ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1972/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 28 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số: 468/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025;
Căn cứ Quyết định số: 1472/QĐ-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số: 1780/TTr-SYT ngày 10 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH” TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1972/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.
- Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 0,46 điểm phần trăm/năm, phấn đấu tỷ số giới tính khi sinh hàng năm không vượt quá 115 và ở mức 114 vào năm 2020. Từ đó, tạo cơ sở để giảm dần tỷ lệ giới tính khi sinh trong các năm từ 2021-2025, đến năm 2025 đạt ở mức 104 - 107.
- Tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội trong việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động thực hiện phải bám sát nội dung, nhiệm vụ của Đề án và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.
- Các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật... phải lồng ghép trong các hoạt động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để đảm bảo tính hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng, người cao tuổi.
- Những người có liên quan đến cung cấp dịch vụ hướng dẫn sinh con theo ý muốn; liên quan đến chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi.
- Gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh thiếu niên.
2. Phạm vi, địa bàn thực hiện
Trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên triển khai các hoạt động của Đề án tại 15 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn, cụ thể:
- Năm 2017: Triển khai tại 09 xã, phường gồm các xã: Yên Đĩnh, Cao Kỳ, Thanh Vận (huyện Chợ Mới); Cổ Linh, Bộc Bố, Giáo Hiệu (huyện Pác Nặm); các phường: Đức Xuân, Sông Cầu, Xuất Hóa (thành phố Bắc Kạn).
- Năm 2018: Duy trì 09 xã đã triển khai thực hiện và triển khai thêm 06 xã của 03 huyện, gồm các xã Lương Bằng, Yên Thượng và thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn); xã Phúc Lộc, Thượng Giáo, Hà Hiệu (huyện Ba Bể).
- Năm 2019 - 2020: Tiếp tục duy trì 15 xã, phường đang triển khai Đề án.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Khảo sát, đánh giá đầu vào thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh trong toàn tỉnh;
- Khảo sát thu thập thông tin hàng năm về mất cân bằng giới tính khi sinh;
- Đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020.
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí các cấp; sản xuất và phát sóng, đăng tải các chương trình về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh và phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến, chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi tại xã.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động trực tiếp về mất cân bằng giới tính khi sinh đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn cư trú thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình, nhân viên y tế thôn bản và tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể ở cơ sở.
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.
- Lồng ghép các nội dung truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động văn hóa xã hội khác.
- Tổ chức các chiến dịch, sự kiện tại tuyến huyện và tuyến tỉnh truyền thông về bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội, không phân biệt con gái con trai, không lựa chọn giới tính thai nhi.
3. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh
- Sản xuất và cung cấp bản tin; xây dựng các cụm pa nô, áp phích tuyên truyền tại cấp thôn xã (nơi tập trung dân cư), cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.
- Biên tập, nhân bản các sản phẩm truyền thông dễ hiểu và phù hợp để cấp cho các đối tượng phù hợp.
4. Xây dựng, thử nghiệm Mô hình
Tổ chức các điểm tuyên truyền tại tỉnh, huyện, xã về mất cân bằng giới tính khi sinh, giới và bình đẳng giới. Phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để tổ chức điểm tuyên truyền và lồng ghép nội dung trọng tâm của Đề án. Thành lập và duy trì các hoạt động của Câu lạc bộ Giới và Bình đẳng giới.
5. Các hoạt động hội nghị, hội thảo về mất cân bằng giới tính khi sinh
- Tổ chức hội thảo triển khai thực hiện Đề án, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Tổ chức hội thảo triển khai thực hiện đề án, đánh giá sơ kết, tổng kết thực hiện đề án hằng năm, 05 năm.
6. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp đưa nội dung nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong các quy định, quy chế, điều lệ của tổ chức áp dụng cho các thành viên.
- Tổ chức hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho nhân viên y tế, thành viên các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.
- Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
7. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Định kỳ theo quý, hàng năm, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính các cấp.
- Xây dựng mạng lưới cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin tố giác, tố cáo vi phạm ở cộng đồng dân cư.
8. Các hoạt động đào tạo, tập huấn về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
- Đào tạo, tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Tập huấn bắt buộc về các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, quy trình, quy phạm chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.
9. Các hoạt động quản lý, kiểm tra, tổng kết đánh giá
Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.
1. Nguồn kinh phí
Tổng kinh phí dự kiến: 1.691.370.000 đồng (Một tỷ sáu trăm chín mươi mốt triệu ba trăm bảy mươi nghìn đồng), được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nội dung và mức chi: Thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của nhà nước.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Tổng hợp nhu cầu, lập dự toán kinh phí chi tiết hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định để bố trí kinh phí cho các hoạt động triển khai Kế hoạch.
- Kịp thời báo cáo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh các nội dung hoạt động khi cần thiết để Kế hoạch triển khai đạt hiệu quả; tổng hợp tình hình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Ngân sách.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
4. Các Sở, Ban, Ngành khác
Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với Ngành Y tế tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ngành, địa phương chỉ đạo công tác tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Người cao tuổi và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện lốt chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tổ chức giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương, đơn vị, đưa chỉ tiêu về tỷ số giới tính khi sinh vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ động hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, đưa nội dung bình đẳng giới.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Bắc Kạn./.
- 1Quyết định 2529/QĐ-UBND năm 2009 quy định mức thu khi tiêm các loại vắc xin, sinh phẩm phòng bệnh cho các đối tượng ngoài Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 1870/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2020
- 3Quyết định 1738/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 4Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020
- 5Kế hoạch 1196/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020
- 7Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 1Quyết định 2529/QĐ-UBND năm 2009 quy định mức thu khi tiêm các loại vắc xin, sinh phẩm phòng bệnh cho các đối tượng ngoài Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1870/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2020
- 6Quyết định 1738/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 7Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020
- 8Kế hoạch 1196/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020
- 10Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
Quyết định 1972/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1972/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Lý Thái Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực