- 1Chỉ thị 30/2005/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2005/QĐ-BNN về Quy trình kiểm soát giết mổ động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 06/2007/CT-TTg triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 6Luật an toàn thực phẩm 2010
- 7Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- 9Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 10Quyết định 1267/QĐ-BNN-TY năm 2014 phê duyệt Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2014 - 2020” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2037/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 20 tháng 07 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Luật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Chỉ thị 30/2005/CT-TTg, ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN, ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
Căn cứ Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1267/QĐ-BNN-TY ngày 10/06/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2014 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2124/TTr-SNN ngày 03/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với nội dung chính như sau:
I. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu quy hoạch
1. Quan điểm.
- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, đất đai, thành tựu phát triển chăn nuôi trong những năm qua. Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi trang trại trên các khu vực đã được quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung; kết hợp hài hòa giữa tăng quy mô đàn với nâng cao trình độ chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh và xử lý tốt chất thải chăn nuôi, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật; đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ được xây dựng theo quy hoạch.
- Khuyến khích thành lập các hợp tác xã hoặc thành lập công ty giết mổ tập trung. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để chủ cơ sở sang nhượng mặt bằng, tổ chức sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở tự đầu tư cơ sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh giết mổ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là quy hoạch các chợ đầu mối tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, kết nối sản xuất, lưu thông, tiêu dùng theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.
- Quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ lồng ghép với các chương trình, đề án liên quan (chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ) tạo động lực cho phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
- Trên cơ sở các điểm quy hoạch cũ đã xây dựng, nhu cầu giết mổ hiện tại trên địa bàn, lựa chọn các điểm quy hoạch có khả năng kết nối tốt với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
- Loại bỏ các điểm quy hoạch giết mổ tập trung không thuận lợi trong việc kết nối với vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; có cự ly đến các điểm quy hoạch giết mổ khác nhỏ hơn 10 km.
2. Mục tiêu
- Xây dựng quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung địa điểm xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đáp ứng các điều kiện theo quy định và phù hợp với thực tiễn; đồng thời tạo điều kiện, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ trên địa bàn.
- Xóa bỏ, di dời các điểm giết mổ nhỏ lẻ không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, sắp xếp vào cơ sở giết mổ tập trung và vệ tinh.
- Kết nối các vùng nguyên liệu, giết mổ và thị trường tiêu thụ (theo chuỗi), bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu thực phẩm an toàn cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đảm bảo về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Tranh thủ được nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án; tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm.
- Tại các địa bàn vùng sâu, xa cơ sở giết mổ tập trung, bố trí các điểm giết mổ vệ tinh có quy mô nhỏ, nhưng phải đảm bảo khoảng cách theo quy định
3. Yêu cầu Quy hoạch
a) Về quy hoạch.
- Quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và quản lý theo chuỗi sản phẩm.
- Quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, trong đó xác định rõ lộ trình và giải pháp phù hợp để sắp xếp, xử lý có hiệu quả tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, giết mổ trái phép. Phù hợp với khả năng tổ chức thực hiện và đầu tư hỗ trợ của các địa phương;
- Quy hoạch phải phát huy tối đa công suất của các cơ sở giết mổ, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế của chủ đầu tư.
- Bảo đảm cung cấp đủ thực phẩm an toàn theo nhu cầu người tiêu dùng trong nước và hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu trong thời gian tới.
- Tất cả động vật và sản phẩm động vật phải được kiểm soát chặt chẽ. Kết nối được toàn bộ các công đoạn sản xuất trong chuỗi thực phẩm an toàn.
- Vị trí bố trí phải tuân thủ theo đúng các quy định tại Quyết định 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai; các cơ sở phải thực hiện giết mổ trên dây chuyền treo (bắt buộc); đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Về khoảng cách.
- Khoảng cách giữa các cơ sở giết mổ tập trung (theo đường giao thông) cách xa nhau trên 10 km.
- Khoảng cách giữa các điểm giết mổ vệ tinh đến điểm tập trung và vệ tinh khác phải bảo đảm trên 15 km.
c) Về quy mô.
- Địa điểm quy hoạch cơ sở giết mổ phải có diện tích phù hợp với quy mô, công suất giết mổ và có khả năng mở rộng (cơ sở tập trung trên 10.000 m2, vệ tinh trên 2.000m2).
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có quy mô thiết kế: giết mổ heo từ 100 con/ngày; giết mổ gia cầm từ 3.000 con/ngày và giết mổ trâu, bò từ 10 con/ngày trở lên.
- Điểm giết mổ gia súc, gia cầm vệ tinh có quy mô thiết kế: giết mổ heo dưới 100 con/ngày, giết mổ gia cầm dưới 3.000 con/ngày, giết mổ trâu bò dưới 10 con/ngày.
- Đối với các cơ sở giết mổ vừa gia súc, vừa gia cầm: căn cứ hệ số quy đổi 01 con trâu bò tương ứng 10 con heo hoặc 300 con gia cầm để xác định.
d) Về hoạt động.
- Bảo đảm cung cấp đủ thực phẩm an toàn theo nhu cầu người tiêu dùng trong nước và hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu trong thời gian tới.
- Tất cả động vật và sản phẩm động vật phải được kiểm soát chặt chẽ.
- Kết nối được toàn bộ các công đoạn sản xuất trong chuỗi thực phẩm an toàn.
1. Xóa bỏ các cơ sở, điểm giết mổ theo quy hoạch cũ.
Xóa bỏ 20 điểm giết mổ tập trung sau đây:
- Huyện Định Quán: Phú Ngọc, Phú Túc.
- Huyện Thống Nhất: Quang Trung, Hưng Lộc .
- Thị xã Long Khánh: Xuân Lập, Bình Lộc, Xuân Tân.
- Huyện Xuân Lộc: Xuân Định, Xuân Bắc, Suối Cao, Xuân Hiệp.
- Huyện Cẩm Mỹ: Sông Nhạn, Xuân Bảo, Xuân Đông, Xuân Tây.
- Huyện Tân Phú: Phú Cường, Phú Lộc, Phú Lập.
- Huyện Long Thành: Long Phước.
- Huyện Vĩnh Cửu: Tân An
2. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cơ sở giết mổ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Danh sách các cơ sở giết mổ sau khi rà soát, điều chỉnh, bổ sung
Stt | Địa phương | Đã, đang xây dựng | Tiếp tục xây mới | Tổng cơ sở | |||
| T. trung | Vệ tinh | T. trung | Vệ tinh | T. trung | Vệ tinh | |
I. | Đến cuối năm 2015 |
|
|
|
|
| |
1 | Biên Hòa | 01 |
|
|
| 01 |
|
2 | Nhơn Trạch |
|
|
| 01 |
| 01 |
3 | Long Khánh | 01 |
| 01 |
| 02 |
|
4 | Xuân Lộc | 02 | 01 |
| 01 | 02 | 02 |
5 | Cẩm Mỹ | 01 | 01 |
| 01 | 01 | 02 |
6 | Thống Nhất | 01 | 01 | 01 |
| 02 | 01 |
7 | Trảng Bom | 02 | 01 | 02 |
| 04 | 01 |
8 | Tân Phú | 01 | 03 |
| 01 | 01 | 04 |
9 | Định Quán | 02 | 03 |
|
| 02 | 03 |
10 | Long Thành | 01 |
|
|
| 01 |
|
11 | Vĩnh Cửu | 02 | 01 |
|
| 02 | 01 |
II. | Đến cuối năm 2016 |
|
|
| |||
1 | Biên Hòa |
|
| 01 |
| 01 |
|
2 | Nhơn Trạch |
|
| 01 |
| 01 |
|
Tổng cộng | 14 | 11 | 06 | 04 | 20 | 15 |
3. Lộ trình thực hiện
a) Đến cuối năm 2015
- Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động 18 cơ sở giết mổ tập trung và 15 điểm giết mổ vệ tinh.
- Tổ chức di dời tất cả các điểm giết mổ ngoài quy hoạch trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh (trừ các điểm giết mổ tạm thời của thành phố Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch).
b) Đến cuối năm 2016
- Giữ ổn định các cơ sở giết mổ về số lượng và vị trí đã được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
- Xây dựng mới 02 cơ sở giết mổ tập trung tại thành phố Biên Hòa (01) và huyện Nhơn Trạch (01).
c) Đến năm 2020
- Giữ ổn định các cơ sở giết mổ về số lượng và vị trí đã được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
- Mở rộng công suất tối đa của các cơ sở, điểm giết mổ để bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn thực phẩm theo nhu cầu.
d) Đến năm 2025
- Di đời tất cả các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Biên Hòa và thành phố mới Nhơn Trạch.
- Ổn định các cơ sở, điểm giết mổ và mở rộng công suất bảo đảm nhu cầu phục vụ cho xã hội.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Giải pháp
1.1. Sắp xếp, xây dựng cơ sở, điểm giết mổ.
a) Xây dựng cơ sở giết mổ
- Đẩy nhanh tiến độ 04 cơ sở giết mổ tập trung đang xây dựng; hoàn thành trước 30/9/2015 (Chất Phẩm huyện Xuân Lộc; Thân Hương, Anh Hoàng Thy huyện Vĩnh Cửu; Ngọc Định huyện Định Quán).
- Hoàn tất thủ tục, tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động 04 cơ sở tập trung trước 31/12/2015 gồm: Trảng Bom: 02 cơ sở, Thống Nhất: 01 cơ sở và Long Khánh: 01 cơ sở.
- Đến cuối năm 2016: hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 02 cơ sở giết mổ tập trung tại thành phố Biên Hòa (01) và huyện Nhơn Trạch (01).
- Đối với 04 điểm giết mổ vệ tinh (Xuân Lộc - 01, Tân Phú - 01, Cẩm Mỹ - 01 và Nhơn Trạch - 01) hoàn tất thủ tục đăng ký địa điểm xây dựng và đưa vào hoạt động trước 30/9/2015.
b) Rút giấy phép các điểm giết mổ ngoài quy hoạch
- Các địa phương có cơ sở giết mổ tập trung và vệ tinh đã hoạt động: rút giấy phép toàn bộ các điểm giết mổ ngoài quy hoạch trong phạm vi hoạt động của cơ sở giết mổ tập trung và vệ tinh.
- Các địa phương có cơ sở giết mổ tập trung và vệ tinh đang xây dựng: lập kế hoạch, lộ trình rút giấy phép các điểm giết mổ ngoài quy hoạch sau khi cơ sở tập trung và vệ tinh đi vào hoạt động.
- Các địa phương chưa xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và vệ tinh:
+ Tại thành phố Biên Hòa cho phép tồn tại tạm thời 17 điểm giết mổ gia súc, gia cầm đến cuối năm 2016.
+ Tại huyện Nhơn Trạch: cho phép tồn tại tạm thời 04 điểm giết mổ gia súc, gia cầm đến cuối năm 2016.
+ Đối với các huyện còn lại chỉ cho phép tồn tại tạm thời 3-5 điểm giết mổ loại A, B (theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT) cho đến khi cơ sở giết mổ tập trung và vệ tinh hoạt động.
1.2. Giải pháp cơ chế chính sách
- Triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở giết mổ để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án LIFSAP.
- Hỗ trợ xây dựng đường giao thông, điện lưới trung thế đến hàng rào cơ sở giết mổ tập trung; triển khai thực hiện có hiệu quả Văn bản số 12102/UBND-CNN ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư lưới điện trung thế vào các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Triển khai các chính sách ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
- Hỗ trợ phí kiểm dịch và chi phí giết mổ cho chủ gia súc, gia cầm thực hiện giết mổ tại các cơ sở giết mổ theo quy hoạch.
- Các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: ưu đãi về mức vay, thời hạn, lãi suất,...
- Bố trí đủ nguồn kinh phí cho hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục, hiệu quả, kịp thời.
1.3. Tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
- Công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, truyền hình,...) về địa điểm được phê duyệt xây dựng cơ sở giết mổ.
- Triển khai nội dung Quy hoạch giết mổ đến các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật biết để thực hiện.
- Xây dựng liên kết chuỗi ngành hàng giữa sản xuất, giết mổ và phân phối; tạo dựng lòng tin cho người tiêu dùng vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng.
- Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất; nâng vai trò chủ đạo của hiệp hội doanh nghiệp trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ, lưu thông động vật, sản phẩm động vật; xây dựng tiêu chuẩn, thông tin sản phẩm an toàn. Hỗ trợ các cơ sở giết mổ xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, hội chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và cộng đồng dân cư.
- Tuyên truyền cho người tiêu dùng biết cách nhận biết và lựa chọn sản phẩm an toàn.
1.4. Quản lý quy hoạch
- Thành lập ban chỉ đạo sắp xếp giết mổ các cấp để quản lý hiệu quả hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật.
- Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi và thực hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ di dời vào các cơ sở, điểm giết mổ theo quy hoạch.
- Tổ chức, sắp xếp những điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, đảm bảo điều kiện trong kinh doanh và thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giết mổ (chôn, đốt hoặc bắt buộc chuyển mục đích sử dụng đối với sản phẩm vi phạm); đồng thời công bố thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và giám sát.
1.5. Giải pháp Khoa học công nghệ
- Nghiên cứu công nghệ mới, tiên tiến của các nước trong giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm sạch để phổ biến ứng dụng triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lựa chọn nguồn nguyên liệu an toàn, giết mổ vệ sinh, cung ứng sản phẩm theo chuỗi; cải thiện công nghệ sản xuất thực phẩm an toàn, kiểm soát hiệu quả các nguy cơ về an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.
- Xử lý chất thải lỏng trong hoạt động giết mổ bằng phương pháp hầm Biogas và hồ sinh học... đảm bảo chất thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định.
1.6. Giải pháp tài chính
- Nguồn vốn từ các chương trình, dự án
Lồng ghép nguồn lực từ Dự án, Chương trình nông thôn mới,... để xây dựng hạ tầng phục vụ công tác giết mổ, cung ứng sản phẩm động vật an toàn theo chuỗi và giải quyết vấn đề chất thải trong sản xuất
- Ngân sách nhà nước
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ- CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ trong lĩnh vực giết mổ.
+ Hỗ trợ phí kiểm dịch và chi phí giết mổ cho chủ gia súc, gia cầm thực hiện giết mổ tại các cơ sở giết mổ theo quy hoạch.
+ Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục.
+ Ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng hạ tầng (đường, điện,...) đến hàng rào cơ sở giết mổ tập trung.
- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất trong kinh doanh giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật (nhà xưởng, trang thiết bị, áp dụng chương trình quản lý chất lượng...) nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Trách nhiệm của các Sở ngành.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa công bố công khai quy hoạch theo quy định đến các tổ chức, đơn vị biết, thực hiện.
+ Phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, tổ chức triển khai các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
+ Phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch hàng năm.
+ Chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện nội dung quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
+ Chỉ đạo Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản triển khai thực hiện hướng dẫn kỹ thuật, cụ thể:
Hướng dẫn xây dựng cơ sở đảm bảo về điều kiện thú y cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
Hướng dẫn quy trình và kiểm soát vệ sinh thú y trong giết mổ, chế biến, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.
Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Công an tỉnh
Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm về lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công Thương
+ Chủ trì thành lập đội liên ngành, có trách nhiệm về việc kiểm soát hoạt động kinh doanh động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường; chỉ đạo ban quản lý các chợ phối hợp với cơ quan thú y địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp sản phẩm động vật vào chợ không rõ nguồn gốc, không qua kiểm soát của thú y.
+ Phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, đặc biệt đối với mặt hàng động vật và sản phẩm động vật.
+ Tổ chức, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh về giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đầy đủ, kịp thời để triển khai thực hiện quy hoạch.
- Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện thủ tục về môi trường đối với các cơ sở giết mổ; thẩm định điều kiện vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ, điểm buôn bán động vật và sản phẩm động vật. Phối hợp kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với hoạt động giết mổ
- Sở Y tế
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ động vật, điểm buôn bán, kinh doanh sản phẩm động vật.
+ Cấp giấy xác nhận công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn có nguồn gốc từ động vật.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh, sử dụng thực phẩm đã qua chế biến; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất đối với thực phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc động vật lưu thông trên thị trường.
+ Phối hợp trong việc kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia thẩm định các dự án quy hoạch đầu tư.
- Sở Xây dựng
Phối hợp ngành nông nghiệp và địa phương, thống nhất rà soát, điều chỉnh quy hoạch các điểm giết mổ tập trung trên địa bàn.
- Sở Khoa học và Công nghệ
+ Hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ về giết mổ, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm và công nghệ xử lý chất thải.
+ Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm an toàn, chất lượng.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm hàng hóa chế biến từ động vật trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giao thông - Vận tải
+ Quy định phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
+ Hướng dẫn lộ trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
+ Tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền các nội dung quy định về giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; quảng bá các sản phẩm an toàn, công bố các trường hợp vi phạm, hình thức xử lý; hướng dẫn lựa chọn sản phẩm an toàn đến tất cả các đối tượng biết và thực hiện theo quy định.
- Điện lực Đồng Nai hỗ trợ nguồn vốn đầu tư lưới điện trung thế vào các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Các tổ chức đoàn thể
Tuyên truyền, vận động gia đình hội viên và người dân tích cực tham gia hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm. Tham gia các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để giúp đỡ, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
2.2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ nội dung quy hoạch này, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn biết về chủ trương sắp xếp giết mổ của tỉnh, kế hoạch, lộ trình thực hiện; đồng thời thông báo trên đài truyền thanh các trường hợp kinh doanh động vật, giết mổ động vật trái phép, các trường hợp vi phạm để người dân biết và cùng giám sát.
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng giết mổ lậu, kinh doanh động vật, sản phẩm không rõ nguồn gốc, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường mà không báo cáo hoặc xử lý không nghiêm trên địa bàn quản lý.
- Bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phù hợp quy hoạch.
- Tổ chức, quản lý và kiểm soát hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo UBND cấp xã quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đặc biệt là hoạt động giết mổ không phép. Tổ chức xử lý động vật, sản phẩm động vật không qua kiểm soát của ngành thú y.
2.3. UBND cấp xã
- Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ sở giết mổ, buôn bán, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
- Tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật biết và chấp hành đúng quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện nếu để xảy ra tình trạng giết mổ lậu, kinh doanh sản phẩm không qua kiểm soát trên địa bàn quản lý.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các ngành, đơn vị liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Thông tin truyền thông, Y tế, Công an tỉnh, Công ty Điện lực Đồng Nai, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 1361/UBND-NNNT năm 2015 tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm soát tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 24/2015/QĐ-UBND quy định tạm thời giá dịch vụ giết mổ gia súc tập trung do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật thành phố Hải Phòng
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật do tỉnh Hải Dương ban hành
- 5Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2015 về Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và xử lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hoạt động trái phép, chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm do Tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2015 xử lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 7Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án xây dựng, quản lý điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Chỉ thị 30/2005/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2005/QĐ-BNN về Quy trình kiểm soát giết mổ động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 06/2007/CT-TTg triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 6Quyết định 03/2008/QĐ-UBND quy định về điều kiện giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Luật an toàn thực phẩm 2010
- 8Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- 10Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 11Quyết định 1267/QĐ-BNN-TY năm 2014 phê duyệt Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2014 - 2020” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Công văn 1361/UBND-NNNT năm 2015 tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm soát tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm do thành phố Hà Nội ban hành
- 14Quyết định 24/2015/QĐ-UBND quy định tạm thời giá dịch vụ giết mổ gia súc tập trung do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 15Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật thành phố Hải Phòng
- 16Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật do tỉnh Hải Dương ban hành
- 17Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2015 về Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và xử lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hoạt động trái phép, chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm do Tỉnh Quảng Nam ban hành
- 18Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2015 xử lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 19Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án xây dựng, quản lý điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 2037/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực