Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 24 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số: 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;

Căn cứ Nghị định số: 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm;

Căn cứ Nghị quyết số: 70/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình việc làm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 174/TTr-LĐTBXH ngày 21 tháng 02 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 192/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng làm việc, có nhu cầu tìm kiếm việc làm đều được tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu chủ yếu

- Ổn định việc làm cho số lao động hiện có (trên 194.000 người); giải quyết việc làm mới cho 20.000 lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 5.000 người);

- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2020, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới mức 3,5%;

- Tổ chức tư vấn việc làm cho trên 14.000 người (3.500 người/năm), trong đó giới thiệu việc làm cho trên 4.000 người (1.000 người/năm);

- Tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động hàng năm theo quy định của pháp luật để đảm bảo xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về việc làm;

- Tổ chức các hoạt động triển khai, nâng cao năng lực, truyền thông, kiểm tra, giám sát đánh giá;

- Đầu tư hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm theo quy hoạch được duyệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển thị trường lao động chung của cả nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát huy chính sách việc làm công

a) Nhiệm vụ

Tạo việc làm thông qua các hoạt động, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở áp dụng các cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương nhằm ổn định số việc làm hiện có, tạo việc làm mới cả giai đoạn trên 13.200 người, mỗi năm trên 3.300 người; tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2020; giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp xuống dưới 70%, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ lên trên 30% vào năm 2020.

b) Giải pháp

- Huy động vốn đầu tư của toàn xã hội để triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5% - 6,8%/năm.

- Việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chỉ tiêu tạo việc làm mới cho người lao động tại địa phương, đặc biệt là hai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

- Các hoạt động, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện chính sách việc làm công cho người lao động theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm.

Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước, bao gồm:

+ Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch;

+ Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường.

+ Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác.

Các dự án, hoạt động nêu trên khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham gia dự thầu phải đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng được tham gia chính sách việc làm công.

Đối tượng được tham gia chính sách việc làm công theo thứ tự ưu tiên: Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm; người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.

c) Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các cấp, các chủ đầu tư quản lý vốn ngân sách nhà nước.

d) Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, hợp tác xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Tạo việc làm thông qua việc hỗ trợ vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm

a) Nhiệm vụ

Duy trì và nâng cao hiệu quả việc làm hiện có, hỗ trợ tạo việc làm mới cả giai đoạn trên 3.200 người, mỗi năm trên 800 người thông qua hoạt động vay vốn giải quyết việc làm để hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng quy định tại Nghị định 61/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Giải pháp

+ Thực hiện hiệu quả các dự án tạo việc làm thông qua cho vay ưu đãi theo quy định tại Thông tư số: 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều về Quỹ Quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số: 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình về vay vốn giải quyết việc làm tăng năng suất lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động xã hội.

Đối tượng được vay vốn ưu đãi gồm: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có khả năng tạo việc làm mới cho lao động thất nghiệp, lao động thiếu việc làm, đặc biệt ưu tiên cho lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động dân tộc thiểu số, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện; hộ gia đình, người lao động.

- Đơn vị chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Tạo việc làm thông qua hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động)

Tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cả giai đoạn phấn đấu đạt trên 1.200 người, mỗi năm trên 300 người; trong đó dự kiến mỗi năm 200 người thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định hiện hành.

a) Hỗ trợ đào tạo và làm các thủ tục cần thiết

- Nhiệm vụ: Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm các thủ tục cần thiết: Hộ chiếu, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, cấp thị thực (viza) cho người lao động.

- Giải pháp:

+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức và làm các thủ tục cần thiết cho người lao động thuộc huyện nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Thông tư liên tịch số: 09/2016/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số: 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Tổ chức tư vấn, định hướng, tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc ở thị trường ổn định về chính trị, thu nhập cao.

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

b) Hỗ trợ cho vay vốn đi làm việc ở nước nước theo hợp đồng

- Nhiệm vụ: Hỗ trợ cho 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được vay vốn ở mức tối đa với lãi suất ưu đãi thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Giải pháp:

+ Cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài với mức tối đa, lãi suất ưu đãi thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo quy định tại Thông tư số: 45/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tư vấn quản lý, sử dụng có hiệu quả về nguồn thu nhập của người lao động gửi về để đảm bảo trả nợ vốn vay; đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để đảm bảo việc làm cho bản thân, gia đình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đơn vị chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

4. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

a) Đầu tư nâng cấp hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh theo quy hoạch được phê duyệt

- Nhiệm vụ: Đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, phát triển sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch việc làm vệ tinh nhằm tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, dạy nghề, tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm cho người lao động và các dịch vụ về chính sách lao động việc làm, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thường xuyên cập nhật thông tin thị trường trong nước, ngoài nước, quảng bá nguồn nhân lực của tỉnh để thu hút đầu tư, nâng cấp cổng thông tin điện tử về lao động việc làm tỉnh Bắc Kạn,...

- Giải pháp:

+ Huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh theo quy hoạch đến năm 2020; mua sắm thiết bị, phương tiện, ứng dụng tin học cho Trung tâm và các điểm giao dịch việc làm vệ tinh trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công về thông tin thị trường lao động.

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

b) Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm

- Nhiệm vụ: Đảm bảo 100% học sinh cuối cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông được tư vấn nghề việc làm; học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tư vấn về việc làm, nghề nghiệp; cung cấp đầy đủ thông tin thị trường lao động cho người lao động và sử dụng lao động; tổ chức tư vấn việc làm cả giai đoạn 14.000 người, mỗi năm 3.500 người (trong đó trên 40% số người được tư vấn tìm được việc làm), đảm bảo tư vấn và giới thiệu cho người lao động đi làm việc ở các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.

- Giải pháp:

+ Tổ chức nhiều hình thức nhằm tư vấn về chính sách việc làm, nghề nghiệp, thông tin về nhu cầu tuyển dụng, điều kiện làm việc, điều kiện sống tại nơi làm việc cho người lao động ở trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài; tư vấn về nguồn nhân lực của tỉnh cho người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh để lựa chọn tuyển dụng; tổ chức giới thiệu việc làm cho người lao động đến làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài theo hợp đồng; quảng bá nguồn nhân lực của tỉnh cho các nhà đầu tư; nghiên cứu phát triển thị trường lao động ngoài tỉnh, một số nước có thu nhập cao để giới thiệu lao động đến làm việc.

- Đơn vị chủ trì:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tư vấn cho các đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động, học sinh học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tư vấn cho học sinh cuối cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

c) Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động

- Nhiệm vụ: Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm thông tin về: Cung lao động, cầu lao động, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Giải pháp:

+ Tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động hàng năm theo quy định của pháp luật để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về việc làm nhằm cung cấp đầy đủ thông tin thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, triển khai có hiệu quả về các chính sách việc làm trên địa bàn tỉnh.

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

5. Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp

a) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

- Nhiệm vụ: Hỗ trợ các đối tượng là học sinh các trường trung học phổ thông; thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập nghiệp; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện.

- Giải pháp và cơ chế chính sách: Tổ chức định hướng nghề nghiệp; cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc; tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức; cho vay ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

b) Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp

- Nhiệm vụ: Hỗ trợ cho các đối tượng là thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp, thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp.

- Giải pháp và cơ chế chính sách: Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp; cho vay ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị chủ trì: Tỉnh đoàn Bắc Kạn.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các trường cao đẳng, trung cấp, các cơ sở đào tạo.

6. Hoạt động triển khai, nâng cao năng lực, truyền thông, kiểm tra, đánh giá, giám sát, sơ kết, tổng kết Chương trình

- Nhiệm vụ: Đảm bảo tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các chính sách về việc làm trên địa bàn tỉnh; tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lao động việc làm trong tỉnh; thường xuyên tuyên truyền các chính sách về việc làm bằng nhiều hình thức cho người lao động; xây dựng nội dung để kiểm tra, đánh giá, giám sát Chương trình hằng năm.

- Giải pháp:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình việc làm cả giai đoạn và từng năm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức triển khai Chương trình theo từng ngành, lĩnh vực; phân cấp và giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện theo quy định.

+ Tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hàng năm, tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác quản lý lao động, chính sách việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã.

+ Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về các chính sách, hoạt động của Chương trình việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; thông tin lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo, tài liệu, tờ rơi...

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát để tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát hằng năm; sơ kết sau 02 năm, tổng kết Chương trình việc làm vào cuối năm 2020.

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nhu cầu kinh phí cấp mới thực hiện Chương trình việc làm, giai đoạn 2017 - 2020 là 107.728.000 đồng (có biểu tổng hợp kèm theo).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực) chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu xây dựng Kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tại các đơn vị, địa phương; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu bố trí nguồn kinh phí thực hiện Chương trình việc làm hàng năm; theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

3. Các Sở, Ban, Ngành liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ và theo các nhiệm vụ cụ thể được phân công.

4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh có trách nhiệm quản lý nguồn vốn đầy đủ, có hiệu quả; tổ chức cho vay đúng quy định; giải ngân kịp thời; thu nợ đúng thời hạn các dự án cho vay giải quyết việc làm, cho vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên chủ động xây dựng nội dung kế hoạch, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chức năng tổ chức thực hiện Chương trình có hiệu quả.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về lao động, việc làm tại địa phương hàng năm trên cơ sở Chương trình việc làm của tỉnh đã được phê duyệt; phối hợp với cơ quan quản lý Chương trình thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 - 2020./.

 

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2017-2020

(Kèm theo Quyết định số: 192/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Dự toán 2017

Dự toán 2018

Dự toán 2019

Dự toán 2020

Tổng

1

Vốn vay giải quyết việc làm tăng thêm cho NHCSXH

12.000

12.000

12.000

12.000

48.000

 

- NSTW

12.000

12.000

12.000

12.000

48.000

 

- NSĐP

0

0

0

0

0

 

2

Vốn cấp mới cho người lao động vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

6.000

6.000

6.000

6.000

24.000

 

- NSTW

6.000

6.000

6.000

6.000

24.000

 

- NSĐP

0

0

0

0

0

 

3

Hỗ trợ học nghề, tiếng, giáo dục định hướng và làm các thủ tục cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

3.000

3.000

3.000

3.000

12.000

 

- NSTW

3.000

3.000

3.000

3.000

12.000

 

- NSĐP

0

0

0

0

0

 

4

Hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động

5.470

5.750

5.750

5.750

22.720

 

a

Đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống Trung tâm DVVL

5.000

5.000

5.000

5.000

20.000

 

- NSTW

4.000

4.000

4.000

4.000

16.000

 

- NSĐP và huy động thêm

1.000

1.000

1.000

1.000

4.000

 

b

Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm

150

150

150

150

600

 

- NSTW

0

0

0

0

0

 

- NSĐP

150

150

150

150

600

 

c

Thu thập lưu trữ thông tin thị trường lao động

320

600

600

600

2.120

 

- NSTW

58

200

200

200

658

 

- NSĐP

262

400

400

400

1.462

 

5

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp

100

100

100

100

400

 

- NSTW

0

0

0

0

0

 

- NSĐP

100

100

100

100

400

 

6

Hoạt động triển khai, nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết

308

100

100

100

608

 

 

- NSTW

20

0

0

0

20

 

- NSĐP

288

100

100

100

588

 

 

Tổng cộng

26.878

26.950

26.950

26.950

107.728

 

- NSTW

25.078

25.200

25.200

25.200

100.678

 

- NSĐP

1.800

1.750

1.750

1.750

7.050

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 192/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/02/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Phạm Duy Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/02/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản