Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2013/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 12 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;
Căn cứ Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;
Thực hiện Công văn số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế vế việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại; xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3289/TTr-SYT ngày 15/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2022”.
Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại giai đoạn 2021 - 2022 và triển khai thực hiện tiêm chủng theo các đợt phân bổ vắc xin từ Trung ương và của UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LIỀU BỔ SUNG, LIỀU NHẮC LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021-2022
Ban hành kèm theo Quyết định số 2013/QĐ-UBND, ngày 17/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Mục tiêu chung: Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% người từ 18 tuổi trở lên có có tình trạng suy giảm miễn dịch được tiêm liều bổ sung đến hết quý I/2022.
- 100% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm liều nhắc lại đến hết quý I/2022.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
II. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Kế hoạch triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trên toàn tỉnh.
- Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ của vắc xin cho người dân.
- Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng tránh lãng phí trong tiêm vắc xin.
- Huy động tối đa các lực lượng bao gồm cả trong và ngoài ngành y tế, ngành giáo dục, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ... hỗ trợ triển khai tiêm chủng.
- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.
Ước tính đối tượng tiêm chủng khoảng: 833.500 người.
- Đối tượng tiêm liều bổ sung: Người trên 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch (Người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đi điều trị trong vòng 6 tháng ...), đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên.
- Đối tượng tiêm liều nhắc lại: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng. Ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hẹn tại cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch.
3. Phạm vi: Toàn tỉnh.
4. Thời gian triển khai:
- Từ tháng 12/2021 đến hết quý I/2022.
- Thời gian tiêm chủng từng đợt theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế và các hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế.
5. Hình thức: Triển khai chiến dịch theo các đợt tiêm.
1. Bổ sung nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
Bổ sung nhiệm vụ điều phối triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 của tỉnh và các địa phương.
2. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19
- Đẩy mạnh và thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”.
- Đa dạng hóa hình thức truyền thông.
- Truyền thông về hiệu quả của tiêm chủng, các khuyến cáo về tiêm chủng an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng.
3. Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai vắc xin phòng COVID-19
- Tập huấn về mục đích, nội dung, cách thức tổ chức tiêm chủng, giám sát tiêm chiến dịch vắc xin COVID-19 cho người tham gia công tác chỉ đạo, giám sát.
- Tập huấn về xây dựng kế hoạch chi tiết, điều tra lập danh sách đối tượng, tiếp nhận, bảo quản, hướng dẫn sử dụng vắc xin, tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng, thống kê báo cáo cho nhân viên y tế thực hiện tiêm chủng từ huyện, thị xã, thành phố đến xã, phường, thị trấn, các bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng khác.
- Tập huấn về tiêm chủng cho nhân viên y tế tham gia tiêm chủng theo quy định về cách thức tổ chức, kỹ thuật, quy trình tiêm chủng đối với vắc xin COVID-19.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; các bệnh viện trong ngành trực thuộc Sở Y tế, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
Thời gian thực hiện: năm 2021.
4. Bảo quản, cấp phát vắc xin, vật tư
a) Hệ thống dây chuyền lạnh
Thực hiện quy định thực hành tốt bảo quản thuốc GSP theo Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại các kho bảo quản vắc xin từ tuyến tỉnh đến xã.
b) Cung ứng, vận chuyển, phân phối vắc xin và vật tư
- Vắc xin được Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng (Quân khu 5) phân bổ theo từng đợt cung ứng vắc xin; sau khi có quyết định phân bổ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẩn trương tổng hợp số liệu đối tượng tiêm chủng tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh xem xét phân bổ.
- Vắc xin còn tồn cuối đợt tiêm tại các đơn vị phải tạm thời bảo quản tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc Trung tâm y tế tuyến huyện, giao Sở Y tế có trách nhiệm tiếp tục tham mưu điều phối tiêm chủng đảm bảo tiêm hết số lượng.
- Sở Y tế chỉ đạo cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố ít nhất 3 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng hoặc từng buổi tiêm chủng; chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng đảm bảo chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư tiêm chủng.
- Việc tiếp nhận, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng phải được thực hiện theo đúng quy định.
c) Bảo quản vắc xin
- Vắc xin được Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng (Quân khu 5) phân bổ và thực hiện cấp phát theo dây chuyền lạnh về các địa phương.
- Đảm bảo nhiệt độ theo quy định trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển ở tất cả các tuyến.
5. Thu thập số liệu đối tượng tiêm vắc xin COVID-19
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp đối tượng tiêm chủng (Danh sách được lập phải đúng theo thứ tự tiêm ưu tiên; đủ các thông tin: Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, thời gian và loại vắc xin đã tiêm đủ liều cơ bản) gửi về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp, cụ thể:
- Đối tượng tiêm liều bổ sung:
+ Cơ sở y tế quản lý, điều trị người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch (Cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, Bệnh viện tư nhân, TTYT tuyến huyện), lập danh sách đối tượng tiêm.
+ Cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy có quản lý điều trị người bệnh HIV lập danh sách cần tiêm vắc xin liều bổ sung.
- Trạm Y tế lập danh sách người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch đang cư trú trên địa bàn xã (Đối tượng không được quản lý điều trị tại cơ sở y tế).
+ Cơ quan, đơn vị chủ động rà soát đối tượng, lập danh sách theo thứ tự nhóm ưu tiên tiêm liều bổ sung gửi về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp danh sách từ Trạm Y tế xã, TTYT tuyến huyện; cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân, cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy gửi thông tin về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Đối tượng tiêm liều nhắc lại:
+ Cơ sở y tế lặp danh sách người bệnh thuộc nhóm ưu tiên tiêm liều nhắc lại đang quản lý, điều trị tại đơn vị và lực lượng nhân viên y tế.
+ Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách người lao động theo thứ tự nhóm ưu tiên tiêm liều nhắc lại gửi về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nơi đơn vị trú đóng.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp danh sách từ cơ sở y tế, người tham gia lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân sinh sống trên địa bàn theo thứ tự ưu tiên gửi về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
6. Tổ chức tiêm chủng buổi tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3538/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các hướng dẫn khác có liên quan; lưu ý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phân luồng 01 chiều đối với người đến tiêm, từ khâu tiếp đón đến cấp giấy xác nhận, kể cả đối với trẻ hoãn tiêm hoặc chống chỉ định.
- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng của các ngành, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Nhà nước, tư nhân, điểm tiêm chủng lưu động tại địa phương.
- Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng.
- Các cơ sở điều trị tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
a) Tiêm liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19
- Loại vắc xin:
+ Các liều cơ bản cùng loại vắc xin thì tiêm liều bổ sung cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA.
+ Các liều cơ bản khác loại vắc xin thì tiêm liều bổ sung bằng vắc xin mRNA.
- Khoảng cách: Tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.
b) Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
- Loại vắc xin:
+ Các liều cơ bản, liều bổ sung cùng loại thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA.
+ Các liều cơ bản, liều bổ sung khác loại thì tiêm mũi nhắc lại mRNA.
+ Các liều cơ bản, liều bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).
- Khoảng cách: Tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung (có thể thay đổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế).
8. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Các cơ sở tiêm chủng chủ động giám sát trước, trong, sau khi thực hiện tiêm chủng, nhằm phát hiện sớm sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối hợp từ tỉnh đến xã. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
- Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin: các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin từ cấp tỉnh được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/9/2018 của Bộ Y tế và Thông tư số 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/9/2018.
- Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
- Thực hiện sàng lọc cho trẻ đầy đủ trước khi tiêm chủng theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, kịp thời phát hiện những trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn, chủ động phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại các cơ sở điều trị.
- Mỗi điểm tiêm bố trí cấp cứu ngay tại điểm tiêm với nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, oxy, dịch truyền... đảm bảo tiếp nhận nhanh nhất, xử lý tốt nhất các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin; kết nối đường truyền trực tuyến với chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh (qua điện thoại di động, zalo, giao ban trực tuyến qua mạng...) để được hướng dẫn hỗ trợ xử lý tại chỗ (nếu cần) hoặc chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh (nếu có chỉ định).
- Luôn sẵn sàng đầy hộp chống sốc còn hạn sử dụng và chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml để dùng trong buổi tiêm (kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ) theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đồng thời tổ chức ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ các tình huống khẩn cấp tại các địa bàn phụ trách. Trong thời gian triển khai Kế hoạch tiêm chủng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại; các Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (tối thiểu 5 giường) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng (nếu có).
- Phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm tiêm chủng.
10. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm
- Các đơn vị tổ chức tiêm xây dựng hướng dẫn xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và Cục Quản lý môi trường Y tế tại Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Các cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo.
11. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiêm chủng
Để công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại, các đơn vị, địa phương sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai chiến dịch.
Nền tảng bao gồm 4 thành phần: (1) Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn; (2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; (3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; (4) Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử.
12. Giám sát và báo cáo hoạt động tiêm
- Ban chỉ đạo các cấp phân công thành viên phụ trách và trực tiếp đi kiểm tra, giám sát các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện trước và trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng;
- Các cơ sở thực hiện tiêm hoàn thiện báo cáo hàng ngày, báo cáo định kỳ và đột xuất theo hướng dẫn của Sở Y tế.
1. Ngân sách Trung ương
- Một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm, vắc xin, hộp an toàn.
- Tăng cường hệ thống dây chuyền lạnh tuyến Trung ương.
- Phối hợp với các địa phương vận chuyển vắc xin đến kho của tỉnh hoặc đến các điểm tiêm.
- Các hoạt động tập huấn cho tuyến tỉnh.
- Xây dựng thông điệp truyền thông, triển khai các hoạt động truyền thông tại tuyên trung ương.
- Chi phí bồi thường cho một số trường hợp tử vong theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương
- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm; trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm: mua bông, cồn, in bảng kiểm phân loại trước tiêm, in phiếu đồng ý tiêm, giấy xác nhận tiêm chủng, vật tư phòng chống sốc ...), chi phí về xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...
- Các hoạt động tập huấn, truyền thông tại địa phương.
1. Sở Y tế
- Lập dự toán kinh phí thực hiện việc tiêm chủng gửi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho đội ngũ y tế từ tỉnh đến cơ sở để tổ chức tốt chiến dịch; hướng dẫn cách bảo quản, vận chuyển theo đặc điểm của vắc xin được phân bổ, đảm bảo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và đảm bảo chất lượng vắc xin.
- Cung cấp tài liệu chuyên môn cho các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể phục vụ cho công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của chiến dịch.
- Dự trù, tiếp nhận và bảo quản, cấp phát đủ vắc xin, vật tư, phương tiện tiêm chủng, đáp ứng cho Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan trong việc phân bổ vắc xin đến các điểm tiêm chủng; chủ trì phối hợp với và các đơn vị liên quan thực hiện điều phối vắc xin trên địa bàn.
- Thiết lập các điểm tiêm chủng phù hợp, đảm bảo cho việc triển khai chiến dịch thuận lợi, đúng quy định và đạt mục tiêu.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý các tai biến, biến chứng nặng sau tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm chủng trong chiến dịch.
- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo tiêm chủng tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tại các địa phương có tổ chức triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại.
- Tổng hợp kết quả, báo cáo tiến độ tiêm chủng về Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, kết thúc chiến dịch báo cáo, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến dịch.
- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan lập danh sách các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện và huy động các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tham gia triển khai kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền nhằm giúp người dân về lợi ích của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại; an toàn tiêm chủng.
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong tiêm chủng.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
- Thực hiện thông tin, tuyên truyền nhằm giúp người dân về lợi ích của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại; an toàn tiêm chủng.
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện tăng thời lượng thông tin tuyên truyền về kế hoạch tiêm chủng.
- Thông tin kịp thời các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai chiến dịch.
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế, thẩm tra và trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai chiến dịch và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.
5. Công an tỉnh
Đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tỉnh và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tỉnh phân công.
7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan
- Phổ biến, quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức chiến dịch.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, nhân viên trong ngành, đoàn thể về lợi ích, hiệu quả của kế hoạch để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho cộng đồng.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này, bổ sung nội dung công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 vào nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp huyện và cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình dịch của địa phương, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại của địa phương.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương trong địa bàn.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm với các ban ngành, địa phương khi kết thúc chiến dịch và báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc thì báo cáo Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Email: tcmrquangngai@gmail.com) để hướng dẫn cụ thể./.
- 1Công văn 9256/SYT-NVY năm 2021 về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 297/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại do Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2021-2022
- 4Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021-2022
- 5Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại giai đoạn 2021-2022 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
- 5Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 24/2018/TT-BYT quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Thông tư 5/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 24/2018/TT-BYT quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin do Bộ Y tế ban hành
- 11Công văn 102/MT-YT năm 2021 hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Cục Quản lý môi trường y tế ban hành
- 12Quyết định 3355/QĐ-BYT năm 2021 về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 3588/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quyết định 1084/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 15Quyết định 4355/QĐ-BYT năm 2021 Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 16Công văn 10225/BYT-DP năm 2021 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại do Bộ Y tế ban hành
- 17Công văn 9256/SYT-NVY năm 2021 về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 18Kế hoạch 297/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại do Thành phố Hà Nội ban hành
- 19Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2021-2022
- 20Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021-2022
- 21Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại giai đoạn 2021-2022 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 2013/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2021-2022
- Số hiệu: 2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Võ Phiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra