Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2084/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 03 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số: 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Nghị định số: 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số: 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số: 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007;

Căn cứ Quyết định số: 975/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm năm 2010 của tỉnh Bắc Kạn;

Căn cứ Quyết định số: 1735/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của UBND tỉnh phê duyệt đề cương Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo Biên bản họp Hội đồng thẩm định ngày 06/9/2011;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số: 530/TTr-SXD ngày 11/10/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng Bắc Kạn.

3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty TNHH tư vấn Kiến trúc Thái Nguyên.

4. Quy mô, phạm vi nghiên cứu:

Hệ thống các đô thị trong tỉnh.

Hệ thống các trung tâm cụm xã và các thị tứ trong tỉnh.

(Riêng đối với các xã sẽ được quan tâm nghiên cứu trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020).

5. Đối tượng quy hoạch: Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp.

6. Mục tiêu quy hoạch:

Xác lập chương trình phát triển hệ thống quản lý nguồn rác thải.

Thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp, tiêu hủy chất thải rắn tại các đô thị, trung tâm cụm xã, thị tứ trên địa bàn tỉnh hợp lý, đồng bộ với các mục tiêu sau:

6.1. Mục tiêu đến năm 2015:

100% địa phương cấp huyện có bãi rác hợp vệ sinh.

85% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

50% lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.

10% bùn bể phốt cho các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

Giảm 40% khối lượng túi ni lon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại.

50% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

80% khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

60% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.

85% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

6.2. Mục tiêu đến năm 2020:

90% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

80% lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.

30% bùn bể phốt cho các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

Giảm 65% khối lượng túi ni lon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại.

80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

90% khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.

100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

7. Nội dung quy hoạch:

7.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom:

TT

Tên địa phương

Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom (tấn/năm)

Khối lượng chất thải rắn nông thôn thu gom (tấn/năm)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2015

Năm 2020

1

Thị xã Bắc Kạn

12.102

18.414

1.144

2.141

2

Huyện Pác Nặm

518

1.848

1.995

3.910

3

Huyện Ba Bể

1.682

4.140

2.853

5.593

4

Huyện Ngân Sơn

2.197

3.406

1.503

2.947

5

Huyện Bạch Thông

892

2.146

1.894

3.712

6

Huyện Chợ Đồn

2.535

5.175

2.798

5.485

7

Huyện Chợ Mới

1.341

2.756

2.280

4.470

8

Huyện Na Rì

1.573

3.184

2.246

4.402

 

Tổng cộng

22.840

41.069

16.713

32.660

7.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom đến năm 2020:

TT

Khu, cụm công nghiệp

Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom xử lý đảm bảo môi trường (tấn/năm)

Sinh hoạt

Tái chế

Trơ

Nguy hại

Tổng cộng

1

CCN Lũng Hoàn, xã Xuất Hóa

296

2.464

164

230

3.154

2

CCN Huyền Tụng, xã Huyền Tụng

321

2.677

178

250

3.427

3

CCN Nghiên Loan

197

1.643

110

153

2.102

4

CCN Chợ Rã (tiểu khu 3)

148

1.232

82

115

1.577

5

 CCN Lủng Điếc, xã Bành Trạch

197

1.643

110

153

2.102

6

 CCN Phúc Lộc, xã Phúc Lộc

148

1.232

82

115

1.577

7

CCN Bản Tặc, xã Đức Vân

148

1.232

82

115

1.577

8

CCN Pù Lùng, xã Trung Hòa

148

1.232

82

115

1.577

9

CCN Bằng Lãng, xã Thượng Quan

99

821

55

77

1.051

10

CCN Cẩm Giàng

493

4.106

274

383

5.256

11

CCN Nam Bằng Lũng

443

3.696

246

345

4.730

12

CCN Ngọc Phái

493

4.106

274

383

5.256

13

CCN Bản Thi

246

2.053

137

192

2.628

14

KCN Thanh Bình

791

6.595

440

615

8.441

15

CCN Côn Minh

148

1.232

82

115

1.577

16

CCN Vằng Mười xã Hảo Nghĩa

148

1.232

82

115

1.577

 

Tổng cộng

4.464

37.196

2.480

3.471

47.609

7.3. Phương thức thu gom, vận chuyển.

7.3.1. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

Tuỳ từng điều kiện cụ thể của các địa phương trong tỉnh, các địa phương có thể lựa chọn một trong các loại hình sau cho phù hợp:

a) Vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ (xe tải nhỏ, xe ép rác) sẽ thu gom chất thải tại các khu vực phát thải và vận chuyển thẳng đến điểm đổ thải cuối cùng.

b) Vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ (xe tải nhỏ, xe ép rác) sẽ thu gom chất thải tại các khu vực tập kết và vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối.

7.3.2. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp (gồm 02 phương thức):

a) Phương thức 1: Các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm thu gom, phân loại và vận chuyển các loại chất thải rắn đến nơi xử lý hoặc thuê khoán các cơ sở tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn và Ban Quản lý khu, cụm công nghiệp.

b) Phương thức 2: Thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp sẽ do đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Hằng năm, các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên cơ sở các yêu cầu về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

7.4. Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.

7.4.1. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp sử dụng các loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn như sau:

a) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: Áp dụng cho các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn. Công nghệ này sẽ xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại và các thành phần bị thải loại bỏ từ các công nghệ xử lý khác (ủ sinh học, đốt, đóng rắn…).

b) Công nghệ ủ sinh học: Áp dụng xử lý các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn của đô thị. Dự kiến loại hình công nghệ này sẽ được đưa vào đầu tư tại các đô thị có khả năng sử dụng sản phẩm sử dụng cho nông nghiệp địa phương như Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì.

c) Công nghệ đốt chất thải có thu hồi năng lượng: Dự kiến loại hình công nghệ này sẽ được đưa vào đầu tư tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn của tỉnh tại xã Huyền Tụng, thị xã Bắn Kạn trong tương lai.

 7.4.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp:

Dự kiến sẽ được đầu tư tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại thị xã Bắc Kạn, các công nghệ chủ yếu gồm:

a) Công nghệ đốt: Xử lý hầu hết các loại chất thải nguy hại.

b) Công nghệ chôn lấp an toàn: Chôn lấp vĩnh viễn chất thải rắn nguy hại sau khi được xử lý sơ bộ bằng cô đặc và đóng rắn.

c) Các công nghệ phụ trợ bao gồm: Phân loại và xử lý cơ học nhằm xử lý sơ bộ và tái chế chất thải rắn. Xử lý hóa - lý giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường và thu hồi, tái chế một số loại chất thải rắn.

7.5. Quy hoạch các khu xử lý.

7.5.1. Khu xử lý chất thải rắn tại thị xã Bắc Kạn: Khu xử lý Khuổi Mật (thôn Khuổi Mật, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn) sẽ phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Dương Phong - Quang Thuận thuộc huyện Bạch Thông và 04 xã ngoại thị, 04 phường nội thị thị xã Bắc Kạn. Ngoài ra còn phục vụ cho Cụm công nghiệp Cẩm Giàng, Nam Bằng Lũng, Bản Thi, Ngọc Phái, Huyền Tụng, Lũng Hoàn và Khu công nghiệp Thanh Bình.

7.5.2. Khu xử lý chất thải rắn tại đô thị các huyện:

a) Khu xử lý Khuổi Ỏ (thôn Khuổi Ỏ, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm) sẽ phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Giáo Hiệu - Nhạn Môn - Xuân La và Bộc Bố.

b) Khu xử lý Lủng Điếc (thôn Lủng Điếc, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể) sẽ phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Phúc Lộc - Nam Mẫu (Khu Du lịch Hồ Ba Bể) - Khang Ninh (TT Đồn Đèn) - Cao Trĩ - Thượng Giáo - Yến Dương - Địa Linh - Hà Hiệu - Bành Trạch - thị trấn Chợ Rã và xã Nghiên Loan thuộc huyện Pác Nặm. Ngoài ra còn phục vụ cho các cụm công nghiệp Nghiên Loan, Phúc Lộc, Chợ Rã, Lủng Điếc.

c) Khu xử lý Đông Piều (thôn Đông Piều, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn) phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Lãng Ngâm - TT Nà Phặc - Thuần Mang - Đức Vân - Bằng Vân - Cốc Đán - Thượng Quan - Vân Tùng. Ngoài ra còn phục vụ cho các Cụm công nghiệp Bản Tặc, Pù Lùng, Bằng Lãng.

d) Khu xử lý Kim Lư (xã Kim Lư, huyện Na Rì) phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Hảo Nghĩa - Hữu Thác - Cư Lễ - Kim Hỷ - Lương Thượng - Lạng San - Lương Thành - Lam Sơn - Kim Lư - Cường Lợi - Lương Hạ - TT Yến Lạc. Ngoài ra còn phục vụ cho các Cụm công nghiệp Vằng Mười, Côn Minh.

e) Khu xử lý Bản Tàn (TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn) phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Nam Cường - Đồng Lạc - Quảng Bạch - Ngọc Phái - Bản Thi - Yên Thịnh - Yên Thượng - Đại Sảo - Đông Viên - Rã Bản - Bình Trung - Nghĩa Tá - Lương Bằng - Bằng Lãng - TT Bằng Lũng. Ngoài ra còn phục vụ cho các Cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng, Ngọc Phái, Bản Thi.

g) Khu xử lý Yên Đĩnh (xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới) phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Thanh Mai - Thanh Vận - Cao Kỳ - TT Sáu Hai (Nông Hạ) - Nông Thịnh - Thanh Bình - Yên Đĩnh - Như Cố - Bình Văn - Yên Cư - Yên Hân - TT Chợ Mới và Khu công nghiệp Thanh Bình.

h) Khu xử lý Khuổi Xỏn (xã Phương Linh, huyện Bạch Thông) phục vụ cho đô thị và các trung tâm cụm xã, thị tứ chạy dọc các trục đường giao thông có bán kính phù hợp thuộc các xã Phương Linh - Lục Bình - Tú Trĩ - Vi Hương - Cẩm Giàng - Quân Bình - Tân Tiến - TT Phủ Thông và các xã Mỹ Phương - Chu Hương thuộc huyện Ba Bể và Cụm công nghiệp Cẩm Giàng.

TT

Các khu xử lý

Cấp độ

Diện tích quy hoạch năm 2020

Công nghệ áp dụng

Nhu cầu diện tích đến năm 2030

1

KXL Khuổi Ỏ xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm

Đô thị

2,4ha

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

5-7ha

2

KXL Lủng Điếc xã Bành Trạch, huyện Ba Bể

Liên đô thị

7ha

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

10-15ha

3

KXL Đông Piều xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn

Liên đô thị

6ha

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

12-15ha

4

KXL Kim Lư xã Kim Lư, huyện Na Rì

Liên đô thị

5ha

- Chôn lấp HVS

10-12 ha

5

KXL Yên Đĩnh, xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới

Liên đô thị

3,5ha

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

7-10ha

6

KXL Khuổi Xỏn, xã Phương Linh, huyện Bạch Thông

Liên đô thị

5ha

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

7-10ha

7

KXL Bản Tàn TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn

Liên đô thị

5ha

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

10-15ha

8

KXL Khuổi Mật, xã Huyền Tụng, TX Bắc Kạn

Vùng tỉnh

20ha

- Chế biến phân vi sinh

- Đốt thu hồi năng lượng

- Chôn lấp HVS

- Tái chế

30-50ha

8. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.

8.1. Phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn.

8.2. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

8.3. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.

8.4. Kết hợp mô hình nhà nước - nhân dân và doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

8.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

8.6. Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về chất thải rắn.

8.7. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và lĩnh vực môi trường đô thị nói chung.

8.8. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.

9. Tiến độ thực hiện.

9.1. Giai đoạn 2010-2015:

a) Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng cho việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; bổ sung, kiện toàn tổ chức các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường tại các huyện, thị xã.

b) Tổ chức các khoá học đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và nhận thức của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn.

c) Hoàn thiện cơ chế chính sách trong đó khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn.

d) Thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại thị xã Bắc Kạn.

e) Đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn liên đô thị và đô thị phục vụ cho công tác xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; Đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại thị xã Bắc Kạn.

g) Đầu tư xây dựng các lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

9.2. Giai đoạn 2016-2020:

a) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Hướng dẫn người dân thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

b) Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các đô thị loại 3, 4. Áp dụng thí điểm phân loại tại nguồn tại các đô thị loại 5 và một số điểm trung tâm cụm xã, thị tứ trên địa bàn tỉnh tiến tới triển khai phân loại tại nguồn trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Đánh giá năng lực của các đơn vị làm công tác xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 2. Phân giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện.

1. Sở Xây dựng:

1.1. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn vùng tỉnh; là đầu mối chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch này đến năm 2020.

1.2. Thẩm định quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch.

1.3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các huyện, thị xã lập danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn (ngân sách, ODA và các nguồn vốn khác) trong đó, tập trung theo hướng xã hội hóa.

1.4. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

1.5. Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND các huyện, thị xã về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

2.1. Chủ trì, phối hợp với Sở ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và danh mục các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh để kêu gọi đầu tư xã hội hoá, tham mưu cho UBND tỉnh theo quy định.

2.2. Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh trong việc đấu thầu hoặc đặt hàng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

2.3. Cân đối, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa địa bàn tỉnh theo quy định.

3. Sở Tài chính:

3.1. Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

3.2. Cân đối, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

4.1. Quản lý nhà nước về môi trường tại các điểm trung chuyển, khu xử lý trên địa bàn tỉnh.

4.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và UBND các huyện, thị xã định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình quản lý chất thải rắn tại các Khu, Cụm công nghiệp và các xí nghiệp riêng lẻ trên địa bàn tỉnh.

4.3. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, định kỳ kiểm tra giám sát việc quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

4.4. Chủ trì chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.

4.5. Chủ trì cùng các ngành thẩm định thành phần và tính chất chất thải rắn có xuất xứ từ nước ngoài nhập khẩu vào tỉnh.

4.6. Hằng năm, lập báo cáo định kỳ, đột xuất tổng hợp tình hình quản lý chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

4.7. Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn UBND các huyện, thị xã về tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn.

5. Sở Y tế:

5.1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh.

5.2. Thường xuyên giám sát tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại có nguồn gốc từ hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Công thương:

6.1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp, thường xuyên giám sát quản lý thành phần chất thải rắn công nghiệp, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong các Khu, Cụm công nghiệp, làng nghề, xí nghiệp riêng lẻ, việc chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

6.2. Hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại có xuất xứ từ sản xuất công nghiệp.

7. Sở Khoa học Công nghệ:

7.1. Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

7.2. Thẩm định các công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh.

7.3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá thành phần, tính chất chất thải rắn có xuất xứ từ nước ngoài nhập khẩu vào tỉnh.

8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp:

8.1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống nhất về quản lý chất thải rắn trong phạm vi mình quản lý.

8.2. Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường, cảnh sát môi trường để thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chất thải rắn tại các Khu, Cụm công nghiệp.

9. UBND các huyện, thị xã:

9.1. Tổ chức, thực hiện công tác quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn trong đó có chất thải rắn.

9.2. Phối hợp với các Sở ngành liên quan lập kế hoạch dự án đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn theo nội dung đã được phê duyệt.

9.3. Xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn mình quản lý, trình Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

9.4. Lập quy hoạch các điểm trung chuyển chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.

10. Đơn vị thu gom:

10.1. Thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn theo các hợp đồng đã ký kết.

10.2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cơ sở thương mại…).

11. Cảnh sát môi trường: Kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường, tiến hành điều tra đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, kiểm định tiêu chuẩn môi trường và thực hiện các công việc khác về bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc các Sở, Ngành có tên tại Điều 2 Quyết định này, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Du

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành

  • Số hiệu: 2084/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/11/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Nguyễn Văn Du
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/11/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản