Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2106/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 27 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2020 ngày 22/10/2019;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 62/TTr-SKHCN ngày 14/11/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai thực hiện năm 2020 gồm có 06 nhiệm vụ (có danh mục kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học được phê duyệt, theo đúng quy định hiện hành; thường xuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ; Thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng KGVX (Th.40-VIC);
- Lưu: VT. Tr 39/11.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thân Đức Hưởng

 

DANH MỤC

06 ĐỀ TÀI - DỰ ÁN CẤP TỈNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

MS

Tên đề tài, dự án

Đăng ký Chủ trì/ chủ nhiệm

Mục tiêu

Dự kiến kinh phí (triệu đồng)

Dự kiến kết quả cần đạt

 

01

02

03

04

 

05

01

03

Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ kè li tâm giảm sóng tạo bãi bảo vệ bờ biển

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/Nguyễn Long Oai

Mục tiêu

- Xác định được đặc điểm tiêu giảm, truyền sóng và phản xạ sóng của Kè li tâm

- Nghiên cứu hoàn thiện được phương pháp tính toán thiết kế Kè li tâm.

- Nghiên cứu cải tiến vật liệu thả lòng kè, chuẩn hóa khoảng cách cọc phương dọc và ngang.

- Xây dựng được tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu.

Nội dung thực hiện:

- Thu thập, dữ liệu hiện trạng công trình và kết quả nghiên cứu kè li tâm.

- Khảo sát, quan trắc hiện trạng công trình kè li tâm đã xây dựng.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả các công trình kè li tâm đã xây dựng.

- Nghiên cứu, phân tích hiệu quả giảm sóng, chuẩn hóa kết cấu trên mô hình thí nghiệm vật lý trong máng sóng.

- Xây dựng được tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

- Xây dựng được TCCS Thiết kế, thi công và nghiệm thu kè li tâm giảm sóng bảo vệ bờ biển.

1.000

- Xác định được hiệu quả giảm sóng qua hệ số tiêu sóng, truyền sóng và phản xạ sóng của kè li tâm.

- Hoàn thiện được phương pháp tính toán kè li tâm.

- Cải tiến, chuẩn hóa kết cấu kè.

- Hoàn thiện phương pháp tổ chức thi công kè li tâm.

- Xây dựng được tiêu chuẩn sử dụng để thiết kế, thi công và nghiệm thu kè li tâm.

- Áp dụng kết quả nghiên cứu thiết kế kỹ thuật thi công cho 01 công trình tại Cà Mau.

02

06

Đề tài: Sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại tỉnh Cà Mau.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ/ Nguyễn Minh Phương

Mục tiêu:

- Khảo sát thực trạng rối loạn phổ tự kỷ của trẻ từ 18-36 tháng.

- Đánh giá khả năng phát hiện dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-Chat của giáo viên mần non.

- Xác định và tập huấn các bên liên quan tham gia quy trình sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

- Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng phương pháp tăng cường giao tiếp qua hình ảnh

Nội dung:

- Đào tạo nhân lực, giáo viên mần non có kiến thức về rối loạn phổ tự kỷ và sử dụng được thang điểm M-Chat trong phát hiện sớm rối loạn.

- Đào tạo Bác sĩ có khả năng thăm khám và chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.

- Xác định, đánh giá được vai trò của các bên liên quan trong xây dựng mô hình phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

- Đào tạo kỹ thuật viên vật lý trị liệu, điều dưỡng, chuyên viên tâm lý có khả năng sử dụng phương pháp can thiệp tăng cường giao tiếp qua tranh ảnh.

900

- Số liệu về thực trạng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại tỉnh;

- Nâng cao nhận thức và năng lực sử dụng thang điểm M-Chat để phát hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ;

- Khả năng, năng lực của các bên liên quan trong việc phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ;

- Kết quả can thiệp cho trẻ bằng phương pháp can thiệp tăng cường giao tiếp qua tranh ảnh.

03

10

Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh học (Marker phân tử) vào chọn giống lúa thơm (Cà Mau Thơm 3) có khả năng chịu mặn, chất lượng cao và năng suất cao cho vùng sản xuất lúa và lúa tôm của tỉnh Cà Mau.

Trung tâm Giống Nông nghiệp Cà Mau/ ThS. Trần Hữu Phúc

Mục tiêu:

- Chọn được 01 giống lúa thơm (Cà Mau Thơm 3) có khả chịu mặn, chất lượng cao và năng suất cao cho vùng sản xuất lúa và lúa tôm của Tỉnh Cà Mau. Yêu cầu giống lúa được chọn có các kết quả và các chỉ tiêu như sau:

+ Độ thơm cấp 2 (rất thơm, tương đương ST24).

+ Có khả năng chịu mặn và có thể hiện qua đánh giá bằng ADN.

+ Độ bạc bụng: ≤ 2 (bạc bụng cấp 9 từ 0-4%); Dạng hạt thon dài; Hàm lượng amylose ≤ 18%; Hàm lượng protein ≥ 7%; Độ trở hồ: cấp 3 - 4; Độ bền gel ≥ 41 cm.

+ Năng suất trung bình: ≥ 5,0 tấn/ha.

Nội dung:

Nội dung 1: Chọn được 01 giống lúa thơm (Cà Mau Thơm 3) có khả chịu mặn, chất lượng cao

- Ứng dụng dấu phân tử đánh giá 300 dòng từ các tổ hợp lai có sẵn và các giống đã xử lý đột biến (F3-F4-F5) để chọn dòng thơm.

- Ứng dụng dấu phân tử protein (SDS-PAGE) đánh giá 200 dòng để chọn dòng có khả năng amylose thấp.

- Ứng dụng dấu phân tử đánh giá 200 dòng để chọn dòng có khả năng thích ứng trong điều kiện phèn.

- Ứng dụng dấu phân tử đánh giá 200 dòng để chọn dòng có khả năng chịu mặn và thử nghiệm mặn trong dung dịch dinh dưỡng Yoshida.

- Ứng dụng dấu phân tử đánh giá 200 dòng để chọn dòng có khả chống chịu rầy nâu và cháy lá bằng dấu phân tử, trong nhà lưới và ngoài đồng.

Nội dung 2: Khảo nghiệm ngoài đồng, chọn giống năng suất cao, chất lượng tốt phân tích kiểm tra tính ổn định các gen mục tiêu

- Trồng so sánh năng suất và chất lượng 15-20 giống lúa triển vọng tại 3 điểm huyện và 3 huyện của tỉnh Cà Mau.

- Theo dõi các chỉ tiêu về đặc tính sinh trưởng, năng suất thực tế, độ mặn, độ pH.

- Đánh giá năng suất, chất lượng phân ADN kiểm tra mùi thơm, dấu phân tử chống chịu mặn, rầy nâu.

Nội dung 3: Thử nghiệm qui trình canh tác và tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

- Thử nghiệm phân bón hữu cơ trong canh tác lúa thơm (2 vụ x 1 điểm/huyện).

- Trồng trình diễn và tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thơm chất lượng cao tại các vùng canh tác lúa trọng điểm của tỉnh Cà Mau (3 lớp/3 huyện).

1.450

Chọn được 01 giống lúa thơm (Cà Mau Thơm 3) có khả chịu mặn, chất lượng cao và năng suất cao cho vùng sản xuất lúa và lúa tôm của Tỉnh Cà Mau.

- Độ thơm cấp 2 (rất thơm, tương đương ST24).

- Có khả năng chịu mặn và có thể hiện qua đánh giá bằng ADN.

- Độ bạc bụng: ≤ 2 (bạc bụng cấp 9 từ 0-4%); Dạng hạt thon dài; Hàm lượng amylose ≤ 18%; Hàm lượng protein ≥ 7%; Độ trở hồ: cấp 3 - 4; Độ bền gel ≥ 41 cm.

- Năng suất trung bình: ≥ 5,0 tấn/ha.

04

13

Dự án SXTN: Hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía (Sesarma mederi) tại tỉnh Cà Mau

Trường Đại học Cần Thơ/PGS. TS. Châu Tài Tảo

Mục tiêu:

Xây dựng thành công qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía tại tỉnh Cà Mau

- Các chỉ tiêu cần đạt

+ Tỷ lệ sống của ba khía con >15%

+ Tỷ lệ sống của ba khía giống >60%

+ Tỷ lệ sống của nuôi ba khía >30%

Nội dung thực hiện:

Nội dung 1: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất giống ba khía

- Hoàn thiện qui trình sản xuất giống ba khía để nâng cao tỷ lệ sống trước khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

- Nghiên cứu ương giống ba khía từ ba khía 1 đến ba khía giống (30 ngày ương) gồm 3 thí nghiệm là

Nội dung 2: Triển khai qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía ở Cà Mau

- Nuôi vỗ ba khía mẹ và ương ấu trùng ba khía tại 3 cơ sở ở tỉnh Cà Mau, mỗi cơ sở 10 m3 nước ương.

- Ương giống ba khía (từ ba khía 1 thành ba khía giống để thả ra rừng ngập mặn) tại 6 hộ nuôi ba khía tại tỉnh Cà Mau.

- Nuôi ba khía thương phẩm tại 6 hộ dân, 3 hộ nuôi ba khía mật độ 2 con/m2 và 3 hộ nuôi ba khía mật độ 4 con/m2, mỗi hộ có diện tích 1 ha trong rừng ngập mặn.

Nội dung 3: Tổ chức hội thảo, tập huấn nhân rộng mô hình

- Tổ chức hội thảo, tập huấn nhân rộng mô hình cho 03 huyện tại tỉnh Cà Mau

600

Xây dựng được qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía tại tỉnh Cà Mau. Các chỉ tiêu cần đạt:

- Tỷ lệ sống của ba khía con >15%

- Tỷ lệ sống của ba khía giống >60%

- Tỷ lệ sống của nuôi ba khía >30%

05

11

Đề tài: Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau/TS. Nguyễn Minh Luân

Mục tiêu

- Tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nội dung thực hiện:

Nội dung 1: Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nội dung 2: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông

Nội dung 3: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Nội dung 4: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

300

- Báo cáo cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông.

- Báo cáo thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Báo cáo các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- 03 bài báo đăng ở Tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín.

06

13

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục các Trường Phổ thông dân tộc trong tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau/TS. Lê Hoàng Dự

Mục tiêu

- Nghiên cứu thực tế về tình hình, chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ đó đánh giá đúng thực chất, khách quan về thực trạng chất lượng giáo dục ở các trường này hiện nay trên cơ sở lý luận khoa học về quản lý hoạt động giáo dục và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Xây dựng các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất đảm bảo nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nội dung thực hiện:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong tỉnh hỗ trợ trong việc khảo sát, điều tra thực trạng về chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong tỉnh trên cơ sở triển khai các thực hiện các giải pháp từ kết quả nghiên cứu của đề tài;

- Các trường phổ thông dân tộc tỉnh Cà Mau hỗ trợ việc khảo sát, điều tra thực trạng và triển khai thực hiện giải pháp từ kết quả nghiên cứu của đề tài;

250

- Báo cáo tổng quan nghiên cứu trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận có liên quan về quản lý hoạt động giáo dục của các trường phổ thông dân tộc;

- Báo cáo đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

- Báo cáo giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm tìm các giải pháp hiệu quả nhất đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới để nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2106/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Cà Mau năm 2020

  • Số hiệu: 2106/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/11/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Thân Đức Hưởng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/11/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản