cường công tác dự báo về ảnh hưởng và tác động của BĐKH, NBD.
- Dự báo các kịch bản BĐKH, NBD cụ thể ở các vùng cửa sông, ven biển; dự báo các công trình phục vụ thủy sản, các vùng nuôi bị đe dọa do NBD.
- Nghiên cứu, lồng ghép các kịch bản về BDKH, NBD vào các dự án đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ trong vùng, đặc biệt các dự án đầu tư CNC, vốn đầu tư lớn.
- Xây dựng hệ thống đê, trạm bơm nước, để ứng phó kịp thời, chủ động với các biểu hiện tiêu cực của BĐKH có thể xảy ra.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về: vốn, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong việc ứng phó với BĐKH, NBD.
- Thích ứng dân với BĐKH, NBD bằng việc chuyển dần những vùng nhiễm mặn sang nuôi tôm, sản xuất một vụ tôm một vụ lúa, hoặc hai vụ tôm một vụ lúa.
- Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH; hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển...
9. Về xây dựng thương hiệu tôm quốc gia:
Để xây dựng thương hiệu tôm quốc gia, thì sản phẩm phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng, số lượng và chất lượng đảm bảo, ổn định và được người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng; đảm bảo truy xuất được nguồn gốc và phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần:
- Phải hình thành các tiêu chuẩn mang thương hiệu tôm Việt Nam. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn chất lượng nào để xây dựng thương hiệu thì cần phải có đề án hoặc dự án nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu, phù hợp với đa dạng thị trường và đạt hiệu quả cao nhất.
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề về giống tôm, kỹ thuật nuôi tôm và khả năng kiểm soát dịch bệnh.
- Xây dựng được hệ thống doanh nghiệp chế biến và thương mại ngành tôm có uy tín, đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm xã hội và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và hệ thống doanh nghiệp này phải tham gia được vào chuỗi cung ứng tôm toàn cầu.
- Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở: Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thương hiệu “tôm giống Bạc Liêu ” và “tôm thương phẩm CNC Bạc Liêu”.
10. Về hợp tác, liên kết vùng trong chuỗi giá trị ngành tôm:
- Xây dựng các chế tài đủ mạnh và có tính ràng buộc về pháp lý để làm cơ sở cho quá trình sản xuất và tiêu thụ.
- Xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi sản xuất giữa các HTX, tổ đội sản xuất với các nhà máy chế biến tiêu thụ... trong tình cũng như ngoài tỉnh, lấy đây làm mô hình vệ tinh để từ đó nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác tăng khả năng lan tỏa thu hút cả các hộ sản xuất nhỏ lẻ quy mô nông hộ tham gia vào chuỗi.
- Để có được các mối liên kết vùng trong chuỗi sản xuất ngành tôm ĐBSCL nói chung và Bạc Liêu nói riêng thực sự hiệu quả và bền vững, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các bộ ngành nhằm thống nhất quan điểm định hướng liên kết liên vùng cho phát triển ngành tôm trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, công tác thông tin truyền thông, thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội chợ, hội thảo cấp vùng liên vùng để tạo được lực hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm đầu tư liên kết trên các khâu, các lĩnh vực mà họ có thể mạnh.
- Chủ động kết nối liên hệ với các cá nhân tổ chức Quốc tế thông qua các cơ quan ngoại giao, tham tán Đại sứ quán của các nước tại Việt Nam từ đó mời gọi sự đầu tư, hợp tác của quốc tế vào Bạc Liêu trong các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp tôm.
- Cần phát huy tối đa những chương trình hợp tác quốc tế đã và đang triển khai như các chương trình dự án của FAO, WB, IUCN,... chú trọng lồng ghép những đề án vào các chương trình lớn có yếu tố hợp tác quốc tế.
- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế thông qua các kênh như các Viện nghiên cứu, trường đại học nhiều cơ hội mở rộng và tiếp cận các mối hợp tác Quốc tế.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư mời gọi các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Bạc Liêu thu hút được các nguồn vốn FDI và công nghệ tiên tiến.
- Thông qua cổng thông tin điện tử của Bạc Liêu cần cập nhật thường xuyên về đề án Xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân quốc tế quan tâm tìm hiểu.
- Đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo với các Viện, Trường, tổ chức quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao bằng ngôn ngữ quốc tế, tạo thế mạnh cho tỉnh trong công tác hợp tác quốc tế.
12. Về đào tạo nguồn nhân lực:
- Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Cần chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cán bộ kỹ thuật cao trong quản lý ngành thủy sản và lao động phục vụ các lĩnh vực sản xuất ứng dụng CNC trong ngành công nghiệp tôm: Sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến thủy sản. Trong đó, ưu tiên đào tạo lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và các lĩnh vực liên quan đến dự báo, xúc tiến thị trường.
- Đối với lao động phổ thông:
Kết hợp đồng bộ giữa công tác khuyến nông trong công tác đào tạo nghề; kết hợp với thực hiện xã hội hóa công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao thông qua các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh cần đa dạng ngành nghề. Cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX, với các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học trong và ngoài tỉnh để đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu nhân lực sản xuất, giảm tình trạng dư thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật.
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức thị trường, quản lý kinh tế đê sản xuất có hiệu quả; nghiên cứu cơ chế cử tuyển, khuyến khích ưu đãi thích hợp nhằm thu hút cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn giỏi phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
- Dự kiến nhu cầu vốn cần thiết để thực hiện đề án 3.007 tỷ đồng, năm 2020 là 450 tỷ đồng (chiếm 15%), đến năm 2025 là 2.557 tỷ đồng (chiếm 85%).
- Dự kiến tỷ lệ nguồn vốn: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 49,29%, ngân sách địa phương 16,49%, vốn tự có và vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ nông dân 34,22% đối với xây dựng thực hiện các dự án có khả năng kêu gọi xã hội hóa (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
- Huy động nguồn vốn đầu tư: Xác định được nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và khả năng huy động các nguồn vốn từ trung ương đến địa phương, trong nước cũng như các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hay gián tiếp thông qua các chương trình phát triển của WB, ADB, IUCN
- Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, sớm xây dựng chiến lược thu hút, kế hoạch vận động và sử dụng vốn ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện KT - XH khó khăn.
Chú trọng thu hút nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ (ADB) vào khu vực ĐBSCL, vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam trong đó có tỉnh Bạc Liêu.
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhằm đảm bảo thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư FDI.
Tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư tại Bạc Liêu.
- Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước:
Đẩy mạnh CCTTHC liên quan đến tài nguyên đất, nước, tạo điều kiện tối đa, nhanh nhất có thể cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào tỉnh.
Ban hành các quy định, chính sách mời gọi tham gia mô hình hợp tác công tư PPP vào những hạng mục đầu tư công được cho là đang gặp nhiều lực cản hấp dẫn các nhà đầu tư như: Cảng cá, logistic, công nghiệp phụ trợ, giao thông nội vùng...
Tạo động lực hấp dẫn nguồn ngoại hối từ cộng đồng kiều bào hải ngoại đầu tư về Bạc Liêu.
- Kinh phí thực hiện Đề án gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), đóng góp của các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Đẩy mạnh việc huy động vốn của các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan Thường trực chịu trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, các Tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố công bố, công khai Đề án ngay sau khi được ban hành.
- Tham mưu giúp HĐND và UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thể thực hiện các chương trình, dự án có liên quan để tổ chức thực hiện đề án.
- Triển khai quán triệt phổ biến Đề án đến toàn bộ cán bộ, đảng viên và người lao động trong toàn ngành.
- Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất đến UBND tỉnh về kết quả thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
2. Sở Công Thương:
- Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đơn vị chức năng có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu.
- Tham mưu về công tác xúc tiến đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tiêu thụ sản phẩm tôm thông qua hình thức hợp tác, liên kết sản xuất.
- Tham mưu về công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu cho “Tôm giống Bạc Liêu” và “Tôm Bạc Liêu”.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các dự án ưu tiên đề xuất trong đề án này để phù hợp với thực tế địa phương và cân đối ngân sách của tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc phân bổ kế hoạch trung hạn hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản, VSATTP và bảo vệ môi trường; phối hợp thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành tôm trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường theo đúng quy hoạch và các quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ môi trường.
- Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, chú trọng tạo quỹ đất phát triển các công trình, dự án phát triển nuôi, sản xuất tôm giống, tôm thương phẩm, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ tôm trong từng thời kỳ, giai đoạn và hàng năm.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với các dự án nuôi tôm và chế biến tôm.
5. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất đặt hàng và tham mưu tổ chức thực hiện xác định, tuyển chọn, quản lý, đánh giá các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có liên quan tới: Nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh thủy sản; khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chế biến, xuất khẩu thủy sản, VSATTP và bảo vệ môi trường trong nuôi tôm.
- Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO,...hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, phát triển và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ).
6. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập các quy hoạch, kế hoạch cải tạo, nâng cấp đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ, giao thông nông thôn đảm bảo việc vận chuyển các loại vật tư đầu vào và sản phẩm sản xuất của ngành tôm một cách thuận lợi.
- Tham mưu cho UBND tỉnh xem xét ưu tiên các dự án nâng cấp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bộ, thủy phục vụ cho ngành công nghiệp tôm của tỉnh.
7. Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu:
- Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm cho tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ và sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
8. Các cấp, các Tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân:
- Các Tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ tham gia, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các lĩnh vực có liên quan; tạo điều kiện cho các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai thực hiện Đề án.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn.
- Các cấp, các ngành, các Tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, các Tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
TT | Danh mục chương trình dự án | Địa điểm thực hiện dự án | Quy mô đầu tư | Giai đoạn thực hiện | Khái toán vốn đầu tư (tỷ đồng) | Phân công (đơn vị chủ trì, phối hợp) | |||
Tổng vốn | TW hỗ trợ | Ngân sách địa phương | Nguồn vốn khác | ||||||
|
|
| 39 | 22 | 17 | 0 |
| ||
1 | Chương trình nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm chế biến tôm giá trị gia tăng | Toàn tỉnh |
| 2020-2025 | 5 |
| 5 |
| - Chủ trì: Sở Công Thương; - Phối hợp: Sở NN& PTNT, Sở GD, KH&CN. |
2 | Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm | Toàn tỉnh |
| 2020-2025 | 21 | 15 | 6 |
| - Chủ trì: Sở NN&PTNT; - Phối hợp các Sở và các huyện có liên quan. |
3 | Chương trình hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ chế biến tôm theo hướng ứng dụng CNC | Toàn tỉnh |
| 2020-2025 | 5 |
| 5 |
| - Chủ trì: Sở Công Thương; - Phối hợp Sở GD, KH&CN; Sở NN&PTNT |
4 | Chương trình sản xuất sạch hơn trong chế biến tôm | Toàn tinh |
| 2020-2025 | 5 | 5 |
|
| - Chủ trì: Sở Công Thương; - Phối hợp: Sở GD, KH&CN; Sở TN&MT |
5 | Chương trình chọn giống tôm bố mẹ theo tình trạng tăng trưởng và khả năng kháng bệnh. | Toàn tỉnh |
| 2021-2025 |
| 2 | 1 |
| - Chủ trì: Sở NN&PTNT |
|
|
| 2.968 | 1.460 | 479 | 1.029 |
| ||
II.1 | CSHT |
|
|
| 265 | 140 | 125 | 0 |
|
1 | Dự án đầu tư hệ thống lưới điện phục vụ nuôi tôm TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu | Tp. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải | Hệ thống trụ và các trạm hạ thế tại các điểm nút của các vùng nuôi tôm CNC, TC, BTC | 2021-2025 | 200 | 140 | 60 | 0 | - Chủ trì: Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Công ty Điện Lực Bạc Liêu; - Phối hợp Sở NN&PTNT; Sở Công Thương |
2 | Đề án xây dựng sàn giao dịch tôm của tỉnh Bạc Liêu | Tp. Bạc Liêu |
| 2019- 2025 | 30 |
| 30 | 0 | UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở GD, KH&CN; Sở Công Thương |
3 | Đề án nghiên cứu thành lập trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường ngành tôm tỉnh Bạc Liêu | Tp. Bạc Liêu |
| Trong năm 2020 | 5 |
| 5 | 0 | Sở NN&PTNT; Sở GD, KH&CN; Sở Công Thương. |
4 | Đề án xây dựng trung tâm thu thập, lưu trữ thông tin phục vụ nghiên cứu và quản lý ngành tôm của tỉnh | Toàn tỉnh | Toàn tỉnh | Trong năm 2020 | 30 |
| 30 | 0 | Sở NN&PTNT; Sở GD, KH&CN; Sở Công Thương; Sở TN và MT. |
II.2 | Nuôi tôm thương phẩm & sản xuất giống |
|
|
| 1.410 | 1.049 | 343 | 18 |
|
1 | Các DADT xây dựng vùng NTTS UDCNC (9 vùng nuôi và 3 khu SX giống) | Vùng phía Nam QL 1A | 2.000 ha | 2020-2025 | 400 | 300 | 100 | 0 | UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Doanh nghiệp. |
2 | DAĐT xây dựng khu tập trung trung chuyển giống thủy sản tại Tp. Bạc Liêu | Tp. Bạc Liêu | 50ha | 2020-2025 | 15 | 7 | 3 | 5 | Sở NN&PTNT; UBND Tp Bạc Liêu; Doanh nghiệp. |
3 | DAĐT xây dựng khu tập trung trung chuyển giống thủy sản nhập ngoài tỉnh tại Tx. Giá Rai | Tx. Giá Rai | 50ha | 2021-2025 | 20 | 7 | 3 | 10 | Sở NN&PTNT; UBND Tx. Giá Rai; Doanh nghiệp. |
4 | DAĐT phát triển kết cấu hạ tầng vùng nuôi tôm TC, BTC khu vực kênh Giồng Me - kênh Cà Mau - Bạc Liêu. | Tp. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi | 500 ha | 2020-2025 | 50 | 35 | 15 | 0 | Sở NN&PTNT; UBND các huyện Hòa Bình: Vĩnh Lợi; Tp Bạc Liêu. |
5 | DADT CSHT vùng nuôi tôm TC, BTC, QCCT (kênh 30/4 - kênh Chùa Phật) | Tp. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình | 11.782 ha | 2020-2025 | 500 | 400 | 100 | 0 | Sở NN&PTNT; UBND các huyện Hòa Bình; Tp Bạc Liêu. |
6 | DAĐT CSHT vùng nuôi tôm TC, BTC, QCCT (kênh Chùa Phật - Cái Cùng) | Huyện Hòa Bình | 11.000 ha | 2020-2025 | 400 | 300 | 100 | 0 | UBND huyện Hòa Bình; Phòng NN&PTNT. |
7 | Xây dựng trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất giống ứng dụng CNC | Trong khu NN ƯDCNC |
| 2021-2025 | 5 |
| 2 | 3 | UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở GD, KH&CN. |
8 | Dự án nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về ngành tôm để hỗ trợ sản xuất, quản lý, giám sát và nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp tôm |
|
| 2020-2025 | 20 |
| 20 | 0 | - Chủ trì: Sở NN&PTNT; - Phối hợp với Sở GD, KH& CN; Sở VH, TT, TT & DL. |
II.3 | Hệ thống công trình thủy lợi |
|
|
| 267 | 267 | 0 | 0 |
|
1 | Dự án đầu tư thủy lợi vùng SX giống TS khu vực chuyên tôm TC, BTC; QCCT và QCCT kết hợp, đặc biệt là khu vực đang phát triển tôm CNC tập trung xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải. | Xã Long Điền Tây, Huyện Đông Hải | 830 ha | 2020-2025 | 250 | 250 | 0 | 0 | Sở NN&PTNT; UBND huyện Đông Hải |
2 | Dự án nạo vét các kênh trục chính phục vụ khu nuôi tôm chuyên TC, BTC và CNC tại huyện Đông Hải, Hòa Bình và TP. Bạc Liêu. | Huyện Đông Hải, Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu |
| 2020-2025 | 17 | 17 | 0 | 0 | Sở NN&PTNT; UBND huyện Đông Hải, Hòa Bình, Tp. Bạc Liêu. |
II.4 | Chế biến thủy sản |
|
|
| 1.017 | 0 | 7 | 1.010 |
|
1 | Đề án di dời doanh nghiệp chế biến tôm vào trong các khu công nghiệp | Toàn tỉnh |
| 2020-2025 | 15 |
| 5 | 10 | - Chủ trì: Sở Công Thương; - Phối hợp: Sở NN&PTNT; Sở TN & MT |
2 | Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường trong hoạt động gia công, chế biến thủy hải sản tỉnh Bạc Liêu và đề xuất biện pháp xử lý | Toàn tỉnh |
| 2020-2025 | 2 |
| 2 | 0 | - Chủ trì: Sở TN&MT; - Phối hợp: Sở NN&PTNT |
3 | Dự án đầu tư xây dựng NMCB tôm ứng dụng CNC | Toàn tỉnh | 50.000 tấn/năm | 2020-2025 | 500 |
| 0 | 500 | - Chủ trì: Sở KH & ĐT; - Phối hợp Sở Công thương, Sở NN&PTNT |
4 | Dự án đầu tư xây dựng NMCB phụ phẩm tôm | Toàn tỉnh | 50.000 tấn NL/năm | 2020-2025 | 500 |
| 0 | 500 | - Chủ trì: Sở KH & ĐT; - Phối hợp Sở Công Thương; Sở NN&PTNT; Sở TN&MT |
II.5 | Khai thác thủy sản |
|
|
| 9 | 4 | 4 | 1 |
|
1 | Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong KTTS | Toàn tinh |
| 202C-2025 | 8 | 4 | 3 | 1 | Sở GD, KH&CN; Sở NN&PTNT |
2 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn lợi và nghề khai thác hải sản | Toàn tỉnh |
| 2020-2025 | 1 |
| 1 |
| Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 21/8/2013 |
TỔNG CỘNG |
|
|
| 3.007 | 1.482 | 496 | 1.029 |
| |
TỶ LỆ |
|
|
|
| 49,29% | 16,49% | 34,22% |
|
- 1Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Kế hoạch 728/KH-UBND năm 2019 về lộ trình thực hiện triển khai xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 1903/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 915/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 2457/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 5Luật Đầu tư 2014
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Kế hoạch 728/KH-UBND năm 2019 về lộ trình thực hiện triển khai xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030
- 11Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 12Kế hoạch 1903/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 915/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 214/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- Số hiệu: 214/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Dương Thành Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực