Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2004/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2004 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật bảo vệ Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010;
Trên cơ sở văn bản số 81/CP-NN của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 09/01/2004 về việc phê duyệt ''Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 -2020”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Kiểm lâm tại Tờ trình văn số: 174 /TTr/KL-BTTT ngày 15 tháng 03 năm 2004.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng sinh thái Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 -2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu dài hạn:
Sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm quản lý, bảo vệ và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Khu vực Trung Trường Sơn một cách bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát triển năng lực quản lý và nâng cao mức sống cho các cộng đồng địa phương.
2. Các mục tiêu cụ thể:
a) Bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng của Khu vực Trung Trường Sơn, phục hồi và sử dụng bền vững vì lợi ích của người dân trong vùng Trung Trường Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung, nhằm đóng góp vào nỗ lực bảo tồn trong nước và quốc tế.
b) Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng địa phương trong Khu vực Trung Trường Sơn được nâng cao nhằm, quản lý, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái trong khu vực.
c) Hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế và các quy định cụ thể từng bước được xây dựng và thực hiện, nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Khu vực ưu tiên Trung Trường Sơn. Tất cả các chương trình và đề án phát triển được thực thi trong khu vực đều dành ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và không trái với các văn bản pháp luật về bảo tồn.
d) Năng lực, kỹ năng cho 1ực lượng quản lý, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên của vùng Trung Trường Sơn được cải thiện và nâng cao.
đ) Nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Khu vực Trung Trường Sơn được quản lý bền vững, sử dụng hợp 1ý nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
II. PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Phạm vi thực hiện Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 -2020 thực hiện trên địa giới hành chỉnh của 6 tỉnh là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Bình ĐỊnh và Thành phố Đà Nẵng thuộc khu vực Trung Trường Sơn.
III. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
1 . Đánh giá về thực trạng và giá trị đa dạng sinh học và kinh tế xã hội tại Trung Trường Sơn,
2. Ưu tiên các vấn đề và địa phương có tiềm năng đa dạng sinh học cao và đang bị nguy cấp nhưng chưa được đầu tư hoặc đầu tư không đáng kể,
3. Nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn,
4. Đảm bảo góp phần xoá đới giảm nghèo, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương,
5. Thiết 1ập và quản lý mạng lưới các khu bảo tồn một cách hiệu quả, tăng cường công tác bảo tồn các sinh cảnh và các loài trong vùng ưu tiên.
6. Các tỉnh thuộc vùng Trung Trường Sơn sẽ có một khung môi trường chiến lược làm cơ sở để hướng dẫn việc thực hiện những quyết định về can thiệp thích hợp vào quá trình phát triển và các quyết định về quy hoạch sử dụng đất.
7. Ngân sách Chính,phủ và các quyết định về chính sách được dựa trên sự hiểu biết về giá trị kinh tế xã hội của đa dạng sinh học. Lực lượng bảo vệ của các tỉnh Trung Trường Sơn sẽ được tăng cường đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và trang bị.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Về bảo tồn:
Xây dựng và kiện toàn hệ thống các khu bảo tồn trong vùng. Đến năm 2015, một mạng lưới các khu bảo tồn trong vùng sẽ được xây dựng và quản lý một cách hiệu quả thông qua việc chuẩn bị kế hoạch đầu tư dự án khả thi cho các khu bảo tồn hiện có và đang được đề xuất (bao gồm cả dự án vùng đệm). Thiết lập và củng cố ban quản lý cho các khu rừng đặc dụng thuộc vùng Trung Trường Sơn. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý rừng và kiềm lâm trong các khu bảo tồn đến mức cần thiết. Phân định và xác định lại ranh giới ngoài thực địa cho các khu bảo tồn và vùng đệm. Xây dựng kế hoạch quản lý cho các khu bảo tồn thuộc vùng Trung Trường Sơn phù hợp với mục tiêu bảo tồn đặt ra cho từng khu. Thành 1ập các khu bảo tồn mới trong vùng Trung Trường Sơn.
2. Về tăng cường nhận thức:
a) Tiến hành một chương trình giáo dục bảo tồn quy mô rộng ở vùng ưu tiên Trung Trường Sơn. Đến năm 2010, một chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức có hiệu quả sẽ được phổ cập trong toàn khu vực. Đánh giá thực tế về các hoạt động giáo dục bảo tồn hiện nay và tiềm năng giáo dục bảo tồn ở vùng Trung Trường Sơn. Thiết lập một mạng lưới cán bộ giáo dục bảo tồn. Tham vấn đề soạn thảo một chương trình giáo dục cho Trung Trường Sơn.
b) Huy động các nguồn lực cho giáo dục bảo tồn ở từng tỉnh. Đến năm 2010, mỗi tỉnh đều huy động các nguồn 1ực sẵn có cho giáo dục bảo tồn. Tận dụng và phát huy các địa điểm có sẵn trong vùng, như Bạch Mã và một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trong vùng (ở Đà Nẵng) thành các trung tâm giáo dục.
c) Các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục cho đội ngũ cán bộ ra quyết định chính ở cấp tỉnh. Kết hợp giáo dục bảo tổn với các chương trình của Chính phủ. Đến năm 2010, các hoạt động giáo dục bảo tồn môi trường có hiệu quả của Chương trình sẽ hỗ trợ các chương trình lớn của Chính phủ có liên quan đến bảo tồn và xoá đói giảm nghèo ở miền núi như Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Chương trình 661, 133 và 135.
3. Về hoàn thiện cơ sở pháp lý
a) Xây dựng khung pháp lý thống nhất để thực hiện chiến lược vì mục tiêu bảo tồn cho từng tỉnh trong vùng Trưng Trường Sơn. Đến năm 2010, các tỉnh thuộc vùng sinh thái Trung Trường Sơn sẽ có một khung pháp lý về bảo tồn, làm cơ sở để hướng dẫn việc thlrc hiện những quyết định, can thiệp thích hợp vào quá trình phát triển và các quyết định về quy hoạch sử dụng đất.
b) Xây dựng kế hoạch bảo tổn và kế hoạch hành động chơ từng tỉnh trong vùng Trung Trường Sơn, lồng ghép với các kế hoạch phát triền kinh tế-xã hội của từng tỉnh. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh thuộc vùng sinh thái Trung Trường Sơn sẽ có một kế hoạch bảo tồn toàn diện được xây dựng hoàn chỉnh và được 1ồng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
c) Xây dựng chính sách quản lý rừng bền vững và công tác thực hiện. Đến năm 2010, mỗi một tỉnh thuộc vùng Trung Trường Sơn đều có một kế hoạch quản lý bền vững rừng của từng tỉnh (trên cơ sở phân loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng) và thực hiện chứng chỉ rừng bền vững. Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững trên khu vực nhỏ ở các vùng thí điềm trong vùng Trung Trường Sơn.
d) Hỗ trợ trong việc xây dựng thể chế để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn và kiềm soát việc khai thác trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Đến năm 2010, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được quản lý hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho các tỉnh và cộng đồng địa phương trong khi duy trì được tính bền vững về mặt xã hội và môi trường
4. Về tăng cường năng lực
- Hỗ trợ công tác đào tạo và trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng của các tỉnh Trung Trường Sơn. Đến năm 2010, lực lượng bảo vệ rừng của các tỉnh trong vùng sẽ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và trang bị kỹ thuật. Đào tạo cho các chi cục kiểm lâm về lĩnh vực sinh học bảo tồn và kỹ thuật nghiên cứu. Đào tạo kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, văn hoá và tiếng dân tộc thiểu số Đào tạo về công tác cộng đồng và giáo dục bảo tồn. Đào tạo về thực thi pháp luật về động vật hoang dã và giám sát. Xuất bản các sách hướng dẫn ngoại nghiệp và tài liệu đào tạo. Đánh giá nhu cầu của các tỉnh, cơ cấu làm việc, động lực và hệ thống giám sát trong mỗi chi cục kiểm lâm. Cung cấp các trang thiết bị thiết yếu cho các chi cục kiểm lâm. Tăng cường công tác bảo tồn trên cơ sở cộng đồng ở các vùng ưu tiên.
5. Về phát triển kinh tế.
a) Đảm bảo một phần nhu cầu của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên rừng để góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân trong vùng. Đến năm 2010, các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và công tác đồng quản lý các nguồn tài nguyên giữa người dân với nhà nước và thành phần tư nhân sẽ đưa ra các phương pháp đởi mới để kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển đời sống ổn định.
b) Hỗ trợ giao và quản lý đất lâm nghiệp hợp lý. Hỗ trợ và xây dựng các chương trình giao đất lâm nghiệp trong vùng Trung Trường Sơn, theo tinh thần của chính sách phân cấp quản lý quốc gia. Tham vấn cộng đồng khi phân tích các nhu cầu về rừng và phân tích về không gian. Xây dựng các hệ thống đánh giá và giám sát cho công tác quản lý, lợi ích bảo tồn, kinh tế và bảo vệ. Du khảo thực tế đến các dự án giao khoán đất thành công ở các địa phương khác ở Việt Nam. Xây dựng mạng lưới và mô hình khu vực. Đảm bảo năng lực tổ chức để giải quyết quản lý rừng ở cấp địa phương.
c) Xây dựng các mô hình bảo vệ và đồng quản lý tài nguyên, bảo tồn loài dựa vào cộng đồng. Đến 2010, các mô hình hợp tác quản lý tài nguyên, rừng và bảo tồn loài dựa vào cộng đồng sẽ được xây dựng nhằm đạt được thành công trong công tác bảo tồn và đem lại lợi ích cho người dân.
d) Phát triển Du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, lôi kéo sự tham gia rộng rãi của các ngành vào công tác bảo tồn. Đến năm 2010, sẽ thực hiện một chương trình toàn diện để phát triển du lịch bền vững nhằm đóng góp đáng kể cho bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Trung Trường Sơn và tạo đời sống phù hợp chơ người.
đ) Tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương phát triển ngành nghề mới phù hợp, cũng như tìm kiếm các biện pháp tạo thu nhập cho họ. Đến năm 2010, sẽ tạo được nhiều điều kiện cho cộng đồng địa phương phát triển các ngành nghề mới, phù hợp với mục tiêu bảo tồn và tăng thêm nguồn thu nhập chơ người dân. Tìm hiểu các ngành nghề truyền thống của địa phương. Xác định những ngành nghề phù hợp với mục tiêu bảo tồn. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ngành nghề phù hợp phát triển, tạo thu nhập chính đáng cho cộng đồng địa phương.
Điều 2. Giao Cục Kiểm lâm là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổi hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh nằm trong vùng Trung Trường Sơn có kế hoạch tổ chức triển khai Chương trình này.
Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Cục trưởng Cục Kiểm lâm xây dựng kế hoạch triển khai trong từng giai đoạn có hiệu quả, đạt mục tiêu và nội dung Chương trình đã được Bộ trưởng phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
Điều 4. Ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Uỷ ban nhân dân bảy tỉnh, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
- 1Công văn số 81/CP-NN ngày 09/01/2004 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn
- 2Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 3Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 200/QĐ-BTNMT năm 2015 phê duyệt Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 06/2004/QĐ-BNN ban hành Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng sinh thái Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 06/2004/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2004
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra