Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2038/2004/QĐ-UB-NV | Long Xuyên, ngày 01 tháng 10 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-UB-NV ngày 07/6/2004 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuyển đổi Trung tâm Xúc tiến Thương mại trực thuộc Sở Thương mại và du lịch tỉnh thành Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Đầu tư trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Đầu tư tỉnh An Giang và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh An Giang.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Những quy định trước đây có nội dung trái với quy định trong Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Nơi nhận : | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI - DU LỊCH - ĐẦU TƯ TỈNH AN GIANG
( Ban hành kèm theo Quyết định số:2038 /2004/ QĐ-UB-NV ngày 01 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh)
-----------------------
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch - Đầu tư tỉnh An Giang ( sau đây viết tắt là TT. XTTM-DL-ĐT tỉnh) được thành lập theo Quyết định số 972/QĐ-UB-NV ngày 07 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh An Giang, là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang.
Đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh khi có yêu cầu.
Trung tâm XTTM-DL-ĐT là cơ quan thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về các nội dung thuộc các lĩnh vực nhằm phát triển thương mại - du lịch và đầu tư của tỉnh; giúp UBND tỉnh tập hợp theo dõi và cập nhật tình hình và tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội, nhu cầu đầu tư phát triển thương mại và du lịch. Làm đầu mối phối hợp với UBND huyện, thị, thành phố, sở ngành, ban quản lý trên địa bàn tỉnh để quan hệ giới thiệu, giao dịch, xúc tiến đến các đối tác thu hút đầu tư, mua bán trong và ngoài nước; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ nhân lực cho các lĩnh vực có liên quan.
- Về xúc tiến thương mại: Căn cứ vào chiến lược phát triển thị trường của tỉnh đến năm 2020; Điều 7 của QĐ số 1116/2000-QĐ-BTM ngày 10 tháng 8 năm 2000 của Bộ Thương Mại, các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển thương mại.
Nghiên cứu mở thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở nắm thông tin thị trường, cung cấp, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tiếp thị sản phẩm, hàng hóa, mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, lập mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa mở thị trường nội địa và ở nước ngoài .
Thực hiện và cung ứng các dịch vụ xúc tiến thương mại như hội chợ, quảng cáo thương mại, triển lãm, trưng bày, tham quan khảo sát, mở thị trường, tập huấn, hội thảo...
- Về lĩnh vực du lịch: Xác định năng lực về du lịch của tỉnh phù hợp mục tiêu để tham gia chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch, dự án đầu tư Phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê kông của Tổng cục Du lịch.Tập trung công tác xúc tiến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh, du lịch trên cơ sở thực hiện quy hoạch chung, kết hợp giới thiệu, hợp tác khai thác các lợi thế của các lễ hội văn hóa, các di tích, tiềm năng thiên nhiên để tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng, bền vững đồng thời với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa dân tộc; bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.
- Về lĩnh vực đầu tư: Cập nhật thông tin về nhu cầu đầu tư trong tỉnh về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... ( ngoại trừ các khu công nghiệp; khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên và Vĩnh Xương ); tìm kiếm các thông tin về các nhà đầu tư, làm đầu mối cung cấp, quảng bá, mời gọi, kết nối các đối tác trong và ngoài nước.
- Tổ chức khảo sát nắm thông tin về năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và địa phương trong tỉnh, nhu cầu tiêu thụ, chất lượng sản phẩm và thông tin cung cầu của thị trường trong và ngoài nước để tiếp thị, tư vấn, giới thiệu, mời gọi đối tác thương mại.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại như tham quan khảo sát, nghiên cứu thị trường, hội chợ, triển lãm, hội thảo, tập huấn...
- Thực hiện các công việc do UBND tỉnh ủy quyền và tham gia các hoạt động do Cục xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại - công nghiệp Việt Nam, các đơn vị bạn, các tổ chức thương mại - du lịch - đầu tư trong và ngoài nước có liên quan.
- Đại diện giao dịch, giới thiệu, tư vấn, mời gọi đầu tư các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ ngành, địa phương trong tỉnh, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước, thu thập và truyền tải các thông tin quãng bá thương mại, du lịch và các chính sách chủ trương ưu đãi đầu tư của tỉnh.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn có thu trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư .
- Thực hiện một cửa về các thủ tục đầu tư có liên quan đến các ngành, các cấp trong tỉnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thỉnh thị theo quy chế của cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC - BỘ MÁY
Điều 4: Ban Giám đốc gồm: Giám Đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm.
Các Phó giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm và Giám đốc Sở Nội vụ.
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, bộ máy của TT.XTTM-DL-ĐT được tổ chức như sau:
- Phòng hành chính - tổ chức.
- Phòng thông tin tổng hợp.
- Phòng Xúc tiến thương mại & du lịch.
- Phòng xúc tiến đầu tư.
2. Biên chế của TT.XTTM-DL-ĐT tỉnh được bố trí theo tiêu chuẩn chức danh chức trách của UBND tỉnh giao, nằm trong tổng biên chế của tỉnh.
3. Các phòng trực thuộc TT.XTTM-DL-ĐT thực hiện công tác theo chức năng nhiệm vụ do Giám đốc phân công theo quy chế nầy.
4. Trưởng phòng do Giám đốc TT bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi đã thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ.
5. Phó phòng do Giám đốc bổ nhiệm, miển nhiệm.
Điều 6: Chức năng nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Tổ chức.
1. Quản lý hành chính quản trị cơ quan về tài sản, tài vụ:
- Phục vụ điều kiện, phương tiện trang thiết bị làm việc; bảo quản tài sản; trật tự, an toàn và vệ sinh của Trung tâm.
- Lập dự toán kinh phí hoạt động của Trung tâm trình phê duyệt và thực hiện kế toán kinh phí và báo cáo tài chính cơ quan theo đúng nguyên tắc tài chính.
2. Quản lý văn thư hành chính :
- Thực hiện việc theo dõi công văn đi, đến; lập biên bản, biên tập in ấn các văn bản tài liệu của cơ quan; lưu trữ văn bản theo đúng quy định và thể lệ văn thư.
- Phối họp với các Phòng chuyên môn chuẩn bị các báo cáo, kế hoạch, chương trình làm việc của cơ quan.
- Cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời chính xác các yêu cầu văn thư phục vụ lãnh đạo và các hoạt động chuyên môn.
3. Quản lý biên chế tổ chức cơ quan:
- Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý nhân sự theo phân công của Giám đốc theo đúng chính sách và nguyên tắc tổ chức cán bộ của Đảng và nhà nước.
- Thực hiện các chế độ chính sách và thi đua khen thưởng cho cán bộ viªn, chức lao động của cơ quan theo quy định.
Điều 7: Chức năng nhiệm vụ Phòng thông tin tổng hợp.
- Phụ trách công tác nắm và xử lý thông tin, thống kê, cập nhật dữ liệu về các nội dung có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm trong và ngoài tỉnh, tăng cường khai thác thông tin quảng bá, phòng trưng bày.
- Tham mưu với Ban Giám đốc về việc tổ chức thực hiện tờ tin, trang web, phụ trách phòng trưng bày của Trung tâm giới thiệu mẫu sản phẩm và các Dự án đầu tư...
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ biên tập, cộng tác tin bài với các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, với trang web của tỉnh và với các cơ quan trung ương có liên quan; để thông tin kịp thời tình hình kêu gọi đầu tư, giới thiệu cung cấp năng lực sản phẩm... của tỉnh với bên ngoài.
Điều 8: Chức năng nhiệm vụ của Phòng xúc tiến thương mại và du lịch.
- Về xúc tiến thương mại:
+ Tham mưu Ban Giám Đốc về công tác Xúc tiến thương mại.
+ Thiết lập mối quan hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nắm tình hình, năng lực, yêu cầu tiêu thụ hàng hóa...Đồng thời với hoạt động nắm thông tin thị trường trong và ngoài nước, xử lý thông tin, cung cấp và tư vấn kịp thời những vấn đề có liên quan đến thị trường.
+ Hợp tác, hỗ trợ, tổ chức các hoạt động hội chợ, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng nhân lực về thương mại, triển lãm, chào hàng, ký gửi hàng mẫu, tư vấn mở văn phòng đại diện, chi nhánh thương mại...
+ Liên hệ chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, các tỉnh bạn, nhất là các doanh nghiệp, tổ chức ở thành phố HCM để trao đổi thông tin và hợp tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước...
+ Phối hợp và tổ chức các đoàn nghiên cứu thị trường trong, ngoài nước.
- Về xúc tiến du lịch:
+ Khảo sát nắm thông tin về hoạt động, tiềm năng phát triển du lịch của các huyện thị thành phố trong tỉnh, nhu cầu đầu tư để phổ biến thông tin, giới thiệu danh mục, cơ hội, đầu tư du lịch của tỉnh đến đối tác.
+ Là đầu mối liên hệ với các doanh nghiệp du lịch ngoài tỉnh với các doanh nghiệp trong tỉnh kết nối các tour lữ hành đến tỉnh nhằm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ du lịch, giới thiệu các sản phẩm du lịch của tỉnh.
+ Phối hợp các trường nghiệp vụ du lịch tổ chức các loại lớp bồi dưỡng tập huấn về kiến thức cơ bản trong nghiệp vụ thích hợp đối với các dịch vụ phục vụ du lịch cho các đối tượng trực tiếp hoạt động kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng môi trường văn hóa du lịch.
Điều 9: Chức năng nhiệm vụ của Phòng xúc tiến đầu tư.
- Khảo sát nắm hiện trạng và cập nhật các thông tin về nhu cầu, các dự án đầu tư của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; làm cầu nối giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; thực hiện các dịch vụ xúc tiến thủ tục đầu tư.
- Nắm thông tin từ nhiều nguồn trong và ngoài nước quan hệ với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư, liên kết giới thiệu các dự án có liên quan của tỉnh để mời gọi đầu tư.
- Quan hệ với các Sở ngành có liên quan thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư đối với các đối tác.
- Tham mưu Ban Giám đốc TT kế hoạch tổ chức thực hiện công việc xúc tiến đầu tư bằng kế hoạch, báo cáo, thỉnh thị.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 10: Chế độ làm việc của Ban giám đốc.
- Giám đốc:
+ Tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trung tâm theo chế độ thủ trưởng và chức trách được phân công.
+ Tổ chức tạo điều kiện tốt để thực hiện công tác thi đua, quy chế dân chủ ở cơ quan, gương mẫu thực hiện phê bình tự phê bình, lắng nghe ý kiến đóng góp của của cán bộ nhân viên cơ quan.
+ Có trách nhiệm ngăn ngừa tiêu cực, thực hiện nghiêm túc quy chế cơ quan, tạo điều kiện tốt cho hoạt động đoàn thể cơ quan.
+ Quyết định các vấn đề đột xuất thuộc thẩm quyền, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
- Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ ở các lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Gíám đốc. Thay mặt Giám đốc khi Giám đốc đi vắng hoặc được ủy quyền.
Điều 11: Chế độ làm việc của các phòng thuộc TT. XTTM-DL-ĐT.
Các Phòng làm chức năng tham mưu nghiệp vụ cho Ban giám đốc, thực hiện công việc do Ban giám đốc phân công.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng:
- Thực hiện chế độ thủ trưởng về chuyên môn nghiệp vụ của phòng; nhận sự phân công của Ban giám đốc, phân phối giao việc và trực tiếp kiểm tra các nhân viên thực hiện, chịu trách nhiệm trước Bam giám đốc.
- Khi được Giám đốc ủy quyền, trưởng phòng thay mặt Ban giám đốc truyền đạt, giao dịch và tham gia hội họp, sau đó phải báo cáo lại cho Ban giám đốc bằng văn bản.
- Có trách nhiệm chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, xây dựng tập thể lao động đoàn kết, thi đua, cộng tác và hổ trợ nhau trong chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện quy chế dân chủ; kịp thời phản ảnh đến Ban giám đốc những biểu hiện không bình thường, vướng mắc trong công tác và nhân sự, tư tưởng đời sống của đội ngũ.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của các Phó trưởng phòng:
Là người giúp việc cho trưởng phòng; thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm với cộng việc đó.
- Công văn đi: Phòng Hành chính tổ chức in ấn ghi số đóng dấu và phát hành toàn bộ các văn bản hành chính và các công văn chuyên môn do các phòng nghiệp vụ biên soạn và được Ban giám đốc thông qua.
Công văn đi được lưu tại Phòng hành chính tổ chức, có sổ theo dõi và lưu trử theo quy định.Các phòng nghiệp vụ lưu các văn bản có liên quan.
- Công văn đến: Phòng hành chính tổ chức tiếp nhận công văn, đóng dấu, ghi số và ngày tháng, vào sổ Công văn đến, phân loại và trình xem. Thư hoặc công văn ghi đích danh thì chuyển tới đối tượng.
- Trưởng phòng Hành chính tổ chức: phân loại công văn và trình Giám đốc để xử lý; sau đó chuyển công văn và theo dõi việc thực hiện nội dung lệnh phê của lãnh đạo.Trường hợp có công văn khẩn, bộ phận văn thư phải báo đến đối tượng hoặc trình lãnh đạo xử lý kịp thời.
- Khi Giám đốc vắng mặt, việc xử lý công văn được giao cho Phó giám đốc, và Phó giám đốc phải báo cáo lại Giám đốc những nội dung đã xữ lý.
Điều 13: Thẩm quyền ký văn bản.
- Giám đốc có thẩm quyền ký toàn bộ các văn bản của Trung tâm theo quy định nhà nước.
- Phó giám đốc ký theo thẩm quyền được phân công.
- Các văn bản trước khi trình lãnh đạo phải có chữ ký tắt của Trưởng phòng hoặc chuyên viên thực hiện.
- Trưởng phòng Hành chính tổ chức được thừa lệnh Giám đốc ký công lệnh, công văn nội bộ, bản sao, các văn bản theo phân công của Giám đốc.
- Các Trưởng phòng được ký những văn bản theo phân công ủy quyền của Giám đốc.
Điều 14: Chế độ giải quyết công việc.
- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Đầu tư tỉnh giải quyết công việc chung để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo điều 2 của quy chế này.
- Phó Giám đốc được Giám đốc phân công giải quyết các công việc liên quan đến các lĩnh vực mình phụ trách và những công việc cụ thể khác khi cần thiết được Giám đốc ủy quyền, trường hợp đột xuất Giám đốc vắng mặt không thể xin ý kiến mà không thể chờ thì Phó Giám đốc giải quyết và phải báo cáo lại Giám đốc.
- Các Trưởng phòng được Giám đốc phân công giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ của mình phụ trách và những việc cụ thể khác. Đồng thời phân công và theo dõi việc tổ chức thực hiện công việc của cơ quan cho cán bộ, viên chức thuộc quyền.
- Khi được Giám đốc Trung tâm giao xây dựng hoặc đề xuất một vấn đề, Phó Giám đốc, Trưởng phòng chuẩn bị nội dung trình bày bằng văn bản. Nếu liên quan đến phòng nghiệp vụ khác thì tự liên hệ để có ý kiến thống nhất trước, nếu có ý kiến khác nhau thì báo cáo cho Giám đốc xử lý.
Điều 15: Chế độ báo cáo
- Báo cáo tuần gửi về Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực UBND tỉnh vào ngày thứ sáu mỗi tuần. Báo cáo tháng vào ngày 20 của tháng. Đối với báo cáo quý I là ngày 15/3, báo cáo 6 tháng đầu năm là ngày 15/6, báo cáo quý III là ngày 15/9, báo cáo năm là ngày 10/12.
- Các báo cáo chuyên đề và đột xuất do lãnh đạo Trung tâm phân công, các Trưởng phòng chịu trách nhiệm soạn thảo, thông qua.
Điều 16: Chế độ làm việc và hội họp
- Cán bộ, nhân viên thực hiện chế độ làm việc theo quy định hiện hành.
- Thứ hai hàng tuần, lãnh đạo Trung tâm họp giao ban cùng các Trưởng phòng để kiểm điểm công tác tuần, giải quyết các vướng mắc trong công việc và triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Cuối mỗi tháng họp toàn cơ quan đánh giá hoạt động trong tháng và đề ra kế hoạch tháng tới.
- Trưởng phòng lập kế hoạch công tác tuần, công tác tháng của bộ phận mình báo cáo lãnh đạo Trung tâm vào sáng thứ năm hàng tuần và tuần cuối của mỗi tháng.Trưởng phòng Hành chánh - Tổ chức xếp lịch công tác của lãnh đạo Trung tâm.
- Các phòng chủ động sắp xếp thời gian họp và hội ý để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả công tác của đơn vị.
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 17: Trung tâm XTTM-DL-ĐT tỉnh trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh An Giang, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được UBND tỉnh quy định tại Điều 1 và 2 của quy chế này.
Điểu 18: Đối với các Bộ, ngành TW, có liên quan, TT. XTTM–DL–ĐT có trách nhiệm giữ vững mối quan hệ thường xuyên, thực hiện chế độ thông tin hai chiều, chế độ báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.
Điều 19: Đối với các Sở, Ban , Ngành tỉnh
- Trung tâm XTTM–DL-ĐT tỉnh phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành liên quan để thực hiện các yêu cầu nguyên tắc thủ tục về quản lý nhà nước, quản lý kỹ thuật, theo quy định chuyên ngành bảo đảm Trung tâm XTTM–DL–ĐT tỉnh hoạt động đạt hiệu quả đúng nguyên tắc.
- Trong quá trình phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, TT. XTTM–DL–ĐT tỉnh chủ động bàn bạc, trao đổi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ phối hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung, khi gặp khó khăn, bàn bạc hỗ trợ nhau cùng nhau giải quyết. Những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc chưa thống nhất, hai (hoặc các bên) cùng báo cáo UBND tỉnh giải quyết.
- Trung tâm XTTM-DL-ĐT là đơn vị sự nghiệp có thu, được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được thu các loại phí, lệ phí, dịch vụ, khai thác, kinh doanh trong thẩm quyền ... để bù đắp một phần chi phí theo quy định của Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
- Được vay vốn tại các ngân hàng, quỹ tín dụng trong và ngoài nước thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ theo ủy quyền của UBND tỉnh.
Các nguồn thu của Trung tâm :
- Ngân sách nhà nước cấp
- Các nguồn thu phí, lệ phí, thu dịch vụ....
- Các chi phí được trích trong quá trình thực hiện các hoạt động được phép thu.
- Các khoản thu khác.
Nội dung sử dụng các khoản thu :
- Chi phí hoạt động của Trung tâm, chi phí bộ máy tổ chức thu phí, lệ phí, dịch vụ...
- Chi thanh toán các đơn vị tư vấn, cộng tác.
- Chi khác.
3. Hàng năm Trung tâm lập kế hoạch thu, chi tài chánh thông qua Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt. Hàng quý, năm Trung tâm quyết toán chi phí quản lý với Sở Tài chánh.
4. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm XTTM–DL–ĐT tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước (nếu có).
CHƯƠNG VI
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, VIỀN CHỨC
Điều 21 : Nghĩa vụ của cán bộ, viên chức TT. XTTM–DL–ĐT tỉnh
Cán bộ, viên chức có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ của mình, quy định tại điều 6, 7 và 8 chương II Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/2/1998
Điều 22 : Quyền lợi của cán bộ, viên chức TT. XTTM-DL-ĐT tỉnh
Cán bộ, viên chức có các quyền lợi quy định tại các Điều 9,10,11,12,13 và 14 chương II Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/2/1998
Điều 23: Những điều cán bộ, viên chức không được làm
Cán bộ, viên chức không được làm những việc quy định tại điều 15,16 và 18 chưong II Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/2/1998 và điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/4/2000.
Điều 24: Việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức, chế độ nghỉ việc đối với cán bộ, viên chức, việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với viên chức, việc khen thưởng đối với viên chức thực hiện theo quy định tại các Nghị định số 116/2003/NĐ.CP ngày 10/10/2003, Nghị định số 96/1998/NĐ.CP, 97/1998/NĐ.CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ.
Điều 25: Đánh giá cán bộ, viên chức
- Hàng năm tổ chức đánh giá cán bộ, viên chức gồm các nội dung sau:
+ Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước;
+ Kết quả công tác;
+ Tinh thần kỷ luật;
+ Tinh thần phối hợp trong công tác;
+ Tính trung thực trong công tác;
+ Lối sống đạo đức;
+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ;
+ Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân.
- Căn cứ để đánh giá cán bộ, viên chức áp dụng theo Điều 2 Qui chế đánh giá viên chức hàng năm theo Quyết định 11/1998/TC.CP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).
- Kết quả đánh giá cán bộ, viên chức là cơ sở đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, khen thưởng và đề nghị khen thưởng hàng năm.
THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ
Điều 26: Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan
Giám đốc trung tâm XTTM–DL–ĐT tỉnh có trách nhiệm thực hiện dân chủ trong cơ quan theo quy định từ Điều 4 đến Điều 11 và đảm bảo dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức được quy định từ Điều 22 đến Điều 34 trong bản Quy chế được ban hành theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.
Điều 27: Trách nhiệm của cán bộ, viên chức
Cán bộ, viên chức trong cơ quan có trách nhiệm thực hiện dân chủ theo quy định tại Điều 12,13 và 14 trong bản quy chế được ban hành theo Nghị định 71/1998/NĐ.CP ngày 08/9/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
Điều 28: Những điều cán bộ, viên chức phải được biết
Thực hiện theo quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ.CP ngày 08/9/1998/NĐ.CP của Chính phủ, nhưng việc phải công khai cho cán bộ, viên chức được biết như sau:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quí của cơ quan;
3. Kinh phí hoạt động hàng năm bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp, các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan.
4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, viên chức.
5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận.
6. Kết quả giải quyết khíêu nại tố cáo trong cơ quan.
7. Nội qui, qui chế trong cơ quan.
Các hình thức công khai bao gồm :
8. Niêm yết tại cơ quan.
9. Thông báo tại Hội nghị cán bộ, viên chức cơ quan.
10. Thông báo bằng văn bản gửi toàn bộ cán bộ, viên chức.
11. Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, viên chức làm việc trong các bộ phận đó.
12. Thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, BCH công đoàn cơ quan.
Điều 29: Những việc cán bộ, viên chức tham gia ý kiến, thủ trưởng cơ quan quyết định
Thực hiện theo các Điều 17, 18, 19 của bản Quy chế được ban hành theo nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ.
Điều 30: Những việc cán bộ, viên chức giám sát, kiểm tra
Thực hiện theo hướng dẫn tại các Điều 20 và 21 của bản Qui chế được ban hành theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 31 : Căn cứ vào qui chế này, Giám đốc Trung tâm bố trí phân công cán bộ, viên chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo phát huy hiệu quả công tác.
Cá nhân, tập thể Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định tại Điều 26 của Qui chế này sẽ được xem xét khen thưởng ( kể cả khen thưởng đột xuất khi có thành tích đặc biệt ). Người vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xữ lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại vật chất phải có trách nhiệm bồi thường theo theo quy định tại Điều 25 của Quy chế
Điều 32 : Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đều phải được UBND tỉnh ký phê duyệt, ban hành mới có hiệu lực thi hành.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đã ký
Nguyễn Văn Đảm
- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 3Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
- 4Nghị định 96/1998/NĐ-CP về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức
- 5Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 6Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
Quyết định 2038/2004/QĐ-UB-NV ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch - Đầu tư tỉnh An Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 2038/2004/QĐ-UB-NV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/10/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Đảm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra