- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Kế hoạch 571/KH-UBND năm 2015 về bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2129/QĐ-UBND | An Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2017 |
VỀ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2021
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Công văn số 1098/BVHTTDL-DSVH ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ”;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1156/TTr-TTr-SVHTTDL ngày 15 tháng 6 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2021” (kèm theo Đề án số 1309/ĐA-SVHTTDL ngày 10/7/2017 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Đề án này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1309/ĐA-UBND | An Giang, ngày 10 tháng 7 năm 2017 |
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết xây dựng đề án:
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật biểu diễn độc đáo mang đậm tính đặc trưng dân gian của vùng đất Nam Bộ. Qua thời gian, Đờn ca tài tử đã khẳng định vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ, góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc hành trình ấy, người dân Nam Bộ, trong đó có An Giang đã góp phần xứng đáng để Đờn ca tài tử Nam Bộ giữ được những giá trị quý giá.
Ngày 11/02/2014, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đây không chỉ là niềm tự hào của Nam Bộ nói chung mà còn là niềm tự hào của các tỉnh, thành phố hiện còn đang lưu giữ loại hình nghệ thuật này, trong đó có An Giang. Đây là cơ hội rất lớn để quảng bá loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử rộng rãi ra thế giới, góp phần phát triển văn hóa, du lịch của từng địa phương. Trách nhiệm đặt ra cho những người làm công tác quản lý là có phương án bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử, tiếp tục phát triển, lan tỏa, xứng đáng với vị trí, vai trò trong đời sống văn hóa tinh thần của người Nam bộ, của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.
Trước những yêu cầu và vị thế mới, Đờn ca tài tử tỉnh An Giang cần những nguồn lực mới, cần sự đầu tư đồng bộ, thiết thực và hiệu quả của Nhà nước và toàn xã hội, để Đờn ca tài tử vừa được bảo vệ, vừa được phát triển mà vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
Chính vì vậy, việc xây dựng và triển khai Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017- 2021 là việc làm cần thiết và mang tầm chiến lược nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động quốc gia về bảo tồn Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời thực hiện cam kết với UNESCO về việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này.
II. Căn cứ xây dựng đề án:
1. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án:
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội khóa 12.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Chương trình hành động quốc gia về Bảo vệ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ giai đoạn 2014 – 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Căn cứ Công văn số 1098/BVHTTDL-DSVH ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Công văn số 825/DSVH-PVT ngày 09/12/2016 của Cục Di sản Văn hóa về việc góp ý nội dung dự thảo Đề án bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2021.
- Kế hoạch số 571/KH-UBND ngày 04/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020.
2. Căn cứ thực tiễn:
Trong thời gian qua, phong trào đờn ca tài tử ngày càng phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, số lượng câu lạc bộ, nghệ nhân và người chơi thể loại này không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng, nhiều hoạt động văn hóa, hội thi, hội diễn, liên hoan giao lưu đờn ca tài tử giữa các địa phương được diễn ra hằng năm, góp phần vào nâng cao đời sống, mức hưởng thụ văn hóa của người dân, làm cho nghệ thuật đờn ca tài tử trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân vùng sông nước Nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Tuy nhiên, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ nói chung và trên địa bàn tỉnh An Giang hiện tại vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức; phần đông nghệ nhân nòng cốt hiện đã lớn tuổi, việc truyền dạy cho lớp trẻ chưa có lộ trình, bài bản chính thức... Sự phát triển Đờn ca tài tử mang tính tự phát, thiếu tổ chức cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý, định hướng để Đờn ca tài tử ở An Giang phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của xã hội.
Việc UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cũng là một trong những căn cứ thực tiễn vững chắc để thực hiện Đề án này.
KHÁI QUÁT KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỜN CA TÀI TỬ Ở TỈNH AN GIANG
I. Khái quát kiện tự nhiên:
An Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diện tích: 3.536,7 km2, với 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 8 huyện, 02 thành phố, 01 thị xã. Tổng số xã, phường, thị trấn là 156.
Dân số toàn tỉnh: 2.151.000 người. Toàn tỉnh có 24. 011 hộ dân tộc thiểu số với 114.632 người chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Khmer có 18.512 hộ chiếm 75,54% so với tổng số người dân tộc thiểu số và 3,9% so với tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Chăm có 2.660 hộ với khoảng 13.722 người, chiếm tỉ lệ 12% so với tổng số người dân tộc thiểu số và 0,62% so với tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Hoa có 2.839 hộ với 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so với tổng người dân tộc thiểu số và 0,65% dân số toàn tỉnh. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2011).
Các ngành chức năng đã tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương như âm thanh, nhạc cụ... ngày một phong phú, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. An Giang tuy là không phải cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nhưng đờn ca tài tử Nam bộ có một vị trí rất quan trọng và phổ biến trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ nói chung và trong người dân An Giang nói riêng.
II. Thực trạng hoạt động Đờn ca tài tử ở An Giang trong thời gian qua:
1. Những kết quả đạt được:
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh An Giang đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh, qua thời gian thực hiện đã đạt một số kết quả đáng kể. Cụ thể:
- Phong trào đờn ca tài tử phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, số lượng câu lạc bộ, nghệ nhân và người tham gia hoạt động Đờn ca tài tử không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tính đến nay, tỉnh An Giang hiện có 230 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử với 2.666 người tham gia sinh hoạt ở 156 xã, phường, thị trấn.
- Ở mỗi xã văn hoá đều hình thành và duy trì các câu lạc bộ Đờn ca tài tử sinh hoạt trong các dịp lễ hội, sinh hoạt nội bộ trong gia đình. Hầu hết các câu lạc bộ này đều tự trang bị các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động Đờn ca tài tử tại địa phương.
- Các hoạt động hội thi, liên hoan giao lưu đờn ca tài tử giữa các địa phương được diễn ra hằng năm làm cho nghệ thuật Đờn ca tài tử trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
- Hàng năm, tỉnh đã tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử hoặc Đài Phát thanh, truyền hình An Giang tổ chức liên hoan giọng hát hay phát thanh truyền hình. Cả 2 cuộc liên hoan này, đều có sự góp mặt của nhiều nghệ nhân đờn, nghệ nhân ca trong tỉnh. Đây là dịp để các nghệ nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và kiến nghị với các cơ quan, các cấp chính quyền những vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị của Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
- Năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn để thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử”. Sau nghiệm thu, đề tài đã được đánh giá cao và được đề cử tiếp tục nâng cao thành đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho các nghệ nhân xuất sắc, các nhà nghiên cứu tham dự viết tham luận và tham gia 04 hội thảo cấp vùng về Đờn ca tài tử.
- Tính đến nay, tỉnh đã tổ chức được 4 lớp Đờn ca tài tử ở cấp huyện cho hơn 60 nghệ nhân tham gia. Ngoài ra, các cơ sở dạy Đờn ca tài tử tư nhân cũng được phát triển đều ở các huyện.
- Lập hồ sơ và được quyết định tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho 01 nghệ nhân đờn ca tài tử trong tỉnh năm 2012; 09 nghệ nhân đờn ca tài tử được quyết định công nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể năm 2015.
- Hàng năm, tỉnh tổ chức các trại sáng tác viết các bài ca cổ, bài bản có nội dung mới, phù hợp với nhịp sống hiện đại. Đặc biệt, tổ chức các cuộc thi sáng tác các bài bản, bài ca cổ có nội dung về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; viết về công cuộc xây dựng nông thôn mới trên quê hương An Giang…. Năm 2014, thực hiện bộ đĩa DVD dạy 4 bài lý cơ bản, dễ học, dễ trao đổi , nhằm mục đích khơi gợi niềm đam mê học tập đờn ghi ta cổ Việt Nam cho mọi người dân.
- Từ năm 2008 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá được ưu tiên cấp các trang thiết bị để hỗ trợ hoạt động cho các câu lạc bộ Đờn ca tài tử thông qua các xã văn hoá.
2. Những tồn tại hạn chế:
- Tuy số lượng các câu lạc bộ Đờn ca tài tử trong tỉnh được hình thành khá nhiều, nhưng thực chất nội dung hoạt động đã bị pha tạp, không còn giữ được hình thức và nội dung sinh hoạt đờn ca tài tử theo nghệ thuật nguyên bản. Hình thức sinh hoạt hiện nay đang tập trung nhiều về sinh hoạt ca cổ, cải lương, ít bài bản cổ được lưu truyền quảng bá.
- Chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ các câu lạc bộ duy trì sinh hoạt thường xuyên. Thiết bị để hỗ trợ cho các câu lạc bộ Đờn ca tài tử còn rất hạn chế
- Qua các cuộc thi, liên hoan về đờn ca tài tử về hiệu quả nghệ thuật còn hạn chế, những nhân tố mới trong phong trào ít được phát hiện.
- Chưa tạo được môi trường thuận lợi cho nghệ thuật đờn ca tài tử được bảo vệ và phát triển, đặc biệt là vấn đề thông qua giáo dục thẩm mỹ, giáo dục ngoài giờ sự yêu thích nghệ thuật Đờn ca tài tử đối với đối tượng học sinh các cấp học.
- Một số nhóm đờn ca tài tử diễn trong các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát....làm ảnh hưởng đến hình ảnh trang trọng, tao nhã, nghĩa tình, sâu lắng của nghệ thuật Đờn ca tài tử truyền thống.
- Nhiều nghệ nhân đã lớn tuổi, những người nắm rõ bài bản, đờn hay, hát giỏi còn rất ít, nhất là nghệ nhân đờn. Trong khi đó, giới trẻ đang có chiều hướng tiếp cận mạnh với các loại hình nghệ thuật hiện đại, lực lượng trẻ, kế thừa, thực hành các kỹ năng của nghệ thuật Đờn ca tài tử đang thiếu hụt.
- Chưa hình thành được các nhóm hay các câu lạc bộ Nghệ thuật Đờn ca tài tử đúng nghĩa, được lưu giữ các giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn vốn có.
- Chưa phát huy được giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử trong việc phát triển du lịch gắn liền với các di tích văn hoá – lịch sử.
3. Nguyên nhân hạn chế:
- Nhiều địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử tại địa phương
- Chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về Đờn ca tài tử mang tính định hướng, bảo vệ và phát huy một cách hiệu quả..
- Chưa xác định rõ nội dung hoạt động đối với các câu lạc bộ “đờn ca tài tử” và “sinh hoạt nghệ thuật ca cổ”, từ đó sẽ có chính sách đầu tư và phát triển hợp lý, hiệu quả, không lãng phí.
- Chưa thực hiện được các chế độ ưu đãi đối với các hoạt động và nghệ nhân có đóng góp tích cực với việc bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan chưa thật sự có hiệu quả cao.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Mục tiêu:
- Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh; nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức của cán bộ làm công tác văn hóa ở các cấp nói riêng và toàn xã hội nói chung về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử trong tỉnh như: kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy, trình diễn...
- Duy trì và phát triển số lượng, chất lượng phong trào Đờn ca tài tử tại địa phương. Nâng cao trình độ thực hành các kỹ năng lưu truyền nghệ thuật đờn ca tài tử của lực lượng nghệ nhân và của những người yêu thích đờn ca tài tử trong tỉnh.
- Xây dựng môi trường tốt cho hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử được bảo vệ và phát huy hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ và nghệ nhân có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao dồi kỹ năng, từng bước nâng cao chất lượng của phong trào Đờn ca tài tử tại các địa phương; phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, du khách trong và ngoài nước khi đến thăm An Giang.
- Hình thành mô hình mới cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử trong tỉnh.
II. Nhiệm vụ:
- Thực hiện cập nhật, bổ sung hoàn thiện công tác sưu tầm, kiểm kê bổ sung thông tin hồ sơ đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ kho học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ đờn ca tài tử.
- Hình thành, hướng dẫn tổ chức hoạt động, hỗ trợ kinh phí hoạt động 11 đội đờn ca tài tử chuyên thực hiện việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
- Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho 100 câu lạc bộ, đội, nhóm đờn ca tài tử hiện có trong tỉnh.
- Chọn lọc 9 bài bản cổ của nghệ thuật đờn ca tài tử, hàng năm tổ chức dạy cho sinh viên trường Đại học An Giang. Hỗ trợ hình thành và duy trì hoạt động nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử tại các trường học (năm 2018, xây dựng và thực hiện mô hình điểm cho một số trường, sau đó, có tổng kết nhân rộng và phát triển). Tổ chức các lớp bồi dưỡng, truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử cho đối tượng giáo viên âm nhạc trong tỉnh.
- Tổ chức 04 lớp truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử từ cơ bản đến nâng cao dành cho các đối tượng yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử ở các huyện, thị xã, thành phố.
- Duy trì tổ chức có hiệu quả các cuộc thi, liên hoan đờn ca tài tử từ cấp huyện, thị xã, thành phố đến cấp tỉnh.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa, cuộc thi, liên hoan đờn ca tài tử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Tổ chức 02 trại sáng tác lời mới cho các bài bản tài tử, bài vọng cổ.
- Thực hiện 05 đĩa DVD (đĩa gốc) dạy các bài bản tổ trong đờn ca tài tử bằng đờn ghita Việt Nam với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao.
- Hằng năm xét đề nghị khen thưởng, biểu dương cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử tại các địa phương;
- Thực hiện không gian trưng bày các hình ảnh, hiện vật chuyên đề về Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và tổ chức gian trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh An Giang để phục vụ du khách, học sinh, sinh viên đến tham quan, nghiên cứu và thực hành.
- Đăng cai tổ chức thành công Festival Đờn ca tài tử toàn quốc lần thứ III năm 2020 tại An Giang.
- Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách (ưu đãi đặc thù) đối với những người có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử, đặc biệt là nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân tiêu biểu trong nắm giữ kiến thức và truyền dạy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của tỉnh.
III. Giải pháp thực hiện:
1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật Đờn ca tài tử nói riêng
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân về giá trị to lớn của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử.
- Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử trong sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư, trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trong các tầng lớp nhân dân, trong các đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể; tạo sự đồng thuận cao và hưởng ứng tích cực của nhân dân về duy trì, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy nghệ thuật Đờn ca tài tử trong các gia đình, câu lạc bộ và cộng đồng
- Trung tâm Văn hóa tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố cần có kế hoạch mở lớp truyền dạy Đờn ca tài tử cho đối tượng thanh thiếu niên.
- Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu trình diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ tại địa phương, cơ sở.
3. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nghệ thuật Đờn ca tài tử; đưa nội dung về nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ thành một bộ môn đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở đào tạo của tỉnh
- Hệ thống, biên soạn các bài bản tổ truyền thống và các bản sưu tầm, biên soạn lời mới thành những tài liệu chính thống nhằm bảo tồn, lưu truyền và làm cho loại hình này tiếp tục phát triển.
- Mỗi huyện, thị xã cần tham mưu xây dựng quy chế bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử của địa phương theo hướng vừa phát huy tốt tính xã hội, vừa tạo tiền đề cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt định kỳ, các hoạt động hội thi, hội diễn và giao lưu văn hóa. Khuyến khích tổ chức, cá nhân dạy và học Đờn ca tài tử tại các trung tâm huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
4.4. Hỗ trợ cộng đồng phục hồi, lưu truyền các bài bản tổ, các tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan đến nghệ thuật Đờn ca tài tử; mở rộng các hình thức sinh hoạt mới, phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trong cuộc sống đương đại
- Thường xuyên có mối liên kết giữa các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh để truyền dạy theo một giáo trình thống nhất và có kế hoạch tập huấn cho các nghệ nhân làm công việc truyền dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy, truyền nghề.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bảo trợ việc thành lập và phát triển các đội, nhóm, câu lạc bộ Đờn ca tài tử; đa dạng hóa các hoạt động giao lưu, hội thi, hội diễn; chú trọng hoạt động sáng tác lời mới; chú trọng bồi dưỡng tài năng thông qua phong trào hoạt động bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử tại các địa phương, chú trọng chính sách đãi ngộ đối với người dạy và khuyến khích người học Đờn ca tài tử.
5. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng, các hội nghề nghiệp tổ chức thường xuyên các chương trình giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ bằng nhiều hình thức nhằm giáo dục ý thức tiếp cận và mức độ cảm thụ tính nhân văn, tính khoa học của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ
- Các huyện, thị xã có kế hoạch phối hợp, liên kết để thống nhất định hình những hoạt động thiết thực nhằm giới thiệu, phổ biến, phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ như: Giao lưu gặp mặt các câu lạc bộ Đờn ca tài tử tiêu biểu, Liên hoan Đờn ca tài tử của địa phương hàng năm; tổ chức trưng bày, giới thiệu những hiện vật quý của Đờn ca tài tử.
- Tổ chức thi sáng tác những bài bản mới về Đờn ca tài tử; tuyên truyền, vận động các nghệ nhân trẻ tuổi tham gia luyện tập các bài bản tài tử mới sáng tác có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước và con người An Giang.
- Tăng cường giới thiệu, quảng bá loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử qua việc gắn kết với các cá nhân, đơn vị tổ chức sự kiện, các công ty du lịch, khu, điểm du lịch trong tỉnh tổ chức biểu diễn phục vụ du khách.
6. Nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền có chính sách đãi ngộ, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự cho các nghệ nhân Đờn ca tài tử có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tại địa phương
- Đề xuất việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân, nghệ sĩ, người có công bảo tồn, phát huy bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử; hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm, gia đình đờn ca tài tử; hỗ trợ kinh phí tổ chức liên hoan, giao lưu trình diễn và sáng tạo đờn ca tài tử; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng duy trì, phục hồi tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan đến nghệ thuật Đờn ca tài tử.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về Đờn ca tài tử cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, các nghệ nhân, nghệ sĩ, các câu lạc bộ và các cộng tác viên, quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử, loại hình nghệ thuật đặc sắc của Nam bộ.
- Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh những nghệ nhân, tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Đờn ca tài tử Nam bộ của tỉnh.
7. Tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân Đờn ca tài tử giao lưu với các tỉnh, thành phố; giao lưu các cấp trong tỉnh
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm Đờn ca tài tử và đưa hoạt động đờn ca tài tử vào sinh hoạt tại các thiết chế văn hóa thể thao xã, Nhà văn hóa thôn, ấp; đồng thời thực hiện công tác xã hội hóa trong việc vận động xây dựng quỹ hỗ trợ nghệ thuật Đờn ca tài tử, nhằm tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này;
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các địa phương và các đội, nhóm, các câu lạc bộ; chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị các bài bản tài tử trong các hoạt động giao lưu, hội thi, hội diễn.
- Duy trì việc tổ chức và tham gia Liên hoan Đờn ca tài tử định kỳ hàng năm của các cấp trong tỉnh với nhiều hoạt động phong phú nhằm tạo sự gắn kết, giao lưu văn hóa giữa các nghệ nhân trong khu vực với các vùng miền, góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của không gian nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ.
- Tổ chức đăng cai Festival Đờn ca tài tử toàn quốc lần III năm 2020 tại An Giang, là cơ hội để các nghệ nhân Đờn ca tài tử tỉnh An Giang có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nghệ nhân các tỉnh. Đồng thời, là dịp để quảng bá, giới thiệu phát huy các giá trị nghệ thuật của Đờn ca tài tử Nam bộ rộng rãi đến bạn bè quốc tế.
8. Huy động các nguồn lực
Tăng cường công tác xã hội hóa trong cộng đồng, các tầng lớp nhân dân hỗ trợ cùng với nguồn kinh phí Nhà nước đảm bảo cho hoạt động Đờn ca tài tử ở các địa phương, các câu lạc bộ thông qua các mạnh thường quân, các nhà tài trợ, những người yêu thích bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử.
NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
I. Nội dung và thời gian thực hiện:
Nội dung thực hiện cụ thể gồm:
1. Hỗ trợ trang thiết bị cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử:
- Nội dung: Cấp trang thiết bị âm thanh cho 100 Câu lạc bộ đờn ca tài tử được lựa chọn trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2021.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: UBND, Phòng VH&TT, TTVH các huyện, thị, thành.
2. Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội Đờn ca tài tử nòng cốt của các huyện, thị xã, thành phố:
- Nội dung: Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 11 đội bảo vệ và phát huy Đờn ca tài tử của 11 huyện, thị xã, thành phố (mỗi huyện thị thành một đội chuyên, nồng cốt, lưu giữ, quảng bá, thực hành kỹ năng thể hiện 20 bài bản cổ truyền của nghệ thuật đờn ca tài tử)
- Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2021.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: UBND, TTVH các huyện, thị xã, thành phố.
3. Nhân bản và phát hành đĩa:
- Nội dung: Thực hiện nhân bản, phát hành 05 đĩa gốc nội dung 20 bài bản tổ cho 200 câu lạc bộ Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: năm 2017
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Hội VHNT tỉnh, Phòng VH&TT, TTVH các huyện, thị xã, thành phố.
4. Tổ chức các lớp học ngoại khóa cho sinh viên về Đờn ca tài tử:
- Nội dung: Tổ chức các lớp học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên về Đờn ca tài tử. Đưa 09 bài bản cổ nghệ thuật đờn ca tài tử dạy cho học sinh các trường phổ thông và sinh viên trường Đại học An Giang.
- Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2021.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan phối hợp: Hội VHNT tỉnh, trường ĐHAG và các đơn vị liên quan.
5. Tổ chức các lớp truyền dạy:
- Nội dung: Tổ chức 04 lớp truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử từ cơ bản đến nâng cao dành cho các đối tượng yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử ở các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2021
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan phối hợp: Phòng VH&TT, TTVH các huyện, thị xã, thành phố.
6. Thực hiện chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân tiêu biểu:
- Nội dung: Tổ chức bình xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tiêu biểu cho phong trào Đờn ca tài tử ở các địa phương.
- Thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2021
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: VP UBND tỉnh, Hội VHNT tỉnh, Phòng VH&TT, TTVH các huyện, thị xã, thành phố.
7. Công tác điều tra, kiểm kê:
- Nội dung: Thực hiện kiểm kê, khảo sát, thu thập bổ sung thông tin, hồ sơ nghệ thuật Đờn ca tài tử tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: Năm 2018, 2020.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: UBND, Phòng VH&TT các huyện, thị xã, thành phố.
8. Tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử
- Nội dung: Duy trì tổ chức các cuộc thi, liên hoan đờn ca tài tử từ cấp huyện, thị xã, thành phố đến cấp tỉnh. Khuyến khích các địa phương duy trì tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử ở cơ sở.
- Thời gian: Cấp huyện, thị xã, thành phố: Theo kế hoạch của đơn vị tổ chức; cấp tỉnh: định kỳ 03 năm/01 lần (2017 - 2021).
- Chủ trì: Cấp huyện, thị xã, thành phố do Phòng VH&TT, TTVH cấp huyện, thị xã, thành phố tham mưu tổ chức; cấp tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu tổ chức.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh; UBND các huyện, thị xã.
9. Tham gia liên hoan, cấp khu vực và toàn quốc
- Nội dung: Tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa, cuộc thi, liên hoan đờn ca tài tử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; Tăng cường giao lưu Đờn ca tài tử với các tỉnh, thành phố.
- Thời gian: Theo kế hoạch, thông báo của đơn vị tổ chức.
- Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan Phối hợp: UBND các huyện, thị xã và các đơn vị khác có liên quan.
10. Đăng cai các liên hoan cấp khu vực và toàn quốc:
- Nội dung: Đăng cai Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần III tại An Giang.
- Thời gian: năm 2020
- Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan phối hợp: Bộ VHTTDL, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan.
(Có kế hoạch và kinh phí riêng)
11. Tổ chức các trại sáng tác:
- Nội dung: tổ chức các trại sáng tác lời mới cho các bài bản tài tử, bài vọng cổ, nội dung phản ánh về văn hoá - lịch sử về cuộc sống, thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, về đạo đức, lối sống của người Việt Nam.
- Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2021.
- Cơ quan chủ trì: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND, Phòng VH&TT, TTVH, Hội VHNT các huyện, thị xã, thành phố.
12. Thực hiện trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật về nghệ thuật Đờn ca tài tử:
- Nội dung: Tổ chức không gian trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật và gian trải nghiệm về Nghệ thuật Đờn ca tài tử tại Bảo tàng tỉnh An Giang. Sưu tầm, thu mua các tài liệu hình ảnh và nhạc cụ truyền thống phục vụ công tác tổ chức trưng bày và trải nghiệm cho khách đến tham quan.
- Thời gian: từ năm 2017 – 2021.
- Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Bảo tàng tỉnh An Giang, Phòng VH&TT, TTVH các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
III. Kinh phí thực hiện:
Hằng năm, tùy theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khả năng cân đối ngân sách và các nguồn vận động hợp pháp khác; trên cơ sở tiến độ thực hiện của Đề án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự toán kinh phí, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(Kèm theo phụ lục 1 - Khái toán nguồn vốn thực hiện; Phụ lục 2 - Phân kỳ kinh phí thực hiện hằng năm và Phụ lục 3 - Bảng dự toán kinh phí chi tiết hoạt động giai đoạn 05 năm 2017-2021)
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Đề án; xây dựng kế hoạch, dự án và dự toán kinh phí cụ thể cho từng nội dung đã được xác định trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng và ban hành chế độ chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân Đờn ca tài tử; tôn vinh, phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong phong trào đờn ca tài tử của địa phương;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ về vật chất, điều kiện hoạt động góp phần động viên tinh thần của các nghệ nhân.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng cư dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động Hội thi, liên hoan giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ cấp tỉnh và thành lập các Đội, Nhóm tham dự liên hoan cấp khu vực và toàn quốc. Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống cấp huyện và cơ sở tổ chức các hoạt động liên hoan, giao lưu truyền dạy Đờn ca tài tử Nam Bộ tại địa phương;
- Tổ chức điều tra, kiểm kê, đánh giá kết quả hoạt động Đờn ca tài tử trong tỉnh. Kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp xuất sắc cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ;
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, cân đối nguồn vốn đầu tư, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2021 theo quy định của Luật NSNN hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Bố trí sử dụng nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án trong giai đoạn 2017-2021.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên Báo, Đài, Cổng thông tin điện tử về các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của tỉnh.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục các bài viết, tin ảnh, phóng sự, tài liệu tuyên truyền, phản ánh các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của tỉnh;
- Duy trì tổ chức tiếng hát phát thanh truyền hình có nội dung lồng ghép các bài bản nghệ thuật Đờn ca tài tử định kỳ 2 năm 1 lần;
6. Trường Đại học An Giang:
Có kế hoạch đào tạo cho sinh viên chuyên ngành âm nhạc, nghệ nhân có khả năng truyền dạy tại các trường học để đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong công tác truyền dạy loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử
7. Sở Nội Vụ:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và phong tặng danh hiệu nhà nước cho các nghệ nhân Đờn ca tài tử Nam Bộ trong tỉnh có nhiều đóng góp xuất sắc;
- Phối hợp tham mưu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các nghệ nhân, học sinh, sinh viên và nhân dân tham gia công tác truyền dạy và học tập loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch và triển khai công tác truyền dạy bộ môn Đờn ca tài tử Nam bộ trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường học; tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn cho giáo viên âm nhạc để có thể giới thiệu đến học sinh các giá trị của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử một cách phù hợp và hiệu quả.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng, truyền dạy về nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tại địa phương. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh tổ chức nhiều loại hình truyền thống về các giá trị văn hóa của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ; Phối hợp với Trung tâm Văn hóa của địa phương thành lập các nhóm, câu lạc bộ sở thích nghệ thuật đờn ca tài tử trong trường học.
9. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
- Tổ chức các trại sáng tác viết lời mới cho các Bài bản Đờn ca tài tử phục vụ nhu cầu thực tiển.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động quảng bá Di sản Đờn ca tài tử.
- Phát triển Phân hội sân khấu làm nồng cốt cho phong trào sáng tác và quảng bá các Bài bản Đờn ca tài tử.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ Đề án này, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy các giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ ở địa phương.
- Chỉ đạo công tác điều tra, kiểm kê, đánh giá kết quả hoạt động Đờn ca tài tử tại địa phương, tổ chức. Biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại địa phương;
- Chỉ đạo hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở thường xuyên duy trì và phát triển các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ, đội, nhóm Đờn ca tài tử Nam Bộ; đồng thời có chế độ, chính sách đãi ngộ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm Đờn ca tài tử ở cơ sở;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các loại hình hoạt động Hội thi, Liên hoan, giao lưu trình diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ hàng năm tại cơ sở và cấp huyện, đồng thời thành lập các đội, nhóm tham dự Hội thi, liên hoan do tỉnh tổ chức.
Trên đây là Đề án “Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2021”. Yêu cầu các cấp, các ngành, đơn vị và địa phương liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020
- 2Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020
- 3Quyết định 1669/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2015 - 2020
- 4Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn II (2022-2025)
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020
- 10Quyết định 1669/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2015 - 2020
- 11Kế hoạch 571/KH-UBND năm 2015 về bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn II (2022-2025)
Quyết định 2129/QĐ-UBND năm 2017 về Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2021
- Số hiệu: 2129/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết