Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1914/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 23 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2020 -2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

Căn cứ Công văn số 4981/BNN-TY ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 506/TTr-SNN-CNTY ngày 17 tháng 9 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Kế hoạch số 810/KH-SNN-CNTY ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch, định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ khả năng ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm theo quy định của pháp luật, để triển khai thực hiện Kế hoạch. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc cụ thể với Sở Tài chính và chịu trách nhiệm về nội dung chi, mức chi thực tế theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế; Giám đốc Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Cục Thú y; Cơ quan Thú y Vùng VII;
- Như Điều 4;
- Báo, Đài PT&TH TV;
- LĐVP, các Phòng: KT, TH-NV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

 

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 506/TTr-SNN-CNTY

Trà Vinh, ngày 17 tháng 9 năm 2019

 

TỜ TRÌNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2020-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống Cúm gia cầm giai đoạn 2019- 2025”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 11/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

Căn cứ Công văn số 532/UBND-NN ngày 19/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, về việc thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua nội dung góp ý của các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh Kế hoạch.

(Kèm Bảng Kế hoạch Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020-2025, Bảng phụ lục số liệu, Bảng Chi tiết kinh phí hàng năm và Bảng Tổng hợp kinh phí giai đoạn 2020-2025)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Ủy ban nhân dân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để đơn vị tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tài chính;
- GĐ, các PGĐ Sở;
- Lưu: VT, CCCNTY.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Ngọc Hài

 

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 810/KH-SNN-CNTY

Trà Vinh, ngày 17 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của CGC đối với sức khỏe con người.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch, không để các nhánh, các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm vào tỉnh và không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm.

- Xây dựng thành công các vùng, chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của OIE, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gia cầm, sản phẩm của gia cầm.

- Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7).

3. Căn cứ pháp lý lập kế hoạch

- Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc Hội;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Công văn số 4981/BNN-TY ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025;

- Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện tiêu hủy, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh (khi chưa đủ điều kiện công bố dịch);

- Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

- Công văn số 532/UBND-NN ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, về việc thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ

- Phân vùng nguy cơ (cấp huyện) để có cơ sở xây dựng các biện pháp và bố trí các nguồn lực tổ chức các hoạt động kiểm soát, phòng chống bệnh CGC hiệu quả, phù hợp với đặc điểm dịch bệnh và tình hình thực tế tại các địa phương.

- Tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng; xác định chính xác chủng loại vi rút cúm lưu hành để có cơ sở lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp cho công tác phòng dịch bệnh CGC.

- Xử lý ổ dịch CGC theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; tiêm phòng bao vây khi xuất hiện dịch bệnh CGC.

- Tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm; kiểm soát ấp nở gia cầm, kiểm soát giết mổ gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.

- Tập trung và đẩy mạnh công tác xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn bệnh CGC để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

- Tổ chức nghiên cứu xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ và quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh, nghiên cứu kinh tế dịch tễ đánh giá tổn thất về kinh tế, chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh CGC; nghiên cứu, đánh giá lưu hành vi rút CGC; đánh giá hiệu lực và lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp, hiệu quả với từng chủng, nhánh vi rút CGC.

- Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tính nguy hiểm của bệnh CGC; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnh.

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế (FAO), Cục Thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh CGC; trong nghiên cứu đánh giá đặc điểm dịch tễ, đặc điểm vi rút CGC và đánh giá lựa chọn vắc xin phòng bệnh CGC.

III. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH

1. Các vùng nguy cơ trên địa bàn tỉnh

a) Huyện nguy cơ cao

Huyện nguy cơ cao bao gồm những huyện có tối thiểu một trong những tiêu chí sau:

- Có từ 02 lần xuất hiện ổ dịch CGC trong 5 năm qua (năm 2015-2019) hoặc có ổ dịch CGC xảy ra tại huyện trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ.

- Có từ 02 lần phát hiện vi rút CGC (chủng A/H5N1, A/H5N6) trong 5 năm qua (2015- 2019) hoặc 02 lần phát hiện vi rút trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ.

- Có tổng số hộ chăn nuôi gia cầm, số gia cầm, số hộ nuôi vịt và tổng đàn vịt có số lượng lớn, cụ thể huyện có: Trên 3.000 hộ chăn nuôi gia cầm, trên 100.000 con gia cầm, trên 100 hộ nuôi vịt, trên 11.000 con vịt.

Căn cứ vào các tiêu chí trên. Đồng thời, qua kết quả thống kê tổng đàn gia cầm ngày 01/4/2019 của Cục Thống kê Trà Vinh và ước tăng đàn 5,5% mỗi năm, tỉnh Trà Vinh có 08 huyện, thị xã thuộc huyện nguy cơ cao, gồm các huyện Cầu Ngang, Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. (kèm theo phụ lục 01)

b) Huyện nguy cơ thấp

Huyện nguy cơ thấp bao gồm những huyện có tối thiểu một trong những tiêu chí sau:

- Không có ổ dịch CGC xảy ra trong 5 năm qua (2015 - 2019) hoặc trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ.

- Có không quá 01 lần phát hiện vi rút CGC (chủng A/H5N1, A/H5N6) trong 5 năm qua (2015 - 2019) hoặc trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ.

- Có tổng số hộ chăn nuôi gia cầm, số gia cầm, số hộ nuôi vịt và tổng đàn vịt có số lượng thấp, cụ thể huyện có: Dưới 3.000 hộ chăn nuôi gia cầm, dưới 100.000 con gia cầm, dưới 100 hộ nuôi vịt, dưới 11.000 con vịt.

- Có chuỗi chăn nuôi gia cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh.

- Các huyện đã được công nhận vùng an toàn đối với bệnh CGC.

Căn cứ vào các tiêu chí trên. Đồng thời, qua kết quả thống kê tổng đàn gia cầm ngày 01/4/2019 của Cục Thống kê Trà Vinh và ước tăng đàn 5,5% mỗi năm, tỉnh Trà Vinh có 01 thành phố thuộc huyện nguy cơ thấp là thành phố Trà Vinh. (kèm theo phụ lục 01)

c) Chuyển đổi huyện nguy cơ

Hằng năm, căn cứ tiêu chí phân vùng huyện nguy cơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc chuyển đổi giữa các vùng nguy cơ; lập danh sách các huyện nguy cơ cao, nguy cơ thấp gửi Cục Thú y để theo dõi, giám sát; trường hợp thấy cần thiết, Cục Thú y quyết định việc phân vùng nguy cơ cho phù hợp với tình hình dịch bệnh chung của cả nước.

2. Giám sát dịch bệnh

a) Giám sát tại huyện nguy cơ cao

- Giám sát bị động

+ Đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh CGC phải được lấy mẫu để xét nghiệm vi rút CGC và chẩn đoán phân biệt.

+ Đàn gia cầm nghi có tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh CGC phải được giám sát, lấy mẫu xét nghiệm vi rút CGC.

+ Chim hoang dã, động vật mẫn cảm với bệnh CGC chết không rõ nguyên nhân phải được gửi bệnh phẩm xét nghiệm vi rút CGC.

+ Kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu, chẩn đoán xét nghiệm được lấy từ nguồn ngân sách địa phương cấp huyện.

- Giám sát chủ động

Giám sát sau tiêm phòng và kinh phí giám sát lưu hành vi rút CGC của tỉnh do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện. Hằng năm, ngân sách của tỉnh bảo đảm kinh phí cho hoạt động giám sát này.

b) Giám sát tại huyện nguy cơ thấp

- Tổ chức chủ động lấy mẫu giám sát ở tất cả các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm.

- Giám sát lưu hành vi rút CGC và giám sát sau tiêm phòng tại vùng an toàn dịch bệnh, vùng đệm của cơ sở an toàn dịch bệnh. Ngân sách của địa phương cấp tỉnh bảo đảm việc thực hiện hoạt động giám sát này.

- Giám sát lưu hành vi rút CGC tại cơ sở an toàn dịch bệnh. Doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh chi trả kinh phí cho hoạt động giám sát này.

c) Dự kiến công tác lấy mẫu

- Giám sát bị động đàn gia cầm có nghi ngờ bệnh (ngân sách huyện):

Lấy 10 mẫu/năm x 6 năm = 60 mẫu.

- Xét nghiệm sự lưu hành vi rút CGC (ngân sách tỉnh):

Tổng số mẫu xét nghiệm sự lưu hành của vi rút CGC từ năm 2020 - 2025: 288 mẫu.

+ Lấy 06 mẫu/chợ x 05 chợ x 3 tháng = 90 mẫu (năm 2020).

+ Giai đoạn từ năm 2021 - 2024: Mỗi năm giảm lấy mẫu giám sát 01 chợ (năm 2021: 72 mẫu; năm 2022: 54 mẫu; năm 2023: 36 mẫu; năm 2024: 18 mẫu năm 2025:18 mẫu).

- Giám sát sau tiêm phòng (ngân sách tỉnh):

Lấy 07 đàn x 30 mẫu x 2 đợt/năm x 6 năm = 2.520 mẫu.

3. Xử lý ổ dịch

Thực hiện việc xử lý ổ dịch theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y (dự kiến mỗi năm xảy ra 05 ổ dịch).

4. Tiêm vắc xin phòng bệnh

a) Chính sách hỗ trợ

Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm thuộc vùng nguy cơ cao và nguy cơ thấp theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để mua vắc xin dự phòng và chi phí tiêm phòng bao vây ổ dịch CGC, tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia cầm tại huyện nguy cơ cao và nguy cơ thấp như sau: Miễn phí đàn gia cầm dưới 50 con; đàn gia cầm từ 50 con đến 500 con, hộ chăn nuôi trả tiền vắc xin, ngân sách hỗ trợ công tiêm phòng; đàn gia cầm trên 500 con tiêm phòng theo hình thức xã hội hóa.

Căn cứ Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 1, Khoản 3, Điềm 1, về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, chăn nuôi công nghiệp), phấn đấu tăng trưởng ngành chăn nuôi bình quân đạt từ 5,5 - 6% năm (ước tăng đàn 5,5% mỗi năm). (kèm theo phụ lục 02)

b) Dự kiến tiêm phòng định kỳ (02 lần/năm) giai đoạn 2020 - 2025 với tổng số gia cầm 19.630.100 con (trong đó, đàn dưới 50 con là 14.111.528 con, từ 50 - 500 con là 5.518.572 con; gà 13.600.986 con, vịt 6.029.114 con). Đối với gà 01 lần tiêm 01 mũi; vịt 01 lần tiêm 02 mũi (cách nhau 14-21 ngày).

5. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống

- Thực hiện việc kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi địa bàn tỉnh theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y; tăng cường phối hợp với các ngành liên quan như Cục Quản lý thị trường, Phòng Cảnh sát giao thông,...với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể địa phương kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch động vật xuất, nhập tỉnh.

- Từng bước xây dựng hệ thống và cấp mã nhận dạng cho các trang trại chăn nuôi, tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gia cầm, sản phẩm gia cầm.

6. Kiểm soát giết mổ gia cầm

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

7. Kiểm soát ấp nở gia cầm

Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chăn nuôi và ấp nở gia cầm.

8. Vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Đối với các hộ chăn nuôi, gia trại: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút CGC.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia cầm và các sản phẩm của gia cầm bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ gia cầm; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khoảng 2 đến 3 đợt/năm). Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, sẽ thực hiện tiêu độc, khử trùng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi. Mỗi đợt sử dụng khoảng 17.000 lít hóa chất sát trùng và 1.000 lít hóa chất dự phòng phun xịt vùng dịch.

9. Xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn bệnh CGC

- Hằng năm, tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Tổ chức chủ động lấy mẫu giám sát 2 lần/năm theo tiêu chuẩn của OIE ở tất cả (100%) vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh bảo đảm không có mầm bệnh CGC để tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sổ mẫu giám sát 324 mẫu (Chi cục Thú y vùng 7 thực hiện 162 mẫu, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện 162 mẫu) (Quy định tại điểm d, điểm đ, khoản 3, Điều 8, Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn bệnh CGC đối với các cơ sở đã được công nhận.

- Dự kiến hằng năm xây dựng 02 cơ sở an toàn dịch bệnh (dự kiến đến năm 2025 là 10 cơ sở), phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 01 vùng (cấp huyện) đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh; tổ chức 02 lớp tập huấn về phòng, chống bệnh CGC gồm 02 lớp/huyện/50 người.

- Thành lập Đoàn đánh giá: Tham gia hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng cơ sở ATDB (tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký và đánh giá cơ sở đăng ký ATDB) và quá trình theo dõi, đôn đốc, giám sát (05 người) gồm: Lãnh đạo Phòng Quản lý dịch bệnh - Trưởng đoàn, cán bộ Phòng Quản lý dịch bệnh, cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y - thành viên).

- Đánh giá định kỳ mỗi cơ sở 01 lần/năm; đánh giá đột xuất định kỳ 01 lần/tháng; thành phần (05 người) gồm: Ban lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (01 người), lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Phòng Quản lý dịch bệnh (02 người), lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Trạm Chăn nuôi và Thú y (02 người).

10. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

- Tuyên truyền về nguy cơ dịch tái phát trên diện rộng; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; không sử dụng giống gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dân thông tin kịp thời khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh CGC, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh...

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; tổ chức tọa đàm trên đài Phát thanh và Truyền hình mỗi năm 01 cuộc về công tác phòng, chống bệnh CGC; xây dựng pano, áp phích tuyên truyền ở nơi công cộng cho 9 huyện, thị xã, thành phố; cấp phát tài liệu bướm tuyên truyền cho người chăn nuôi.

- Hằng năm tổ chức Hội nghị triển khai, tổng kết công tác phòng, chống bệnh CGC với thành phần gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố; cán bộ công chức, viên chức Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Các đơn vị, các Ban, ngành, đoàn thể có liên quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường, các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y)

- Là đơn vị đầu mối, tham mưu, giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực phòng, chống dịch bệnh; phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh CGC.

- Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch bệnh, công bố hết dịch bệnh; thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh CGC cấp tỉnh theo quy định.

- Giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kịp thời dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng dịch và kinh phí khi có dịch xảy ra.

- Tăng cường phổ biến kiến thức về an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi; tổ chức hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh con giống gia cầm, đặc biệt đối với cơ sở ấp nở trứng gia cầm.

2. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định; đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí trong trường hợp phát hiện gia cầm dương tính với bệnh CGC và buộc phải tiêu hủy.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh CGC giai đoạn năm 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Công thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức kiểm tra việc buôn bán gia cầm trên địa bàn tỉnh.

5. Cục Quản lý thị trường

Phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch CGC (khi có dịch xảy ra).

7. Công an tỉnh

Phối hợp với các ngành tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Đồng thời, cử lực lượng tham gia vào Tổ kiểm dịch động vật, thực hiện việc dừng phương tiện giao thông có chở gia cầm ra vào vùng dịch, vùng bị uy hiếp và vùng đệm để các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các Ban, ngành và địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống bệnh CGC giai đoạn 2020 - 2025. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm đến người chăn nuôi, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch CGC, tránh gây hoang mang trong xã hội.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Trà Vinh

Phối hợp thực hiện các chuyên mục, dành thời lượng thường xuyên để tuyên truyền rộng rãi công tác phòng, chống bệnh CGC trên các phương tiện truyền thông trong tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Ban, ngành của địa phương, trên cơ sở Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh CGC giai đoạn năm 2020 - 2025 để tổ chức triển khai thực hiện.

- Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp, các Ban, ngành của địa phương để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh CGC theo Kế hoạch của tỉnh và địa phương.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.

- Bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức hướng dẫn xây dựng các cơ sở gia cầm an toàn dịch bệnh.

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ

Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động, bao gồm: Mua vắc xin CGC tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng chống dịch; mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong tiêm phòng, công tiêm vắc xin; chủ động giám sát lưu hành vi rút cúm, giám sát sau tiêm phòng; xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia cầm, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, tiêu hủy gia cầm, tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; thông tin, tuyên truyền; các hoạt động kiểm tra, giám sát; hội nghị; thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng do Trung ương phát động; kinh phí mua hóa chất dự phòng chống dịch.

Tổng dự toán kinh phí phòng, chống bệnh CGC giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là 71.796.000.000 đồng (bằng chữ: Bảy mươi mốt tỷ, bảy trăm chín mươi sáu triệu đồng), cụ thể:

- Khi chưa có dịch xảy ra: 64.689.150.000 đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 64.631.250.000 đồng.

+ Ngân sách huyện: 57.900.000 đồng.

- Khi có dịch xảy ra: 7.106.850.000 đồng.

(Có bảng thuyết minh chi tiết đính kèm)

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt./.

 


Nơi nhận:
- UBND tỉnh (thay b/c);
- Các Sở: Tài chính, KHĐT, Công thương, TTTT, TNMT, Công an tỉnh, Cục QLTT;
- Đài PTTH TV, Báo TV;
- GĐ và các P.GĐ Sở;
- UBND các huyện, tx, tp;
- Lưu: VT, CNTY.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Ngọc Hài

 


PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP ĐÀN GIA CẦM CÁC HUYỆN NĂM 2019
(Theo số liệu của Cục Thống kê ngày 01/4/2019 và số liệu tiêu độc, khử trùng Đợt 1 năm 2019)

TT

Tên huyện

Đàn dưới 50 con

Đàn từ 50-500con

Đàn trên 500 con

Tổng gia cầm (con)

Số hộ

(con)

Vịt (con)

Tổng (con)

Số hộ

(con)

Vịt (con)

Tổng (con)

Số hộ

(con)

Vịt (con)

Tổng (con)

1

TPTV

1.841

40.964

10.037

51.001

177

13.869

6.390

20.259

-

-

-

-

71.260

2

Càng Long

17.969

374.362

191.901

566.263

2.517

176.582

145.286

321.868

531

762.760

264.569

1.027.329

1.915.460

3

Châu Thành

14.925

198.201

74.341

272.542

889

47.041

38.174

85.215

131

165.454

266.429

431.883

789.640

4

Tiểu Cần

9.953

136.912

48.785

185.697

1.265

65.879

51.607

117.486

56

24.850

337.237

362.087

665.270

5

Cầu Ngang

15.681

166.569

43.602

210.171

379

28.794

26.550

55.344

34

54.800

543.455

598.255

863.770

6

Cầu Kè

18.930

212.572

43.981

256.553

1.000

52.040

57.482

109.522

89

54.250

306.595

360.845

726.920

7

Trà Cú

9.635

194.375

23.016

217.391

129

8.081

25.080

33.161

44

13.100

423.668

436.768

687.320

8

TX. Duyên Hải

6.295

71.584

18.357

89.941

91

6.260

1.750

8.010

28

12.000

71.159

83.159

181.110

9

H. Duyên Hải

7.098

72.104

20.230

92.334

75

5.448

3.100

8.548

36

-

198.778

198.778

299.660

Tổng

102.327

1.467.643

474.250

1.941.893

6.522

403.994

355.419

759.413

949

1.087.214

2.411.890

3.499.104

6.200.410

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG ĐÀN GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Đàn gia cầm tăng 5.5% mỗi năm)

TT

Năm

Đàn gia cầm từ 500 con trở xuống

Đàn dưới 50 con

Đàn từ 50 - 500 con

Tổng con

Tổng liều

Tổng (con)

(con)

Vịt (con)

Vắc-xin (liều 0.5 ml) (02 đợt/năm)

Tổng (con)

(con)

Vịt (con)

Vắc-xin (liều 0.5 ml) (02 đợt/năm)

1

2020

2.048.697

1.548.363

500.334

5.098.062

801.181

426.214

374.967

2.352.296

2.849.878

7.450.358

2

2021

2.161.375

1.633.523

527.852

5.378.454

845.246

449.656

395.590

2.481.672

3.006.621

7.860.126

3

2022

2.280.251

1.723.367

556.884

5.674.270

891.734

474.387

417.347

2.618.162

3.171.985

8.292.432

4

2023

2.405.665

1.818.152

587.513

5.986.356

940.779

500.478

440.301

2.762.160

3.346.444

8.748.516

5

2024

2.537.976

1.918.150

619.826

6.315.604

992.522

528.004

464.518

2.914.080

3.530.498

9.229.684

6

2025

2.677.564

2.023.648

653.916

6.662.960

1.047.110

557.044

490.066

3.074.352

3.724.674

9.737.312

Tổng

14.111.528

10.665.203

3.446.325

35.115.706

5.518.572

2.935.783

2.582.789

16.202.722

19.630.100

51.318.428

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

  • Số hiệu: 1914/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
  • Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản