Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 197/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 13 tháng 02 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 136/TTr-STP ngày 03/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 197/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Cá nhân, tổ chức có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính và các cơ quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với sở Tư pháp giải quyết các thủ tục hành chính về cấp phiếu lý lịch tư pháp.
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ, THỦ TỤC YÊU CẦU, THỜI GIAN, LỆ PHÍ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 3. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả
1. Tiếp nhận hồ sơ:
- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tư pháp;
- Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh (viết tắt là Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND);
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND.
2. Chuyển hồ sơ:
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND;
b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho phòng chuyên môn. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Giải quyết hồ sơ:
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp chuyển hồ sơ hoặc có văn bản gửi cơ quan phối hợp theo thời gian quy định;
Trường hợp việc giải quyết thủ tục hành chính cần được thực hiện sau khi có kết quả giải quyết của cơ quan phối hợp thì Sở Tư pháp gửi văn bản, hồ sơ cho cơ quan phối hợp để giải quyết trong thời gian quy định;
b) Trên cơ sở giải quyết hồ sơ của các cơ quan phối hợp, Sở Tư pháp thẩm định, quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả;
c) Trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết: Hồ sơ quá hạn thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nào thì cơ quan đó phải có văn bản xin lỗi đến tổ chức, cá nhân ghi rõ lý do quá hạn và thời hạn trả kết quả gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp. Công chức Bộ phận tiếp nhận vả trả kết quả nhập sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có), thông báo thời hạn trả kết quả và chuyển văn bản xin lỗi (theo mẫu số 07 tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND) của cơ quan làm quá hạn giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Sau khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ từ phòng chuyên môn, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi và thông báo đến cá nhân, tổ chức để nhận kết quả.
Điều 4. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp cho Sở Tư pháp nơi thường trú hoặc tạm trú, trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu số 03/2013/TT-BTP);
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (xuất trình bản chính để đối chiếu), trong trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Bản chụp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (xuất trình bản chính để đối chiếu), trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Được miễn nộp văn bản ủy quyền, nhưng phải nộp các giấy tờ sau:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu số 04/2013/TT-BTP);
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền và người được ủy quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp (xuất trình bản chính để đối chiếu), trong trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Bản chụp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (xuất trình bản chính để đối chiếu), trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Người được ủy quyền còn phải xuất trình, sao nộp giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên nếu các nội dung trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú không chứng minh được mối quan hệ.
- Đối với người được ủy quyền không nằm trong diện Luật lý lịch tư pháp quy định miễn văn bản ủy quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp giấy tờ gồm có:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu số 04/2013/TT-BTP);
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền và người được ủy quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp (xuất trình bản chính để đối chiếu), trong Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Bản chụp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (xuất trình bản chính để đối chiếu), trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Văn bản ủy quyền.
Lưu ý: Văn bản ủy quyền đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp (theo mẫu số 05a/2013/TT-BTP). Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm các thông tin họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 5. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu (theo mẫu số 05a/2013/TT-BTP) đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của thủ tục cấp Phiếu lịch tư pháp số 1; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 6. Về thời gian giải quyết hồ sơ
1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu hợp lệ.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minh Lý lịch tư pháp kèm 01 bộ hồ sơ cho Công an tỉnh;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp, cơ quan Công an tỉnh thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự và gửi cho Sở Tư pháp kết quả tra cứu; trường hợp phải tra cứu thông tin trong hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thì thời hạn không quá 09 ngày làm việc;
Trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích thì Sở Tư pháp liên hệ với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ. Thời hạn tra cứu tại Tòa án không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ quốc phòng để tra cứu thông tin.
Trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, ngay sau khi nhận được yêu cầu, Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an thực hiện tra cứu thông tin lý lịch tư pháp của đương sự và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
2. Thời hạn không quá 15 ngày đối với các trường hợp sau:
a. Người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên trước khi về địa phương (kể cả trường hợp đã đi bộ đội đóng quân tại tỉnh, thành phố khác);
b. Người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã hoặc đang cư trú ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài từ 14 tuổi trở lên có thời gian cư trú ở Việt Nam;
c. Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam;
d. Người nước ngoài xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp để làm việc tại Việt Nam;
đ. Đối tượng quản lý nghiệp vụ liên quan đến an ninh quốc gia; đối tượng sưu tra, hiềm nghi, chuyên án, vụ án đang điều tra;
e. Những trường hợp lý lịch không rõ ràng; có tiền án, tiền sự hoặc qua tra cứu phát hiện không trùng với thông tin do người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tự khai và những trường hợp nghi vấn khác;
f. Những trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để quản lý nhân sự, xét tuyển, thi công chức; đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, doanh nghiệp...;
g. Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.
Điều 7. Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Thu lệ phí đối với các trường hợp sau:
+ Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/1 lần/người;
+ Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000 đồng/1 lần/người.
- Không thu lệ phí đối với các trường hợp sau:
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
+ Cơ quan tiến hành tố tụng.
- Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau:
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Các cá nhân thuộc đối tượng miễn, giảm lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải xuất trình giấy tờ để chứng minh theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan tham gia thực hiện cơ chế một cửa liên thông
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Là cơ quan chủ trì thực hiện công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo cơ chế một cửa liên thông, có trách nhiệm:
- Xử lý hồ sơ của tổ chức và cá nhân đảm bảo quy trình, thời gian; tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xử lý công việc theo cơ chế một cửa liên thông;
- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân về các quy định hành chính theo cơ chế một cửa liên thông; hẹn ngày trả kết quả (không quá thời gian quy định) và cập nhật vào sổ theo dõi. Trong thời gian không quá 03 ngày (kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị), công chức tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đến cơ quan, tổ chức có liên quan; đồng thời báo cáo lãnh đạo cơ quan;
- Sau khi nhận kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị phải có trách nhiệm thông báo đến tổ chức và cá nhân theo thời gian đã hẹn. Có trách nhiệm tiếp nhận các thông báo lý do giải quyết liên quan xử lý kiến nghị, phản ánh chậm hơn so với thời gian yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan để vào sổ theo dõi;
- Lập sổ theo dõi, hòm thư góp ý, công khai địa chỉ email, số điện thoại lãnh đạo cơ quan và các cơ quan liên quan;
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức đánh giá cơ chế một cửa liên thông với các cơ quan hành chính có liên quan để rút kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi Sở Nội vụ 01 bản để tổng hợp, theo dõi).
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh
- Thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự và gửi cho Sở Tư pháp kết quả tra cứu; trường hợp phải tra cứu thông tin trong hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an đảm bảo theo đúng trình tự, thời gian quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy chế này;
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xử lý kiến nghị của tổ chức, công dân để giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân đúng thời gian yêu cầu. Trường hợp xử lý kiến nghị, phản ánh chậm hơn so với thời gian yêu cầu thì phải có trách nhiệm thông báo lý do bằng văn bản với Sở Tư pháp (cơ quan chủ trì thực hiện cơ chế một cửa liên thông) để Sở Tư pháp thông báo đến tổ chức và cá nhân theo quy định.
3. Công tác phối hợp của Tòa án nhân dân tỉnh
- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ được giao tại Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp phối hợp thực hiện với sở Tư pháp, trong trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận, hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích. Đảm bảo đúng thời gian quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy chế này;
- Phối hợp với sở Tư pháp để giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân đúng thời gian yêu cầu. Trường hợp xử lý kiến nghị, phản ánh chậm hơn so với thời gian yêu cầu thì phải có thông báo lý do bằng văn bản với Sở Tư pháp (cơ quan chủ trì thực hiện cơ chế một cửa liên thông) để Sở Tư pháp thông báo đến tổ chức và cá nhân theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua sở Tư pháp) để xem xét sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy chế cho phù hợp./.
- 1Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, thành lập Văn phòng công chứng, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2016 thực hiện "Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 3085/QĐ-UBND năm 2016 Quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về thành lập, đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, đăng ký hoạt động Văn phòng luật sư và cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 497/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông tại Văn phòng Phát triển kinh tế do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và lĩnh vực công chứng theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Quyết định 64/2021/QĐ-UBND quy định về thực hiện liên thông nhóm thủ tục hành chính Cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 2Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp
- 3Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 42/2015/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, thành lập Văn phòng công chứng, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2016 thực hiện "Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Quyết định 3085/QĐ-UBND năm 2016 Quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về thành lập, đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, đăng ký hoạt động Văn phòng luật sư và cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp tỉnh Sơn La
- 9Quyết định 497/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông tại Văn phòng Phát triển kinh tế do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 10Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 12Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và lĩnh vực công chứng theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 13Quyết định 64/2021/QĐ-UBND quy định về thực hiện liên thông nhóm thủ tục hành chính Cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 197/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 197/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra