Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1993/QĐ-CTUBND

Quy Nhơn, ngày 01 tháng 9 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG THEO DÕI, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 71/2009/QĐ-TTG NGÀY 29/4/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2010 CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”; Thông tư Liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09/9/2009 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 862/QĐ-CTUBND ngày 26/4/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác xuất khẩu lao động năm 2010 của 3 huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1350/QĐ-CTUBND ngày 23/6/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ kinh phí Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo đẩy nhanh xuất khẩu lao động năm 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 89/TTr-SLĐTBXH ngày 23/8/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung theo dõi, giám sát, đánh giá tổ chức thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” năm 2010 của tỉnh Bình Định.

Điều 2.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh) có trách nhiệm:

- Phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, UBND các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, và các hội, đoàn thể tham gia thực hiện Đề án tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án theo mục tiêu đã được phân công.

- Báo cáo tình hình thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững định kỳ hàng quí, 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Ủy ban nhân dân các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh: Tổ chức tự giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn từng xã, thị trấn. Tổng hợp hàng quí, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Tư pháp; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh; Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Bình

 

KHUNG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ (TẠM THỜI) NĂM 2010 VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 71/2009/QĐ-TTG NGÀY 29/4/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1993/QĐ-CTUBND ngày 01/9/2010 của CTUBND tỉnh)

Mục tiêu

Hoạt động, Đầu vào

Chỉ số, chỉ tiêu

Cơ quan thực hiện theo dõi,đánh giá và báo cáo đối với:

Đầu ra

Kết quả, tác động

Đầu ra

Kết quả, tác động

1. Nâng cao năng lực, nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, hội, đoàn thể và người dân về cơ chế, chính sách, hiệu quả của XKLĐ.

1. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực về xuất khẩu lao động cho cán bộ địa phương, tuyên truyền viên cơ sở.

- Tổ chức mỗi huyện một lớp đào tạo.

- 100% Lãnh đạo và cán bộ làm công tác lao động các xã, thị trấn được đào tạo.

- Mỗi xã, thị trấn có một đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

- Tổ chức 416 buổi tư vấn trực tiếp về xuất khẩu lao động tại các xã, thị trấn

- 12.000 lượt người được tư vấn.

- Mỗi xã, thị trấn có ít nhất 5 cộng tác viên.

- Sở LĐTBXH,

- UBND 3 huyện nghèo

- Trung tâm GTVL Bình Định

UBND tỉnh

2. Hoạt động Thông tin, tuyên truyền về:

- Các chế độ, chính sách về XKLĐ tại các huyện nghèo;

- Các thị trường XKLĐ;

- Các ngành, nghề XKLĐ;

- Điều kiện tuyển chọn, điều kiện làm việc, mức lương, thu nhập vv…

- Xây dựng chuyên mục, chương trình để truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng của huyện.

- Xây dựng bản tin về công tác xuất khẩu lao động để phát trên hệ thống đài truyền thanh xã, thị trấn.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động.

- Mỗi huyện phải xây dựng khoảng 5 chuyên mục, chương trình hoặc gương những người lao động tiêu biểu, điển hình đã đi xuất khẩu lao động, hoặc biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong hoạt động XKLĐ để phát trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã, thị trấn.

- Mỗi tháng, mỗi xã, thị trấn phát ít nhất 10 lượt bản tin về công tác XKLĐ trên hệ thống đài truyền thanh của xã, thị trấn.

- Mỗi huyện tổ chức ít nhất 2 buổi tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động.

- Sở LĐTBXH,

- UBND 3 huyện nghèo

- UBND các xã, thị trấn

UBND tỉnh

2. Nâng cao chất lượng, số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia XKLĐ

1. Chính sách hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hóa để tham gia xuất khẩu lao động.

- Số lớp đã được tổ chức:

- Kinh phí tổ chức 1 lớp học:

- Kinh phí hỗ trợ:

+ Tiền học phí, tài liệu học tập, sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập.

+ Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học, tiền tàu xe và trang bị cấp ban đầu.

- Số người thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu được bổ túc văn hóa.

- Số người được bổ túc văn hóa được tuyển chọn đi XKLĐ.

- Sở Giáo dục - Đào tạo

- UBND 3 huyện nghèo

UBND tỉnh

2. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động

- Số vốn cho vay các đối tượng đi xuất khẩu lao động.

- Số vốn cho vay các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động.

- 420 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2010.

- 60% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi XKLĐ.

- Góp phần giảm 0,5% tỷ lệ hộ nghèo.

- Sở LĐTBXH,

- Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh,

- UBND 3 huyện nghèo

UBND tỉnh

3. Giúp người lao động đã hoàn thành hợp đồng lao động về nước tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

1. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động

2. Tư vấn, hướng dẫn người lao động và gia đình họ tự tạo việc làm.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài để quản lý và trợ giúp, hỗ trợ người lao động.

- Tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp.

- Tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn cho gia đình và người lao động đầu tư vào các hoạt động SXKD, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

- Mỗi huyện phải xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động đi làm việc ở nước ngoài của huyện để quản lý và trợ giúp, hỗ trợ người lao động

- Thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn cho gia đình và người lao động đầu tư vào các hoạt động SXKD, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

- 100% số lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước được tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Sở LĐTBXH,

- UBND 3 huyện nghèo

- Trung tâm GTVL Bình Định

UBND tỉnh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1993/QĐ-CTUBND năm 2010 về Khung theo dõi, giám sát, đánh giá về tổ chức thực hiện Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 1993/QĐ-CTUBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/09/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Thị Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản