- 1Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 3Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
- 4Nghị quyết 356/2003/NQ-UBTVQH11 về việc phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2005/QĐ-VKSTC-V7 | Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ KHIẾU TỐ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
- Căn cứ Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
- Căn cứ Nghị quyết 356/NQ-UBTVQH11 ngày 25/2/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Quyết định số 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB ngày 19/2/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khiếu tố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ khiếu tố;
Quy chế này thay thế Quy chế số 05/QC-V7 ngày 14/9/1992 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Vụ kiểm sát xét khiếu tố.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ khiếu tố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện quyết định này./.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ KHIẾU TỐ
(Ban hành theo Quyết định số 21/QĐ-VKSTC-V7 ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo luật định, nay ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ khiếu tố.
Vụ khiếu tố là một đơn vị nghiệp vụ trực thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mọi hoạt động của Vụ đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát nhân dân và các tin báo, tố giác về tội phạm để chuyển đến các đơn vị trong ngành giải quyết theo thẩm quyền; giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về quản lý và kiểm tra các đơn vị trong ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát nhân dân.
2. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan: Điều tra, Tòa án nhân dân, Thi hành án (Hình sự, Dân sự) cùng cấp và cấp dưới và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi được Viện trưởng giao thì thực hiện các biện pháp pháp lý theo luật định để yêu cầu các cơ quan tư pháp thông báo tình hình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Phát hiện, tổng hợp vi phạm của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan về các biện pháp khắc phục.
1. Cơ cấu bộ máy của Vụ khiếu tố, gồm cú:
1.1. Lãnh đạo Vụ;
1.2. Các Tổ nghiệp vụ:
- Tổ tổng hợp – văn thư;
- Tổ tiếp công dân và tiếp nhận, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo;
- Tổ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp.
2. Các chức danh của Vụ khiếu tố, gồm cú:
2.1. Vụ trưởng;
2.2. Các Phó Vụ trưởng;
2.3. Các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gọi tắt là Kiểm sát viên);
2.4. Các Kiểm tra viên và Chuyên viên.
Điều 4: Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ trưởng.
1. Vụ trưởng là Thủ trưởng đơn vị, được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
2. Vụ trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Tham mưu giúp Viện trưởng trong các công việc:
- Xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác hàng năm về giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát các cơ quan tư pháp về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp;
- Dự thảo các văn bản về quản lý công tác khiếu tố trong toàn ngành Kiểm sát; xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất thuộc lĩnh vực công tác để trình lãnh đạo Viện ký.
- Ra quyết định trực tiếp kiểm sát tại các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp.
- Ban hành các kiến nghị với các cơ quan tư pháp hữu quan;
2.2. Chỉ đạo điều hành các công việc:
- Tổ chức việc tiếp công dân ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm trong ngành;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác của đơn vị;
- Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức tập huấn công tác khiếu tố cho các đơn vị trong ngành;
- Sơ kết, tổng kết công tác của đơn vị;
- Quản lý chặt chẽ đơn và công tác giải quyết đơn trong ngành, nhất là những đơn nổi cộm, bức xúc thuộc trách nhiệm giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong ngành về công tác tiếp công dân; công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của các đơn vị cùng cấp và cấp dưới; công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp;
- Tổ chức, chỉ đạo công tác hành chính – tư pháp, hành chính quản trị; công tác tổ chức cán bộ của đơn vị
2.3. Trực tiếp thực hiện các công việc:
- Trực tiếp hoặc chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm tra kết luận đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi Viện trưởng giao;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi kiểm sát các cơ quan tư pháp về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này;
Đề xuất để Viện trưởng quyết định về nội dung, thời gian, thành phần tham gia việc thẩm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo do Viện trưởng giao hoặc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi tiến hành các công việc này phải lập biên bản, ghi lời khai, ghi âm, ghi hình, lưu trữ hồ sơ và có kết luận, kiến nghị sau khi kết thúc cuộc kiểm sát.
- Tiếp công dân và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác khiếu tố khi Viện trưởng giao; hoặc đối với những vụ, việc phức tạp, khiếu kiện có đông người tham gia.
- Tham gia giải quyết các việc về khiếu nại, tố cáo do Viện trưởng phân công;
- Ký các văn bản pháp lý: các văn bản trả lời, các thông báo ý kiến của lãnh đạo Viện, thông báo rút kinh nghiệp công tác;
- Chủ trì các cuộc họp với đơn vị thảo luận và kết luận những việc đơn vị cần đề xuất với lãnh đạo Viện quyết định;
- Phối hợp với Chi ủy, Công đoàn của đơn vị trong việc xây dựng chương trình công tác, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng quản lý cán bộ của đơn vị;
- Làm chủ tịch Hội đồng thi đua, Chủ tịch Hội đồng lương của đơn vị.
2.4. Thực hiện một số công việc khác khi được lãnh đạo Viện giao.
Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của Phú Vụ trưởng.
1. Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng làm nhiệm vụ quản lý, điều hành đơn vị theo sự phân công của Vụ trưởng. Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền thay mặt lãnh đạo công tác của Vụ. Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Phó Vụ trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2.1. Tham gia với Vụ trưởng trong việc xây dựng chương trình công tác của đơn vị; phụ trách tổ nghiệp vụ, có trách nhiệm lãnh đạo và phân công công tác cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và Chuyên viên trong tổ nghiệp vụ.
2.2. Trực tiếp đề xuất và thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ được Vụ trưởng giao.
2.3. Trực tiếp nghiên cứu đề xuất với Vụ trưởng giải quyết những vấn đề về công tác nghiệp vụ do Kiểm sát viên đề nghị.
2.4. Ký các văn bản về trả lời người khiếu nại, tố cáo và phiếu chuyển đơn tố cáo hành chính, chuyển đơn khiếu nại trong ngành và đơn không thuộc trách nhiệm của ngành; các văn bản trả lời thỉnh thị và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ khi được Vụ trưởng ủy quyền.
2.5. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác khiếu tố của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương khi được Vụ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
2.6. Tổ chức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong công tác tiếp công dân khi được Vụ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
2.7. Khi thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy chế này, Phó Vụ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên.
3. Thực hiện các công tác khác theo sự phân công của Vụ trưởng.
Điều 6: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trực tiếp tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; quản lý đơn và kết quả giải quyết đơn ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi được phân công phụ trách;
2. Lập biên bản, ghi lời khai của các bờn đương sự khi xét thấy cần thiết cho công tác kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
3. Ký chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan tư pháp, đồng thời báo cho người khiếu nại, tố cáo biết;
4. Đề xuất với Vụ trưởng để yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân các địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân, cơ quan Điều tra, cơ quan Thi hành án cùng cấp và cấp dưới cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp.
5. Đề xuất với Vụ trưởng để yêu cầu cơ quan tư pháp cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết những khiếu nại, tố cáo mà cơ quan tư pháp cấp dưới đó giải quyết nhưng cũn khiếu nại.
6. Tham gia kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp cùng cấp, cấp dưới và cá nhân có liên quan theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kết luận trực tiếp các cuộc kiểm sát đó được tiến hành.
7. Ký các giấy mời, giấy báo tin, biên bản ghi lời khai của các đương sự, trả lời người khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị, yêu cầu theo quy định của pháp luật, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Đề xuất và thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ được giao.
9. Đề xuất với lãnh đạo Vụ các ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ đối với những việc khiếu tố phức tạp liên quan đến kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
10. Thực hiện các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Vụ.
Trong phạm vi công tác được giao, kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nghiên cứu các vụ, việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đề xuất với lãnh đạo Vụ báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao có biện pháp chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khác xem xét, giải quyết.
2. Giỳp việc cho Kiểm sát viên trong việc lập biên bản, lấy lời khai của người khiếu nại, tố cáo; ký nhận việc mượn các hồ sơ, tài liệu liên quan đến kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
3. Quản lý hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu thống kê, các văn bản liên quan đến công việc được giao; tiếp công dân, tiếp nhận đơn, xử lý đơn, theo dõi đôn đốc các đơn vị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trả lời công dân và thông báo cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Báo cáo công tác và đề xuất ý kiến với lãnh đạo Vụ và Kiểm sát viên những việc thuộc trách nhiệm được giao hoặc nhiệm vụ liên quan đến nhiệm vụ chung của đơn vị.
5. Báo cáo kết quả công việc với lãnh đạo Vụ.
6. Dự thảo các kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu và các văn bản khác khi được phân công.
7. Thực hiện các công việc khác khi được lãnh đạo Vụ giao.
Chuyên viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Giúp Vụ trưởng xây dựng chương trình công tác của đơn vị;
2. Nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo Vụ các việc liên quan đến công tác văn thư tổng hợp theo quy định chung của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3. Giúp Vụ trưởng dự thảo các báo cáo định kỳ của Vụ và các báo cáo khác của Vụ trưởng để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4. Theo dõi và đề xuất với lãnh đạo Vụ các biện pháp quản lý và đôn đốc tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Vụ đề ra; tổng hợp và đề xuất với lãnh đạo Vụ các biện pháp hướng dẫn nghiệp vụ công tác khiếu tố trong toàn ngành;
5. Quản lý việc tiếp nhận, theo dõi tiến độ và kết quả giải quyết đơn do các cơ quan Đảng, cơ quan giám sát, cơ quan báo chí chuyển đến thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
6. Thực hiện các tác nghiệp hành chính trong công tác văn thư, đăng ký xe, đánh máy, photo tài liệu…; theo dõi và quản lý việc chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật nghiệp vụ của đơn vị; quản lý tài sản do đơn vị quản lý, sử dụng
7. Đề xuất với Vụ trưởng về việc tổ chức phong trào thi đua của đơn vị và của tổ.
Vụ khiếu tố thực hiện lề lối làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện đúng chế độ hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ, quản lý lao động, kiểm tra công tác và các quy chế về báo cáo, quản lý hồ sơ, công văn, tài liệu theo quy định Nhà nước và của ngành.
Hàng tuần, lãnh đạo Vụ giao ban với các Tổ nghiệp vụ, có đại diện Tổ Văn phòng tham dự để lên lịch trong tuần. Toàn đơn vị định kỳ họp một tháng một lần (trừ các cuộc họp, sinh hoạt nghiệp vụ đột xuất hoặc giải quyết các công việc cần thiết khác).
Thường xuyên phối hợp công tác giữa lãnh đạo Vụ, Ban chi ủy và Ban chấp hành Công đoàn trong việc lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyên mụn và các phong trào do lãnh đạo Viện và Đảng ủy, Công đoàn cơ quan phát động.
Điều 10: Quan hệ nội bộ trong đơn vị.
1. Hoạt động của đơn vị theo nguyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
Nếu giữa Kiểm sát viên với Kiểm tra viên không nhất trí với nhau về nghiệp vụ thì Kiểm tra viên phải chấp hành ý kiến của Kiểm sát viên, nhưng có quyền báo cáo Phó Vụ trưởng phụ trách.
2. Nếu giữa Kiểm sát viên không nhất trí với Phó Vụ trưởng về nghiệp vụ thì phải chấp hành ý kiến của Phú Vụ trưởng, nhưng có quyền báo cáo Vụ trưởng.
3. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị nếu có ý kiến khác nhau giữa Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Kiểm sát viên thì thực hiện theo ý kiến của Vụ trưởng nhưng sau đó Vụ trưởng hoặc Kiểm sát viên có quyền báo cáo Phó Viện trưởng phụ trách khối xem xét quyết định.
4. Khi Vụ trưởng phân công một thành viên trong tổ làm nhiệm vụ khác thì phải trao đổi với Phó Vụ trưởng phụ trách tổ.
Điều 11: Quan hệ công tác với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Tổ chức thực hiện Chỉ thị, Chương trình công tác của Viện trưởng; chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thỉnh thị về công tác khiếu tố được Viện trưởng giao.
2. Thường xuyên báo cáo thỉnh thị Phó Viện trưởng phụ trách trực tiếp về tổ chức cán bộ, về tình hình hoạt động nghiệp vụ của đơn vị; đề xuất những biện pháp, phương hướng với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy Vụ khiếu tố. Trong trường hợp Vụ trưởng chưa nhất trí với kết luận của Phó Viện trưởng phụ trách khối thì phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của Phú Viện trưởng, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
3. Tổ chức, phục vụ việc tiếp công dân của lãnh đạo Viện và cử cán bộ ghi chép, theo dõi đầy đủ.
Điều 12: Quan hệ với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Quan hệ với các đơn vị nghiệp vụ:
1.1. Thông báo cho các đơn vị liên quan để cử Kiểm sát viên, cán bộ có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của mình.
1.2. Vụ khiếu tố có trách nhiệm tiếp nhận các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chuyển kịp thời cho các đơn vị. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, trả lời công dân phải bằng văn bản và có trách nhiệm sao văn bản đó giải quyết gửi Vụ khiếu tố để theo dõi.
Hàng tuần, Vụ trưởng Vụ khiếu tố báo cáo Viện trưởng về kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và tình hình tiếp công dân.
Hàng tháng, Vụ khiếu tố và các đơn vị phối hợp rà soát các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, chú ý các đơn bức xúc, nổi cộm để báo cáo Viện trưởng.
1.3. Trao đổi hoặc tham dự các cuộc họp của các đơn vị nghiệp vụ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; hoặc việc có liên quan đến trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị.
1.4. Đối với những khiếu nại, tố cáo mà công dân gửi trực tiếp đến các đơn vị nghiệp vụ không qua đơn vị khiếu tố, nếu không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải chuyển cho đơn vị khiếu tố xử lý theo quy định của Quy chế số 57/2003/QĐ-VKSTC-KT ngày 9/5/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gọi tắt là Quy chế số 57); nếu thuộc trách nhiệm giải quyết của đơn vị mình thì vào sổ theo dõi và thông báo danh sách đến Vụ khiếu tố để quản lý, thống nhất.
1.5. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
1.6. Tiếp nhận và chuyển tin báo tố giác về tội phạm về hoạt động tư pháp đến Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết theo thẩm quyền. Khi công dân đến tố giác về tội phạm liên quan đến hoạt động tư pháp thì Vụ khiếu tố thông báo cho Cục điều tra để cử cán bộ tiếp công dân.
1.7. Quan hệ với Ban Thanh tra trong việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức trong ngành kiểm sát thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Quan hệ với Văn phòng để chỉ đạo Bộ phận hành chính tiếp nhận và chuyển đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, đơn do đại diện Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến Vụ khiếu tố xử lý theo quy định chung. Hàng tuần, hàng tháng, Vụ khiếu tố cùng các thư ký lãnh đạo Viện quản lý, theo dõi những việc khiếu nại, tố cáo đó được lãnh đạo Viện tiếp nhận và chỉ đạo giải quyết theo Quy định số 34/2001/QĐ-VKSTC ngày 11/4/2001 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phối hợp với Văn phòng trong việc bảo đảm trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi gây rối nơi công sở.
Lập kinh phí đặc thù và kế hoạch mua sắm các phương tiện làm việc cho đơn vị để phục vụ cho nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 Quy chế này.
3. Quan hệ với Vụ tổ chức cán bộ trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo và bồi dưỡng, quản lý cán bộ của Vụ, thực hiện chính sách đối với Kiểm sát viên, cán bộ, công chức của đơn vị.
4. Quan hệ với Viện khoa học kiểm sát trong việc lập kế hoạch, xây dựng các đề tài, chuyên đề liên quan đến công tác khiếu tố và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp theo chương trình công tác hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Quan hệ với Vụ kế hoạch – tài chính để nghiên cứu, đề xuất việc dự trù bố trí kinh phí hàng năm, đảm bảo cho các đơn vị, các Viện kiểm sát nhân dân có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quy chế nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, kiểm sát hoạt động tư pháp và tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm.
6. Quan hệ với Cục thống kê tội phạm để xây dựng và hướng dẫn công tác thống kê về công tác khiếu tố; xây dựng và thực hiện các biểu thống kờ theo Quy chế thông tin, báo cáo của ngành; thống nhất việc triển khai phần mềm quản lý hoạt động của ngành về công tác khiếu tố, thống nhất các số liệu phục vụ cho công tác báo cáo sơ kết, tổng kết việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết tin báo tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.
7. Quan hệ với Tạp chí kiểm sát, Báo bảo vệ pháp luật trong việc cung cấp tin, bài liên quan đến công tác khiếu tố trong ngành kiểm sát để phục vụ công tác tuyên truyền của ngành.
Điều 13: Quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
1. Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ khiếu tố lập chương trình, kế hoạch công tác khiếu tố; hướng dẫn, đôn đốc các Viện kiểm sát nhân dân địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch đó định; trả lời đầy đủ và kịp thời các thỉnh thị của Viện kiểm sát nhân dân địa phương về công tác khiếu tố.
2. Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết đơn của các cơ quan tư pháp.
3. Hướng dẫn việc báo cáo thống kê đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tổ chức rút kinh nghiệm với Viện kiểm sát nhân dân địa phương về công tác nghiệp vụ.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác khiếu tố thuộc thẩm quyền của mình; định kỳ báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ khiếu tố) về công tác này theo Quyết định số 169/2004/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2004 về chế độ thông tin, báo cáo và Quy chế nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Hàng năm, Vụ có kế hoạch kiểm tra nghiệp vụ các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, ngoài ra Vụ có thể tham gia các Đoàn kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Việc kiểm tra được thực hiện theo Quy chế kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trưởng Đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Vụ về kết quả kiểm tra; phải có kết luận kiểm tra báo cáo lãnh đạo Viện, lãnh đạo Vụ và gửi cho đơn vị đó kiểm tra.
Điều 15: Quan hệ với các cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan khác..
1. Vụ trưởng Vụ khiếu tố được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền thường xuyên quan hệ phối hợp công tác với cơ quan tư pháp cùng cấp và cấp dưới, quan hệ với các cơ quan Nhà nước hữu quan: Ban dân nguyện, Vụ pháp luật thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... trong công tác tiếp công dân, quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia xây dựng các văn bản chỉ đạo liên ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
Tham gia với các cơ quan tư pháp cùng cấp trong việc kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp ở các đơn vị tư pháp địa phương.
2. Khi thực hiện chức năng kiểm sát, Vụ khiếu tố có quan hệ với cơ quan tư pháp theo quy định tại Điều 4, khoản 2 Điều 24 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Điều 339 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 404 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 10 Pháp lệnh thi hành án dân sự.
Điều 16: Hiệu lực của Quy chế.
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký Quyết định ban hành. Quy chế này thay thế Quy chế chức trách nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Vụ kiểm sát xét khiếu tố ban hành kèm theo Quyết định số 05/QC-V7 ngày 14/9/1992 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương và Viện kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm thực hiện Quy chế này;
3. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định./.
- 1Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC-V4 năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 336/QĐ-VKSTC năm 2011 sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (V1A) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định số 46/2004/QC-KSTHA về quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 3Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
- 4Nghị quyết 356/2003/NQ-UBTVQH11 về việc phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 6Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
- 7Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 8Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC-V4 năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Quyết định 336/QĐ-VKSTC năm 2011 sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (V1A) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định số 46/2004/QC-KSTHA về quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 21/2005/QĐ-VKSTC-V7 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ khiếu tố do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 21/2005/QĐ-VKSTC-V7
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/01/2005
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Dương Thanh Biểu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2005
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết