Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2102/QĐ-UBND | Huế, ngày 16 tháng 9 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tinh; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1381/TTr-SKHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển VLXD phải đảm bảo tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với quy hoạch khác có liên quan;
- Phát triển VLXD trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế mạnh của tỉnh về tài nguyên khoáng sản, lao động, ...; đồng thời không ngừng đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh; Phát triển VLXD trên cơ sở lựa chọn quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp;
- Ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu trong nước và có lợi thế xuất khẩu; sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư, thu hút mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất VLXD. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và kinh doanh VLXD.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung:
- Khai thác tiềm năng của tỉnh về tài nguyên khoáng sản, lao động,... để phát triển VLXD thành ngành công nghiệp ưu tiên; từ năm 2010 đáp ứng về số lượng, chất lượng và các chủng loại VLXD cơ bản trong tỉnh, tiến đến phục vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài;
- Hình thành cơ sở sản xuất VLXD có công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên;
- Ưu tiên phát triển sản xuất xi măng với công suất hợp lý, có công nghệ tiên tiến; chú trọng phát triển các chủng loại VLXD mà thị trường có nhu cầu, các chủng loại VLXD mới, chất lượng cao;
- Nâng cao năng lực quản lý, vận hành, xây dựng đội ngũ cán bộ làm chủ công nghệ sản xuất trong ngành VLXD.
b) Một số mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2010: giá trị sản xuất ngành công nghiệp VLXD tăng gấp 3 lần so với hiện nay, chiếm tỷ trọng khoảng 32%-34% giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn; thu hút từ 2.500-3.000 lao động mới làm việc trong ngành VLXD; một số sản phẩm chủ yếu (có phụ lục kèm theo).
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
a) Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010:
- Xi măng: ưu tiên phát triển sản xuất xi măng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng các nhà máy xi măng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiến tới ngừng sản xuất xi măng lò đứng phù hợp với lộ trình của Chính phủ; phấn đấu đến năm 2010 sản lượng xi măng toàn tỉnh đạt từ 4,5-5 triệu tấn. Một số định hướng cụ thể:
+ Đưa dây chuyền 04 Công ty hữu hạn Luks xi măng Việt Nam vào sản xuất ổn định; triển khai xây dựng dây chuyền 5 với công suất 4.000 tấn clinker/ngày, nâng năng lực sản xuất toàn nhà máy lên 4,2 triệu tấn/năm;
+ Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất 1,4 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng Long Thọ II công suất 0,35 triệu tấn/năm;
+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Nam Đông công suất 1,4 triệu tấn/năm;
- Vật liệu xây: khuyến khích đầu tư và phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế tối đa việc sản xuất vật liệu xây từ đất nông nghiệp.
+ Gạch tuy nen: đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất hiện có nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở sản xuất gạch tuynel. Đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch tuynel tại các huyện đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đến năm 2010, sản lượng sản xuất gạch tuynel toàn tỉnh đạt khoảng 200 triệu viên/năm.
+ Gạch thủ công: rà soát, tổ chức lại các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công hiện có để chuyển sang công nghệ lò tuynel, hoặc các công nghệ tiên tiến khác bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường của Việt Nam.
Đến năm 2010 các cơ sở sản xuất gạch nung lò đứng đạt sản lượng khoảng 50 triệu viên.
+ Gạch không nung: phát triển sản xuất vật liệu xây không nung từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát, ... theo hướng công nghệ hiện đại, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung;
Đến năm 2010 sản lượng gạch không nung toàn tỉnh đạt khoảng 210 triệu viên (quy chuẩn).
- Vật liệu lợp:
+ Ngói: duy trì dây chuyền sản xuất ngói xi măng-cát hiện có, phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% công suất thiết kế; khuyến khích phát triển sản xuất ngói ximăng-cát; đến năm 2010, toàn tỉnh có thể sản xuất 340.000m2 ngói ximăng-cát.
- Tấm lợp: duy trì sản xuất của cơ sở sản xuất tẩm lợp kim loại hiện có. Khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tấm lợp Tonmat với công suất 1 triệu m 2/năm.
- Đá xây dựng: tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất khai thác đá xây dựng ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có; giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường. Ngừng khai thác các mỏ đá nằm gần các khu danh lam thắng cảnh, khu dân cư, ... để đảm bảo cảnh quan, môi trường. Đến năm 2010, sản lượng đá xây dựng toàn tỉnh đạt khoảng 1,2 triệu m3, trong đó:
+ Khu vực huyện Phú Lộc: đầu tư thiết bị nâng công suất khai thác, vận chuyển các cơ sở hiện có đạt công suất 200.000 m3/năm.
+ Khu vực huyện Hương Trà: phát huy hết năng lực thiết bị của các công ty trên địa bàn. Ổn định sản xuất các cơ sở khai thác tại xã Hương Thọ, có kế hoạch khai thác hợp lý đảm bảo môi trường, cảnh quan. Đầu tư nâng công suất các cơ sở khai thác khác trên địa bàn. Sản lượng khai thác trên địa bàn đến năm 2010 đạt khoảng 900.000 m3.
+ Khu vực huyện A Lưới: đầu tư khai thác đá với sản lượng khoảng 50.000 m3/năm phục vụ nhu cầu trong huyện.
+ Khu vực huyện Nam Đông: đầu tư khai thác đá với sản lượng 30.000 m3/năm.
- Cát xây dựng: tiếp tục khai thác cát xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm an toàn, không gây sạt lở và cản trở giao thông. Tổ chức sắp xếp lại việc khai thác cát nhỏ lẻ; trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, đến năm 2010 khai thác trên sông Hương khoảng 40.000 m3 cát, trên sông Bồ khoảng 50.000 m3 cát. Khai thác cát suối phục vụ nhu cầu xây dựng của huyện A Lưới, Nam Đông. Đến năm 2010, nhu cầu cát xây dựng toàn tỉnh khoảng 980.000 m3.
- Vật liệu ốp lát: đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các cơ sở sản xuất gạch ceramic, gạch granit hiện có. Chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; Đến năm 2010, toàn tỉnh có năng lực sản xuất gạch ốp lát các loại trên 3 triệu m2.
Nâng công suất sản xuất gạch lát màu lên 50.000 m2/năm; ổn định sản xuất, tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm gạch lát terazzo; phát huy hết công suất của các cơ sở gia công đá ốp lát; khuyến khích đầu tư cơ sở sản xuất gạch terastone có công suất 400.000 m2/năm.
- Frit: cải tiến kỹ thuật, đầu tư chiều sâu cơ sở sản xuất men Frit hiện có. Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất Frit tại cụm Công nghiệp cát Phong Điền. Đến năm 2010, sản lượng sản xuất Frit toàn tỉnh đạt khoảng 80.000 năm phục vụ công nghiệp gốm sứ.
- Bê tông: phát triển sản xuất và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất bê tông cấu kiện, bê tông thương phẩm; đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở sản xuất bêtông hiện có. Đến năm 2010, năng lực sản xuất toàn tỉnh đạt 250.000 m3 bêtông thương phẩm, 30.000 m3 bêtông cấu kiện.
- Kính an toàn: đầu tư cơ sở sản xuất kính an toàn với công suất khoảng 180.000 m2/năm.
- Khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD:
+ Thực hiện các quy định về khai thác và chế biến cát thạch anh; không xuất khẩu cát thạch anh chưa qua chế biến; tạo điều kiện thuận lợi phát triển cụm Công nghiệp cát Phong Điền; chú trọng đần tư chiều sâu, sản xuất các sản phẩm thủy tinh từ cát thạch anh như block thủy tinh, bông sợi thủy tinh, sản xuất gạch chịu lửa,...;
+ Đầu tư khai thác, tuyển lọc cao lanh làm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến trên địa bàn như: gạch ceramic, gạch granic, sản xuất gốm sứ cao cấp, gốm sứ chịu lửa, làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, dược phẩm, nhựa, cao su, da nhân tạo, xi măng trắng, ...;
+ Chú trọng nghiên cứu, đầu tư sản xuất các sản phẩm vật liệu mới như vật liệu ốp tường nhiều lớp nhôm-composite, vật liệu ốp lát brettostone, vật liệu cách âm, cách nhiệt, gạch lát bê tông, sơn xây dựng, bột màu, matit, các loại phụ gia, vật liệu điện, vật tư ngành nước, ...
b) Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020:
- Tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, vật liệu ốp lát, kính xây dựng, vật liệu trang trí hoàn thiện, đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường;
- Hoàn thành và đưa vào sản xuất dây chuyền 5 Nhà máy xi măng Luks công suất 4000 tấn cliker/ngày, nâng năng lực sản xuất toàn nhà máy lên 4,2 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng Nam Đông công suất 1,4 triệu tấn/năm. Nghiên cứu đầu tư mở rộng các nhà máy xi măng theo nhu cầu thị trường;
- Đầu tư cho lĩnh vực khai thác đá, cát, sỏi xây dựng; chú trọng khai thác cát vàng làm cốt liệu bêtông. Đến năm 2020, sản lượng đá xây dựng đạt khoảng 1,5-2 triệu m3, cát xây dựng đạt khoảng 1,0-1,5 triệu m3;
- Duy trì sản xuất sản phẩm gạch, ngói nung; tiếp tục đầu tư sản xuất gạch không nung, đưa tỷ lệ gạch không nung lên khoảng 80%, tương đương 400 triệu viên vào năm 2020;
- Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu, phấn đấu xuất khẩu sản phẩm gạch ceramic và gạch granit;
- Nghiên cứu đầu tư sản xuất vật liệu thông minh dùng trong xây dựng như vật liệu lợp, vật liệu sơn tường cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng và nhiệt độ; các loại vật liệu kim khí dùng cho thiết bị vệ sinh với kiểu dáng hiện đại và tiện lợi trong sử dụng; các loại VLXD bằng kim loại như giàn không gian, vòm khẩu độ lớn,...;
- Tiếp tục nghiên cứu đầu tư sản xuất kính an toàn.
c) Vốn đầu tư phát triển sản xuất VLXD đến năm 2010: 8.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.
4. Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
a) Huy động các nguồn vốn đầu tư:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để huy động vốn phát triển ngành công nghiệp VLXD. Khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác đầu tư sản xuất VLXD thông qua các loại hình doanh nghiệp phù hợp;
- Huy động vốn đần tư từ các nguồn như: vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi trong dân, ... nhằm tạo ra những động lực phát triển sản xuất nhất là đối với các cơ sở có nhu cầu vốn đầu tư lớn;
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất VLXD.
b) Tìm kiếm và mở rộng thị trường:
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở văn phòng đại diện, các đại lý bán hàng, ... trong nước và nước ngoài;
- Chú trọng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ VLXD trong và ngoài tỉnh, quan tâm đến thị trường nông thôn. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng cao.
c) Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động:
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp;
- Có chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao để tạo đội ngũ lao động có tay nghề, am hiểu công nghệ, quy trình vận hành; nâng cao trình độ quản lý nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
d) Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ:
- Đảm bảo công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phát triển công nghệ sản xuất VLXD theo hướng kết hợp công nghệ trong và ngoài nước. Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
đ) Tăng cường điều tra cơ bản phục vụ phát triển sản xuất VLXD: tăng cường khảo sát bổ sung, nâng cấp trữ lượng các mỏ nguyên liệu, đánh giá chính xác nguồn nguyên liệu làm VLXD trên địa bàn, quy hoạch sử dụng các mỏ nguyên liệu.
e) Tăng cường quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh ngạch VLXD trên địa bàn:
- UBND tỉnh thống nhất việc quản lý sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phân cấp, phân công hợp lý cho Sở chuyên ngành, Uỷ ban Nhân dân huyện, thành phố.
- Các cơ sở xây dựng mới cần được bố trí hợp lý vào các khu, cụm công nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các quy định về quản lý sản xuất các sản phẩm VLXD thông thường.
g) Các giải pháp khác:
- Quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai nhanh chóng việc thỏa thuận địa điểm, đền bù giải tỏa, cấp phép xây dựng, ... ;
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, xúc tiến xây dựng các tuyến giao thông, nạo vét khơi thông luồng lạch, nâng cấp các cảng, ... phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm VLXD.
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý đầu tư phát triển VLXD trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt.
2. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức công bố quy hoạch; tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; tổ chức đánh giá định kỳ và đề xuất điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản; quản lý khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản cho sản xuất VLXD. Quản lý môi trường các cơ sở sản xuất VLXD.
4. Các Sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch;
5. UBND thành phố Huế và các Huyện: trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp VLXD của tỉnh được phê duyệt, phối hợp với sở Xây dựng chỉ đạo việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Huế và các Huyện; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 2102/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)
Tên dự án | Vị trí | ĐVT | Công suất | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Ghi chú |
1. Xi măng |
|
|
|
|
|
- Dây chuyền 4 nhà máy ximăng Luks | Huyện Hương Trà | Tr.tấn/năm | 1,4 | 620 |
|
- Dây chuyền 5 nhà máy ximăng Luks | Huyện Hương Trà | Tr.Tấn clinker/năm | 1,6 | 2.120 |
|
- Nhà máy xi măng Long Thọ II | Huyện Hương Trà | Tr.tấn/năm | 0,35 | 470 |
|
- Nhà máy xi măng Đồng Lâm | Huyện Phong Điền | Tr.tấn/năm | 1,4 | 3.650 |
|
- Nhà máy xi măng Nam Đông | Huyện Nam Đông | Tr.tấn/năm | 1,4 | 3.280 |
|
2. Gạch Tuynen |
|
|
|
|
|
- Các nhà máy gạch | Các huyện: Phú Lộc, Hương Trà, A Lưới, Phong Điền, Hương Thủy | Tr.viên/năm | 120 | 120 |
|
- Chuyển đổi công nghệ, cải tạo các lò sản xuất gạch thủ công | Toàn tỉnh | Tr.viên/năm | 45 | 5 |
|
3. Vật liệu lợp |
|
|
|
|
|
- Nhà máy sản xuất tấm lợp Tonmat | Khu kinh tế CM-LC, KCN | 1.000 m2/năm | 1000 | 30 |
|
4. Đá xây dựng |
|
|
|
|
|
- Các dự án đầu tư khai thác đá xây dựng | Các huyện: Phú Lộc, Hương Trà, A Lưới, Nam Đông |
|
| 50 |
|
- Nhà máy gạch Terastone | Khu kinh tế CM-LC, KCN | 1.000 m2/năm | 400 | 600 |
|
5. Frit |
|
|
|
|
|
- Nhà máy gạch men Frit Phong Điền | Huyện Phong Điền | 1.000 tấn/năm | 40 | 70 |
|
6. Kính |
|
|
|
|
|
- Nhà máy sản xuất kính | Khu kinh tế CM-LC, KCN | 1.000 m2/năm | 180 | 50 |
|
7. Bê tông |
|
|
|
|
|
- Các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư mới sản xuất bê tông thương phẩm và bê tông cấu kiện | Toàn tỉnh |
|
| 20 |
|
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỦ YẾU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 2102/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 của UBND tỉnh)
Chủng loại VLXD | Đơn vị tính | Năm 2005 | Năm 2010 |
- Xi măng | 1.000 tấn | 830 | 4.500 |
- Vật liệu xây dựng (gạch tuynen, gạch thủ công, gạch không nung) | 1.000 viên (quy tiêu chuẩn) | 227.000 | 460.000 |
- Ngói màu | 1.000 m2 | 35 | 390 |
- Tấm lợp kim loại | 1.000 m2 | 25,5 | 100 |
- Đá xây dựng | 1.000 m3 | 1.030 | 1.200 |
- Cát xây dựng | 1.000 m3 | 815 | 980 |
- Gạch ceramic | 1.000 m2 | 1.050 | 1.500 |
- Gạch Granit | 1.000 m2 | 800 | 1.000 |
- Gạch terrazzo | 1.000 m2 | 60 | 140 |
- Đá ốp lát | 1.000 m2 | 13 | 30 |
- Frit | 1.000 tấn | 9,1 | 80 |
- Bê tông thương phẩm | 1.000 m3 | 29 | 290 |
- Kính an toàn | 1.000 m2 | - | 180 |
- Tấm lợp Tonmat | 1.000 m2 | - | 1.000 |
- Gạch terastone | 1.000 m2 | - | 400 |
- 1Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Luật Đầu tư 2014
- 1Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Quyết định 2989/2006/QĐ-UBND quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Luật Đầu tư 2014
Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 2102/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra