Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm; Quỹ quốc gia về việc làm; chương trình việc làm địa phương và tuyển, quản lý lao động.
1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động.
3. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung quy định tại
CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM, QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM, CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3. Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm
1. Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Bộ luật lao động là chỉ tiêu phản ánh số người lao động có việc làm tăng thêm trong kỳ báo cáo.
2. Ủy ban nhân dân các cấp phải xây dựng và tổ chức thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm.
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm 05 năm và hằng năm.
Điều 4. Quỹ quốc gia về việc làm
1. Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
2. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
b) Hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để hạn chế người lao động mất việc làm;
c) Hỗ trợ phát triển tổ chức dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm.
4. Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch bổ sung ngân sách nhà nước cho Quỹ quốc gia về việc làm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 5. Chương trình việc làm địa phương
1. Chương trình việc làm của địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Bộ luật lao động, bao gồm: Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, đối tượng, phạm vi thực hiện, thời gian, tổ chức thực hiện và cơ chế, chính sách để thực hiện.
2. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình việc làm của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện chương trình và hằng năm báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và Khoản 2 Điều 168 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam;
2. Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm.
Điều 7. Thủ tục, trình tự tuyển lao động
1. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển;
b) Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
c) Mức lương dự kiến;
d) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.
6. Người sử dụng lao động chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây:
a) Thông báo tuyển lao động;
b) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động;
c) Tổ chức thi tuyển lao động;
d) Thông báo kết quả tuyển lao động.
Trường hợp tuyển lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Báo cáo sử dụng lao động
3. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Người sử dụng lao động lập số quản lý lao động, quản lý và sử dụng số theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2014.
2. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
| TM. CHÍNH PHỦ Nguyễn Tấn Dũng |
- 1Nghị định 39/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
- 2Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 3Công văn 4785/LĐTBXH-LĐTL năm 2013 hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình
- 6Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
- 8Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- 9Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 4Công văn 4785/LĐTBXH-LĐTL năm 2013 hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình
- 7Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
- 10Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm
- Số hiệu: 03/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/01/2014
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra