- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1358/QĐ-TTg năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 258/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật giám định tư pháp 2012
- 5Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 07 tháng 01 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”;
Căn cứ Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/QĐ-UBND-HC ngày 07 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa Sở Tư pháp với các Sở, ngành chuyên môn Tỉnh, Công an Tỉnh, Tòa án nhân dân Tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh và các đơn vị, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1. Nội dung, trách nhiệm phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
2. Phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.
3. Giải quyết kịp thời, đúng quy định những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động giám định tư pháp.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập, đội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc; lập dự toán kinh phí hoạt động, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp công lập và ngoài công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh.
3. Đánh giá chất lượng hoạt động của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập và ngoài công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh.
4. Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp, cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp.
5. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh.
6. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp; theo dõi thi hành pháp luật về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền quy định.
8. Thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất, sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn Tỉnh thực hiện các nội dung sau:
a) Thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định.
b) Thực hiện đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp.
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định.
đ) Tiến hành đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp, tình hình thi hành pháp luật về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Y tế trong việc xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh Đề án củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Trung tâm pháp y Tỉnh.
3. Phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn Tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực và đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định.
4. Theo định kỳ hàng năm, phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn lập và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh công bố danh sách giám định viên tư pháp người giám định tư pháp theo vụ việc; tổ chức giám định tư pháp công lập và ngoài công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh đăng tải danh sách này trên Cổng thông tin điện tử Tỉnh.
5. Hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân Tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm của các Sở, ngành chuyên môn Tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền ngành mình quản lý.
2. Theo định kỳ hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lập và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; tổ chức giám định tư pháp công lập và ngoài công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nội dung sau:
a) Thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh.
c) Tiến hành đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động; tình hình thi hành pháp luật về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giám định tư pháp phục vụ tố tụng.
d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định.
4. Lập dự toán kinh phí hoạt động cho tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Hàng năm, báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn và Ủy ban nhân dân Tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực có thẩm quyền quản lý; đồng thời, gửi báo cáo về Sở Tư pháp để tổng hợp chung.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Y tế, Công an tỉnh
1. Tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Hàng năm, lập dự toán kinh phí hoạt động cho tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh Đề án củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Trung tâm pháp y Tỉnh.
4. Chỉ đạo các tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện đúng, đầy đủ những quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện việc quản lý hoạt động giám định tư pháp, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và các điều kiện cần thiết khác cho các tổ chức giám định tư pháp công lập trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với cơ quan, đơn vị, người giám định tư pháp khi tham gia quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp theo quy định.
Điều 8. Đề nghị Tòa án nhân dân Tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh
1. Phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ngành chuyên môn đánh giá, dự báo nhu cầu giám định tư pháp phục vụ hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn; đề xuất, kiến nghị việc phát triển mạng lưới tổ chức giám định tư pháp và đội ngũ người giám định tư pháp.
2. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc định kỳ thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc trưng cầu giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong ngành mình.
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này trên địa bàn tỉnh; có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Đề nghị Tòa án nhân dân Tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh thực hiện và chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 10. Sơ kết, tổng kết thực hiện Quy chế
Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập, các các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 1031/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 3338/QĐ-UBND năm 2015 về công bố tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Đắk Nông
- 7Quyết định 04/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1358/QĐ-TTg năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 258/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật giám định tư pháp 2012
- 5Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 6Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 8Quyết định 1031/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Quyết định 3338/QĐ-UBND năm 2015 về công bố tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc do tỉnh Bình Định ban hành
- 11Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Đắk Nông
- 12Quyết định 04/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 21/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 21/QĐ-UBND-HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Văn Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực