ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2135/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 24 tháng 8 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 39/TTr-BQL ngày 22 tháng 8 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
STT | Tên thủ tục hành chính | Số trang |
I | Lĩnh vực xây dựng |
|
1 | Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/ thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh (thống kê mới) |
|
II | Lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động |
|
1 | Đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung) |
|
2 | Gửi thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung) |
|
3 | Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung) |
|
4 | Thông báo về việc chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động (thống kê mới) |
|
5 | Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động (thống kê mới) |
|
6 | Báo cáo về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động (thống kê mới) |
|
III | Lĩnh vực An toàn lao động |
|
1 | Thông báo việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm (thống kê mới) |
|
| Tổng số: 08 thủ tục |
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
I. Lĩnh vực Xây dựng
1. Thủ tục: Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh (thống kê mới)
- Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (với công trình thực hiện thiết kế 3 bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (với công trình thực hiện thiết kế 2 bước) đầy đủ theo quy định.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng (Đường N2 Khu công nghiệp An Nghiệp, Km 2126+500 Quốc lộ 1A, tỉnh Sóc Trăng). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn làm lại hồ sơ.
* Bước 3:
+ Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn theo quy định. Đối với các hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo điều kiện thẩm định theo quy định, Ban Quản lý có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do việc từ chối thực hiện thẩm định.
+ Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trưc tiếp tổ chức có năng lực phù hợp theo quy định để ký hợp đồng thẩm tra phụ vụ công tác thẩm định. Thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 15 ngày đối với công trình cấp II và cấp III; 10 ngày đối với các công trình còn lại. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra, hồ sơ thiết kế đã đóng dấu thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để làm cơ sở thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
* Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
- Cách thức thực hiện: Chủ đầu tư gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP);
- Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ;
- Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách;
- Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản về kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo Mẫu số 07 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
- Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).
+ Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng công trình quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;
+ Nghị định số 59/2015/NĐ- CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
+ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
+ Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.
Mẫu số 06
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. | ………, ngày … tháng …. năm …….. |
TỜ TRÌNH
Thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình
Kính gửi: (Cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế (thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công) và dự toán xây dựng công trình
I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình: .........................................................................................
2. Cấp công trình: .........................................................................................
3. Thuộc dự án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt ............................
4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...): ........
5. Địa điểm xây dựng: ..................................................................................
6. Giá trị dự toán xây dựng công trình: ........................................................
7. Nguồn vốn đầu tư: ....................................................................................
8. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán xây dựng: ..............................................
9. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ..............................................................
10. Các thông tin khác có liên quan: ............................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BAO GỒM
1. Văn bản pháp lý:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
- Các văn bản khác có liên quan.
2. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
- Hồ sơ khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
Mẫu số 07
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | ………, ngày …. tháng …. năm ….. |
Kính gửi: ……………………………..
(Cơ quan thẩm định) đã nhận Tờ trình số .... ngày …. của ………. đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng (TKKT/TKBVTC) và dự toán xây dựng (nếu có) công trình …….. thuộc dự án đầu tư .......................................................
Căn cứ hồ sơ trình thẩm định gửi kèm tờ trình thẩm định;
Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) và dự toán xây dựng (nếu có) của tổ chức tư vấn, cá nhân được (cơ quan thẩm định) giao (nếu có);
Các căn cứ khác có liên quan .......................................................................
Sau khi xem xét, (cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình …………..………... Loại, cấp công trình .........................
- Thuộc dự án đầu tư: ...................................................................................
- Chủ đầu tư: .................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ..........................................................
- Nguồn vốn: ................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: ....................................................................................
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, lập dự toán xây dựng (nếu có)
- Nhà thầu khảo sát xây dựng .......................................................................
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; lập dự toán xây dựng (nếu có). Năng lực cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán xây dựng (nếu có).
2. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước (thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở; thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước).
3. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình;
4. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.
5. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công trình lân cận.
6. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
7. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
IV. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN (NẾU CÓ YÊU CẦU)
1. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế.
2. Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình.
3. Giá trị dự toán xây dựng là: ……………… (giá trị dự toán ghi bằng chữ), trong đó:
- Chi phí xây dựng: .......................................................................................
- Chi phí thiết bị (nếu có): ............................................................................
- Chi phí quản lý dự án: ................................................................................
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: ................................................................
- Chi phí khác: ..............................................................................................
- Chi phí dự phòng: ......................................................................................
4. Nội dung khác (nếu có) ............................................................................
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có).
Nơi nhận: | CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
Mẫu số 04
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. | ………, ngày … tháng … năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
(Tên cá nhân/Cơ quan phê duyệt)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Căn cứ Thông báo kết quả thẩm định số....
Xét đề nghị của... tại tờ trình số... ngày...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
4. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
5. Tổ chức tư vấn lập dự án:
6. Chủ nhiệm lập dự án:
7. Địa Điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Loại, cấp công trình (ghi loại và cấp của công trình chính thuộc dự án):
10. Số bước thiết kế:
11. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
12. Thiết bị công nghệ (nếu có):
13. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
14. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng mức:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí, thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
15. Nguồn vốn đầu tư (nêu rõ dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo thời gian thực hiện dự án):
16. Hình thức quản lý dự án:
17. Thời gian thực hiện dự án:
18. Thời hạn sử dụng công trình:
19. Các nội dung khác:
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận: | CƠ QUAN PHÊ DUYỆT |
II. Lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động
1. Thủ tục: Đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Bước 2: Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho doanh nghiệp.
+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì Ban Quản lý các khu công nghiệp có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Công văn đề nghị đăng ký nội quy lao động;
+ Nội quy lao động.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Ngay khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
- Lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các quy định của nội quy lao động không trái với pháp luật lao động.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Bộ Luật lao động 2012;
+ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động;
+ Công văn số 1194/UBND-VX ngày 02/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
2. Thủ tục: Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, gửi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Bước 2: Ban Quản lý các khu công nghiệp lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể và có công văn xác nhận việc nhận thỏa ước lao động tập thể.
+ Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì Ban Quản lý các khu công nghiệp có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Bản thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Ngay khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn xác nhận việc nhận thỏa ước lao động tập thể hoặc công văn thông báo về việc thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật.
- Phí, lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các quy định trong thỏa ước lao động tập thể không trái với pháp luật lao động hiện hành.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Bộ Luật lao động 2012;
+ Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động;
+ Công văn số 1194/UBND-VX ngày 02/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
3. Thủ tục: Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Bước 2: Ban Quản lý các khu công nghiệp tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký và có công văn xác nhận việc nhận hồ sơ thang lương, bảng lương.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Ngay khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành.
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận tiếp nhận hệ thống thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
- Phí, lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không trái với các nguyên tắc do pháp luật quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Bộ Luật lao động 2012;
+ Công văn số 537/UBND-VP ngày 16/8/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
4. Thủ tục: Thông báo về việc chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động (thống kê mới)
- Trình tự thực hiện:
Khi doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện do bị: (a) hỏa hoạn; (b) sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại; (c) giải tỏa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; (d) các trường hợp bất khả kháng khác thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp về việc chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn đối với trường hợp bị hỏa hoạn hoặc bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại; giấy tờ công nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp bất khả kháng khác.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Văn bản thông báo về việc chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn đối với trường hợp bị hỏa hoạn hoặc bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại; giấy tờ công nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp bất khả kháng khác.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
- Lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp cho thuê được quyền chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của mình trước thời hạn trong các trường hợp sau: hỏa hoạn; sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại; giải tỏa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; các trường hợp bất khả kháng khác.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ;
+ Công văn số 721/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 13/8/2018 của Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Sóc Trăng về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
5. Thủ tục: Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động (thống kê mới)
- Trình tự thực hiện:
Định kỳ 6 tháng và hàng năm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải gửi Báo cáo đến Ban Quản lý các khu công nghiệp nơi doanh nghiệp cho thuê đặt trụ sở chính (đồng thời gửi về Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời hạn trước ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
- Lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động, theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ;
+ Công văn số 1194/UBND-VX ngày 02/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Kính gửi: | - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế); |
1. Tên doanh nghiệp:............................................................................................. ;
Tên giao dịch:........................................................................................................ ;
2. Địa chỉ trụ sở chính:.......................................................................................... ;
Điện thoại:…………………….; Fax:…………………….; E-mail:........................... ;
3. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:……………………………….., được báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Số lượng người lao động cho thuê lại làm việc tại tỉnh (thành phố)... trong 6 tháng đầu năm (hoặc cả năm).
STT | Số lượng lao động đã tuyển dụng và cho thuê | Thời hạn hợp đồng lao động | Ngày cho thuê lại lao động | Công việc cho thuê lại | Bên thuê lại lao động | Địa chỉ làm việc của người lao động thuê lại ở bên thuê lại lao động | Phí cho thuê lại lao động |
1 | Số lượng lao động đã tuyển dụng |
|
|
|
|
|
|
2 | Số lượng lao động đã thực hiện việc cho thuê lại |
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | …., ngày… tháng… năm… |
6. Thủ tục: Báo cáo về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động (thống kê mới)
- Trình tự thực hiện:
Khi có sự thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo Ban Quản lý các khu công nghiệp bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động cho thuê lại lao động và các văn bản chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Văn bản báo cáo về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
+ Sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động cho thuê lại lao động.
+ Các thành phần hồ sơ chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
- Lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ;
+ Công văn số 721/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 13/8/2018 của Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Sóc Trăng về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
III. Lĩnh vực việc làm
1. Thủ tục: Thông báo việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm (thống kê mới)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người sử dụng lao động thông báo cho Ban Quản lý các khu công nghiệp khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
+ Bước 2: Ban Quản lý các khu công nghiệp ra giấy xác nhận đã nhận thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Công văn thông báo.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Ngay khi tiếp nhận thông báo của doanh nghiệp.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đã nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
- Lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải nằm trong các trường hợp quy đinh tại điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, cụ thể:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Các trường hợp khác giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
+ Công văn số 721/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 13/8/2018 của Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Sóc Trăng về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động.
- 1Quyết định 2257/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
- 2Quyết định 1319/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 3589/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2257/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
- 6Quyết định 1319/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Quyết định 3589/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 2135/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 2135/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Lê Thành Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực