- 1Thông tư 15/2006/TT-BYT kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 2Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Thông tư 27/2011/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 6Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 11Thông tư 17/2019/TT-BYT hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 12Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 13Quyết định 4838/QĐ-BYT năm 2020 về Bảng kiểm tra kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế ban hành
- 14Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 15Quyết định 85/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 về Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 29/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 18Thông tư 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 3Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 4Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1387/QĐ-TTg năm 2016 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 26/2017/TT-BYT Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020
- 13Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc
- 14Quyết định 1624/QĐ-BYT năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 15Quyết định 1092/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 17Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 1246/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 3781/QĐ-BYT năm 2020 về "Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025" do Bộ Y tế ban hành
- 21Quyết định 1493/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 5914/QĐ-BYT năm 2021 về Đề án Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 24Quyết định 3431/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành
- 25Quyết định 02/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035”
- 29Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1919/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 8 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;
Căn cứ các Nghị quyết ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Nghị quyết số 19/NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Quyết định số 880-QĐ/TU ngày 23/12/2022 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc giao một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Thông báo số 180/TB-UBND ngày 28/8/2023 của UBND tỉnh Thông báo kết quả phiên họp UBND tỉnh tháng 08 năm 2023;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 107/TTr-SYT ngày 24/8/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030”.
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Đề án; chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 30/8/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
CƠ SỞ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết số 18/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về công tác Bảo vệ, Chăm sóc và Nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới;
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Quyết định số 880-QĐ/TU ngày 23/12/2022 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc giao một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16/11/2020;
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số;
Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam;
Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030;
Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030;
Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Quyết định số 1493/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030”;
Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025;
Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 5914/QĐ-BYT ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Đề án Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021- 2025; Quyết định số 1294/QĐ-BYT ngày 19/5/2022 của Bộ Y tế về ban hành
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025; Quyết định số 3431/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030; Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 06/3/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành chương trình hành động của bộ y tế thực hiện nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 25/10/2017 của hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035”;
Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị đầu mối tuyến tỉnh về công tác y tế dự phòng, Trung tâm đã hoạt động bước sang năm thứ 6 sau khi hợp nhất từ 6 đơn vị y tế dự phòng, chuyên ngành tuyến tỉnh. Hiện tại, Trung tâm đang hoạt động tại 04 cơ sở của các đơn vị khối dự phòng cũ, ở cách xa nhau, cơ sở hạ tầng cơ bản đã xuống cấp nên công tác hoạt động chuyên môn, quản lý, điều hành gặp khó khăn. Qua quá trình sử dụng, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng.
Cùng với sức phát triển về quy mô dân số, kinh tế - xã hội, kéo theo sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm như ung thư, bụi phổi ... sự xuất hiện, trỗi dậy, bùng phát của các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, Đậu mùa khỉ và các dịch bệnh mới khác, một số bệnh nguy hiểm chưa có vacxin phòng bệnh. Từ đó cho thấy yêu cầu trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh ngày một tăng cao, đòi hỏi sự đầu tư, phát triển hơn nữa của hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế dự phòng.
Vĩnh Phúc là tỉnh cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Cùng với sự phát về triển kinh tế và hệ thống hạ tầng giao thông vận tải thuận lợi giữa các tỉnh, lượng người từ các địa phương khác qua lại tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, đặc biệt từ thành phố Hà Nội. Đồng thời, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý gần sân bay Nội Bài, có nhiều khu công nghiệp, có cảng cạn ICD đang được xây dựng tại huyện Bình Xuyên là Trung tâm Logistic lớn nhất miền Bắc, thu hút nhiều chuyên gia và người nước ngoài làm việc tại tỉnh, đây là một trong các yếu tố nguy cơ mang mầm bệnh xâm nhập vào tỉnh nếu không được kiểm soát, giám sát chặt chẽ.
Thực tiễn cho thấy mục tiêu trong thời gian tới cần đầu tư để hoàn thiện và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh nhằm đảm bảo đủ năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát, phát hiện sớm và khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tỉnh Vĩnh Phúc với vị trí địa lý thuận lợi, có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh và cả nước, thu hút đầu tư, tiếp nhận các thông tin và công nghệ tiên tiến để hình thành các khu công nghiệp và đô thị lớn, có tiềm năng lớn và nhiều lợi thế để tham gia vào quá trình liên kết, hợp tác và phát triển với các địa phương trong nước và quốc tế. Vì vậy cần tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc là nhu cầu thiết yếu, bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng và tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.
Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng nhìn chung sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh; cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, xuống cấp nghiêm trọng, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt là công tác y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Bên cạnh đó tình hình biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát. Mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, nhiều bệnh lạ mới nổi có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn rất cao như SARS, Ebola, Cúm gia cầm H5N1, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng trên thế giới nói chung, địa phương nói riêng. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm khác diễn biến phức tạp trên thế giới, trong nước còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, xu hướng phát sinh nhiều bệnh dịch mới nguy hiểm; mô hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh của xã hội công nghiệp có xu hướng gia tăng như các bệnh tim mạch, bệnh về chuyển hoá, ung thư, tiểu đường. Quy mô dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng và đa dạng, trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế.
Tại Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2035” đã nêu hạn chế và tồn tại trong kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ngành Y tế là: “Một số mục tiêu về kiện toàn tổ chức bộ máy chưa thực hiện được; trong đó tiến độ đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh còn chậm. Quyết định cũng đã nêu rõ mục tiêu cụ thể về đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở y tế công lập là Xây mới trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh”. Đây cũng là một nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2035 của tỉnh.
Với những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, để đáp ứng với nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, mô hình bệnh tật thay đổi nhanh chóng, gánh nặng bệnh tật kép, nhất là khi phải đối mặt với các tình huống y tế khẩn cấp, kéo dài như dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua. Nhằm nâng cao năng lực, đảm bảo điều kiện cần thiết, tiên tiến, hiện đại tập trung cho đơn vị đầu mối tuyến tỉnh về công tác y tế dự phòng, thì việc xây dựng Đề án Phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH GIAI ĐOẠN 2018-2022
I. THỰC TRẠNG TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.1. Vị trí, chức năng
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự chủ một phần chi thường xuyên trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở hợp nhất 6 trung tâm thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng tuyến tỉnh gồm: Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Trung tâm có Trụ sở giao dịch tại số 10, đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên và 03 trụ sở trực thuộc: Cơ sở 1 tại phố Tuệ Tĩnh, phường Liên Bảo (Trung tâm SKLĐ & MT cũ); Cơ sở 2 tại đường Nguyễn Tất Thành, phường Định Trung (Trung tâm PC HIV/AIDS cũ ) và Cơ sở 3 tại số 33, đường Chu Văn An, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên (Trung tâm TTGDSK cũ).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
(1) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
(2) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khỏe trường học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh; tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
(3) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.
(4) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.
(5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn theo phạm vi chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt; phòng, chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục.
(6) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe người lao động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khỏe hộ gia đình theo phân công, phân cấp.
(7) Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.
(8) Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư vấn dự phòng điều trị bệnh; dự phòng, điều trị vô sinh; điều trị nghiện theo quy định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo quy định của pháp luật.
(9) Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.
(10) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng tài liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế.
(11) Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bảo quản, cấp phát và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn; hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.
(12) Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với dịch, bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại dâm; triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.
(13) Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.
(14) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế.
(15) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
(16) Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
(17) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
2.1. Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hiện có:
- Lãnh đạo đơn vị: Giám đốc và 02 Phó giám đốc Trung tâm.
- Các Phòng chức năng:
(1) Phòng Tổ chức - Hành chính;
(2) Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ;
(3) Phòng Tài chính - Kế toán.
- Các Khoa chuyên môn: 11 khoa chuyên môn và Phòng khám đa khoa, gồm:
(1) Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
(2) Khoa Phòng, chống HIV/AIDS.
(3) Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
(4) Khoa Dinh dưỡng.
(5) Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
(6) Khoa Sức khỏe sinh sản.
(7) Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.
(8) Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng.
(9) Khoa bệnh nghề nghiệp
(10) Khoa Dược - Vật tư y tế.
(11) Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng.
(12) Phòng khám đa khoa.
2.2. Nhân lực:
Tổng số viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị hiện có là 168 người (chỉ tiêu biên chế năm 2023 là 194 người), trong đó:
* Viên chức: 154 người, trong đó:
Viên chức hạng II: 17 người
Viên chức hạng III: 104 người
Viên chức hạng IV: 33 người
* Lao động hợp đồng: 14 người, Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
* Về trình độ cán bộ:
- Trình độ sau đại học: 50 người, chiếm tỷ lệ 29,8% trong tổng số viên chức (03 bác sĩ chuyên khoa II; 01 thạc sĩ nội khoa; 03 thạc sĩ Y học dự phòng; 17 bác sĩ chuyên khoa I; 04 dược sĩ chuyên khoa I; 03 thạc sĩ Y tế công cộng; 08 chuyên khoa I YTCC; 01 CKI Điều dưỡng; 02 CKI xét nghiệm; 01 thạc sĩ hóa học; 07 thạc sĩ kinh tế);
- Trình độ đại học: 77 người, chiếm tỷ lệ 45,8% (10 bác sĩ đa khoa; 5 bác sĩ YHDP; 02 dược sĩ; 09 Cử nhân YTCC; 17 Cử nhân Điều dưỡng; 03 Kỹ sư chuyên ngành; 11 Kỹ thuật y; 01 Hộ sinh ĐH; 02 Cử nhân sinh học; 17 chuyên ngành khác);
- Cao đẳng: 17 người, chiếm tỷ lệ 10,1% (08 cao đẳng điều dưỡng, 05 dược sĩ CĐ, 04 hộ sinh);
- Trung cấp: 10 người, chiếm tỷ lệ 6% (05 y sĩ, 01 hộ sinh, 01 kỹ thuật y, 03 chuyên ngành khác);
- Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 14 người, chiếm tỷ lệ 8,3%.
* Về chuyên ngành chuyên môn:
- Bác sỹ: 39 người, chiếm tỷ lệ 23,2% (BSĐK: 29, Bác sĩ YHDP: 9, BS YHHCT: 1);
- Dược sỹ: 11 người, chiếm tỷ lệ 6,5%;
- Y tế công cộng: 20 người, chiếm tỷ lệ 11,9%;
- Điều dưỡng: 26 người, chiếm tỷ lệ 15,5 %;
- Hộ sinh: 06 người, chiếm tỷ lệ 3,6%;
- Kỹ thuật y: 14 người, chiếm tỷ lệ 8,3%;
- Y sĩ: 5, chiếm tỷ lệ 3%;
- Kỹ sư: 3 người, chiếm tỷ lệ 1,8%;
- Chuyên ngành hóa học: 2, chiếm tỷ lệ 1,2%;
- Chuyên ngành sinh học: 1, chiếm tỷ lệ 0,6%;
- Chuyên ngành báo chí: 2, chiếm tỷ lệ 1,2%;
- Chuyên ngành khối hành chính: 25 người, chiếm tỷ lệ 14,9%;
- Hộ lý, Lái xe, Dược tá, NV kỹ thuật (cán bộ HĐ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP): 14 người, chiếm tỷ lệ 8,3%.
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)
Về số lượng, cơ cấu nhân lực theo nhóm chức danh nghề nghiệp cơ bản đáp ứng theo Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/2/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sau khi hợp nhất đã bàn giao 02 trụ sở (Trụ sở Trung tâm PCCBXH; trụ sở Trung tâm Chăm sóc SKSS) cho các đơn vị trong ngành theo Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện tại Trung tâm có 04 trụ sở làm việc, với tổng diện tích đất là 7.149m2; tổng diện tích xây dựng là 3.942 m2 và được bố trí các khoa, phòng cụ thể như sau:
* Trụ sở giao dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm Y tế dự phòng cũ) tại số 10 đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, TP. Vĩnh Yên, có diện tích đất 2.812 m2, tổng diện tích xây dựng 2.482m2 (3 tầng), gồm 54 phòng bố trí các bộ phận, khoa phòng:
- Giám đốc; 01 Phó Giám đốc
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
- Khoa Dược - Vật tư y tế;
- Phòng khám đa khoa (Phòng tiêm vắc xin dịch vụ);
- Kho dược, vật tư hóa chất.
* Cơ sở 1 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường cũ) tại phố Tuệ Tĩnh, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên. Tổng diện tích đất 1.137 m2, tổng diện tích xây dựng 635m2 (3 tầng), có 26 phòng làm việc, bố trí các khoa như sau:
- 01 Phó Giám đốc;
- Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học;
- Khoa Bệnh nghề nghiệp;
- Khoa Dinh dưỡng;
- Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm;
- Khoa Ký sinh trùng-Côn trùng.
* Cở sở 2 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cũ) tại đường Nguyễn Tất Thành, phường Định Trung, TP. Vĩnh Yên. Tổng diện tích đất 2.026 m2, tổng diện tích đất xây dựng nhà sử dụng, nhà xe: 523m2 (4 tầng), có 34 phòng làm việc, bố trí các bộ phận, khoa như sau:
- Khoa Sức khoẻ sinh sản;
- Phòng khám đa khoa (Phòng khám điều trị Methadone và ARV);
- Kho cấp thuốc Methadone;
- Phòng Xét nghiệm khẳng định HIV, phòng Xét nghiệm Sinh hóa, Huyết học, Miễn dịch.
* Cơ sở 3 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cũ) tại số 33 phố Chu Văn An, phường Liên bảo, TP Vĩnh Yên. Tổng diện tích đất 1.174 m2, tổng diện tích xây dựng 302.5m2 (3 tầng) với 11 phòng làm việc, bố trí các bộ phận khoa như sau:
- Khoa Phòng, chống HIV/AIDS;
- Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe;
- Kho Vật tư: Kho Hành chính; Kho lưu trữ tài liệu, Hồ sơ chuyên môn;
- Hội trường phục vụ công tác đào tạo, tập huấn.
Hầu hết các hạng mục cơ sở hạ tầng nhà cửa đã được xây dựng đã lâu, qua quá trình sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng.
(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)
- Tổng số Trang thiết bị hiện có của đơn vị là 382 chiếc (137 loại); Số lượng TTB còn sử dụng được là 292 chiếc (125 loại); Số lượng TTB hỏng cần thanh lý là 90 chiếc (41 loại).
- Danh mục trang thiết bị y tế được phê duyệt theo Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND và Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh là 223 loại với 1.018 thiết bị.
- Danh mục trang thiết bị y tế phục vụ công tác XN như trên đảm bảo thực hiện được 101/144 chỉ tiêu bắt buộc (đạt 70%); đạt 52,5% với 21/40 chỉ tiêu không bắt buộc theo tiêu chuẩn năng lực XN Trung tâm KSBT tỉnh (Đối chiếu với Danh mục chỉ tiêu XN bắt buộc tại Quyết định số 4838/QĐ-BYT ngày 23/11/2020 của Bộ Y tế); Ngoài ra các chỉ tiêu quy định tại QĐ số 4838, Trung tâm thực hiện thêm được 16 chỉ tiêu khác về Vi sinh, Ký sinh trùng, sinh hoá, huyết học; Tổng số thông số xét nghiệm nước đã thực hiện và đạt tiêu chuẩn ISO 17025 đến năm 2022 là 24/99 thông số.
(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo)
5. Tình hình thực hiện thu, chi tài chính giai đoạn 2018-2022
5.1. Nguồn ngân sách địa phương
- Tổng nguồn thu giai đoạn 2018-2022 là: 195.143.468.000 đồng.
Trong đó:
Tổng kinh phí thu phí dịch vụ y tế dự phòng: 25.101.449.000 đồng.
Kinh phí chi nghiệp vụ chuyên môn: 48.968.382.000 đồng.
Kinh phí giao tự chủ: 121.073.637.000 đồng.
- Chênh lệch thu chi: 7.745.496.000 đồng (Trong đó: Trích quỹ phát triển sự nghiệp là 1.279.074.000 đồng).
- Nội dung chi tiết kinh phí hàng năm từ 2018-2022 như sau:
ĐVT: 1.000 đồng
STT | Nội dung | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Tổng |
1 | Thu dịch vụ Y tế dự phòng | 3.407.674 | 3.506.000 | 3.649.000 | 8.886.000 | 5.652.775 | 25.101.449 |
2 | KP Chi nghiệp vụ chuyên môn | 6.756.342 | 4.943.000 | 8.476.000 | 25.130.000 | 3.663.040 | 48.968.382 |
3 | Kinh phí giao tự chủ | 22.300.259 | 22.291.000 | 25.335.000 | 25.212.000 | 25.935.378 | 121.073.637 |
4 | Chệnh lệch thu chi | 1.538.619 | 1.207.000 | 1.082.000 | 1.242.000 | 2.675.877 | 7.745.496 |
Trong đó: Quỹ Phát triển sự nghiệp | 230.793 | 317.000 | 171.000 | 159.819 | 400.462 | 1.279.074 |
5.2. Nguồn ngân sách trung ương và nguồn phi chính phủ
- Nguồn kinh phí từ Trung ương cấp để thực hiện Chương trình mục tiêu
Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 là 37.044 triệu đồng, trong đó:
Năm 2016: 9.403 triệu đồng.
Năm 2017: 9.858 triệu đồng.
Năm 2018: 6.473 triệu đồng.
Năm 2019: 6.090 triệu đồng.
Năm 2020: 5.220 triệu đồng.
- Viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2018-2022: 20.274 triệu đồng.
Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (The Global Fund supported project on HIV/AIDS): 17.656 triệu đồng.
Dự án An ninh Y tế khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng (ADB.84): 150 triệu đồng.
Dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS - Kết nối giữa cơ sở y tế và Trại giam (Viết tắt: AHF): 160 triệu đồng.
Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao: 2.468 triệu đồng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh được giao hàng năm
(Chi tiết chỉ tiêu thực hiện tại Phụ lục 04 gửi kèm)
2. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn
2.1. Công tác truyền thông - Giáo dục sức khỏe
2.1.1. Xây dựng tài liệu truyền thông
Luôn đổi mới và đa dạng hóa các loại tài liệu truyền thông nhằm tiếp cận nhanh, mọi lúc, mọi nơi và phù hợp với đối tượng đích để truyền thông. Mỗi năm sản xuất từ 45.000 - 60.000 tờ rơi, tờ gấp các loại; xây dựng nội dung và in ấn 3000-5000 cuốn sách mỏng, sổ cầm tay; xây dựng và củng cố 10-20 cụm pano; 100-150 chiếc băng zôn có nội dung tuyên truyền phòng bệnh... Bên cạnh đó, Trung tâm xây dựng và in nội dung truyền thông về tiêm chủng cho trẻ em và người lớn trên thành xe buýt các tuyến. Nội dung truyền thông về dinh dưỡng được in trên mô hình tháp dinh dưỡng để phục vụ truyền thông tại trạm y tế. Các nội dung truyền thông phòng chống bệnh học đường được in trên các hộp đựng bút của học sinh… Nội dung truyền thông an toàn thực phẩm được in trên tạp dề của các đầu bếp tại các bếp ăn tập thể…
2.1.2. Triển khai truyền thông hành vi nguy cơ và dự phòng bệnh tật
Bằng nhiều các hình thức truyền thông vận động, truyền thông thay đổi hành vi... Trung tâm đã triển khai được các chiến dịch để phòng tránh các nguy cơ dịch, bệnh như: Chiến dịch truyền thông rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch làm sạch môi trường, diệt muỗi, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống bệnh tay chân miệng, chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh, truyền thông ăn giảm muối dự phòng tăng huyết áp, Chiến dịch củng cố, tạo dựng môi trường sống an toàn phòng tai nạn thương tích cho trẻ em…
2.1.3 Thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hình thức khác nhau
* Hoạt động truyền thông gián tiếp
Tổ chức truyền thông về sức khỏe qua các kênh truyền thông khá phổ biến như tuyên truyền trên Website của đơn vị; thực hiện các phóng sự, chuyên mục sức khỏe cho mọi người, mục phổ biến kiến thức y tế phát trên sóng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, đăng tải tin bài trên Báo Vĩnh Phúc;
Tổ chức thành công các sự kiện truyền thông quy mô lớn mang lại hiệu ứng xã hội tốt về lĩnh vực y tế; Hoạt động tuyên truyền diễu hành cổ động và tuyên truyền lưu động bằng xe ô tô gắn loa tuyên truyền, xuất bản các bản tin sức khỏe, triển lãm thành tựu qua các sự kiện được duy trì đều đặn. Qua đó phản ánh kịp thời các thành tựu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của ngành Y tế, các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế; thực hiện Luật BHYT, thực hiện y đức, quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và các vấn đề y tế của địa phương tới cộng đồng dân cư.
Xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với các nhóm đối tượng đích và tập trung vào chuyển tải các thông điệp chủ chốt.
* Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Các hình thức truyền thông trực tiếp được triển khai ở hai hình thức nói chuyện chuyên đề và tư vấn sức khỏe tại cộng đồng. Thông qua hoạt động truyền thông trực tiếp, các đối tượng đích được cung cấp thông tin về phòng chống các bệnh không lây nhiễm, bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường, … và được trao đổi thông tin 2 chiều. Do đó hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của đối tượng được truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.
2.2. Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
2.2.1. Công tác phòng chống dịch COVID-19
* Tình hình dịch bệnh COVID-19
- Năm 2020-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện 01 dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A mới nổi là dịch bệnh COVID-19. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua giọt bắn, bề mặt tiếp xúc.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 (Tính đến 14h00’ ngày 31/12/2022): Tổng số ca mắc COVID-19: 373.119 ca, trong đó: Ghi nhận tại tỉnh: 373.093 ca, nhập cảnh cách ly y tế tại tỉnh: 26 trường hợp.
- Một số biện pháp phòng chống dịch được triển khai xuyên suốt trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra trên địa bàn tỉnh:
Công tác tham mưu, lãnh đạo: Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, tham mưu huy động toàn thể các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và mọi người dân cùng tham gia phòng chống dịch, bệnh theo từng giai đoạn của dịch bệnh. Bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và tình hình dịch COVID-19 tại địa phương. Ban hành kịp thời nhiều văn bản tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Công tác chỉ đạo, điều hành: Chỉ đạo, hỗ trợ hệ thống y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh trong công tác chuyên môn như: Điều tra dịch tễ, xét nghiệm, hỗ trợ công tác cách ly, khoanh vùng dập dịch, tổ chức tiêm chủng. Tăng cường nhân lực cho các tuyến đặc biệt là tại các Trạm y tế và khu cách ly. Tổ chức tập huấn công tác phòng chống dịch cho toàn thể các đơn vị y tế và người tham gia phòng chống dịch cấp huyện, xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố.
Công tác truyền thông: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ nhân dân về phòng chống dịch, cùng ý thúc chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng; cập nhật các thông tin, diễn biến về tình hình dịch, các văn bản chỉ đạo của các cấp. viết và phát bài tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh tuyên truyền lưu động theo quy định.
Công tác giám sát, trực dịch: Duy trì hệ thống giám sát từ tỉnh đến cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý các đối tượng nước ngoài, người lao động từ vùng dịch, vùng có nguy cơ vào địa bàn tỉnh, giám sát các ca bệnh tại cộng đồng. Thực hiện chế độ thường trực dịch 24/24h trong thời gian có dịch. Các đội phản ứng nhanh phòng chống dịch của đơn vị và các tuyến thực hiện nghiêm túc, hỗ trợ kịp thời khi có yêu cầu.
Công tác xét nghiệm: Huy động tối đa nhân lực cho hệ thống xét nghiệm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, chính xác trả lời trong thời gian quy định. Tập huấn nâng cao công tác chuyên môn cho cán bộ y tế cơ sở và người dân có thể tự thực hiện xét nghiệm tại nhà.
Chế độ thông tin, báo cáo: Duy trì hệ thống thông tin nắm bắt tình hình dịch bệnh, thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo (đột xuất, theo ngày, tuần, tháng…) tình hình dịch, bệnh, các biện pháp triển khai phòng chống dịch hàng ngày.
* Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (tính đến ngày 31/12/2022)
Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch, tỷ lệ bao phủ vắc xin cao. Vắc xin phân bổ được tiếp nhận, bảo quản và sử dụng hiệu quả, không có vắc xin hết hạn sử dụng, không có trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc triển khai nhập liệu và “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19.
- Tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên. Số người được tiêm: 791.308 người (đạt 100%); trong đó: số người tiêm 2 mũi: 785.195 người (đạt 99,4%), số người tiêm mũi nhắc lại lần 1: 635.621 người (đạt 80,5%); số người tiêm mũi nhắc lại lần 2: 207.760 người (đạt 88,7% tổng số đối tượng tiêm nhắc lại lần 2).
- Tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Tổng số trẻ được tiêm là: 121.392 trẻ (đạt 100%), trong đó số trẻ được tiêm 2 mũi: 120.106 trẻ (đạt 100%), số trẻ tiêm mũi nhắc lại: 89.488 trẻ (đạt 78,6%).
- Tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tổng số trẻ được tiêm: 148.257 trẻ (đạt 94,0%), trong đó 115.389 trẻ đã được tiêm 2 mũi vắc xin (đạt 73,2%).
2.2.2. Hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm khác
- Trong giai đoạn 2018-2022, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ổn định, các bệnh truyền nhiễm được phát hiện và khống chế không để dịch bệnh lan rộng; có 27/45 loại bệnh truyền nhiễm gây dịch phải báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, đều là các loại bệnh truyền nhiễm nhóm B, C, không phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A.
- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh chỉ đạo triển khai một số giải pháp ngăn ngừa kiểm soát bệnh truyền nhiễm như: dịch bệnh Sốt xuất huyết, Cúm A H5N1, bệnh Đậu mùa khỉ... và các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác. Hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp giám sát, khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch, bệnh truyền nhiễm.
- Thực hiện hướng dẫn hệ thống tuyến trong công tác khai báo triển khai tổng hợp thống kê bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/TT-BYT.
- Hoạt động phòng chống Phong: Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh còn lại 29 bệnh nhân phong phân bổ tại 20 xã, phường, thị trấn của 08 huyện, thành phố. Hàng năm, ngành Y tế đều phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm Y tế tuyến huyện, thành phố triển khai các hoạt động quản lý, chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân phong, 100% bệnh nhân phong đều được cấp phát thuốc, dụng cụ, vật tư phòng ngừa tàn tật, được tái hòa nhập cộng đồng, không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị.
- Hoạt động phòng chống Lao: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, theo dõi chất lượng nhập liệu ca bệnh trên Vitimes; Phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai khám phát hiện chủ động (Trung bình hàng năm, số bệnh nhân Lao các thể khoảng hơn 300 người, số bệnh nhân lao mới có bằng chứng vi khuẩn học khoảng 120 người). Đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận điều trị, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB dương tính đạt 89% (vượt chỉ tiêu kế hoạch là 87%), tỷ lệ âm hóa đờm sau 02, 03 tháng điều trị của bệnh nhân mới cũng được duy trì ở mức 100%.
- Hoạt động phòng chống Sốt rét: Giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không có bệnh nhân sốt rét ngoại lai, không có bệnh nhân sốt rét nội địa, không có bệnh nhân ác tính, không có bệnh nhân chết do sốt rét. Năm 2019, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương đã thẩm định và công nhận tỉnh Vĩnh Phúc đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.
- Hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết: Trong giai đoạn 2018 -2022 tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết cơ bản được kiểm soát các ổ dịch được ghi nhận chủ yếu nhỏ, lẻ không thành ổ dịch lớn. Tính riêng năm 2022 cùng với chu kỳ dịch Sốt xuất huyết theo năm (5 năm) số ca mắc tăng cao trở lại. Tổng số ca mắc Sốt xuất huyết được ghi nhận trong giai đoạn 2018-2022: 665 trường hợp Sốt xuất huyết trong đó chủ yếu là ca bệnh ngoại lai và chưa ghi nhận được vec tơ chính gây bệnh. Các chỉ số vector truyền bệnh sốt xuất huyết qua điều tra, giám sát đều nằm dưới ngưỡng gây dịch.
2.2.3. Hoạt động chương trình Tiêm chủng mở rộng
Chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh duy trì thường xuyên liên tục thực hiện tiêm chủng an toàn, các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng được xử lý theo đúng quy định của bộ Y tế. Các chỉ tiêu tiêm chủng cơ bản đạt tiến độ kế hoạch; các bệnh truyền nhiễm trẻ em có vắc xin giảm, giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh.
2.3. Hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm:
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai hoạt động phòng, chống ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác trên địa bàn tỉnh, một số hoạt động chính như: Tổ chức nói chuyện về nguy cơ, tư vấn về phòng chống bệnh không lây nhiễm người dân có yếu tố nguy cơ cao tại xã/phường/thị trấn; Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý chương trình, dự phòng cấp I; Tổ chức điều tra dịch tễ học bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; Triển khai mô hình quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình (trang bị máy đo huyết áp) cho tuyến xã/phường/thị trấn.
2.4. Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Ban hành các văn bản, kế hoạch về công tác chăm sóc, khám điều trị cho phụ nữ mang thai và cho con bú nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà và trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh làm giảm đáng kể suy dinh dưỡng bào thai.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến huyện, xã, mỗi năm tổ chức đào tạo được cho gần 100 lượt cán bộ y tế tham dự.
- Đẩy mạnh tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ đặc biệt chăm sóc trẻ bệnh. Ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và tử vong trẻ sơ sinh, tử vong trẻ em giữa các vùng miền. Tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, kết quả từ năm 2018-2022 thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú cho phụ nữ 21-65 tuổi trên địa bàn tỉnh là: 5.000 người, xét nghiệm Pap Smear là 3.827 mẫu, trong đó phát hiện nghi ngờ là 39 người, khám phụ khoa cho nữ công nhân tại khu công nghiệp là 1.230 người. Từ đó kịp thời tư vấn sức khỏe sinh sản cho những phụ nữ có nguy cơ, sớm tiếp cận dịch vụ khám, điều trị hiệu quả.
2.5. Chương trình Dinh dưỡng
Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn tiếp theo theo với các biện pháp triển khai đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình của tỉnh. Các giải pháp đã thực hiện tập trung can thiệp các yếu tố nguy cơ, lấy dự phòng làm nền tảng, trong đó chú trọng tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, góp phần cung cấp nguồn nhân lực thực hiện Chiến lược;
Về cơ bản Chiến lược quốc gia dinh dưỡng đã đạt được mục tiêu đề ra, trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm hàng năm, góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của toàn quốc và hoàn thành chỉ tiêu của các chương trình dinh dưỡng quốc gia; Mỗi năm có trên 97% trẻ em trong độ tuổi 6- 36 tháng tuổi và trên 90% bà mẹ sau sinh trong 1 tháng đầu được bổ sung Vitamin A; Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức về thực hành dinh dưỡng nuôi, chăm sóc con nhỏ đúng cách được nâng cao.
2.6. Chương trình Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
2.6.1. Sức khoẻ môi trường
- Tổ chức hướng dẫn lập hồ sơ, quan trắc môi trường lao động cho các công ty, đơn vị trên địa bàn tỉnh; thực hiện kiểm tra, giám sát quản lý chất thải tại 33 cơ sở y tế; kiểm tra giám sát công tác vệ sinh môi trường nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình tại 136 xã.
- Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích: Triển khai hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các hoạt động đảm bảo mục tiêu nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, sơ cấp cứu và điều trị của ngành Y tế, tập trung vào các loại hình thương tích gây tử vong cao để góp phần nâng cao sức khỏe và an toàn cho người dân.
- Thực trạng quản lý chất thải, bảo vệ môi trường y tế: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
2.6.2. Hoạt động Y tế trường học
- Phối hợp chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành Y tế và Giáo dục thực hiện tốt công tác y tế trường học theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT/BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế số 1730/QC-SYT-SGDĐT ngày 19/8/2020 về công tác y tế trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tăng cường hoạt động y tế trường học, đảm bảo gắn kết y tế cơ sở với y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông theo Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai phối hợp Quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh tại các nhà trường trên địa bàn. Từ năm 2018-2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai khám sàng lọc cho 42.000 học sinh để phát hiện sớm dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tật học đường; khám chuyên khoa cho gần 10.000 học sinh. Qua đó đã phát hiện nhiều học sinh mắc các bệnh có liên quan tại trường học như tật khúc xạ, sâu răng, viêm lợi, gù vẹo cột sống, suy dinh dưỡng thể thấp còi và thừa cân béo phì. Cùng với nhà trường tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh các cấp học về phòng tránh các bệnh và tật học đường thông qua các buổi truyền thông trực tiếp tại 60 trường trên địa bàn tỉnh.
2.7. Hoạt động quản lý sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Công tác Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động: Hướng dẫn việc chấp hành các quy định của pháp về An toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, thực hiện giám sát hướng dẫn cho cơ sở y tế của 9/9 huyện, thành phố, hơn 150 doanh nghiệp trên địa bàn. Hưởng ứng tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động, hàng năm Sở Y tế tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Công tác quan trắc môi trường lao động: Tổ chức hướng dẫn lập hồ sơ, quan trắc môi trường lao động cho các công ty, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu đối với tuyến tỉnh và cơ sở lao động về quan trắc môi trường lao động; Tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động cho tuyến cơ sở lao động có nguy cơ và cho tuyến tỉnh/huyện.
- Công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cơ sở sử dụng lao động để phát hiện các mặt bệnh như: viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp, bệnh Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh phóng xạ nghề nghiệp, nhiễm độc Benzen nghề nghiệp, lao nghề nghiệp, Bụi phổi Silic, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Bệnh viêm gan virut B nghề nghiệp. Qua đó giúp phát hiện sớm và tư vấn kịp thời cho các trường hợp người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2.8. Hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Hệ thống tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên. Đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở từng bước được nâng cao về tinh thần trách nhiệm xã hội, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, giáo dục, triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS; công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS được lồng ghép với hoạt động của các chương trình khác, phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh thực tế của từng đơn vị, địa phương.
Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng rãi, như cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hàng năm cho hơn 200 bệnh nhân; truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình xét nghiệm phát hiện HIV tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV. Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, điều trị ngay cho những người được phát hiện nhiễm HIV (Tính đến năm 2023 số người được điều trị ARV là 1.115 bệnh nhân, trong đó có 23 trẻ em); lồng ghép, phân cấp mạng lưới điều trị HIV/AIDS; mở rộng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; bảo đảm chất lượng điều trị HIV/AIDS (Tỷ lệ người lớn nhiễm HIV còn sống được quản lý tại địa phương được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV đạt 89,8%; tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tải lượng vi rút HIV dưới 1.000 bản sao/ml đạt 97,6%). Nhờ đó, tình hình dịch HIV/AIDS từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới phát hiện, số trường hợp chuyển sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tiếp giảm, hoàn thành tốt mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư.
2.9. Công tác xét nghiệm
- Duy trì phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với 31 danh mục kỹ thuật thuộc lĩnh vực xét nghiệm nước, thực phẩm; phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
- Triển khai các lĩnh vực xét nghiệm bao gồm: xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; xét nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt; xét nghiệm phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh; xét nghiệm phục vụ công tác khám chữa bệnh, xét nghiệm HIV, Lao, các xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm.
- Duy trì đảm bảo chất lượng xét nghiệm: Từ năm 2018 đến 2022 công tác đảm bảo chất lượng xét nghiệm luôn được duy trì thường xuyên, mỗi lĩnh vực xét nghiệm đều được đánh giá, giám sát (100% xét nghiệm được đánh giá nội kiểm hơn 80% lĩnh vực tham gia ngoại kiểm).
2.10. Công tác khám chữa bệnh
- Hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú: Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện công tác khám chữa bệnh tại đơn vị và tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phòng khám được Sở Y tế cấp phép hoạt động cho 15 chuyên khoa với 652 danh mục kỹ thuật.
- Khám và điều trị ngoại trú ARV: Thực hiện điều trị cho 160 bệnh nhân điều trị ARV của trại giam Vĩnh Quang và thực hiện chuyển bệnh nhân điều trị ARV phác đồ bậc 2 về Trung tâm Y tế các huyện/thành phố; Tư vấn và điều trị cho người bệnh điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PREP); Thực hiện khám, tư vấn cho bệnh nhân điều trị ARV cho các phạm nhận tại Trại giam Vĩnh Quang, Trại tạm giam Công an tỉnh, Cơ sở giáo dục Thanh Hà.
- Khám và điều trị Methadone: Cơ sở khám và điều trị Mehtadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là 01 trong 06 cơ sở điều trị Methadone, hiện đang điều trị cho khoảng hơn 300 bệnh nhân Methadone. Bên cạnh đó, thực hiện Giám sát, hỗ trợ chuyên môn công tác khám và điều trị Methadone tại 04 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh (TTYT huyện Lập Thạch, TTYT huyện Vĩnh Tường, TTYT huyện Bình Xuyên, TTYT thành phố Phúc Yên, TTYT huyện Tam Dương).
- Hoạt động tiêm chủng dịch vụ: Hàng năm thực hiện từ 5.000-10.000 mũi tiêm chủng vắc xin dịch vụ cho các đối tượng. Cán bộ khám, tư vấn tiêm chủng được tập huấn cập nhật kiến thức về an toàn tiêm chủng, công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả.
2.11. Hoạt động Giám sát, chỉ đạo tuyến
- Công tác giám sát, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực kiểm soát bệnh tật được thực hiện thường xuyên tại 100% tuyến huyện và 20% tuyến xã. Qua công tác giám sát đánh giá kết quả thực hiện của tuyến huyện, tuyến xã từ đó để hướng dẫn hỗ trợ, đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
- Triển khai giám sát chặt chẽ thường xuyên diễn biến dịch bệnh COVID- 19 trên địa bàn tỉnh; giám sát các ca bệnh truyền nhiễm, lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại các bệnh viện tuyến tỉnh; Giám sát công tác tiêm chủng mở rộng; Giám sát người nhiễm HIV tại các cơ sở giam giữ, giám sát hoạt động can thiệp giảm tác hại của các nhóm đồng đẳng.
- Hàng năm đều thực hiện kiểm tra giám sát tại các cơ sở cấp nước có công suất >1000m3 /ngày/đêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kiểm tra giám sát hỗ trợ công tác y tế trường học tại 100% các trường THPT, cao đẳng, dạy nghề và 20% các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện kiểm tra giám sát công tác vệ sinh môi trường nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006, Thông tư 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 và Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 tại 136 xã.
- Giám sát, hướng dẫn việc chấp hành các quy định của Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, CSSK người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại hơn 200 doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh mỗi năm.
3. Công tác nghiên cứu khoa học
Trong giai đoạn 2018 - 2022, Trung tâm thực hiện 40 đề tài nghiên cứu, trong đó có 01 đề tài cấp tỉnh và 39 đề tài cấp cơ sở. Các đề tài đã được nghiệm thu và được Hội đồng đánh giá cao về chất lượng và tính ứng dụng trong hoạt động chuyên môn.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin: triển khai 17 phần mềm quản lý, báo cáo trong công tác chuyên môn nghiệp vụ; công tác chuyển đổi số về y tế thuộc nhiệm vụ lĩnh vực của Trung tâm được giao; Phối hợp với các Khoa, phòng, bộ phận chuyên môn thuộc Trung tâm và hệ thống Kiểm soát bệnh tật toàn tỉnh triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- Chủ động xây dựng, đề xuất các phương án, giải pháp bảo đảm an toàn và bảo mật cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Trung tâm.
1.1. Củng cố cơ sở vật chất, nhân lực
- Ngay sau khi hợp nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã khẩn trương rà soát, sắp xếp, tổ chức bố trí nơi làm việc khoa học, liên hoàn các khoa, phòng có liên quan. Sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, phòng làm việc,… nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ viên chức, người lao động.
- Rà soát, thống kê và đầu tư mua sắm trang thiết bị văn phòng đảm bảo về số lượng theo định mức, đảm bảo hoạt động chuyên môn của đơn vị.
- Sắp xếp cán bộ viên chức, người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí việc làm và yêu cầu phát triển của đơn vị. Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyên ngành nhằm đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn và nhu cầu của đơn vị.
1.2. Hoạt động chuyên môn
- Công tác y tế dự phòng được chú trọng, công tác phòng chống dịch được giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nhất là kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã được Trung ương đánh giá cao. Thực hiện tốt chức năng tham mưu trong công tác Kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Hạn chế tối đa số mắc và trường hợp tử vong do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Các mục tiêu của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số được triển khai và duy trì thường xuyên, đúng tiến độ, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu kế hoạch về chuyên môn, chỉ tiêu thiên niên kỷ về y tế cơ bản được hoàn thành. Các bệnh: Phong, Bại liệt và Uốn ván sơ sinh được loại trừ ra khỏi cộng đồng. Tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có tiêm phòng vacxin ở trẻ em giảm rõ rệt.
- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh đạt và vượt mức chỉ tiêu giao hàng năm.
- Kịp thời triển khai đầy đủ các chỉ đạo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số nói riêng. Chuẩn bị tốt về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vật tư hóa chất để tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các lĩnh vực được giao phụ trách trên địa bàn tỉnh.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế, tồn tại
a) Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
- Chưa có trụ sở tập trung tại 01 địa điểm, hiện Trung tâm đang hoạt động tại 4 trụ sở của các đơn vị dự phòng cũ, xây dựng từ lâu đã hư hỏng, xuống cấp, chưa đáp ứng theo nhu cầu chuyên môn của đơn vị. Địa điểm hoạt động không tập trung khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn và các hoạt động khác của Trung tâm.
- Một số trang thiết bị văn phòng đã hết khấu hao và hư hỏng.
- Trang thiết bị y tế: Một số trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn sâu còn thiếu đặc biệt các trang thiết bị y tế để phát triển kỹ thuật mới. Nhiều trang thiết bị được đầu tư từ lâu nên hầu hết đều cũ, hết khấu hao, thường xuyên phải bảo trì, bảo dưỡng ảnh hưởng tới chất lượng chuyên môn và gây tốn kém cho ngân sách của đơn vị.
b) Về nhân lực và đào tạo
- Chế độ, chính sách về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực còn thấp và chưa được quan tâm đúng mức chưa thu hút được nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu.
- Về số lượng nhân lực đảm bảo theo chỉ tiêu biên chế quy định, tuy nhiên thiếu nhân lực có trình độ chuyên sâu về một số lĩnh vực kiểm soát bệnh tật như: sức khỏe môi trường, y tế trường học, dinh dưỡng, quản lý sức khỏe cộng đồng, Dịch tễ học, Côn trùng - ký sinh trùng…
- Công tác tuyển dụng nhân lực còn hạn chế, nhất là các vị trí chuyên môn yêu cầu trình độ đặc thù: Dịch tễ học, sức khỏe môi trường, y tế trường học, dinh dưỡng, quản lý sức khỏe cộng đồng, côn trùng - ký sinh trùng, Bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, Cử nhân Hóa phân tích, hóa sinh bệnh nghề nghiệp ….
- Chưa có cán bộ đào tạo kế cận các vị trí lãnh đạo, quản lý của Trung tâm, thiếu cán bộ trẻ có năng lực.
c) Về hoạt động chuyên môn
- Giai đoạn 2020-2022, việc triển khai các hoạt động chuyên môn còn chậm tiến độ so với kế hoạch, đặc biệt là các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.
- Các chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số đã kết thúc, không còn kinh phí hỗ trợ thực hiện của Trung ương; Kinh phí địa phương đảm bảo triển khai hoạt động theo các Kế hoạch giai đoạn được phê duyệt. Từ năm 2021 không còn các chương trình Mục tiêu quốc gia về Y tế - Dân số. Các chương trình chưa có đầy đủ hướng dẫn chuyên môn ngay từ đầu giai đoạn, nên một số chương trình chưa được ban hành Kế hoạch của tỉnh làm cơ sở để các đơn vị thực hiện.
2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát. Tình hình dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2020-2022 diễn biến phức tạp trên thế giới, trong nước còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, xu hướng phát sinh nhiều bệnh dịch mới nguy hiểm; mô hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh của xã hội công nghiệp có xu hướng gia tăng như các bệnh tim mạch, bệnh về chuyển hoá, ung thư, tiểu đường. Quy mô dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng và đa dạng, trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Số lượng cán bộ tại các khoa phòng chưa cân đối, vị trí việc làm của một số cán bộ chưa phù hợp về trình độ chuyên môn.
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, còn xem nhiệm vụ này là của riêng ngành Y tế.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
Xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc phát triển đồng bộ, hiệu quả và bền vững; nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, năng lực dự báo, cảnh báo sớm; giám sát, phát hiện các dịch, bệnh truyền nhiễm, chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong; xác định mô hình bệnh tật, tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp; cải thiện chất lượng các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh. Cung ứng các dịch vụ y tế dự phòng đa dạng, có chất lượng, thuận tiện cho người dân dễ dàng tiếp cận. Phấn đấu năm 2030 đưa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát triển đạt mức tiên tiến đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2.1. Mục tiêu 1: Kiện toàn và ổn định cơ cấu tổ chức, bộ máy Trung tâm KSBT tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên môn sâu. Xây dựng, đội ngũ cán bộ y tế có y đức, có tinh thần thái độ phục vụ tận tụy với người bệnh, phục vụ cộng đồng; Tăng cường thu hút, đào tạo nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu đảm bảo về số lượng và chất lượng, thực hiện công tác chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm theo lĩnh vực, Khoa/phòng thuộc Trung tâm.
2.2. Mục tiêu 2: Duy trì, bảo vệ thành quả các hoạt động thuộc Chương trình Mục tiêu - Y tế, đảm bảo thực hiện công tác dự phòng một cách tích cực, chủ động có hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng như:
(1) Tăng cường kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh lớn xảy ra, hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh; Đảm bảo 100% ca bệnh, ổ dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Duy trì và giữ vững thành quả thanh toán các bệnh như Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh phù hợp, nâng cao năng lực dự báo dịch bệnh truyền nhiễm.
(2) Nâng cao năng lực của labo xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong việc xét nghiệm giám sát, phát hiện dịch bệnh lưu hành tại địa phương, các bệnh mới nổi, tái nổi nhằm đáp ứng kịp thời, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh; Duy trì hệ thống labo xét nghiệm theo chuẩn ISO 17025:2017; hệ thống labo xét nghiệm theo chuẩn an toàn sinh học cấp II.
(3) Đảm bảo phòng bệnh đặc hiệu qua công tác tiêm chủng an toàn, giảm tối đa tỷ lệ tai biến do tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ dưới 1 tuổi đạt >98%, tiêm VGB <24h đạt >90%, tiêm Sởi mũi 2 và DPT mũi 4, VNNB mũi 3, UV2 PNCT đạt >95% vào năm 2030.
(4) Tăng cường hỗ trợ, nâng cao năng lực hệ thống giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản (gọi chung là bệnh không lây nhiễm), đảm bảo đến năm 2025 đạt 100% Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và một số bệnh không lây nhiễm khác theo quy định.
(5) Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và dự phòng có hiệu quả để đạt mục tiêu giảm tử vong mẹ dưới 15/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh giảm <1‰, Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thời kỳ thai kỳ >95%.
Nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên, sức khỏe sinh sản nam giới đảm bảo đến năm 2030 ít nhất 90% VTN-TN thuộc nhóm ưu tiên có hiểu biết về những nội dung cơ bản trong CS SKSS, SKTD VTN-TN; tăng cường các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản, phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục; Nâng cao năng lực dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền UTCTC và tiếp cận điều trị sớm, giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong do UTCTC cho phụ nữ tuổi từ 21-65 trên địa bàn tỉnh.
(6) Đến năm 2030, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi giảm dưới 10%, suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi giảm dưới 3% vào năm 2030, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
(7) Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, phấn đấu chấm dứt dịch AIDS tại Vĩnh Phúc vào năm 2030, giảm tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời đạt mục tiêu cam kết 95-95-95 (95% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 95% người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virut HIV và 95% người được điều trị thuốc kháng virut HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế).
(8) Tăng cường hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
Nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện truyền thông y tế cho cán bộ truyền thông các cấp; đào tạo kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin y tế cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên y tế.
2.3. Mục tiêu 3: Phát triển các dịch vụ y tế dự phòng đồng bộ, đa dạng, hiệu quả, phát triển các dịch vụ y tế dự phòng chuyên sâu để tăng nguồn thu sự nghiệp, đặt mục tiêu nguồn thu dịch vụ sự nghiệp năm sau tăng cao hơn năm trước từ 10%-20%
(1) Xét nghiệm - Chẩn đoàn hình ảnh - Thăm dò chức năng
- Tăng cường áp dụng triển khai khoa học kỹ thuật tiến tiến để mở rộng phạm vi kỹ thuật chuyên môn các xét nghiệm chuyên sâu về xét nghiệm nước; quan trắc môi trường, bệnh nghề nghiệp. Đảm bảo đến năm 2030 thực hiện được trên 95% chỉ tiêu XN bắt buộc và 95% danh mục kỹ thuật XN tự chọn (đối chiếu với Danh mục chỉ tiêu XN tại Quyết định số 4838/QĐ-BYT ngày 23/11/2020 của Bộ Y tế).
- Mở rộng thêm các kỹ thuật xét nghiệm mới theo chuẩn ISO17025:2017 nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về các xét nghiệm dịch vụ.
(2) Phát triển hoạt động y tế lao động
- Cung cấp dịch vụ khám bệnh nghề nghiệp: Phát triển dịch vụ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Tổng số người lao động của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh có tiếp xúc yếu tố độc hại, nguy hiểm được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh mỗi năm tăng ít nhất 10%.
- Thực hiện tốt công tác quản lý sức khỏe người lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh dịch vụ quan trắc môi trường lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai dịch vụ đào tạo và cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ làm công tác y tế lao động tại các cơ sở lao động.
(3) Phát triển hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện truyền thông y tế cho cán bộ truyền thông các cấp; đào tạo kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin y tế cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên y tế.
- Ưu tiên về chính sách, nguồn lực đầu tư cho công tác truyền thông y tế, chú trọng đầu tư các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết, hiện đại phù hợp với công nghệ 4.0 để truyền thông y tế luôn đi trước và song hành trên mọi lĩnh vực của ngành y tế.
(4) Triển khai các dịch vụ mới, tăng cường cung cấp dịch vụ YTDP tại Phòng khám đa khoa
- Cung ứng dịch vụ tiêm chủng có chất lượng cao: Phát triển đa dạng các dịch vụ tiêm chủng vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng để đạt mục tiêu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ theo quy định.
- Đẩy mạnh khám chữa bệnh ngoại trú HIV/AIDS, Methadone:
Nâng cao hiệu quả và chất lượng của cơ sở điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone;
Tổ chức triển khai điều trị và can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Phòng khám, tư vấn dinh dưỡng: Triển khai phòng khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng tiết chế. Cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc điều trị.
(5) Triển khai các dịch vụ về phòng chống ký sinh trùng - côn trùng
- Triển khai cung cấp dịch vụ về diệt côn trùng gây hại.
- Tư vấn triển khai cơ sở đủ điều kiện kinh doanh, sử dụng chế phẩm hóa chất trong gia dụng.
2.4. Mục tiêu 4: Đầu tư xây dựng mới, quy hoạch Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vào 01 khu vực theo hướng tập trung, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của tỉnh và nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.
2.5. Mục tiêu 5: Thực hiện chuyển đổi số hệ thống y tế dự phòng, góp phần nâng cao chỉ số chuyển đổi số ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023- 2025. Thúc đẩy chuyển đổi số để tạo nền tảng, cơ sở cho hoàn thiện y tế số, phát triển y tế thông minh.
2.6. Mục tiêu 6: Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, củng cố năng lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, hỗ trợ tuyến cơ sở. Nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, hạn chế để dịch bệnh lớn xảy ra. Hướng tới sẵn sàng đáp ứng vấn đề y học thảm họa
- Đảm bảo 100% cán bộ của đơn vị được đào tạo liên tục đủ 48 tiết/2 năm.
- Mở rộng đào tạo liên tục cho cán bộ y tế công lập và ngoài công lập theo các chương trình đào tạo của Trung tâm đã được phê duyệt.
- Phấn đấu trong giai đoạn đến năm 2030 có từ 15-20 đề tài cấp cơ sở được triển khai/01 năm; thực hiện và nghiệm thu và ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.
3. Chỉ tiêu hoạt động các chương trình thuộc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 (Chi tiết tại Phụ lục 05 gửi kèm Đề án).
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn hóa đội ngũ viên chức, nhất là viên chức quản lý và cân đối nhu cầu nhân lực y tế, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo từng lĩnh vực, giai đoạn cụ thể.
- Cử cán bộ đi đào tạo chuyên ngành theo định hướng phát triển của Trung tâm, đặc biệt tập trung vào các chuyên ngành xác định mũi nhọn trong thời gian tới, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực. Bao gồm các lĩnh vực: Y tế lao động (Khám phát hiện Bệnh nghề nghiệp, Quan trắc môi trường lao động); Xét nghiệm nước, xét nghiệm quan trắc môi trường lao động, phát hiện bệnh nghề nghiệp, xét nghiệm phát hiện dịch bệnh; Đào tạo nâng cao năng lực dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, phòng, chống côn trùng y học; Kỹ năng, phương pháp Truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đảm bảo chính sách, cơ chế đãi ngộ thu hút nhân lực; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học cho cán bộ, phát triển nguồn nhân lực phù hợp để phát triển hoạt động chuyên môn.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt và việc xây dựng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong Trung tâm. Tạo lòng tin và sự gắn bó lâu dài trong cán bộ, viên chức, người lao động.
- Tập huấn, đào tạo kỹ năng làm việc nhóm cũng như làm việc cá nhân cho cán bộ nhằm tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc.
(Phụ lục 6 chi tiết về nhu cầu đào tạo kèm theo Đề án)
2. Giải pháp phát triển hoạt động chuyên môn
2.1. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật triển khai hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm
a) Các giải pháp giảm tỷ lệ mắc bệnh dịch truyền nhiễm
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, nâng cao năng lực phát hiện, dự báo, cảnh báo nguy cơ và phòng, chống dịch bệnh chủ động tại cả 3 tuyến y tế. Chuẩn bị phương án, kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch và thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài và phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch từ bên trong.
- Xây dựng mạng lưới kiểm soát các bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện để đảm bảo ca bệnh được xác minh chính xác và quản lý kịp thời. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền, thông tin kịp thời tới người dân về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh.
- Tổ chức, duy trì, hoạt động Đội đáp ứng nhanh các tuyến y tế với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hoá chất, vật tư y tế,....phù hợp theo từng tuyến, từng địa bàn; Triển khai thường trực 24/7, đảm bảo ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp về phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”: Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, phát động phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt chỉ tiêu 03 công trình vệ sinh: Nhà tắm, giếng nước và nhà tiêu tại các hộ gia đình.
b) Đẩy mạnh phòng bệnh đặc hiệu
- Tiếp tục duy trì các thành quả đã đạt được của công tác Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh trong nhưng năm đã qua; Củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng, thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, an toàn; Nâng cao chất lượng thực hành trong tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm.
- Triển khai hiệu quả lộ trình tăng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động Chương trình tiêm chủng mở rộng tại cộng đồng nhằm đưa ra các giải pháp tích cực và phù hợp cho từng địa phương, trú trọng hoạt động giám sát hỗ trợ cho các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế trong thực hiện mục tiêu, kế hoạch của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
c) Củng cố duy trì hệ thống giám sát dịch bệnh, tăng cường công tác chỉ đạo tuyến
- Duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch bệnh tại các tuyến, đặc biệt tại tuyến cơ sở nhằm phát hiện, ngăn chặn sớm nguồn lây từ bên ngoài, xử lý, khoang vùng, dập dịch từ bên trong; Tập trung thực hiện giám sát một số bệnh truyền nhiễm như Cúm, Sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản, Tay chân miệng, COVID-19,... nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin cần thiết về dịch tễ học và các yếu tố liên quan làm cơ sở để dự báo, lập kế hoạch đáp ứng với tình hình dịch bệnh.
- Tăng cường và mở rộng triển khai công tác giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế.
- Thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y trong việc chủ động giám sát, chia sẻ thông tin và tổ chức các hoạt động phòng chống các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013.
- Tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp với Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với các sự kiện Y tế công cộng Việt Nam tại Bộ Y tế, Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với các sự kiện Y tế công cộng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để kịp thời ứng phó với các vấn đề dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, phân tích dữ liệu và điều tra, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác dự báo tình hình dịch bệnh
- Thực hiện đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và quản lý thông tin y tế dự phòng; duy trì và nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm qua phần mềm theo quy định Thông tư 54/2015/TT-BYT, quản lý hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
- Thực hiện xây dựng kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và bảng điều khiển thông tin dịch tễ; tích hợp cơ sở dữ liệu (phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, thông tin tiêm chủng,...) hiển thị trực quan các bảng, biểu đồ, bản đồ dịch tễ và triển khai mở rộng kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm tích hợp phần mềm quản lý tiêm chủng; Kịp thời triển khai các cuộc điều tra dịch tễ các bệnh dịch mới nổi, các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao.
2.2. Hoạt động phòng, chống Bệnh không lây nhiễm
- Tổ chức hệ thống dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ tỉnh đến cấp xã; Hướng dẫn, hỗ trợ triển khai mô hình quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường theo nguyên lý Y học gia đình.
- Triển khai thực hiện hiệu quả công tác tiêm vắc xin phòng ung thư; bảo đảm trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin viêm gan B, từng bước mở rộng triển khai dịch vụ tiêm phòng HPV để phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trong độ tuổi tiêm phòng và các loại vắc xin khác nếu có;
- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, điều trị, quản lý và tự quản lý điều trị bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại Trạm Y tế xã và cộng đồng theo quy định. Nâng cao năng lực cho Trung tâm Y tế huyện để thực hiện việc quản lý, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã.
2.3. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn.
- Gắn kết dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế tuyến cơ sở. Đẩy mạnh lồng ghép cung cấp các dịch vụ tương đồng tại tuyến cơ sở như: tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV, điều trị ngoại trú HIV/AIDS và điều trị Methadone. Nhằm tận dụng được cơ sở hạ tầng và nhân lực tại các tuyến.
- Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo định hướng tăng chi phí - lợi ích: Triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ: Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp; chủ động bố trí, bổ sung đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng chống HIV/AIDS từ nguồn lực của địa phương, huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.4. Về công tác Dinh dưỡng
- Tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Có giải pháp huy động, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân và các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.
- Tăng cường thực hiện áp dụng các chính sách, quy định về dinh dưỡng và thực phẩm. Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm; Chính sách nghỉ thai sản hợp lý, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ; nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểu học; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong xây dựng lập kế hoạch, chương trình, dự án về dinh dưỡng ở các cấp, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo sớm mất an ninh thực phẩm cấp quốc gia và an ninh thực phẩm hộ gia đình. Xây dựng kế hoạch để đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp.
2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tuyến thực hiện đúng quy trình khám thai, theo dõi chặt chẽ trong quá trình chuyển dạ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ để xử trí kịp thời. Thực hiện thường quy chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (EENC) theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực thực hành theo hướng cầm tay chỉ việc, đào tạo theo kíp, theo địa chỉ, theo nhu cầu. Chú trọng nâng cao kỹ năng tư vấn và giáo dục cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chăm sóc sức khẻo sinh sản vị thành niên, thanh niên, nam học, dự phòng và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản.
- Nhân rộng các mô hình can thiệp có hiệu quả cao như chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế, duy trì, mở rộng mô hình đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện huyện, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên, nam học, người cao tuổi.
2.6. Về công tác phòng, chống Bệnh nghề nghiệp
- Tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh lao động; Căn cứ các văn bản chỉ đạo của cơ quan Trung ương và cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh nghề nghiệp hiệu quả.
- Thực hiện thanh, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, hướng dẫn lập hồ sơ, quan trắc môi trường lao động cho các công ty, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu đối với tuyến tỉnh và cơ sở lao động về quan trắc môi trường lao động. Tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động cho tuyến cơ sở lao động có nguy cơ và cho tuyến tỉnh/huyện.
2.7. Sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, Y tế trường học
- Thực hiện phối hợp liên ngành đẩy mạnh công tác sức khỏe môi trường - y tế trường học.
- Triển khai các hoạt động: phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp, chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; môi trường điều kiện vệ sinh trường học, bệnh tật học đường, sức khỏe trường học; phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; môi trường điều kiện vệ sinh trường học, bệnh tật học đường, sức khỏe trường học; phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích;
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm dự phòng, quản lý sức khỏe cộng đồng liên quan đến các vấn đề về môi trường, bệnh tật học đường.
- Xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, tiến độ, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế, bảo đảm tính kịp thời, an toàn và hiệu quả.
2.8. Củng cố và duy trì năng lực công tác xét nghiệm của phòng xét nghiệm đạt chuẩn
- Nâng cao năng lực xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm xác định các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm lưu hành tại địa phương, các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi, các bệnh dịch nguy hiểm; Nâng cao năng lực xét nghiệm giám sát chất lượng nguồn nước tại các nhà máy nước, trạm cấp nước, hộ gia đình trên địa bàn; xét nghiệm dịch bệnh truyền qua đường thực phẩm;
- Thực hiện nghiêm ngặt các thường quy, quy chế chuyên môn để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và kịp thời, đảm bảo tiếp cận và triển khai được các kỹ thuật mới, hiện đại
- Từng bước triển khai ứng dụng các kỹ thuật, thường quy mới để đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao về công tác xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng. Mỗi năm mở rộng từ 5-10 chỉ tiêu xét nghiệm mới trong lĩnh vực phát hiện dịch bệnh, quan trắc môi trường lao động và phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Tăng cường công tác chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới từ khâu lấy mẫu, bảo quản vận chuyển, xét nghiệm phục vụ điều tra, giám sát xác định nguyên nhân gây dịch bệnh.
2.10. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ tại phòng khám đa khoa
- Tiếp tục triển khai công tác chuyên môn đã được phê duyệt; Methadone, ARV, da liễu, phòng tiêm chủng dịch vụ…
- Triển khai phòng khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng tiết chế. Cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc điều trị.
- Nghiên cứu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức triển khai điều trị và can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám chữa bệnh và quản lý thông tin người bệnh. Đối với điều trị ARV và Methadone dần đưa vào ứng dụng bệnh án điện tử.
2.11. Đẩy mạnh hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
Truyền thông chủ động, sử dụng đồng bộ các loại hình truyền thông với phương châm phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, kết hợp giữa truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, chú trọng phát triển các loại hình truyền thông mới (trên nền tảng Internet và mạng điện thoại di động). Trong đó, chú trọng: Truyền thông về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của ngành về lĩnh vực y tế; Truyền thông lĩnh vực phòng bệnh và các nguy cơ; Truyền thông về các dịch vụ được cung cấp tại các cơ sở y tế của tỉnh: công tác khám chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở; phát triển khoa học kỹ thuật mới trong ứng dụng điều trị, các dịch vụ sàng lọc bệnh tật, truyền thông khuyến kịch người dân khám bệnh và cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử; Truyền thông về những gương điển hình người tốt việc tốt trong và ngoài ngành.
3. Xây mới cơ sở hạ tầng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tại vị trí Khu đất có đường giao thông thuận lợi, gần trung tâm tỉnh, thành phố. Diện tích khu đất xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không dưới 20.000 m2, đủ để bố trí các hạng mục công trình sau:
(1) Khu chính:
Khu các phòng Lãnh đạo Trung tâm, các Phòng chức năng (Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ);
Khu các khoa chuyên môn: SKMT-YTTH, Bệnh Nghề nghiệp, Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Phòng chống bệnh không lây nhiễm, HIV/AIDS, Truyền thông GDSK, Dược - VTYT, Ký sinh trùng- Côn trùng, Sức khỏe sinh sản, Dinh dưỡng, Xét nghiệm - CĐHA-TDCN;
Khu tư vấn sức khoẻ, khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, điều trị dự phòng;
Khu dịch vụ về tiêm chủng vắc xin, khám tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản, bệnh ký sinh trùng- côn trùng
Khu đào tạo và chỉ đạo tuyến: Hội trường, giảng đường.
(2) Khu phụ trợ: Hạ tầng kỹ thuật, sân, đường nội bộ, kho, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp nước, hệ thống phát điện dự phòng, nhà xe, …. đồng bộ.
4. Tăng cường đầu tư trang thiết bị
4.1. Trang thiết bị văn phòng
Đầu tư trang thiết bị văn phòng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nhiệm vụ và thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
(Danh mục TTBYT chi tiết tại các Phụ lục 7 kèm theo).
4.2. Trang thiết bị y tế
- Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại để đủ khả năng phục vụ công tác chuyên môn, cung cấp dịch vụ y tế dự phòng có chất lượng, đảm bảo hiệu quả.
- Tập trung đầu tư trang thiết bị để thực hiện các lĩnh vực mũi nhọn: Y học lao động (Khám BNN, Quan trắc môi trường lao động); Hệ thống Labo Xét nghiệm; thiết bị chuyên dụng cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Căn cứ định mức thiết bị quy định tại Quyết định của UBND tỉnh để đầu tư, bổ sung thiết bị đáp ứng với công tác chuyên môn tại Trung tâm.
(Danh mục TTBYT chi tiết tại Phụ lục 7.1 kèm theo).
5. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, duy trì triển khai 10-15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở/01 năm; ít nhất từ 01- 03 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học 01 quý/01 lần hàng năm.
Ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn dự phòng, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh không lây nhiễm và sự kiện y tế công cộng.
6. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
- Trong năm 2023-2025, tăng cường đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm để ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh nhằm tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực và tài chính. Trong đó, tập trung nâng cấp hệ thống máy tính, cải thiện tốc độ truy cập mạng internet đảm bảo thông suốt, tốc độ truy cập cao.
- Thống nhất sử dụng chung trên một phần mềm và có thể tích hợp cả phần mềm sức khỏe toàn dân để sử dụng chung một nguồn dữ liệu thuận tiện cho công tác báo cáo, truy xuất kết quả về chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Duy trì triển khai các phần mềm quản lý dữ liệu chuyên môn đang thực hiện; Đầu tư ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động chuyên môn khác khác như: Phần mềm quản lý mẫu xét nghiệm và trả lời kết quả xét nghiệm; Hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ công tác quản lý kho; quản lý trang thiết bị y tế. Các phần mềm phát triển thêm ứng dụng để sử dụng trên điện thoại di động thông minh.
- Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin từng bước nâng cao chất lượng y tế dự phòng và y tế cơ sở. Nâng cao năng lực góp phần chủ động dự báo trong công tác kiểm soát dịch bệnh, số hóa dữ liệu tiêm chủng,…
- Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh triển khai các phần mềm quản lý chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, báo cáo, phân tích dữ liệu từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược kiểm soát bệnh tật.
- Thường xuyên cập nhật, hoàn thiện hệ thống dữ liệu y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, bước đầu triển khai liên thông dữ liệu khám chữa bệnh.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm, từng bước hiện đại hóa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng các sản phẩm thông minh, sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn chuyển đổi số để nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động tại Trung tâm.
7. Tăng cường công tác quản lý tài chính
- Huy động kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án và các nguồn hỗ trợ khác cho các hoạt động về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực của đơn vị trong việc triển khai thực hiện các dịch vụ y tế dự phòng tạo nguồn kinh phí phúc lợi cho đơn vị;
- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gắn với cơ chế đặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.
- Thực hiện nghiêm các quy định đã ban hành về điều chỉnh giá dịch vụ công; tính đúng, tính đủ cơ cấu chi phí và giá dịch vụ y tế dự phòng, khám chữa bệnh.
- Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ngân sách Nhà nước giao. Thực hiện thu, chi, trích lập các quỹ theo đúng quy định. Triển khai các chương trình dự án theo đúng kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của dự án.
8. Tăng cường phối hợp liên ngành
- Huy động tất cả các ban, ngành, đoàn thể tham gia trong đó ngành y tế đóng vai trò nòng cốt nhằm chuẩn bị, ứng phó dịch bệnh cũng như các tình huống khẩn cấp y tế công cộng khác làm cơ sở cho các ngành, các cấp sẵn sàng chuẩn bị và cùng tham gia, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong mọi hành động để bảo đảm triển khai toàn diện các biện pháp phòng chống dịch.
- Xây dựng Kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác kiểm soát bệnh tật đặc biệt công tác phòng, chống dịch. Kế hoạch xây dựng bảo đảm tính phù hợp, khả thi và là cơ sở để tiến hành công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- Tăng cường phối hợp liên ngành để chuẩn bị, ứng phó dịch, bệnh và các tình huống khẩn cấp khác phải dựa trên bối cảnh dịch bệnh, quan điểm phòng chống dịch của quốc gia, của địa phương; trên cơ sở phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện và vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).
III. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2023-2025
- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu Trung ương, địa phương giao.
- Tổ chức đào tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, phương tiện, chuyển đổi số…
- Xây mới trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giai đoạn 1; Di chuyển đơn vị hoạt động tại cơ sở mới, tổ chức bàn giao, quản lý tài sản theo quy định.
- Duy trì, mở rộng các kỹ thuật xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 17025:2017, đảm bảo các phòng xét nghiệm đạt an toàn sinh học cấp II; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh dịch đặc biệt là các bệnh tái nổi, mới nổi và các dịch bệnh nguy hiểm đáp ứng kịp thời, chủ động cho công tác phòng, chống dịch.
2. Giai đoạn 2026-2030
- Tiếp tục duy trì và phát triển các kết quả đã đạt được của giai đoạn 2023- 2025.
- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, đầu tư bổ sung trang thiết bị cho Labo xét nghiệm đảm bảo có khả năng phân lập được vi rút, giải trình tự gen nhằm phục vụ công tác dự báo sớm tình hình dịch bệnh.
- Tiếp tục xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giai đoạn 2.
IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí dự toán: 502.410 triệu đồng. Trong đó:
1.1. Nguồn ngân sách nhà nước: 462.310 triệu đồng (Bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi hai tỷ, ba trăm mười triệu đồng chẵn):
- Giai đoạn 2023-2025 là: 231.110 triệu đồng;
- Giai đoạn 2026-2030 là: 231.200 triệu đồng.
1.2. Nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị: 100 triệu đồng.
1.3. Nguồn phi chính phủ: 40.000 triệu đồng.
2. Khái toán kinh phí và nguồn vốn ngân sách địa phương
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | Nội dung | Nguồn kinh phí | ||||
Nguồn NSNN | Nguồn phát triển SN của đơn vị | Tổng cộng | ||||
Tổng NSNN | Nguồn vốn sự nghiệp | Nguồn vốn đầu tư công | ||||
I | Giai đoạn 2023-2025 | 231.110 | 31.110 | 200.000 | 0 | 231.110 |
1 | Xây mới đồng bộ cơ sở hạ tầng Trung tâm KSBT (Giai đoạn 1) | 200.000 | - | 200.000 | - | 200.000 |
2 | Mua sắm Trang thiết bị, phương tiện | 29.200 | 29.200 | - | - | 29.200 |
3 | Đầu tư TTB Văn phòng, di chuyển, CNTT phục vụ chuyển đổi số | 940 | 940 | - | - | 940 |
4 | Đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ | 970 | 970 | - | - | 970 |
II | Giai đoạn 2026-2030 | 231.200 | 81.200 | 150.000 | 100 | 231.300 |
1 | Xây mới đồng bộ cơ sở hạ tầng Trung tâm KSBT (Giai đoạn 2) | 150.000 | - | 150.000 | - | 150.000 |
2 | Mua sắm Trang thiết bị, phương tiện | 78.300 | 78.300 | - | - | 78.300 |
3 | Đầu tư TTB Văn phòng, CNTT phục vụ chuyển đổi số | 1.100 | 1.100 | - | - | 1.100 |
4 | Đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ | 1.800 | 1.800 | - | 100 | 1.900 |
| Tổng cộng (I II) | 462.310 | 112.410 | 350.000 | 100 | 462.410 |
1. Hiệu quả về mặt xã hội
Đề án được triển khai thực hiện sẽ cụ thể hóa các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh khóa XVII.
Năng lực của hệ thống y tế dự phòng của ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh được hưởng chế độ, chính sách chăm sóc sức khỏe, nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đề án được triển khai thực hiện tạo điều kiện nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cán bộ.
2. Hiệu quả về mặt kinh tế
Nâng cao năng lực y tế dự phòng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, tiếp tục phòng chống hiệu quả các dịch bệnh; Công tác dự phòng, sàng lọc các yếu tố nguy cơ góp phần phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm để can thiệp sớm, qua đó làm giảm chi phí điều trị cho người dân.
Chất lượng công tác y tế dự phòng được nâng cao góp phần là yếu tố then chốt để thu hút người dân ở các tỉnh lân cận, chuyên gia người nước ngoài sinh sống, làm việc sử dụng dịch vụ y tế của tỉnh, góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở y tế.
1. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án, đánh giá kết quả; đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án; chỉ đạo đơn vị định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án thuộc nguồn vốn đầu tư công (Xây mới cơ sở hạ tầng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh). Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế, thẩm định, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí trong dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Đề án theo quy định pháp luật về ngân sách Nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Phối hợp với Sở Y tế đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
4. Sở Xây dựng
Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát đối với các nội dung về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc trong quá trình thực hiện Đề án đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5. UBND thành phố Vĩnh Yên và các địa phương liên quan: Đảm bảo đồng bộ quy hoạch phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc trong quy hoạch của thành phố Vĩnh Yên và các địa phương liên quan. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện Đề án hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
6. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án.
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc
Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm và cả giai đoạn; tổ chức triển khai thực hiện Đề án; xây dựng nội dung hoạt động và dự trù kinh phí triển khai Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Đề án “Phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai thực hiện./.
- 1Quyết định 39/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 46/2018/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên trực thuộc Sở Y tế
- 2Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt điều chỉnh danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc và lao động hợp đồng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên trực thuộc Sở Y tế, giai đoạn 2022-2025
- 3Quyết định 16/2023/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực thuộc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 1787/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước trực thuộc Sở Y tế
- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Thông tư 15/2006/TT-BYT kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 4Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 7Thông tư 27/2011/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quyết định 1387/QĐ-TTg năm 2016 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 16Thông tư 26/2017/TT-BYT Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 17Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 18Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 19Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 20Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 21Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 22Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020
- 23Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc
- 24Quyết định 1624/QĐ-BYT năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 25Quyết định 1092/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 27Thông tư 17/2019/TT-BYT hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 28Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 31Quyết định 1246/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 3781/QĐ-BYT năm 2020 về "Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025" do Bộ Y tế ban hành
- 33Quyết định 4838/QĐ-BYT năm 2020 về Bảng kiểm tra kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế ban hành
- 34Quyết định 39/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 46/2018/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên trực thuộc Sở Y tế
- 35Quyết định 1493/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 38Quyết định 5914/QĐ-BYT năm 2021 về Đề án Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 39Quyết định 3431/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành
- 40Quyết định 02/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 41Quyết định 85/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 42Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 43Quyết định 155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 44Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035”
- 45Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 46Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 về Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 47Quyết định 29/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 48Thông tư 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 49Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt điều chỉnh danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc và lao động hợp đồng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên trực thuộc Sở Y tế, giai đoạn 2022-2025
- 50Quyết định 16/2023/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực thuộc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình
- 51Quyết định 1787/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước trực thuộc Sở Y tế
Quyết định 1919/QĐ-UBND năm 2023 về Phê duyệt Đề án Phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1919/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/08/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực