Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1565/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 03 tháng 6 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”;
Căn cứ Quyết định số 2941/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, giai đoạn 2010 - 2015”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định việc phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1. Việc phối hợp nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp đúng quy định pháp luật; công tác giám định tư pháp được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, đạt hiệu quả.
2. Phải đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
3. Khi có vướng mắc, phát sinh phải kịp thời phối hợp giải quyết. Trường hợp không giải quyết được báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
1. Củng cố, kiện toàn đội ngũ người giám định tư pháp; bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương; lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
2. Thành lập, hoạt động và các nội dung liên quan đến việc thành lập, hoạt động Văn phòng giám định tư pháp.
3. Thực hiện hoạt động giám định tư pháp.
4. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập.
5. Tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
6. Đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp.
7. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp.
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu.
1. Thủ trưởng sở, ngành
a) Chịu trách nhiệm củng cố, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc ngành mình quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn người đủ điều kiện theo quy định lập hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
c) Lựa chọn, lập danh sách người đủ điều kiện giám định theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc gửi về Sở Tư pháp có ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố.
d) Hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, tổng hợp danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Giám đốc Sở Tư pháp
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của sở, ngành; Sở Tư pháp phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hay không đồng ý việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoặc danh sách người giám định theo vụ việc, tổ chức giám định theo vụ việc và nêu rõ lý do.
b) Hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, tổng hợp danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc gửi về Ủy ban nhân dân thành phố để báo cáo Bộ Tư pháp và cơ quan có liên quan.
1. Giám đốc Sở Tư pháp
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định; cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động; thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng giám định tư pháp theo quy định.
b) Thực hiện việc đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp theo quy định.
2. Thủ trưởng sở, ngành
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Thủ trưởng sở, ngành phải có văn bản nêu rõ ý kiến thống nhất hay không thống nhất việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp thuộc lĩnh vực mình quản lý gửi về Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 6. Thực hiện hoạt động giám định tư pháp
1. Đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp
a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
b) Phối hợp chặt chẽ với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định trong quá trình thực hiện giám định. Khi có phát sinh khó khăn, vướng mắc chủ động liên hệ với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định để giải quyết, trường hợp đặc biệt báo cáo Thủ trưởng cơ quan để được giúp đỡ, hỗ trợ.
c) Báo cáo với Thủ trưởng cơ quan những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật về giám định tư pháp để tổng hợp gửi về Sở Tư pháp.
2. Đối với người trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
a) Đề nghị người trưng cầu giám định:
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Phối hợp chặt chẽ với người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định; khi có khó khăn, vướng mắc phải giải quyết kịp thời. Trường hợp đặc biệt báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên (đối với quận, huyện hoặc người tiến hành tố tụng cấp tỉnh). Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng thông báo cho Ủy ban nhân dân thành phố biết để xem xét, quyết định.
b) Đối với người yêu cầu giám định:
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Phối hợp chặt chẽ với người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện.
3. Đối với Thủ trưởng sở, ngành
a) Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, công việc, sử dụng cơ sở vật chất của cơ quan… cho giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý thực hiện việc giám định khi có yêu cầu.
b) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình giúp đỡ, hỗ trợ các giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp khi có khó khăn, vướng mắc phát sinh. Trường hợp đặc biệt báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
c) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về giám định tư pháp gửi về Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các tổ chức giám định tư pháp cũng như với các giám định viên tư pháp; các sở, ngành, các tổ chức giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng xây dựng Quy chế trong hoạt động giám định tư pháp theo các quy định của pháp luật hiện hành hoặc theo hướng dẫn của Bộ, ngành cấp trên.
4. Đối với Sở Tư pháp
Theo chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn kịp thời những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện pháp luật về giám định tư pháp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. Trường hợp không giải quyết được phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để kiến nghị Bộ Tư pháp hoặc các cơ quan có liên quan.
1. Sở Y tế, Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo cho hoạt động giám định tư pháp của Trung tâm Pháp y thành phố và Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố theo quy định của pháp luật về ngân sách.
2. Các sở, ngành cần ưu tiên bố trí cơ sở vật chất của ngành mình cho công tác giám định tư pháp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm tra dự toán kinh phí theo quy định của pháp luật liên quan đến giám định tư pháp, ngân sách và gửi Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
1. Giám đốc Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng sở, ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật chung về giám định tư pháp cho các đối tượng có liên quan.
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định chung của pháp luật về giám định tư pháp.
2. Thủ trưởng sở, ngành
Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giám định tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý cho các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật chung về giám định tư pháp cho các đối tượng có liên quan.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố
Phối hợp với Sở Tư pháp, các sở ngành tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp liên quan đến ngành, lĩnh vực mình để tăng cường hiệu quả giám định cho người giám định tư pháp.
Điều 9. Đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp
Việc đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp hoặc cơ quan có liên quan.
Điều 10. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp
1. Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động giám định tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Thủ trưởng sở, ngành có trách nhiệm thường xuyên hoặc đột xuất thực hiện việc kiểm tra, thanh tra hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực mình quản lý. Trường hợp cần thiết yêu cầu Sở Tư pháp phối hợp để thực hiện.
3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Hàng năm, sở, ngành, tổ chức giám định tư pháp thực hiện báo cáo định kỳ gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Việc báo cáo định kỳ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp, trường hợp có văn bản khác hướng dẫn thì thực hiện theo hướng dẫn của văn bản mới.
2. Khi có yêu cầu đột xuất, việc báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có yêu cầu.
2. Giám đốc Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, tổng hợp, kiểm tra và đôn đốc, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố quan tâm, chỉ đạo cùng phối hợp thực hiện Quy chế đạt hiệu quả.
4. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 61/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 55/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 1031/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 1577/2015/QĐ-UBND quy định việc phân công nhiệm vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6Quyết định 21/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Quyết định 69/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật giám định tư pháp 2012
- 4Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 5Thông tư 20/2013/TT-BTP hướng dẫn hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 61/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 55/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9Quyết định 1031/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10Quyết định 1577/2015/QĐ-UBND quy định việc phân công nhiệm vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 11Quyết định 21/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 12Quyết định 69/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 1565/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/06/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Lê Văn Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra