- 1Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Nghị định 62/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- 5Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 7Quyết định 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định 14/2012/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1933/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 16 tháng 6 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo hiểm Y tế ngày 14/11/2008;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế;
Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo; Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT/BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm Y tế; Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Quyết định số 22/2003/QĐ-UB ngày 12/02/2003 của UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định; Quyết định số 3763/QĐ-UBND ngày 12/12/2013 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định tại Tờ trình số 10/TTr-BQLQKCBCNN ngày 15/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 153/2003/QĐ-UB ngày 29/8/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban Quản lý “Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo” của tỉnh Bình Định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng ban Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các thành viên Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của UBND tỉnh Bình Định)
2. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán QKCBCNN thực hiện theo Điều 3, Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Điều 2. BQL QKCBCNN có nhiệm vụ:
1. Căn cứ danh sách số lượng đối tượng người nghèo được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm để mua thẻ bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) theo quy định.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quyên góp, ủng hộ kinh phí cho QKCBCNN.
3. Tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ một số chế độ trong khám, chữa bệnh cho người nghèo; các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng, chi phí điều trị cao; người nghèo, lang thang, cơ nhỡ phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của QKCBCNN.
4. Thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng QKCBCNN theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Hàng năm, lập báo cáo tình hình hoạt động của QKCBCNN, trình UBND tỉnh để gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Thành viên Ban Quản lý, Tổ giúp việc BQL QKCBCNN làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp hàng tháng và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban BQL QKCBCNN.
Điều 4. BQL QKCBCNN hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cá nhân phụ trách; thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo.
BQL QKCBCNN có con dấu riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 5. BQL QKCBCNN có Tổ giúp việc, kế toán chuyên trách, kế toán kiêm nhiệm và thủ quỹ kiêm nhiệm do UBND tỉnh quyết định.
Trưởng Ban BQL QKCBCNN (hoặc ủy nhiệm cho Phó Trưởng BQL QKCBCNN) quyết định việc triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ và đột xuất để xử lý các công việc của QKCBCNN. Các quyết định của BQL QKCBCNN phải được biểu quyết theo đa số tán thành (từ 2/3 tổng số thành viên có mặt trở lên); các thành viên có ý kiến trái với ý kiến được đa số thành viên biểu quyết, thì có quyền bảo lưu ý kiến hoặc trình bày ý kiến với UBND tỉnh.
Các thành viên BQL QKCBCNN được phép ủy quyền cử đại diện đi họp thay nếu có lý do vắng mặt chính đáng. Người được ủy quyền có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không được biểu quyết. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm về các ý kiến của người được ủy quyền.
Những vấn đề không đòi hỏi phải giải quyết tại phiên họp của BQL QKCBCNN, Tổ giúp việc có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo với Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan trực tiếp để xem xét, có ý kiến giải quyết. Kết quả xử lý công việc được thông báo bằng văn bản cho các thành viên BQL QKCBCNN.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ VÀ TỔ GIÚP VIỆC
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban BQL QKCBCNN:
Trưởng Ban BQL QKCBCNN thay mặt UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện QKCBCNN; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BQL QKCBCNN và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả hoạt động của BQL QKCBCNN.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng Ban BQL QKCBCNN:
Các Phó Trưởng Ban được Trưởng Ban BQL QKCBCNN ủy quyền: Chỉ đạo trực tiếp việc quản lý, sử dụng và quyết toán QKCBCNN theo đúng các quy định của Nhà nước; điều hành các công việc do Trưởng Ban giao hoặc khi Trưởng Ban đi vắng.
Điều 8. Nhiệm vụ của Ủy viên BQL QKCBCNN:
1. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của BQL QKCBCNN. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực quản lý để đề xuất và tham gia các hoạt động có liên quan của BQL QKCBCNN trong việc triển khai thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo.
2. Trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của ngành, lĩnh vực quản lý phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo.
3. Phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động, xét duyệt quyết toán của các cơ sở y tế… phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Điều 9. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan thành viên BQL QKCBCNN:
1. Sở Y tế:
a. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Liên Bộ Y tế - Tài chính; gồm:
- Tổ chức, quản lý và điều hành QKCBCNN theo quyết định của UBND tỉnh.
- Lập dự toán ngân sách QKCBCNN và kinh phí quản lý QKCBCNN gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp tình hình hoạt động của QKCBCNN, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b. Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc tổ chức thực hiện công tác khám, chữa bệnh BHYT và thanh toán tiền hỗ trợ một số chế độ trong khám, chữa bệnh cho người nghèo theo đúng quy định.
c. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
d. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh xác định, lập danh sách đối tượng được mua thẻ BHYT người nghèo.
2. Sở Tài chính:
a. Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Phối hợp với Sở Y tế tổng hợp dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và kinh phí quản lý QKCBCNN hàng năm để báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
c. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức xét duyệt quyết toán kinh phí QKCBCNN theo đúng quy định.
d. Phối hợp với với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tổ chức huy động các nguồn thu hợp pháp khác ngoài ngân sách cho QKCBCNN.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a. Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan xác định và thống nhất danh sách đối tượng được cấp thẻ BHYT cho người nghèo, gửi BQL QKCBCNN, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
c. Theo dõi, rà soát, kiểm tra sự biến động của các đối tượng được hưởng chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp.
4. Ban Dân tộc tỉnh:
a. Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị, địa phương liên quan để xác định, lập danh sách đối tượng được mua thẻ BHYT cho người nghèo.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
a. Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức huy động sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân, các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng thêm nguồn thu hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước cho QKCBCNN.
Điều 10. Nhiệm vụ của Tổ giúp việc và kế toán QKCBCNN:
1. Tổ trưởng Tổ giúp việc (là ủy viên của BQL QKCBCNN) chịu trách nhiệm trước BQL QKCBCNN về các hoạt động của Tổ giúp việc.
2. Tổ giúp việc do Phó Trưởng ban Thường trực BQL QKCBCNN phân công và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị nội dung báo cáo và tài liệu liên quan phục vụ các cuộc họp, các buổi làm việc, kiểm tra và lịch công tác của BQL QKCBCNN.
- Dự thảo các văn bản chỉ đạo của BQL QKCBCNN, của UBND tỉnh về công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo; đảm bảo sự kết nối, phối hợp chặt chẽ thường xuyên hoạt động giữa các ngành, thành viên của BQL QKCBCNN.
- Tham mưu cho BQL QKCBCNN trong việc triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của BQL QKCBCNN.
3. Kế toán chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho BQL QKCBCNN về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán QKCBCNN theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác do BQL QKCBCNN phân công.
Điều 11. Kinh phí hoạt động của BQL QKCBCNN được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp y tế hàng năm của Sở Y tế để chi cho các nội dung sau:
1. Chi phí in sổ hoặc các hình thức quản lý khác nhằm phục vụ cho việc theo dõi thực hiện hỗ trợ các chế độ trong khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Sở Y tế chịu trách nhiệm thiết kế, in ấn mẫu “Sổ theo dõi một số chế độ hỗ trợ trong khám chữa bệnh cho người nghèo” để theo dõi, quản lý đối tượng được hỗ trợ.
2. Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho một số cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng (nếu có) của QKCBCNN.
3. Chi phụ cấp hàng tháng cho các thành viên BQL QKCBCNN; Tổ giúp việc; kế toán; thủ quỹ theo mức chi do UBND tỉnh quyết định.
4. Chi xăng xe, công tác phí; văn phòng phẩm; phương tiện làm việc và các chi phí quản lý khác phục vụ việc triển khai hoạt động của QKCBCNN.
Điều 12. BQL QKCBCNN có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định theo Quy chế này; đồng thời chỉ đạo Tổ giúp việc BQL QKCBCNN thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, giao Sở Y tế (cơ quan Thường trực BQL QKCBCNN) tổng hợp, báo cáo, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại tỉnh./.
- 1Quyết định 39/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 153/2003/QĐ-UB về quy chế hoạt động của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 3844/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh người nghèo tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 2920/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế hoạt động của Ban quản lý Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 1260/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 757/2005/QĐ-UB Quy định tạm thời quản lý và sử dụng quỹ khám chữa bệnh miễn phí trẻ em dưới 06 tuổi do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 565/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế hoạt động và phân công thành viên của Ban quản lý quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo Tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cà Mau
- 10Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 123/2003/QĐ-UB quy định về việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 3526/QĐ-UBND năm 2016 quy định về mức kiêm nhiệm hằng tháng đối với các thành viên Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh người nghèo tỉnh Quảng Nam
- 1Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Nghị định 62/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- 5Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 7Quyết định 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 39/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định 14/2012/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 11Quyết định 3844/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh người nghèo tỉnh Quảng Nam
- 12Quyết định 2920/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế hoạt động của Ban quản lý Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Thanh Hóa
- 13Quyết định 1260/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lai Châu
- 14Quyết định 757/2005/QĐ-UB Quy định tạm thời quản lý và sử dụng quỹ khám chữa bệnh miễn phí trẻ em dưới 06 tuổi do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 15Quyết định 565/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế hoạt động và phân công thành viên của Ban quản lý quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo Tỉnh Đồng Tháp
- 16Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cà Mau
- 17Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định
- 18Quyết định 123/2003/QĐ-UB quy định về việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh Bình Định
- 19Quyết định 3526/QĐ-UBND năm 2016 quy định về mức kiêm nhiệm hằng tháng đối với các thành viên Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh người nghèo tỉnh Quảng Nam
Quyết định 1933/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 1933/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Mai Thanh Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực