Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1990/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 27 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 27/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 289/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 176/TTr-SNN ngày 14/8/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển thuỷ sản tỉnh Hưng Yên theo hướng hàng hóa hiệu quả và bền vững. Từng bước áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2025

1

DT nuôi ao hồ

Ha

6.100

-

Nuôi thâm canh

 

 

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2025

+

Diện tích

Ha

3.000

+

Năng suất

Tấn/ha

13,5

+

Sản lượng

Tấn

40.500

-

DT nuôi bán thâm canh

 

 

+

Diện tích

Ha

3.000

+

Năng suất

Tấn/ha

7

+

Sản lượng

Tấn

21.000

2

Nuôi lồng

 

 

-

Số lồng

Lồng

800

-

Năng suất

Tấn/ha

4

-

Sản lượng

Tấn

3.200

3

Nuôi đặc sản, sản xuất giống

ha

100

-

Sản lượng

Tấn

300

4

GTSX (CĐ 2010)

Tr.đồng

1.700.000

5

Đóng góp vào GTSX ngành NN của tỉnh (%)

%

15

2. Định hướng phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025

2.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.1. Định hướng nuôi trồng thủy sản ao, hồ, đầm nhỏ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha ruộng cấy hiệu quả thấp có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến mỗi năm chuyển khoảng 100 ha sang nuôi trồng thủy sản.

Đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Hưng Yên dự kiến 6.100 ha; sản lượng đạt 65.000 tấn thủy sản.

- Định hướng nuôi thủy sản thâm canh

Đến năm 2025: Diện tích nuôi thâm canh 3.000 ha, năng suất đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng 40.500 tấn/năm.

Công nghệ áp dụng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Đối tượng nuôi: Ngoài nhóm cá truyền thống, đưa các đối tượng mới vào nuôi đặc biệt là nuôi thủy sản đặc sản, cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá lăng ...

- Định hướng nuôi công nghệ cá sông trong ao nước tĩnh: Dự kiến đến năm 2025 phát triển được 100 sông trong hồ tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Định hướng nuôi công nghệ ao bán nổi: Năm 2020 là 21 ha; năm 2025 là 200ha.

2.1.2. Định hướng nuôi cá lồng

Dự kiến đến năm 2025: Nuôi 800 lồng (108 - 163 m3). Tập trung phát triển tại thành phố Hưng Yên; các huyện: Kim Động, Khoái Châu, Văn Giang, Tiên Lữ, Phù Cừ.

Đối tượng nuôi chủ yếu là nuôi các rô phi, chép, cá diêu hồng, cá lăng, cá nheo, cá chiên, trắm đen ... Dự kiến năng suất trung bình 4 tấn/1 lồng, sản lượng dự kiến 3.200 tấn cá nuôi trồng thủy sản.

2.1.3. Định hướng nuôi thủy sản đặc sản

Xây dựng nghề nuôi thủy sản đặc sản của tỉnh thành nghề mạnh. Đối tượng khuyến khích nuôi chủ yếu vẫn là ba ba, ếch, lươn, trấu trạch, cá lăng, ... trên địa bàn toàn tỉnh. Dự kiến diện tích nuôi thủy sản đặc sản năm 2025 khoảng 80 - 100 ha, sản lượng đạt khoảng 300 tấn/năm.

2.2. Định hướng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

2.2.1. Khai thác nguồn lợi thủy sản

Nguồn lợi thủy sản tự nhiên tỉnh Hưng Yên không nhiều. Khu vực khai thác chủ yếu tại các sông lớn trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2020-2025, hàng năm sản lượng khai thác giảm dần theo các năm.

2.2.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Đối tượng bảo vệ: Bao gồm nguồn lợi thủy sản tại các sông lớn trên địa bàn tỉnh.

- Nghiêm cấm việc khai thác quá mức, khai thác mang tính hủy diệt, các hoạt động làm ô nhiễm môi trường...

- Tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản: Hàng năm tiếp tục thả bổ sung, phóng sinh các loài thủy sản ra nguồn nước tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

2.3. Định hướng phát triển dịch vụ nuôi trồng thủy sản

2.3.1. Dịch vụ con giống

a) Nhu cầu con giống

Đến năm 2025, nhu cầu giống toàn tỉnh là 250 triệu con/năm, trong đó: Nuôi thâm canh 3.000 ha, nhu cầu giống thủy sản là 135 triệu con; nuôi bán thâm canh 3.000 ha, nhu cầu giống thủy sản là 100 triệu con; nuôi cá lồng: số lồng 800 lồng (thể tích lồng 108 - 163m3/lồng) cần khoảng 4-5 triệu con giống, còn lại giống thủy đặc sản khoảng 10 triệu con.

b) Định hướng phát triển hệ thống sản xuất giống

- Phấn đấu đến năm 2025 đáp ứng được khoảng 70 - 80% nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu giống thủy sản truyền thống là 50%, giống thủy sản có năng suất và giá trị kinh tế cao là 50%.

- Khuyến khích thành lập các hợp tác xã thủy sản chuyên về sản xuất kinh doanh giống thủy sản. Duy trì sản xuất, nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ và kỹ thuật sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống tư nhân hiện có. Mỗi xã ít nhất có 1 đến 2 cơ sở ươm nuôi, dịch vụ giống thủy sản.

- Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống thủy sản theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và các quy định hiện hành.

2.3.2. Dịch vụ thức ăn thủy sản

Nhu cầu thức ăn thuỷ sản toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 95 - 100 nghìn tấn; trong đó: (1) Nuôi thâm canh 3.000 ha, sản lượng dự kiến 40,5 nghìn tấn (trung bình 01 kg cá cần 1,8 kg thức ăn công nghiệp), như vậy nhu cầu thức ăn cần khoảng 73 nghìn tấn; (2) nuôi bán thâm canh 3.000 ha, dự kiến sản lượng là 21,0 nghìn tấn (trung bình 01 kg cá nuôi bán thâm canh cần 0,8 kg thức ăn công nghiệp), như vậy nhu cầu thức ăn nuôi bán thâm canh cần khoảng 16,8 nghìn tấn; (3) nuôi cá lồng 800 lồng, sản lượng dự kiến 3,2 nghìn tấn (trung bình 01 kg cá lồng cần 02 kg thức ăn công nghiệp), như vậy nhu cầu thức ăn nuôi cá lồng khoảng 6,4 nghìn tấn.

Trên địa bàn có 08 nhà máy thức ăn có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn. Tuy nhiên để phục vụ nuôi bán thâm canh cần khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng đa canh, thâm canh, mở rộng diện tích chuyển đổi các diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo quy định.

Từng bước sắp xếp tổ chức lại hệ thống dịch vụ kiểm soát các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản. Xúc tiến các hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, doanh nghiệp nhỏ (Đại lý cấp II, III) trên các phương diện nhãn mác, kho bảo quản, kho lưu chứa.

2.3.3. Dịch vụ thú y thủy sản

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y thủy sản tuyên truyền tập huấn kỹ thuật cho các hộ sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng nuôi trồng thủy sản; kiểm soát mạnh mẽ việc nhập khẩu thuốc hóa chất, kiểm soát về giá, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi thủy sản theo các quy định hiện hành.

2.4. Định hướng nguồn nhân lực phục vụ nuôi trồng thủy sản

Tỷ lệ lao động được kết cấu như sau: Lao động đào tạo chiếm 01%; công nhân kỹ thuật chiếm 30%, lao động phổ thông chiếm 69%.

Dự kiến nhu cầu lao động trong nuôi trồng thủy sản đến năm 2025

Đơn vị: Người

TT

Loại hình nuôi

Lao động đào tạo

Công nhân kỹ thuật

Lao động phổ thông

Tổng cộng

1

Nuôi thâm canh

150

4.500

10.350

15.000

2

Nuôi bán thâm canh

95

2.880

6.625

9.600

3

Nuôi cá lồng bè

5

180

415

600

4

Nuôi đặc sản

25

75

150

250

Tổng số

275

7.635

17.540

25.450

2.5. Các nội dung ưu tiên thuộc Đề án

- Hỗ trợ kinh phí triển khai công tác thả giống thủy sản, phóng sinh ra nguồn nước tự nhiên nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025.

- Hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi thủy sản thâm canh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh tỉnh Hưng Yên công suất 3 - 5 nghìn tấn/năm.

3. Giải pháp

3.1. Giải pháp cơ sở hạ tầng vùng nuôi

- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung trên cơ sở cải tạo nâng cấp ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, giao thông đảm bảo đáp ứng được yêu cầu sản xuất áp dụng công nghệ cao nuôi thâm canh.

- Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi sẵn có nhằm đảm bảo tối đa nguồn nước cung cấp cho các loại hình nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch đề ra.

3.2. Giải pháp về chính sách

3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác xã, liên kết với tiêu thụ sản phẩm

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 214/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 1188/QĐ- UBND ngày 21/05/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

3.2.2. Chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản

Đối với các mô hình nuôi thâm canh có diện tích tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, Nhà nước hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mua vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản; mua giống, thuốc xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh nhưng không quá 90 triệu đồng/1 ha.

3.2.3. Chính sách phát triển giống thủy sản

Đầu tư kinh phí cho hoạt động ứng dụng các công nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu thành công trong nước nhân rộng và sản xuất đại trà trong tỉnh. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu nhập công nghệ sản xuất giống mới có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần làm đa dạng các giống mới.

3.3. Vốn đầu tư

3.3.1. Cơ chế chính sách hỗ trợ

a) Hỗ trợ kinh phí triển khai công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

- Hàng năm, hỗ trợ kinh phí mua cá giống bao gồm giống cá chép, rô đồng, cá trôi... thả ra nguồn nước tự nhiên (các sông nội đồng) nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Kinh phí Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 2 tỷ đồng.

- Nguồn khác: Hàng năm, huy động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân... cùng tham gia công tác thả giống, phóng sinh ra nguồn nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

b) Hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi thủy sản thâm canh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

- Quy mô thực hiện: Từ 0,5 ha trở lên/1 mô hình triển khai; tổng quy mô thực hiện trong 05 năm: 304 ha.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện: 93,84 tỷ đồng; kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ: 30 tỷ đồng; trong đó:

+ Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mua vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản; mua giống, thuốc xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh nhưng không quá 90 triệu đồng/1 ha;

+ Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật nuôi; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: 1,14 tỷ đồng;

+ Hỗ trợ 100% kinh phí quản lý (bao gồm: Văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, thăm quan học tập kinh nghiệm, xăng xe....): 1,5 tỷ đồng (tối đa không quá 5% kinh phí thực hiện Đề án hàng năm).

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh tỉnh Hưng Yên công suất 3 đến 5 ngàn tấn/năm: Hỗ trợ 30% tổng kinh phí xây dựng nhưng không vượt quá 1,5 tỷ đồng/1 cơ sở. Số lượng cơ sở hỗ trợ: 02 cơ sở.

3.3.2. Kinh phí hỗ trợ

- Tổng kinh phí thực hiện một số nội dung thuộc Đề án: 105,84 tỷ đồng (Một trăm linh năm tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng); Trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 35 tỷ đồng; Nguồn vốn khác: 70,84 tỷ đồng.

(Chi tiết Phụ lục kèm theo)

- Năm 2020, kinh phí triển khai tuyên truyền Đề án 500.000.000 đồng.

3.4. Giải pháp khoa học công nghệ

- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bằng việc sử dụng chất kích dục tố như: HCG, LRHa..,

- Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính bằng phương pháp lai xa;

- Lai tạo giống cá chép V1 cho năng suất cao, giá trị kinh tế cao bằng phương pháp cho đẻ, thụ tinh nhân tạo, ương ấp trong điều kiện có sự điều tiết môi trường phù hợp để tạo ra con giống có chất lượng cao.

- Ứng dụng công nghệ Biofloc nuôi thương phẩm, an toàn sinh học, mang lại năng suất hiệu quả kinh tế cao.

- Ứng dụng công nghệ nuôi nước chảy trong ao (IPA: In-pond Raceway Aquaculture) trong nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản giá trị cao.

- Công nghệ nuôi thâm canh sử dụng thức ăn ủ men và sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nuôi có tác dụng tiết kiệm nước, cho năng suất cao và hạn chế dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất tạo sản phẩm chất lượng cao.

- Cơ giới hoá: Máy cho ăn, máy lưu thông nước, máy sục khí...

3.5. Phòng chống dịch bệnh

- Chủ động xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh, khuyến cáo nông dân thông báo kịp thời khi xảy ra dịch bệnh để có biện pháp hỗ trợ xử lý, tránh lây lan ra môi trường.

- Tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nguồn giống nhập ngoại tỉnh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống để hạn chế giống kém chất lượng. Tăng cường quản lý thức ăn, hóa chất, vật tư phục vụ nuôi thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.6. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ. Mở rộng áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi thủy sản tại các địa phương, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường.

Thành lập các Hợp tác xã dịch vụ thủy sản để cung cấp thức ăn, con giống, hóa chất/chế phẩm sinh học và tìm kiếm các cơ sở tiêu thụ thủy sản.

3.7. Giải pháp thị trường

- Khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh qua các kênh tiêu thụ: Hệ thống chợ, hệ thống các siêu thị tại các trung tâm thành phố lớn, các cửa hàng ăn uống nhà hàng, bếp ăn tập thể, cửa hàng thủy sản tươi sống và các trung tâm đô thị, tại các khu - cụm công nghiệp tập trung, các trường Đại học trên địa bàn tỉnh,

- Tiêu thụ phải thông qua ký kết hợp đồng tạo thành chuỗi liên hoàn từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ để đảm bảo đầu ra ổn định cho các nguồn cung ứng thủy sản, góp phần khuyến khích và thúc đẩy phát triển triển sản xuất.

- Đối với tiêu thụ ở thị trường trong nước cần làm tốt công tác tiếp thị để đưa sản phẩm thủy sản trong tỉnh đến tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

3.8. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác chỉ đạo lịch thời vụ đối với từng đối tượng và vùng nuôi. Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng và nâng cao ý thức người nuôi trong bảo vệ môi trường và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và khu xử lý nước thải, chất thải cho những vùng nuôi tập trung, vùng sản xuất giống đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định Nhà nước.

- Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT ngày 09/8/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án đã được phê duyệt đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thủy sản - Bộ NN và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT2TTuấn

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Thế Cử

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT KINH PHÍ TRIỂN KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Quyết định 1990/UBND-QĐ ngày 27/8/2020 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục hỗ trợ

ĐVT

Tổng đầu tư

Trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ

Tổng số

Chia theo các năm

2021

2022

2023

2024

2025

I

Hỗ trợ kinh phí triển khai công tác thả giống, phóng sinh ra nguồn nước tự nhiên nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025.

Triệu đồng

2.000

2.000

400

400

400

400

400

II

Hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi thủy sản thâm canh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

Triệu đồng

93.840

30.000

5.928

6.018

6.018

6.018

6.018

 

Quy mô thực hiện (304 ha)

Ha

304

304

60

61

61

61

61

1

Kinh phí mua vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản (Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư)

Triệu đồng

30.400

9.120

1.800

1.830

1.830

1.830

1.830

1.1

Mua máy quạt nước (04 cái/1 ha x 15.000.000 đồng/cái = 60.000.000 đồng/ha)

Triệu đồng

18.240

5.472

1.080

1.098

1.098

1.098

1.098

1.2

Mua máy cho ăn tự động (03 cái/1 ha x 5.000.000 đồng/cái = 15.000.000 đồng/ha)

Triệu đồng

4.560

1.368

270

274,5

274,5

274,5

274,5

1.3

Mua bạt lót bờ ao (25.000.000 đồng/ha)

Triệu đồng

7.600

2.280

450

457,5

457,5

457,5

457,5

2

Hỗ trợ kinh phí mua giống, thuốc xử lý môi trường và phòng trù dịch bệnh (Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư)

Triệu đồng

61.230

18.369

3.627

3.686

3.686

3.686

3.686

2.1

Mua cá giống (30.000 con/ha x 6.000 đồng/con = 180.000.000 đồng/1ha)

Triệu đồng

54.720

16.416

3.240

3.294

3.294

3.294

3.294

2.2

Mua thuốc xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh (20.000.000 đồng/1ha)

Triệu đồng

6.080

1.824

360

366

366

366

366

3

Hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ thuật nuôi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Hỗ trợ 100% kinh phí triển khai)

Triệu đồng

1.140

1.140

228

228

228

228

228

4

Kinh phí quản lý (văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, thăm quan học tập kinh nghiệm, xăng xe…) (Hỗ trợ 100% kinh phí triển khai)

Triệu đồng

1.500

1.500

300

300

300

300

300

III

Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh tỉnh Hưng Yên công suất 3-5 nghìn tấn/năm (Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư)

Triệu đồng

10.000

3.000

1.500

1.500

 

 

 

1

Hỗ trợ xây dựng cơ sở sở hạ tầng

Triệu đồng

 

1.000

500

500

 

 

 

2

Hỗ trợ mua máy móc, trang thiếu bị

Triệu đồng

 

2.000

1.000

1.000

 

 

 

 

Tổng kinh phí = I + II + III

Triệu đồng

105.840

35.000

7.828

7.918

6.418

6.418

6.418

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1990/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025

  • Số hiệu: 1990/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Bùi Thế Cử
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/08/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản