Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 04 tháng 5 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Căn cứ Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 25/7/2014 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Kết luận số 82-KL/TU ngày 10/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017- 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định 108/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 102/2015/QĐ-UBND ngày 18/3/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 426/TTr-SVHTTDL ngày 24/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời thực hiện tuyên truyền, cổ động, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương.
- Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phải đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến tham gia sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi giải trí.
- Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phải gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư; bổ sung những nội dung mới, đặc thù để phù hợp với định hướng phát triển văn hóa, thể thao của quốc gia và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Lựa chọn đầu tư trọng điểm, trong đó ưu tiên xây dựng một số thiết chế văn hóa, thể thao thiết yếu, quan trọng, đồng bộ, đảm bảo lộ trình xây dựng đô thị hiện đại, thông minh trong khu vực và thế giới với những đặc trưng “Văn hóa - sinh thái - tri thức”.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý văn hóa, phát huy vai trò quản lý nhà nước của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập.
1. Mục tiêu chung
- Đến năm 2025, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của tỉnh được đầu tư xây dựng đồng bộ, mang tầm vóc của một thành phố trực thuộc Trung ương, hiện đại, thông minh, khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các địa phương trong tỉnh.
- Đến năm 2030, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh phát triển đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2017 - 2025
- Cấp tỉnh:
+ 90 - 100% thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn theo quy định.
+ Hoàn thành xây dựng: Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ; Khu đền thờ Lý Thường Kiệt; các Nhà chứa Quan họ theo Quyết định đã được phê duyệt.
+ Hoàn thành việc cắm mốc giới đối với 100% các di tích quốc gia và di tích tiêu biểu.
+ 100% các Khu công nghiệp có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động, trong đó có 50% Khu công nghiệp xây dựng được Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
+ Thu hút đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập: Sân Golf, Trường đua ngựa...
- Cấp huyện:
+ 80 - 90% đơn vị cấp huyện có Nhà Văn hóa đa năng và 03 công trình thể thao cơ bản (Nhà thi đấu đa năng, sân vận động, bể bơi) đạt chuẩn theo quy định.
+ 50% đơn vị cấp huyện có Nhà Văn hóa thiếu nhi.
+ 100% đơn vị cấp huyện có quy hoạch quỹ đất xây dựng quảng trường, tượng đài, công viên cây xanh.
- Cấp xã:
+ 60 - 70% xã, phường, thị trấn có Nhà Văn hóa đa năng và Trung tâm Văn hóa - Thể thao có các công trình thể thao đơn giản đạt chuẩn theo quy định (sân tập, bể bơi;....).
- Thôn, làng, khu phố:
+ 75% thôn, làng, khu phố có Nhà Văn hóa - Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định.
3. Định hướng đến năm 2030
- 100% các thiết chế văn hóa, thể thao công lập đạt chuẩn.
- 100% đơn vị cấp huyện có Nhà Văn hóa thiếu nhi.
- 100% đơn vị cấp huyện có quảng trường, tượng đài, công viên.
- 50% khu công nghiệp có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn.
- Đầu tư xây dựng các hạng mục chính của Khu Liên hợp thể thao tỉnh.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập với quy mô lớn.
1. Quy hoạch đất sử dụng: 640ha, trong đó:
1.1. Thiết chế văn hóa, thể thao thôn, làng, khu phố: Mỗi Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn, làng, khu phố có diện tích đất tối thiểu 2.000m2.
1.2. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã: Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã có diện tích đất tối thiểu 850.000m2.
1.3. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao (đã có Dự án được phê duyệt).
- Nhà Văn hóa Thiếu nhi: Diện tích đất tối thiểu 5.000 m2.
- Quảng trường, công viên: Diện tích đất tối thiểu 30.000m2.
1.4. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh:
- Trung tâm Văn hóa tỉnh: Diện tích đất tối thiểu 15.000m2.
- Rạp chiếu phim: Diện tích đất tối thiểu 5.000m2.
- Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 20.000m2.
- Trung tâm Thông tin Triển lãm: Diện tích đất tối thiểu 30.000m2.
- Khu Liên hợp Thể thao: Diện tích tối thiểu 1.000.000m2 (100ha).
- Cung Văn hóa Thanh Thiếu nhi: Diện tích đất tối thiểu là 5.000m2.
- Quảng trường, tượng đài, công viên văn hóa: Diện tích đất tối thiểu 60.000m2.
- Quy hoạch đất sử dụng cho hệ thống di tích đã được xếp hạng theo thực tế quy mô của từng di tích cụ thể.
- Các thiết chế khác: diện tích đất là 65.000 m2.
1.5. Thiết chế Văn hóa - Thể thao trong các khu công nghiệp: Diện tích đất tối thiểu là 1.000m2.
1.6. Các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí: Được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa đảm bảo theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
Các công trình văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được ưu tiên xây dựng ở vị trí trung tâm, thuận lợi để nhân dân tham gia hoạt động; kiến trúc công trình đảm bảo hiện đại, bền vững phù hợp với đặc trưng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc; quy mô xây dựng tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương; các trang thiết bị chuyên dùng đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân.
3. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh
3.1. Giai đoạn 2017 - 2020
3.1.1. Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh: Xây dựng mới Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
3.1.2. Trung tâm Văn hóa tỉnh: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm Văn hóa tỉnh.
3.1.3. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Sân Văn hóa Cầu Gỗ.
3.1.4. Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở vận động viên; xây dựng nhà điều hành kết hợp luyện tập.
3.1.5. Trung tâm Hoạt động thể thao tỉnh: Xây dựng mới 01 đơn nguyên Nhà tập luyện đa năng tại khu vực liền kề Nhà thi đấu đa năng tỉnh.
3.1.6. Bảo tàng tỉnh: Dự án trưng bày nội, ngoại thất Bảo tàng tỉnh.
3.1.7. Thư viện tỉnh: Xây dựng Thư viện điện tử.
3.1.8. Thiết chế văn hóa bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể: Hoàn thành xây dựng 08 Nhà chứa Quan họ; xây dựng 01 khu biểu diễn Múa rối nước tại huyện Thuận Thành; đầu tư các thiết chế văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Ca trù.
3.1.9. Hệ thống di sản văn hóa: Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử “Di sản văn hóa Bắc Ninh”.
3.1.10. Trung tâm Bảo tồn tranh Dân gian Đông Hồ: Hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành.
3.1.11. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục thanh thiếu nhi: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của Cung văn hóa Thanh Thiếu nhi tỉnh.
3.1.12. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp:
- Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp (KCN Yên Phong, KCN Quế Võ).
- Bố trí ngân sách, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao thiết yếu phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.1.13. Hệ thống di tích: Hàng năm đầu tư ngân sách nhà nước để tu bổ, tôn tạo di tích và hỗ trợ chống xuống cấp di tích đã xếp hạng.
3.1.14. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập
- Xây dựng cải tạo, nâng cấp hoàn thiện sân vận động Suối Hoa bằng nguồn vốn xã hội hóa
- Đầu tư xây dựng Công viên Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh theo hình thức BT;
- Đầu tư xây dựng sân golf quốc tế, Trường đua ngựa trên địa bàn huyện Thuận Thành bằng nguồn vốn FDI.
3.2. Giai đoạn 2021 - 2025
- Xây dựng mới Rạp chiếu phim tỉnh quy mô lớn theo chuẩn quốc gia.
- Xây dựng Trung tâm Thông tin Triển lãm tỉnh.
- Đầu tư tu bổ, chống xuống cấp các di tích đã xếp hạng.
- Đầu tư từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong các khu công nghiệp.
- Xây dựng Khu Liên hợp thể thao mang tầm cỡ quốc gia tại khu đô thị Nam Sơn.
4. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện
4.1. Giai đoạn 2017 - 2020
- Xây dựng Nhà Văn hóa đa năng và Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố.
- Hoàn thành dự án Đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong; Trung tâm Văn hóa Luy Lâu, huyện Thuận Thành.
- Xây dựng mới 01 Nhà Văn hóa thiếu nhi.
4.2. Giai đoạn 2021 - 2025
- Hoàn thành đầu tư xây dựng 03 công trình thể thao cơ bản cấp huyện: Nhà thi đấu đa năng, sân vận động và bể bơi.
- Xây dựng mới 02 Nhà Văn hóa thiếu nhi.
5. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã
5.1. Giai đoạn 2017 - 2020
Có 20% số xã, phường, thị trấn có Nhà Văn hóa đa năng đạt chuẩn.
5.2. Giai đoạn 2021 - 2025
Có từ 60% số xã, phường, thị trấn trở lên có Nhà Văn hóa đa năng và ba công trình thể thao cơ bản.
6. Thiết chế văn hóa, thể thao thôn, làng, khu phố
6.1. Giai đoạn 2017 - 2020
Xây dựng mới 119 Nhà Văn hóa thôn, làng, khu phố.
6.2. Giai đoạn 2021 - 2025
75% số thôn, làng, khu phố có Nhà Văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định (gồm các công trình thể thao như: nhà tập, sân bóng đá,…).
7. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
7.1. Trình độ đạt chuẩn của đội ngũ cán bộ
- Với các thôn, làng, khu phố: 100% cán bộ kiêm nhiệm phụ trách Nhà Văn hóa và khu thể thao được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Cấp xã: Ít nhất 20% cán bộ quản lý và nghiệp vụ có trình độ đại học, cao đẳng; 80% cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ trung cấp.
- Cấp huyện: 90% trở lên cán bộ quản lý và nghiệp vụ có trình độ đại học, cao đẳng; 50% đạt trình độ trung cấp.
- Cấp tỉnh: 100% cán bộ quản lý và nghiệp vụ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên về chuyên môn nghiệp vụ, số còn lại đạt trình độ trung cấp.
7.2. Chuyên ngành đào tạo
Các chuyên ngành đào tạo phù hợp, đáp ứng được các nội dung hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ở các cấp hành chính.
7.3. Biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc trong các thiết chế văn hóa, thể thao
- Cấp tỉnh: 310 biên chế (công chức 44, viên chức 201, lao động hợp đồng 65), (Giảm 10%);
- Cấp huyện: 147 biên chế (công chức 43; viên chức 69; lao động hợp đồng 35), (Giảm 10%);
- Cấp xã: 120 biên chế (120 công chức);
- Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn, làng, khu phố: Cán bộ kiêm nhiệm 733 người.
8. Nguồn vốn thực hiện
Căn cứ nội dung Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017- 2025, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn, bố trí ngân sách và huy động nguồn vốn xã hội hóa đảm bảo thực hiện theo lộ trình Quy hoạch.
4.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với công tác phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.
- Đổi mới công tác quản lý, hình thức tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cộng đồng.
4.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
- Tham mưu với Tỉnh ủy có chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của tỉnh giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách của tỉnh để hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; Nhà Văn hóa và khu thể thao tại các thôn, làng, khu phố.
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tham mưu triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao và công trình phúc lợi khác trong các khu công nghiệp tập trung.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao theo hình thức BT, BOT; khuyến khích thành lập các thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập, thiết chế thể thao đặc thù với quy mô lớn, như: Bảo tàng, thư viện, bể bơi, nhà luyện tập thể thao đa năng, sân thể thao ngoài trời, trường đua; sân golf, lhu Liên hợp thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thông tin triển lãm, khu vui chơi giải trí...
4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đảm bảo chế độ, chính sách đối đội ngũ cán bộ các cấp.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học cho từng nhóm đối tượng cán bộ của ngành theo vị trí việc làm, theo phân cấp.
- Bố trí đủ cán bộ chuyên trách để vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao theo quy định.
- Củng cố, xây dựng và nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch và Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh.
4.4. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư
- Đảm bảo nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư theo quy định, ưu tiên giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới Nhà Văn hóa và khu thể thao tại các thôn, làng, khu phố và mua sắm trang thiết bị thiết yếu, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tạo nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, các khu vui chơi giải trí ở cơ sở.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trong các thiết chế văn hóa, thể thao đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Huy động từ quỹ đất đối với các dự án đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí theo hình thức BT, BOT, …
4.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy vận hành thiết chế văn hóa, thể thao.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp một số thiết chế văn hóa, thể thao.
- Huy động các nguồn lực đảm bảo duy trì hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.
4.6. Nhóm giải pháp về xã hội hóa phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng và vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao.
4.7. Tăng cường mở rộng hợp tác để phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
- Tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế về các hoạt động văn hóa, thể thao của tỉnh theo hướng đa dạng hóa, đồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao quy mô lớn của quốc gia, quốc tế tại địa phương; tăng cường phối hợp, mở rộng quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, thể thao đối với các tỉnh, thành phố trong nước, các nước trong khu vực và thế giới.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030”; đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, giám sát; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh vào phiên họp thường kỳ tháng 12 hằng năm.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 38/2014/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 329/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030”
- 3Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa
- 4Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2019 về hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 6Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 800/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển hệ thống thiết chế Văn hóa, Thể thao tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 3383/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2035
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 108/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 2164/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị quyết 38/2014/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 329/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030”
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa
- 10Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2019 về hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 12Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 800/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển hệ thống thiết chế Văn hóa, Thể thao tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 3383/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2035
Quyết định 198/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030”
- Số hiệu: 198/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra