Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 21 tháng 01 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH XĂNG, DẦU TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BTC ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và lập chi phí Dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu; Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;
Căn cứ kết luận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 17/12/2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 639/TT-SCT ngày 28/9/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
I. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
II. Quan điểm và mục tiêu phát triển:
- Quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là một trong những biện pháp kinh tế - kỹ thuật quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hoá và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng, dầu phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên, các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành liên quan và đặc thù mặt hàng xăng, dầu; đảm bảo phân bố hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, tuân thủ các quy định của nhà nước về mặt hàng kinh doanh có điều kiện; đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông và công tác quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
- Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phải đảm bảo tính hợp lý giữa phát triển số lượng với quy mô các điểm kinh doanh xăng, dầu, trong đó cần chú trọng mở rộng về quy mô. Phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, địa bàn trọng điểm; theo hệ thống mở, có tính liên kết vùng, kết nối với hệ thống mạng lưới xăng, dầu các tỉnh lân cận và toàn quốc, đồng thời phù hợp với sự gia tăng của các phương tiện vận tải lưu thông qua tỉnh thời kỳ từ nay đến năm 2020.
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần chú trọng đến yêu cầu đảm bảo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh và văn hoá kinh doanh của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên văn minh, hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của các phương tiện giao thông và các nhu cầu khác của địa phương. Hiện đại hoá và tăng tính tiện ích của các dịch vụ tổng hợp trong kinh doanh xăng, dầu.
- Xác định đủ số lượng và phân bố hợp lý cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn; khắc phục những tồn tại về mất cân đối trong phân bố cửa hàng, an toàn về phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường của các cửa hàng hiện có, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh quốc phòng.
- Phát huy được nội lực hiện có, đặc biệt là huy động được nguồn vốn của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn. Hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động về kế hoạch đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cửa hàng xăng, dầu.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ xăng, dầu qua mạng lưới đạt bình quân 12 - 13%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và duy trì tốc độ tăng khoảng 12,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Đảm bảo quy mô tiêu thụ bình quân của điểm kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 tăng gấp 1,4 - 1,5 lần so với quy mô tiêu thụ bình quân năm 2010 và đến năm 2020 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010.
- Đến năm 2020, số lượng cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh là 220 cửa hàng, trong đó: xây mới 68 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng 152 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015 là 88 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020 là 64 cửa hàng).
- Đảm bảo các cửa hàng được xây mới có diện tích tối thiểu 600m2 (khu vực đô thị là 300m2). Đến năm 2015, giải quyết xong tình trạng các cửa hàng không đủ diện tích kinh doanh.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ tại các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu. Đảm bảo 100% cửa hàng đạt tiêu chuẩn về điều kiện kinh doanh xăng, dầu.
III. Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020:
1.1. Tiêu chí về địa điểm xây dựng cửa hàng xăng, dầu:
- Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng, dầu trên các tuyến quốc lộ ngoài khu vực đô thị không nhỏ hơn 12 km, trong đô thị không nhỏ hơn 2 km (kể cả cùng phía và khác phía).
- Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng, dầu trên các tuyến tỉnh lộ cùng phía là 3 km, khác phía là 2 km.
- Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng, dầu trên các tuyến huyện lộ cùng phía là 2 km, khác phía là 1,5 km. (Nếu đường có giải phân cách cứng thì chỉ tính cùng bên).
- Đối với giao lộ giữa quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thì khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng, dầu trên hai tuyến đường khác nhau nhưng thông với nhau không nhỏ hơn 1 km.
- Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng, dầu khu vực ngoài đô thị đến cửa hàng xăng, dầu ranh giới nội thị không nhỏ hơn 2 km.
- Riêng đối với nội thị:
+ Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng, dầu theo trục đường không có giải phân cách không nhỏ hơn 1,5 km.
+ Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng, dầu theo trục đường có giải phân cách không nhỏ hơn 2 km.
+ Khoảng cách các cửa hàng trên tuyến đường sông, kênh rạch cùng phía là 2 km, khác phía là 1,5 km.
- Căn cứ vào tổng diện tích đất, lượng lao động và dân cư xung quanh, mỗi khu, cụm công nghiệp cần bố trí từ 1 - 2 cửa hàng xăng, dầu.
- Cửa hàng xăng, dầu phải cách nơi tụ họp đông người (trường học, bệnh viện, chợ...) ít nhất 100m.
- Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m.
- Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m (ví dụ: cách điểm tiếp tuyến của đường cong đường giao thông có bán kính cong < 50m ít nhất 50m dọc theo đường).
1.2. Hạn chế phát triển thêm các cửa hàng trong các khu vực nội thị thành phố Hưng Yên (trừ khu vực mở rộng hoặc đường giao thông mới mở). Cần xem xét kỹ việc phát triển cửa hàng xăng, dầu tại các ngã ba, ngã tư, giao lộ, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Nếu không đảm bảo an toàn giao thông thì cương quyết không cho phát triển.
1.3. Ưu tiên phát triển cửa hàng tại các huyện, xã chưa có cửa hàng xăng, dầu (nhất là trên các tuyến đường mới mở).
1.4. Quan tâm phát triển các cửa hàng xăng, dầu cung cấp cho các phương tiện đường thuỷ.
1.5. Tính thống nhất vị trí các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu phải phù hợp với quy hoạch giao thông (Điều 15, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ).
1.6. Căn cứ mục tiêu và định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong thời kỳ quy hoạch cách phân loại, tiêu chí, quy mô… đối với mỗi loại cửa hàng cũng như thực tế của Hưng Yên theo nguyên tắc:
- Các cửa hàng thuộc diện phải xử lý (xoá bỏ, đình chỉ kinh doanh hoặc phải di chuyển đến vị trí khác) là các cửa hàng có diện tích quá nhỏ, không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy, gây ô nhiễm môi trường và các cửa hàng tự ý xây dựng không được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Các cửa hàng xây dựng thêm phải có diện tích tối thiểu của cửa hàng loại 3, đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và môi trường.
1.7. Các cửa hàng bán lẻ vừa phải gắn với địa bàn, vừa bám sát các trục giao thông chính của tỉnh, trục giao thông đi qua tỉnh, các bến xe, các khu công nghiệp, khu dân cư. Đặc biệt chú trọng các tuyến giao thông và các khu công nghiệp.
2. Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020:
2.1. Thành phố Hưng Yên:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 19 cửa hàng, trong đó: xây mới 5 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 14 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 01 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 13 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 19,7 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 8,1 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 11,6 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 24.350m2.
2.2. Huyện Văn Lâm:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 22 cửa hàng, trong đó: xây mới 05 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 17 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 05 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 12 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 19,4 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 11,1 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 8,3 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 20.425m2.
2.3. Huyện Văn Giang:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 15 cửa hàng, trong đó: xây mới 04 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 11 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 09 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 02 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 13,1 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 11,4 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 1,7 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 18.585m2.
2.4. Huyện Mỹ Hào:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 23 cửa hàng, trong đó: xây mới 09 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 14 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 06 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 08 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 27,3 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 19,1 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 8,2 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 37.987m2.
2.5. Huyện Yên Mỹ:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 24 cửa hàng, trong đó: xây mới 09 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 15 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 11 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 04 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 23,5 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 20,1 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 3,4 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 18.431m2.
2.6. Huyện Khoái Châu:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 37 cửa hàng, trong đó: xây mới 06 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 31 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 27 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 04 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 28,7 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 25,7 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 3 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 28.985m2.
2.7. Huyện Ân Thi:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 27 cửa hàng, trong đó: xây mới 11 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 16 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 10 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 06 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 29,3 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 15,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 13,8 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 64.907m2.
2.8. Huyện Kim Động:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 21 cửa hàng, trong đó: xây mới 10 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 11 cửa hàng (giai đoạn 2011-2015: 06 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 05 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 22,8 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 15,6 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 7,2 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 26.166m2.
2.9. Huyện Phù Cừ:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 15 cửa hàng, trong đó: xây mới 04 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 11 cửa hàng (giai đoạn 2011-2015: 04 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 11 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 13,9 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 8,4 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 5,5 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 14.234m2.
2.10. Huyện Tiên Lữ:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 17 cửa hàng, trong đó: xây mới 05 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 12 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 09 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 03 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 15,6 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 12,9 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 2,7 tỷ đồng).
- Tổng diện tích đất tối thiểu: 14.949m2.
* Tổng hợp toàn tỉnh:
- Tổng số quy hoạch đến năm 2020 (kể cả cửa hàng hiện hữu): 220 cửa hàng, trong đó: xây mới: 68 cửa hàng; nâng cấp, mở rộng: 152 cửa hàng (giai đoạn 2011 - 2015: 88 cửa hàng; giai đoạn 2016 - 2020: 64 cửa hàng).
- Vốn đầu tư xây dựng: 213,3 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015: 147,9 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 65,4 tỷ đồng), cụ thể:
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng mới 68 cửa hàng trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 khoảng 108,9 tỷ đồng.
+ Nhu cầu vốn đầu tư bổ sung để mở rộng 88 cửa hàng; nâng cấp, cải tạo 64 cửa hàng trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 khoảng 104,4 tỷ đồng.
- Tổng nhu cầu tối thiểu về sử dụng đất để xây dựng mạng lưới các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh là 269.019m2, trong đó: xây mới: 122.700m2; cải tạo mạng lưới hiện có: 26.505m2 ( hiện tại diện tích chiếm đất của 161 cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh là 119.814m2).
IV. Chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Các chính sách và giải pháp về đầu tư phát triển:
- Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mặt bằng kinh doanh đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh doanh và các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng tích luỹ và huy động vốn để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu.
- Củng cố, tăng cường vai trò quản lý của các cấp, các ngành đảm bảo thực hiện quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh xăng, dầu cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; có các hình thức thông tin phù hợp đến khách hàng quy định về hình thức, chất lượng xăng, dầu và các quy định khác có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng.
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm, chống gian lận trong kinh doanh xăng, dầu.
- Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh và bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ cho các chủ thể kinh doanh xăng, dầu.
3. Các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
3.1. Về phòng cháy, chữa cháy:
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu. Các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu đảm bảo phải thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc cũng như khoảng cách an toàn đến những nơi có nguồn nhiệt gây cháy, nơi đông người....;
- Nhân viên cửa hàng phải được học tập nắm vững các kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy;
- Xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với thực tế của cửa hàng.
3.2. Về bảo vệ môi trường:
+ Quy hoạch xây dựng các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu cần đảm bảo số lượng và chất lượng các hạng mục công trình như: hệ thống cấp, thoát nước trong và ngoài; hệ thống thu gom, xử lý nước thải; thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; lập, đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc lập, trình thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cửa hàng thuộc diện phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Tăng cường phối hợp quản lý giữa các ban, ngành, tổ chức tại địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường;
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên bán hàng về trách nhiệm bảo vệ môi trường, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác môi trường;
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng xăng sinh học; khuyến khích các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu kinh doanh mặt hàng xăng sinh học.
Điều 2. Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch
Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn theo quy định của pháp luật; đảm bảo phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển của ngành; đáp ứng yêu cầu hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh doanh, kết hợp chặt chẽ với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, dự trữ quốc gia và nhu cầu nhiên liệu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong quá trình xây dựng quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư, quy hoạch giao thông cần dành quỹ đất để xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu.
- Các sở, ngành chức năng có liên quan cần phối hợp với địa phương để có hướng xử lý dứt điểm đối với các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu vi phạm quy định về kinh doanh có điều kiện thông qua phân loại, xác định từng trường hợp cụ thể.
- Đối với các xã vùng sâu, vùng xa cần phối hợp giữa các ngành và địa phương để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu đảm bảo phù hợp với quy hoạch và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng kinh doanh đối với sản phẩm xăng sinh học và nguyên liệu diezen B5 để góp phần bảo vệ môi trường.
3.1. Sở Công Thương:
- Tổ chức phổ biến quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu và các văn bản điều chỉnh có liên quan đến các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn biết làm căn cứ để đầu tư xây dựng cửa hàng xăng, dầu theo từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch.
- Theo dõi, quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng, dầu theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Xem xét, thẩm định điều kiện thực tế, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng, dầu cho các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu theo đúng quy định của pháp luật và đúng quy hoạch được duyệt.
- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra liên ngành và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận đối với địa điểm đầu tư xây dựng mới. Chủ trì thẩm định và chấp thuận các điều kiện đầu tư xây dựng đối với việc nâng cấp, mở rộng mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu theo quy định của pháp luật về kinh doanh xăng, dầu. Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết các sai phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch; đề xuất cơ chế hỗ trợ di dời đối với những cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Hàng năm, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện quy hoạch; căn cứ tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và các kiến nghị, đề xuất trong quá trình quản lý quy hoạch để kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh hoặc bổ sung quy hoạch cho phù hợp.
3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là đầu mối tiếp nhận, thẩm tra và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuê đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh xăng, dầu theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế thu hút các doanh nghiêp kinh doanh xăng, dầu, nhất là các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020.
3.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các ngành liên quan và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí quỹ đất để xây dựng mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu theo quy hoạch được duyệt và phù hợp với quy hoạch phát triển chung theo từng giai đoạn.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu.
- Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp Giấy phép xây dựng các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu (đối với cửa hàng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường).
3.4. Sở Xây dựng:
Xem xét, thẩm định những vẫn đề liên quan về quy hoạch, thủ tục về xây dựng theo quy định để cấp hoặc uỷ quyền cấp Giấy phép xây dựng mới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu; sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các cơ sở hiện có đảm bảo đúng quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.
3.5. Sở Giao thông vận tải:
Xác định rõ chỉ số giới hạn lộ giới, hành lang an toàn giao thông đối với những tuyến đường giao thông đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn được phân cấp (cả các tuyến đường do Trung ương quản lý) theo quy định, làm cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án phù hợp và thực hiện công tác nghiên cứu, thẩm định một cách thống nhất.
3.6. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Thẩm định chất lượng máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh xăng, dầu đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định an toàn.
- Phối hợp với các sở, ngành thường xuyên kiểm tra chất lượng xăng, dầu, hệ thống đo lường, các thiết bị phục vụ, chống sự cố, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng, dầu.
3.7. Công an tỉnh:
- Thoả thuận thiết kế kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cửa hàng kinh doanh xăng, dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
- Thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy của các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
- Thành lập ban chỉ huy thống nhất cùng các đơn vị có liên quan phòng và chữa cháy các công trình xăng, dầu.
3.8. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chịu trách nhiệm phổ biến quy hoạch chi tiết phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn theo quy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu và nhân dân biết, thực hiện.
- Theo dõi tình hình phát triển kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn; phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành chức năng đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát sinh trong thực tế; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển chung.
- Có trách nhiệm kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng, dầu (theo phân cấp) đúng quy hoạch được duyệt; 6 tháng và hàng năm, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương) tình hình thực hiện quy hoạch trên địa bàn quản lý.
3.9. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn:
- Có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định theo quy hoạch được duyệt và các quy định khác của nhà nước có liên quan.
- Các cơ sở không phù hợp quy hoạch cần chủ động xây dựng kế hoạch để kịp thời di dời, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp mở rộng hoặc đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng, dầu của đơn vị mình, đáp ứng các quy định của quy hoạch.
3.10. Đối với các cơ quan thông tin, tuyên truyền:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung quy hoạch; các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu đến các đối tượng kinh doanh xăng, dầu, các đối tượng tiêu thụ xăng, dầu và nhân dân được biết để thực hiện tốt các quy định, quy hoạch.
- Thông tin kịp thời các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt, các trường hợp vi phạm quy hoạch bị cấp có thẩm quyền xử lý để giáo dục.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 3084/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 3Quyết định 2579/QĐ-UBND năm 2011 về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 4Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu và Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 6Quyết định 155/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 7Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 8Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 9Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2012 đổi tên dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025"
- 10Quyết định 2608/QĐ.UBND-CNTM năm 2015 phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025
- 11Quyết định 1656/QĐ-UBND năm 2016 Đề án “Tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
- 12Chỉ thị 19/CT-CTUBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 13Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 14Quyết định 579/QĐ-UBND năm 2019 bãi bỏ quy hoạch thuộc đối tượng quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt bổ sung dự toán quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 6Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 3084/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 8Quyết định 2579/QĐ-UBND năm 2011 về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 9Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu và Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 11Quyết định 155/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 12Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 13Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 14Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2012 đổi tên dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025"
- 15Quyết định 2608/QĐ.UBND-CNTM năm 2015 phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2025
- 16Quyết định 1656/QĐ-UBND năm 2016 Đề án “Tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
- 17Chỉ thị 19/CT-CTUBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 18Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quyết định 195/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 195/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Đặng Minh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra