Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2039/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 18 tháng 6 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-TTCP ngày 04/5/2020 của Thanh tra Chính phủ về phê duyệt "Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh năm 2019";
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 36/TTr-STP ngày 08/6/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2039/QĐ- UBND ngày 18/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường xây dựng, hoài thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế - xã hội để nâng cao hiệu quả công tác PCTN của các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trách nhiệm của xã hội trong công tác đấu tranh PCTN và tiêu cực.
- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác PCTN gắn với hoạt động quản lý nhà nước về PCTN; phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vụ lợi, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tỉnh, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật ngành và kiểm tra việc thực hiện tại các cơ quan và địa phương.
- Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động thực hiện rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong lĩnh vực quản lý; hoàn thiện các quy chế, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, triển khai đầy đủ các quy định của pháp luật về PCTN; thực hiện đồng bộ các quy định về phòng ngừa tham nhũng; tăng cường công tác phát hiện, kịp thời xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác PCTN của cơ quan, đơn vị, địa phương mình có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó phải xác định rõ nội dung, yêu cầu, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện cụ thể.
2. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các địa phương thường xuyên thực hiện công tác rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý, khắc phục kịp thời những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân và doanh nghiệp; khi tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện rà soát, đánh giá nội dung quy phạm quy định về phòng chống tham nhũng trong văn bản, kiên quyết loại bỏ tình trạng lợi ích nhóm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCTN được đăng tải kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương, để người dân thuận tiện tiếp cận, tra cứu và giám sát. Tại cơ quan Thanh tra tỉnh, tiếp tục duy trì số điện thoại đường dây nóng và hộp thư điện tử. Tại Phòng Thanh tra trực thuộc UBND cấp huyện công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử phục vụ cho việc nắm bắt kịp thời thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và công tác PCTN.
5. Thực hiện nghiêm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng làm rõ loại thông tin phải chủ động công bố, công khai; phương thức, phạm vi, thời gian công bố, công khai. Thực hiện nghiêm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, kiểm soát biến động tài sản, thu nhập.
6. Thực hiện rà soát để hoàn thiện thể chế, chính sách về PCTN; rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra; tổng kết đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN.
7. Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực cho các cơ quan chức năng phòng chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo; thu thập, xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng, đặc biệt là tố cáo, phản ánh trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, người làm chứng theo quy định. Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động kiểm tra của Đảng, Thanh tra của Nhà nước. Tăng cường thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng. Tập trung xác minh, điều tra làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm minh vụ việc, vụ án tham nhũng...
8. Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, Thanh tra nhân dân, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc nâng cao hiểu biết nhận thức, phát hiện, đấu tranh với tham nhũng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp thực hiện thẩm định, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái pháp luật, văn bản mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, hết hiệu lực để góp phần hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh hàng năm theo Bộ chỉ số do Thanh tra Chính phủ ban hành; cập nhật các văn bản liên quan đến kê khai tài sản, thu nhập, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập. Tham mưu UBND tỉnh tổng kết, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020 khi có hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
3. Sở Nội vụ tiếp tục rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh qua Thanh tra tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng các cơ quan Báo chí, Phát thanh, Truyền hình tăng cường tuyên truyền đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, kết quả công tác PCTN nhất là những thông tin được dư luận đặc biệt quan tâm. Hướng dẫn các cơ quan Báo chí, Phát thanh, Truyền hình thực hiện việc phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan chức năng để phục vụ việc xem xét, xử lý vụ việc tham nhũng mà báo chí đã phát hiện, đăng tải, đồng thời bảo đảm cơ chế bảo vệ nguồn tin, bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh qua Thanh tra tỉnh.
5. Thủ trưởng, các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - 4 xã hội, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cấp phép đầu tư; đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục; y tế; tài chính để tham 8 mưu sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh qua Sở Tư pháp.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
- 1Quyết định 152/2003/QĐ-UB về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 1020/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực khiếu nại; tố cáo; tiếp công dân; xử lý đơn thư; phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 25/2019/QĐ-UBND về Quy chế công khai kết luận, kết quả xử lý vụ việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng trên Cổng/Trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin truyền thông của tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 5Kế hoạch 3257/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 99/NQ-CP và Chương trình 42-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW “về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Luật thanh tra 2010
- 2Quyết định 152/2003/QĐ-UB về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 4Luật Tố cáo 2018
- 5Quyết định 1020/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực khiếu nại; tố cáo; tiếp công dân; xử lý đơn thư; phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
- 7Quyết định 25/2019/QĐ-UBND về Quy chế công khai kết luận, kết quả xử lý vụ việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng trên Cổng/Trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin truyền thông của tỉnh Kon Tum
- 8Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 9Quyết định 312/QĐ-TTCP năm 2020 về phê duyệt "Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh năm 2019" do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 3257/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 99/NQ-CP và Chương trình 42-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW “về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định 2039/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 2039/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/06/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Bùi Văn Khắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra