Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 200/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Giao Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai Chương trình theo đúng nội dung, tiến độ đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Pháp chế, Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Mục tiêu chung
Tăng cường sự hiểu biết và nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thông tin về sinh vật ngoại lai xâm hại được phổ biến tới các tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông về môi trường của các ngành, địa phương;
b) Các hoạt động truyền thông về sinh vật ngoại lai xâm hại được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bảo đảm cộng đồng dân cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sinh vật ngoại lai xâm hại;
c) Các cán bộ của cơ quan quản lý cấp trung ương, cấp tỉnh, ban quản lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được truyền thông, cung cấp kiến thức về quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Địa điểm và phạm vi
Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
2. Thời gian
Chương trình thực hiện trong 06 năm, từ năm 2015 đến năm 2020.
3. Đối tượng
a) Tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông môi trường cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Cán bộ quản lý các cấp, bao gồm:
- Cấp Trung ương: cán bộ quản lý công tác tại các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Công Thương (Cục Quản lý thị trường), Công an (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường) và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cấp địa phương: cán bộ quản lý công tác tại các Chi cục: Bảo vệ môi trường, Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Thú y (tại các trạm/chốt kiểm dịch trên phạm vi cả nước), Hải quan (tại các cửa khẩu quốc tế giáp biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia), Ban quản lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư, hội nghề cá... tại địa phương;
- Cộng đồng dân cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...
a) Mục tiêu: Cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết cho đội ngũ tuyên truyền viên để tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong công tác ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại.
b) Đối tượng: Các cán bộ tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông về môi trường và đa dạng sinh học của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Nội dung hoạt động:
- Biên soạn và phổ biến tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về sinh vật ngoại lai xâm hại, kỹ năng truyền thông về sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên môi trường (đa dạng sinh học) có kiến thức, kỹ năng cơ bản về: sinh vật ngoại lai xâm hại; chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại; nhận dạng các loài ngoại lai xâm hại; các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại.
d) Thời gian: 02 năm, từ năm 2015 đến năm 2016.
đ) Địa điểm: tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
e) Hình thức truyền thông:
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, thực hành nâng cao kiến thức về sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin về sinh vật ngoại lai xâm hại qua trang tin điện tử, thư điện tử, diễn đàn....
g) Sản phẩm: Có từ 500-1.000 tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông môi trường nòng cốt của các tỉnh, thành phố được đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức về sinh vật ngoại lai xâm hại.
h) Chỉ tiêu đánh giá:
- Lựa chọn học viên đúng đối tượng, ưu tiên là các tuyên truyền viên, cộng tác viên nòng cốt tại địa phương đang bị tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Nội dung tập huấn phải thiết thực, các cán bộ tham gia đào tạo được trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng truyền thông về sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Sau lớp tập huấn các học viên có thể triển khai ngay được công việc tuyên truyền tại địa phương cơ sở.
i) Cơ quan thực hiện:
- Tại Trung ương: Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua khen thưởng và tuyên truyền.
- Tại địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan.
a) Mục tiêu: Tăng cường sự hiểu biết cho cán bộ quản lý các cấp về sinh vật ngoại lai xâm hại.
b) Đối tượng: Cán bộ quản lý cấp trung ương, cấp địa phương, ban quản lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
c) Nội dung hoạt động:
- Kiến thức cơ bản về sinh vật ngoại lai xâm hại và hiện trạng quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Cơ chế phối hợp và vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Kinh nghiệm quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại; các mô hình quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại.
d) Thời gian: 02 năm, từ năm 2015 đến năm 2016.
đ) Địa điểm: tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
e) Hình thức truyền thông:
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, hội nghị bàn tròn;
- Cung cấp tài liệu, tư liệu truyền thông, các hướng dẫn kỹ thuật;
- Xây dựng mạng lưới chia sẻ thông tin trong quản lý nhà nước về sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Tổ chức khảo sát, tham quan thực tế.
g) Sản phẩm:
- Có từ 500 - 1000 cán bộ quản lý các cấp được tham dự các cuộc hội thảo, tập huấn, hội nghị phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật về quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Tổ chức được 5-10 chuyến tham quan khảo sát thực tế cho cán bộ quản lý các cấp.
h) Chỉ tiêu đánh giá:
- Các cơ quan liên quan của các Bộ, ngành, địa phương, các vườn quốc gia, khu bảo tồn;
- 100% các cán bộ tham dự nắm được các kiến thức cơ bản, các quy định của pháp luật về sinh vật ngoại lai xâm hại.
i) Cơ quan thực hiện:
- Tại Trung ương: Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua khen thưởng và tuyên truyền.
- Tại địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan.
3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về sinh vật ngoại lai xâm hại
a) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thái độ của cộng đồng trong nuôi trồng, phát triển sinh vật ngoại lai; nâng cao hiểu biết và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại.
b) Nội dung hoạt động:
- Biên soạn và phổ biến tài liệu, tờ rơi về sinh vật ngoại lai xâm hại; các biện pháp hiệu quả nhằm diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Xây dựng chương trình truyền hình, phim tài liệu về sinh vật ngoại lai xâm hại và các tác hại của chúng.
c) Thời gian: 03 năm, từ năm 2018 đến năm 2020.
d) Địa điểm: các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
đ) Hình thức truyền thông:
- Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi trực tiếp với cộng đồng ở quy mô cấp huyện, cấp xã nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sinh vật ngoại lai xâm hại; tổ chức phát động các hoạt động diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại tại một số địa phương có sự tham gia của cộng đồng;
- Tổ chức chiếu phim tài liệu, triển lãm trưng bày,... về chủ đề sinh vật ngoại lai xâm hại.
e) Sản phẩm: Có từ 20 - 30 hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng được tổ chức tại 03 miền: Bắc, Trung, Nam.
g) Chỉ tiêu đánh giá: Sự hiểu biết của cộng đồng được nâng lên (thông qua phiếu điều tra trước và sau khi tuyên truyền).
h) Cơ quan thực hiện:
- Tại Trung ương: Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng và tuyên truyền; các cơ quan truyền thông.
- Tại địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương; các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Hoạt động 1. Đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền về sinh vật ngoại lai xâm hại trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cấp Trung ương đến địa phương.
a) Mục tiêu: Khai thác và sử dụng có hiệu quả và linh hoạt các phương tiện truyền thông phù hợp nội dung tuyên truyền và đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
b) Nội dung hoạt động:
- Tuyên truyền các chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Giới thiệu các tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại và các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Giới thiệu quy trình, mô hình diệt trừ một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại có sự tham gia của cộng đồng.
c) Phương tiện truyền thông:
- Đài truyền hình Trung ương và địa phương, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV1, VOV giao thông...); Các đài phát thanh, truyền hình địa phương (tỉnh, phường, xã);
- Báo chí (báo in, báo điện tử), trang thông tin điện tử: tập trung truyền thông, đăng tải các thông tin, tư liệu về sinh vật ngoại lai xâm hại trên một số báo, trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương có phạm vi ảnh hưởng rộng đến các đối tượng độc giả.
d) Thời lượng tần suất tuyên truyền: bản tin, bài viết được phát và đăng tải hàng tuần, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim tài liệu được phát vào ngày cố định trong tuần và liên tục từ 03 tháng đến 06 tháng.
đ) Thời gian: 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020.
e) Sản phẩm:
- Các chuyên đề, chuyên mục, tọa đàm, phóng sự, phim tài liệu, tin bài, bản tin, bài bình luận... về sinh vật ngoại lai xâm hại được phát thường xuyên trên các phương tiện truyền thông từ trung ương đến địa phương;
- Các pano, áp phích, băng rôn, thông điệp được treo tại các khu vực dân cư.
g) Chỉ tiêu đánh giá:
- Phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam;
- Nội dung truyền thông phải đa dạng, phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút được sự tham gia của các đối tượng.
h) Cơ quan thực hiện: Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng và tuyên truyền; các cơ quan truyền thông tại Trung ương và địa phương.
Hoạt động 2. Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông, nâng cao nhận thức về sinh vật ngoại lai xâm hại.
a) Mục tiêu: Các tài liệu, sản phẩm truyền thông được xây dựng phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức về sinh vật ngoại lai xâm hại từ Trung ương đến địa phương.
b) Nội dung:
- Biên soạn, thiết kế, in ấn và phát hành các tài liệu đào tạo nâng cao nhận thức về sinh vật ngoại lai xâm hại; tài liệu tham khảo, bài giảng cho các trường đại học có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học;
- Xây dựng, phát hành các phim tài liệu phóng sự, phim tài liệu, kịch bản tọa đàm... về chủ đề quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại phục vụ hoạt động phát sóng trên các đài truyền hình, đài phát thanh Trung ương và địa phương;
- Cung cấp thông điệp, thiết kế mẫu pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại hỗ trợ địa phương trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sinh vật ngoại lai xâm hại.
c) Thời gian: 02 năm, từ năm 2015 đến năm 2016.
d) Sản phẩm: Các tài liệu đào tạo, hướng dẫn, tờ rơi, thông điệp, áp phích, băng rôn, ... về sinh vật ngoại lai xâm hại phục vụ đào tạo, tuyên truyền từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.
đ) Chỉ tiêu đánh giá: Nội dung tài liệu đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
e) Cơ quan thực hiện: Tổng cục Môi trường phối hợp với các chuyên gia có liên quan; trường đại học; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Phân công trách nhiệm
a) Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua khen thưởng và Tuyên truyền, các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung thực hiện, lồng ghép vào các nhiệm vụ thường xuyên, theo kế hoạch hàng năm để triển khai Chương trình này;
b) Các Vụ: Kế hoạch, Tài chính xem xét kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm theo đề nghị của Tổng cục Môi trường, phân bổ nguồn kinh phí và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài trợ khác để thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình;
c) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Chương trình này, chủ động xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn quản lý.
2. Nguồn kinh phí thực hiện nội dung của Chương trình
a) Nguồn kinh phí cấp chi thường xuyên hàng năm từ ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương được quy định tại Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 tầm nhìn 2030;
Nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước để triển khai nội dung Chương trình./.
- 1Quyết định 06/2004/QĐ-BNN ban hành Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng sinh thái Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 10063/VPCP-NN năm 2019 về báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý loài ngoại lai xâm hại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 823/BTNMT-TCMT năm 2021 về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Công văn 1263/BTNMT-VP định hướng tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên và môi trường năm 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 06/2004/QĐ-BNN ban hành Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng sinh thái Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1896/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 6Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Công văn 10063/VPCP-NN năm 2019 về báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý loài ngoại lai xâm hại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 823/BTNMT-TCMT năm 2021 về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Công văn 1263/BTNMT-VP định hướng tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên và môi trường năm 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 200/QĐ-BTNMT năm 2015 phê duyệt Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 200/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/01/2015
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Nguyễn Minh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra