Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2079/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 15 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 206 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 527/TTr. SNN-KHTC ngày 19 tháng 3 năm 2014 về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 635/SKHĐT-NN ngày 10 tháng 4 năm 2014 về việc góp ý thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên dự án quy hoạch:”Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.

4. Mục tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch:

a) Mục tiêu:

- Làm cơ sở cho việc bố trí, chỉ đạo sản xuất cây trồng, vật nuôi... một cách phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành mục tiêu tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

b) Yêu cầu:

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh; các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của, các đề án phát triển KTXH đã được phê duyệt cũng như các định hướng phát triển Nghệ An.

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

- Xác định hệ thống giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển Nông nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp yêu cầu luận chứng và cần phải lựa chọn được những cây trồng, vật nuôi, những loại sản phẩm, những lĩnh vực then chốt của sản xuất nông nghiệp và điều chỉnh một cách hợp lý về quy mô, về phân bố không gian và phân bố nguồn lực để tạo ra những thay đổi cơ bản cho sản xuất ở từng thời kỳ, từng địa bàn sản xuất.

- Xác định được các chương trình trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên gắn với những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch khả thi có hiệu quả.

5. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: giới hạn trong các lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Thời kỳ: Giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Sản phẩm của dự án quy hoạch:

a) Báo cáo tổng hợp: 40 bộ, lưu tại Sở Nông nghiệp và PTNT 10 bộ, gửi các Sở ngành, địa phương 30 bộ; bao gồm:

- Thuyết minh quy hoạch.

- Các văn bản pháp lý liên quan.

- Tờ trình xin phê duyệt quy hoạch.

b) Bản đồ màu các loại: 04 bộ, tỷ lệ 1/100. 000, bao gồm:

- Bản đồ hiện trạng Nông nghiệp toàn tỉnh đến 2013.

- Bản đồ quy hoạch phát triển Nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2030.

c) File mềm: 01 đĩa CD lưu file dữ liệu bao gồm: Báo cáo Thuyết minh tổng hợp, bảng biểu, báo cáo tóm tắt và bản đồ các loại.

7. Tổng dự toán kinh phí xây dựng quy hoạch: Tạm tính 1. 163. 321. 000 đồng (một tỷ, một trăm sáu mươi ba triệu, ba trăm hai mươi mốt nghìn đồng )

8. Nguồn vốn lập quy hoạch: Ngân sách tỉnh bố trí từ nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch theo kế hoạch hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

9. Tiến độ thực hiện:

- Tháng 02/2014 - 7/2014: Tổ chức điều tra, xây dựng đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí, viết báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, khoanh vẽ hệ thống bản đồ.

- Tháng 8/2014: Tổ chức hội thảo xin ý kiến các cơ quan có liên quan.

- Tháng 10/2014: Thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh (Theo Chương trình công tác năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

(Có Đề cương nhiệm vụ chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 15/5/2014 của UBND tỉnh Nghệ An

A. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Chương trình số 21/CT. TU về việc thực hiện Nghị Quyết TW 7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn của tỉnh Nghệ An;

- Nghị Quyết số 26/NQ. TU ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị TW7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/07/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 5260/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/07/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013 – 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An đã được phê duyệt, hiện đang được điều chỉnh, bổ sung;

- Quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của các huyện, thành, thị đã được phê duyệt;

- Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014.

2. Căn cứ khác

- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội… của tỉnh Nghệ An.

- Căn cứ kết quả điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua.

- Tài liệu bản đồ hiện trạng nông nghiệp toàn tỉnh tỷ lệ 1/100. 000.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH

1. Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được giới hạn trong các lĩnh vực ngành nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thời kỳ: Giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Làm cơ sở cho việc bố trí, chỉ đạo sản xuất cây trồng, vật nuôi... một cách phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành mục tiêu tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

2. Yêu cầu:

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh; các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các đề án phát triển KT–XH đã được phê duyệt cũng như các định hướng phát triển Nghệ An.

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

- Xác định hệ thống giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển Nông nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp yêu cầu luận chứng và cần phải lựa chọn được những cây trồng, vật nuôi, những loại sản phẩm, những lĩnh vực then chốt của sản xuất nông nghiệp và điều chỉnh một cách hợp lý về quy mô, về phân bố không gian và phân bố nguồn lực để tạo ra những thay đổi cơ bản cho sản xuất ở từng thời kỳ, từng địa bàn sản xuất.

- Xác định được các chương trình trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên gắn với những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch khả thi có hiệu quả.

V. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUY HOẠCH

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

3. Cơ quan tư vấn lập quy hoạch: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An

4. Các bước thực hiện:

- Bước 1: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.

- Bước 2: Triển khai nghiên cứu, điều tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp.

- Bước 3: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Phần thứ nhất

KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

I. KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

2. Khí hậu thời tiết

Thu thập phân tích những yếu tố khí hậu thời tiết có tác động mạnh ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống.

3. Địa hình, đất đai

Các dạng địa hình chính, các loại đất chính, đặc điểm của từng loại địa hình, đất đai có ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất.

4. Thủy văn, nguồn nước

Đánh giá về số lượng, chất lượng nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống, khả năng khai thác.

5. Thực trạng môi trường

II. KIỆN KT- XH

1. Dân số lao động

- Dân số, lao động, chất lượng lao động, trình độ dân trí, tập quán sản xuất.

- Phân tầng xã hội: Phân loại hộ.

2. Khái quát chung về tình hình kinh tế của tỉnh.

a) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

b) Tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.

c) Vị trí vai trò của phát triển Nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

III. THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đánh giá tình hình sử dụng đất trong thời gian qua: Cơ cấu các loại đất, khai thác sử dụng có gì hợp lý, chưa hợp lý.

2. Thực trạng phát triển sản xuất

a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

- Tăng trưởng GTSX ngành, nội ngành.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành

- Tổng sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người.

- Giá trị thu nhập/đơn vị diện tích, bình quân thu nhập đầu người.

b) Kết quả phát triển sản xuất qua các thời kỳ: 2005 - 2013

* Sản xuất Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Diện tích - năng suất - sản lượng các cây trồng chính, đánh giá tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, giống và việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất theo các nhóm cây như sau:

+ Cây lương thực: Lúa, ngô.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, mía, vừng, sắn…

+ Cây công nghiệp dài ngày: Chè, cao su, cà phê, …

+ Cây ăn quả: Cam, dứa,...

+ Cây thực phẩm: Rau, đậu đỗ…

+ Cây thức ăn chăn nuôi: Cỏ chăn nuôi bò sữa tập trung.

+ Vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến (Phạm vi, quy mô, năng suất, sản lượng): Vùng nguyên liệu cỏ chăn nuôi bò sữa, vùng nguyên liệu chè, vùng nguyên liệu mía, vùng nguyên liệu sắn, vùng nguyên liệu dứa, Cao su.

+ Tình hình đầu tư (các dự án) đã được đầu tư để phát triển sản xuất thời gian qua.

+ Các hình thức tổ chức quản lý sản xuất, các mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Chăn nuôi: Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi về tăng đàn, chất lượng đàn gia súc, gia cầm: Trâu, bò, lợn, gia cầm và các con đặc sản; phân tích đánh giá biến động tăng giảm.

+ Đánh giá việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lai tạo giống, công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh.

+ Tình hình đầu tư (các dự án) đã được đầu tư để phát triển sản xuất thời gian qua.

+ Các hình thức tổ chức quản lý sản xuất, các mô hình sản xuất có hiệu quả.

* Lâm nghiệp:

- DT, cơ cấu các loại rừng.

- Kết quả trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng trong những năm qua.

- Tình hình đầu tư phục hồi và phát triển rừng.

* Thủy sản: DT – NS – SL nuôi trồng thủy sản.

* Diêm nghiệp

- Diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tình hình thực hiện dự án đồng muối (đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chính sách, đào tạo nghề).

- Đánh giá về khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.

3. Thực trạng phát triển dịch vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn

- Dịch vụ nông nghiệp: Số lượng, tình hình hoạt động của các trạm thú y, trạm vật tư nông nghiệp, khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật trên địa bàn, giống cây trồng, cơ sở bảo quản sau thu hoạch…

- Ngành nghề nông thôn: Số lượng, tình hình hoạt động các ngành nghề chính; chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

4. Thực trạng công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

5. Công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm:

- Công nghiệp chế biến: Các cơ sở chế biến, công suất, sản lượng chế biến, các loại sản phẩm và công nghệ chế biến.

- Tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, giá cả. Những hạn chế, khó khăn trong chế biến tiêu thụ sản phẩm.

6. Tình hình hoạt động, xu thế phát triển của các tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.

- Kinh tế hộ thời kỳ đổi mới.

- Các nông trường, doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn.

- Các hợp tác xã nông nghiệp.

- Kinh tế trang trại.

7. Thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để hình thành các cánh đồng lớn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi ruộng đất:

+ Tổng diện tích được chuyển đổi.

+ Bình quân diện tích/thửa trước và sau chuyển đổi.

+ Diện tích dồn điền đổi thửa trên đất lúa.

+ Diện tích dồn điền đổi thửa trên các loại đất khác.

- Diện tích chuyển mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong thời gian qua.

8. Ảnh hưởng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến vấn đề sản xuất nông nghiệp.

9. Các chính sách đã được áp dụng đối với sản xuất nông nghiệp.

10. Thực trạng về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp:

- Đánh giá thực trạng về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống trạm trại,...

- Đánh giá những hạn chế tồn tại và hiệu quả sử dụng.

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO VÙNG, LÃNH THỔ

- Phân chia các vùng.

- Phân tích tính hợp lý của sự phân bổ.

- Những sản phẩm chính của vùng.

- Đánh giá mặt tích cực và những hạn chế của mỗi vùng.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thành tựu đạt được

2. Tồn tại, hạn chế

3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

4. Bài học kinh nghiệm

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm phát triển

2. Định hướng phát triển

a) Định hướng phát triển chung

b) Định hướng phát triển theo lãnh thổ

- Vùng Tây Bắc: Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong.

+ Phạm vi, quy mô.

+ Định hướng phát triển của vùng.

+ Đánh giá lợi thế phát triển và tồn tại, hạn chế.

- Vùng Tây Nam: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông Tương Dương và Kỳ sơn.

+ Phạm vi, quy mô.

+ Định hướng phát triển của vùng.

+ Đánh giá lợi thế phát triển và tồn tại, hạn chế.

- Vùng Đông Nam: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh, thị xã Cửa Lò.

+ Phạm vi, quy mô.

+ Định hướng phát triển của vùng.

+ Đánh giá lợi thế phát triển và tồn tại, hạn chế.

- Vùng Đông Bắc: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và Đô Lương và Hoàng Mai.

+ Phạm vi, quy mô.

+ Định hướng phát triển của vùng.

+ Đánh giá lợi thế phát triển và tồn tại, hạn chế

3. Mục tiêu phát triển 

a) Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

- Mục tiêu cụ thể

* Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân.

+ Cơ cấu kinh tế ngành, nội ngành.

+ Tổng sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người.

+ Giá trị thu nhập/đơn vị diện tích, bình quân thu nhập đầu người.

+ Nông sản hàng hóa xuất khẩu.

b) Các phương án mục tiêu

- Phương án I (Phương án có tính khả thi cao):

 Lấy mục tiêu phát triển bền vững, tạo lập những tiền đề cơ bản cho Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Phương án II (phương án tăng trưởng cao):

 Phát huy tối đa các nguồn lực, tập trung xây dựng nền tảng của Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

- Lựa chọn phương án phát triển:

Xem xét bối cảnh ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An, cân nhắc 2 phương án đã trình bày, với mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất và chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, với khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giai đoạn tới sẽ chọn 01 phương án để luận chứng cơ cấu ngành, tính toán các chỉ tiêu quy hoạch, và 01 phương án là phương án dự phòng, là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp tỉnh. Trong trường hợp đột phá, thuận lợi cả về kiện tự nhiên -kinh tế xã hội, thu hút đầu tư cho nông nghiệp ở mức cao thì phương án dự phòng có thể sẽ được tính đến.

4. Nhiệm vụ phát triển ngành

a) Bố trí sử dụng đất

Trên cơ sở quỹ đất hiện có, dự báo khả năng phát triển để bố trí quỹ đất cho các ngành, trong đó cần quan tâm cho các ngành sản xuất nông nghiệp.

b) Phát triển các lĩnh vực

* Nông nghiệp

- Trồng trọt

Định hướng phát triển các loại cây trồng chủ lực của tỉnh; đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ( trong đó cần chú ý nêu rõ phạm vi quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao các loại cây đã được phê duyệt: Cây lúa, cây lạc, cây mía)

+ Cây lương thực: Cây lúa, cây ngô.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, mía, vừng, sắn…

+ Cây công nghiệp dài ngày: Cây chè, cây cao su,

+ Cây ăn quả: Cây cam, dứa,...

+ Cây thực phẩm: Rau, đậu đỗ…

+ Cây cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa tập trung.

+ Một số cây khác…

- Chăn nuôi:

+ Định hướng phát triển chăn nuôi.

+ Một số chỉ tiêu chính: Đàn bò, đàn trâu, đàn lợn, đàn gia cầm, chăn nuôi khác…

+ Định hướng quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm.

+ Định hướng phát triển thức ăn chăn nuôi:

+ Thức ăn tinh.

+ Thức ăn thô xanh.

+ Một số giải pháp phát triển chăn nuôi: Công tác quy hoạch; Giải pháp về giống; Đẩy mạnh công tác khuyến nông và chuyển giao thiết bị khoa học kỹ thuật; Nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của ngành chăn nuôi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Giải pháp về thú y, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; Một số giải pháp khác...

* Lâm Nghiệp

- Quy mô, diện tích trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ các loại rừng.

- Phát triển nông – lâm kết hợp, bảo vệ môi trường.

* Thủy sản

- Quy mô diện tích NTTS (Diện tích chuyên canh, bán chuyên canh, nuôi cá lồng bè).

- Sản lượng: Sản lượng nuôi trồng, sản lượng đánh bắt.

* Diêm nghiệp

- Định hướng và mục tiêu phát triển.

- Bố trí quy hoạch sản xuất diêm nghiệp.

- Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng muối, thu nhập của diêm dân, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản phẩm muối, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

c) Phát triển các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

d) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản

- Chế biến đường.

- Chế biến chè.

- Chế biến cao su.

- Chế biến bột sắn.

- Chế biến sữa.

- Chế biến thịt.

- Chế biến nông sản khác.

e) Phát triển dịch vụ nông nghiệp

5. Đề xuất các dự án ưu tiên

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

2. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất

a) Về giống.

b) Về quy trình sản xuất.

c) Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ

d) Về bảo quản chế biến sau thu hoạch.

e) Công tác khuyến nông.

3. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

a) Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b) Tu bổ đê điều phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất.

c) Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

d) Hệ thống các công trình điện phục vụ sản xuất.

e) Đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống các trạm, trại kỹ thuật.

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

5. Giải pháp củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp

6. Giải pháp về cơ chế chính sách

7. Giải pháp tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý nâng cao chất lượng nông sản nâng cao giá trị gia tăng.

8. Giải pháp khuyến khích, thu hút nguồn lực và đầu tư phát triển nông nghiệp

9. Giải pháp về bảo vệ môi trường

10. Tổng hợp và dự báo nguồn vốn đầu tư

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tiến độ thực hiện quy hoạch

2. Phân công tổ chức thực hiện quy hoạch

Phân công, phân nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, nêu rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị trong tổ chức thực hiện quy hoạch; các tổ chức kinh tế,...

Phần thứ ba

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

II. KIẾN NGHỊ

B. SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH

1. Báo cáo tổng hợp: 40 bộ, lưu tại Sở Nông nghiệp & PTNT 10 bộ, gửi các Sở ngành, địa phương 30 bộ. Bao gồm:

- Thuyết minh quy hoạch.

- Các văn bản pháp lý liên quan.

- Tờ trình xin phê duyệt quy hoạch.

2. Bản đồ màu các loại: 04 bộ, tỷ lệ 1/100. 000, bao gồm:

- Bản đồ hiện trạng Nông nghiệp toàn tỉnh đến 2013.

- Bản đồ quy hoạch phát triển Nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2030.

3. File mềm: 01 đĩa CD lưu file dữ liệu bao gồm: Báo cáo Thuyết minh tổng hợp, bảng biểu, báo cáo tóm tắt và bản đồ các loại.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2079/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 2079/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/05/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản