Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1957/QĐ-BNN-PCTT | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai và Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có danh mục cụ thể kèm theo).
Các thủ tục hành chính được công bố theo Quyết định này được ban hành tại Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Cơ quan, Thủ trưởng các Tổng cục, vụ, cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1957/QĐ-BNN-PCTT ngày 01 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A | Thủ tục hành chính cấp trung ương | ||
1 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
2 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ không thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam. |
3 | Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
4 | Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam. |
5 | Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai | Phòng, chống thiên tai | Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
6 | Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam. |
B | Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
|
|
1 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Phòng, chống thiên tai | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
2 | Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
3 | Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ | Phòng, chống thiên tai | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi văn bản kèm theo hồ sơ trình phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan thông qua hình thức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức lấy ý kiến khác và tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 3: Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2020/NĐ-CP);
- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
b) Số lượng: không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Bộ Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP .
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên
PHỤ LỤC I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CủA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
II. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ không thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ và trình cơ quan chủ quản.
Bước 2: Cơ quan chủ quản chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2020/NĐ-CP);
- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ khoản viện trợ
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP .
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
III. Tên thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ kèm theo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về những nội dung chính gồm: sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn viện trợ, điều kiện của Bên viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam. Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
Bước 3: Sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai hoặc trả lời cơ quan chủ quản trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan đối với trường hợp dự thảo Văn kiện cần giải trình, chỉnh sửa;
Bước 4: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản thực hiện giải trình, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 5: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 6: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;
- Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ;
b) Số lượng: không quy định
- Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đối với trường hợp không cần giải trình, chỉnh sửa: 13 ngày làm việc;
- Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp cần giải trình, chỉnh sửa: 23 ngày làm việc.
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP .
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Điều 12 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
IV. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan để có căn cứ phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
Nội dung ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ.
Bước 3: Trên cơ sở các ý kiến; Cơ quan chủ quan giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.
Bước 5: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ;
- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ);
- Dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP
b) Số lượng: không quy định
Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phí, lệ phí: Không
Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP .
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Khoản 2 Điều 13, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
V. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 3: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp các ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
b) Số lượng: không quy định
Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có văn bản trả lời.
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Điều 14 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
VI. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 1: Khi có sự thay đổi về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 3: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Tại điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bước 1: Chủ khoản viện trợ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I Nghị định 50/2020/NĐ-CP);
- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
b. Số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt
Chủ khoản viện trợ
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP .
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
II. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan để có căn cứ phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan thôn trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
Nội dung ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ.
Bước 3: Trên cơ sở các ý kiến; Cơ quan chủ quan giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.
Bước 5: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ;
- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ);
- Dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP
b) Số lượng: không quy định
Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan thôn trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ
8. Phí, lệ phí: Không
Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP .
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Khoản 2 Điều 13, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3.Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC hiện kiểm tra và đánh giá
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
III. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 1: Khi có sự thay đổi về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 3: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
Tại điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
- 1Quyết định 5387/QĐ-BNN-PCTT năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 3499/QĐ-BNN-PCTT năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 1025/QĐ-BNN-KTHT năm 2020 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 08/QĐ-TWPCTT năm 2020 về Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành
- 5Quyết định 2790/QĐ-BNN-VP năm 2019 công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công điện 581/CĐ-BGDĐT năm 2020 về chủ động ứng phó với mưa, lũ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 4793/BNN-PCTT về triển khai công tác phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 4141/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 88/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 11Quyết định 4884/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Quyết định 3461/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 5387/QĐ-BNN-PCTT năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 3499/QĐ-BNN-PCTT năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Quyết định 1025/QĐ-BNN-KTHT năm 2020 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 9Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- 10Quyết định 08/QĐ-TWPCTT năm 2020 về Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành
- 11Quyết định 2790/QĐ-BNN-VP năm 2019 công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Công điện 581/CĐ-BGDĐT năm 2020 về chủ động ứng phó với mưa, lũ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Công văn 4793/BNN-PCTT về triển khai công tác phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Quyết định 4141/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 88/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 17Quyết định 4884/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 18Quyết định 3461/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 1957/QĐ-BNN-PCTT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Số hiệu: 1957/QĐ-BNN-PCTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/06/2020
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra