Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1904/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 14 tháng 9 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;
Căn cứ Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT, ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch Giai đoạn 2 “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2359/TTr-SGDĐT, ngày 12/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
(Kèm theo Kế hoạch số 2218/KH-SGDĐT, ngày 25/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo).
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2218/KH-SGDĐT | Vĩnh Long, ngày 25 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;
Thực hiện Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch Giai đoạn 2 “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ (gọi tắt là Đề án tăng cường chuẩn bị tiếng Việt Giai đoạn 2), nội dung cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN I (2016- 2020)
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Công văn số 2273/UBND-VX, ngày 01/7/2016, chỉ đạo Sở GDĐT lập kế hoạch thực hiện Quyết định số 1008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sở GDĐT xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2378/QĐ-UBND, ngày 07/10/2016 thực hiện Kế hoạch.
- Kết quả của công tác tập huấn cán bộ quản lí-giáo viên trong khuôn khổ của Đề án, hằng năm Sở GDĐT đều tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường vùng dân tộc bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện của địa phương như mục tiêu, yêu cầu cần đạt, phương pháp giảng dạy, cách xếp thời khoá biểu dạy Tài liệu Tăng cường Tiếng Việt. Riêng giáo dục tiểu học, từ năm học 2019-2020 đến nay, có 6 trường tổ chức dạy sách Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, 2, 3 là người dân tộc Khmer học theo tài liệu trên và đã mang lại hiệu quả cao; các kĩ năng nghe, đọc, hỏi-đáp và phát âm tiếng Việt ở học sinh được đánh giá khá tốt. Phối hợp với Trung tâm Victory của Đại học Trà Vinh thực hiện bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ quản lí, giáo viên mầm non, tiểu học vùng dân tộc.
- Nhận thức mục tiêu, ý nghĩa việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS); đặc biệt là học sinh lớp 1 trong phụ huynh học sinh và cộng đồng được nâng lên; phụ huynh học sinh quan tâm, hỗ trợ cho con mình nhiều hơn trong môn Tiếng Việt. Môi trường giao tiếp tiếng Việt trong trường được cán hộ quản lý, giáo viên quan tâm tổ chức hiệu quả.
- Các phòng GDĐT đều có kế hoạch triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt cho DTTS. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS qua các hoạt động giáo dục, sử dụng các trò chơi và các phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để việc tăng cường tiếng Việt dễ hiểu và đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời có kế hoạch khảo sát trẻ ngay từ đầu năm để phân công giáo viên rèn cho trẻ các kỹ năng chưa thạo. Riêng trẻ 05 tuổi chuẩn bị vào lớp Một được huy động đến lớp 100%, được trang bị kiến thức, rèn luyện các kỹ năng vì vậy đảm bảo yêu cầu chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vào lớp Một. Kết quả đánh giá, theo dõi sự phát triển của trẻ nói chung và trẻ dân tộc nói riêng cuối mỗi độ tuổi đạt từ 90% trở lên, trẻ có nhiều tiến bộ và phát triển cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm kỹ năng xã hội. Công tác huy động học sinh là người dân tộc Khmer 6 tuổi vào lớp Một đạt tỉ lệ 100%. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học các xã đặc biệt khó khăn (Tân Mỹ, Loan Mỹ) đều đạt mức 3, xóa mù chữ đạt mức 2.
- Chất lượng giáo dục đối với trẻ em nói chung và trẻ em dân tộc nói riêng có sự phát triển rõ rệt. Trẻ người dân tộc có nhiều cơ hội được thực hành, khám phá, trải nghiệm, được khuyến khích giao tiếp, trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến cá nhân, được rèn các kỹ năng trong học tập lẫn vui chơi, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống dần dần hình thành tính mạnh dạn, linh hoạt, tự tin, hoạt bát hơn trong giao tiếp giữa trẻ với nhau, giữa cô và trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh, từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ, biết cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc khi giao tiếp. Việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tiểu học tại các vùng có trẻ dân tộc ngày càng có chất lượng, phù hợp với điều kiện của từng vùng. Tích cực thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục tiếng Việt trong và ngoài lớp học phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, đáp ứng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục để giúp trẻ hình thành tiếng Việt, phát triển toàn diện theo các lĩnh vực.
- Vận động Tổ chức Library of Dreams hỗ trợ cho trường Tiểu học Trà Côn C (trên địa bàn ấp đặc biệt khó khăn, huyện Trà Ôn) 01 Thư viện Ước Mơ. Thư viện được thiết lập theo mô hình thư viện thân thiện, gồm 1000 quyển sách, kệ, bàn, ghế, thảm… với tổng giá trị 110 triệu đồng.
- Một trong những khó khăn trong việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số là còn một trường tiểu học chưa đảm bảo điều kiện để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (Trà Côn C). Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu còn thiếu, xuống cấp. Nhiều phụ huynh trẻ/học sinh không mua tài liệu để tăng cường tiếng Việt cho con do đời sống còn khó khăn.
- Công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí và nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS còn eo hẹp; chưa có chế độ, chính sách cho giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS trước khi vào lớp Một trong hè. Một số gia đình còn nghèo đi làm xa, con ở nhà với ông/bà, việc giao tiếp trong gia đình hàng ngày thường dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ nên những học sinh này khó khăn trong giao tiếp với giáo viên, rụt rè, thiếu mạnh dạn trong các hoạt động, hạn chế trong tiếp thu kiến thức. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ/học sinh DTTS bỏ học.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 chủ yếu lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện ở địa phương để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện Kế hoạch. Ngoài ra, huy động cộng đồng và tranh thủ dự án hỗ trợ giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ trung ương. Tỉnh cũng như ở các huyện chưa có nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này trong giai đoạn 2016-2020 (tổ chức được 01 lớp bồi dưỡng và tổ chức thi chứng chỉ tiếng Khmer cho 46 giáo viên mầm non, tiểu học dạy vùng dân tộc với tổng kinh phí 102 triệu đồng).
- Công chức, viên chức làm công tác giáo dục dân tộc cấp Sở, Phòng đều kiêm nhiệm và không am hiểu tiếng dân tộc nên trong công tác sinh hoạt chuyên môn gặp khó khăn. Giáo viên người Kinh không biết tiếng dân tộc nên gặp khó khăn khi dạy trẻ và giao tiếp với phụ huynh.
II. THỰC TRẠNG GIAI ĐOẠN II (2021- 2025)
Vĩnh Long là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào Khmer sinh sống. Theo số liệu thống kê 2021 của Cục thống kê, dân số trung bình của tỉnh là 1.029.015 người1; trong đó có 25.896 người Khmer, chiếm tỉ lệ 2,1% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Khmer cư trú khá tập trung, đồng thời xen kẽ với người Kinh cùng chung sống trong một số xã, ấp. Hiện có 4/8 đơn vị cấp huyện, thị có số đông đồng bào Khmer sinh sống là: huyện Tam Bình, huyện huyện Trà Ôn, thị xã Bình Minh, huyện Vũng Liêm.
TT | ĐƠN VỊ | DT Khmer | Ghi chú |
Tổng số | 25.896 |
| |
1 | Thành phố Vĩnh Long | 1.559 |
|
2 | Thị xã Bình Minh | 5.524 |
|
3 | Huyện Tam Bình | 6.839 |
|
4 | Huyện Trà Ôn | 9.885 |
|
5 | Huyện Vũng Liêm | 1.907 |
|
6 | Huyện Mang Thít | 382 |
|
7 | Huyện Long Hồ | 360 |
|
8 | Huyện Bình Tân | 239 |
|
Đồng bào Khmer cư trú tập trung ở các xã Loan Mỹ huyện Tam Bình; xã Trà Côn, xã Tân Mỹ huyện Trà Ôn; tại thị xã Bình Minh ở các xã Đông Bình và Đông Thành. Qua đó cho thấy đồng bào Khmer và người Kinh cùng chung sống trên địa bàn thể hiện sự gắn kết cộng đồng các dân tộc nên 50% trẻ em là người Khmer đều có thể nói được tiếng Việt trước khi vào học ở nhà trẻ.
Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long có 02 xã thuộc khu vực III (Tân Mỹ, Trà Côn thuộc huyện Trà Ôn); 03 xã thuộc khu vực I (Loan Mỹ huyện Tam Bình; xã Đông Bình, Đông Thành thị xã Bình Minh).
2.1. Giáo dục mầm non (GDMN)
Hiện toàn tỉnh có 130 trường (tăng 01 trường ầm non (MN) ngoài công lập - MN Quốc tế - TPVL, giảm 01 trường MN công lập do sáp nhập - MN Trung Thành Đông, Vũng Liêm), trong đó: 117 trường công lập, 13 trường tư thục và 22 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (giảm 4 nhóm lớp). Bao gồm 01 nhà trẻ, 19 trường mẫu giáo (MG), 110 trường MN. Tất cả 107/107 xã, phường, thị trấn có trường MN và MG. Đến thời điểm hiện tại, có 71/130 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 54,6%). Công tác huy động trẻ đến trường được chỉ đạo sâu sát từ Sở GDĐT và cơ quan chức năng tại địa phương. Có 05 trường mầm non thuộc 05 xã có số đông trẻ dân tộc Khmer theo dân số và trẻ đến trường, lớp.
TT | Trường Mầm non | Xã | Đạt CQG MỨC ĐỘ | Trẻ sinh năm 2021 đến 2016 | ||
Tổng số trẻ trong địa bàn và đang học tại trường | Tổng số trẻ DT Khmer trong địa bàn và đang học tại trường | Trẻ em nữ DT Khmer | ||||
1 | Tân Mỹ | Tân Mỹ | 1 | 768 | 249 | 183 |
2 | Trà Côn | Trà Côn | 0 | 900 | 256 | 131 |
3 | Hướng Dương | Loan Mỹ | 1 | 534 | 174 | 111 |
4 | Hoa sen | Đông Bình | 1 | 521 | 173 | 92 |
5 | Sao Mai | Đông Thành | 1 | 630 | 130 | 67 |
| Tổng số | 4 | 3344 | 982 | 584 |
Tổng số trẻ dân tộc Khmer (theo trữ lượng) từ 0-5 tuổi là 3.344 trẻ. Số trẻ dân tộc Khmer đến lớp là 982/3.344 trẻ (trong đó nữ 584 trẻ), tỷ lệ 29,4%. Chia ra: 0-2 tuổi (nhà trẻ): 41 trẻ/1.014 trẻ, tỷ lệ 4,0%; trẻ mẫu giáo 941/2.330 trẻ, tỷ lệ 40,4%. Riêng số trẻ dân tộc 5 tuổi ra lớp là 348/348 trẻ, tỷ lệ 100%. Có 100% trẻ nhà trẻ (0-2 tuổi) đến lớp chưa biết nói tiếng Việt (41 trẻ); tổng số 941 trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) đến lớp có 229 trẻ chưa biết nói tiếng Việt, tỷ lệ 24,3% (trẻ 5 tuổi biết nói tiếng Việt trước khi vào lớp Một).
TT | Trường Mầm non | Năm học 2021-2022 | |||||||||
TS trẻ DT vào học tại trường | Nữ | Chia ra | |||||||||
Nhà trẻ | Mẫu giáo | ||||||||||
TS | Nữ | Chưa biết nói TV | TS | Nữ | Chưa biết nói TV | ||||||
TS | % | TS | % | ||||||||
1 | Tân Mỹ | 249 | 183 | 7 | 4 | 7 | 100 | 242 | 179 | 45 | 18,6 |
2 | Trà Côn | 256 | 131 | 6 | 2 | 6 | 100 | 250 | 129 | 47 | 18,8 |
3 | Hướng Dương | 174 | 111 | 20 | 9 | 20 | 100 | 154 | 102 | 50 | 32,5 |
4 | Hoa sen | 173 | 92 | 4 | 3 | 4 | 100 | 169 | 89 | 42 | 52,7 |
5 | Sao Mai | 130 | 67 | 4 | 2 | 4 | 100 | 126 | 65 | 45 | 35,7 |
| Tổng số | 982 | 584 | 41 | 20 | 41 | 100 | 941 | 564 | 229 | 24,3 |
Thực tế tại các địa phương, trẻ dân tộc Khmer học chung với trẻ người Kinh theo chương trình GDMN, cùng tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục lồng ghép và rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng trong học tập và vui chơi như trẻ người Kinh nên kỹ năng giao tiếp tiếng Việt của trẻ khá tốt. Hầu hết trẻ có nhiều cơ hội được thực hành, khám phá, trải nghiệm, được khuyến khích giao tiếp, trao đổi, thảo luận dần dần hình thành tính mạnh dạn, tự tin, hoạt bát hơn trong giao tiếp giữa trẻ với nhau, giữa cô và trẻ từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ, biết cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc khi giao tiếp. Riêng trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 được trang bị kiến thức, rèn luyện các kỹ năng vì vậy đảm bảo yêu cầu chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vào lớp Một. Việc đánh giá, theo dõi sự phát triển của trẻ dân tộc cuối mỗi độ tuổi đạt từ 80% trở lên, trẻ có nhiều tiến bộ và phát triển cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Tuy nhiên đối với trẻ, vốn từ được hình thành ở trẻ em được thông qua 2 môi trường: môi trường học tập do nhà trường cung cấp và môi trường giao tiếp tự nhiên qua hoạt động giao tiếp vui chơi, giao tiếp ở gia đình, cộng đồng. Trẻ em người dân tộc Khmer bị hạn chế về môi trường giao tiếp tiếng Việt vì khi vui chơi theo nhóm và ở gia đình, cộng đồng, vốn từ bằng tiếng Việt không được hiện thực hóa vì các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ.
- Đội ngũ CBQL, giáo viên mầm non đang công tác vùng dân tộc của toàn tỉnh hiện nay:
TT | Trường Mầm non | CBQL | Giáo viên | Giáo viên dạy vùng dân tộc | Giáo viên người Kinh biết tiếng dân tộc | CBQL, Giáo viên người Kinh không biết tiếng dân tộc | CBQL- GV có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng Khmer | |
Giáo viên là người dân tộc Khmer | Giáo viên người Kinh | |||||||
1 | Tân Mỹ | 2 | 29 | 11 | 20 | 1 | 27 | 10 |
2 | Trà Côn | 2 | 37 | 12 | 27 | 2 | 24 | 6 |
3 | Hướng Dương | 2 | 27 | 10 | 19 | 3 | 26 | 5 |
4 | Hoa sen | 2 | 23 | 16 | 9 | 0 | 9 | 7 |
5 | Sao Mai | 2 | 29 | 8 | 23 | 2 | 18 | 3 |
Tổng số | 10 | 145 | 57 | 98 | 8 | 104 | 31 |
Trong số 155 CBQL, giáo viên mầm non đang dạy tại các trường vùng dân tộc có 104 người không thể giao tiếp bằng tiếng Khmer với cộng đồng nói chung và với trẻ trong các hoạt động giảng dạy.
2.2. Giáo dục tiểu học (GDTH)
- Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 07 trường Tiểu học có số đông học sinh dân tộc Khmer thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình và thị xã Bình Minh.
* Thống kê kết quả học sinh lớp 1
TT | Trường Tiểu học | TSHS toàn trường | Năm học 2021-2022 | |||||||
TSHS DT Khmer vào học tại trường | Nữ | Học lớp 1 | ||||||||
TS | Nữ | Chưa biết nói tiếng Việt | ||||||||
TS | % | Nữ | % | |||||||
1 | Tân Mỹ A | 385 | 107 | 51 | 61 | 31 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
2 | Tân Mỹ B | 412 | 311 | 158 | 73 | 31 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
3 | Trà Côn A | 769 | 60 | 32 | 17 | 9 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
4 | Trà Côn C | 260 | 216 | 126 | 44 | 26 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
5 | Thạch Thia | 653 | 511 | 305 | 138 | 61 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
6 | Phù Ly | 279 | 232 | 107 | 42 | 18 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
7 | Lý Thường Kiệt | 301 | 149 | 74 | 31 | 13 | 4 | 12.90 | 1 | 7.69 |
Tổng số | 3059 | 1586 | 853 | 440 | 207 | 4 | 0.99 | 1 | 0,53 |
* Thống kê trường lớp, học sinh năm học 2022-2023
TT | Trường Tiểu học | TS Lớp | Tổng số HS | Tổng số HSDT | Học sinh độ tuổi từ 6 đến 14 học tại trường năm học 2022-2023 | |||||||||
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | ||||||||||
Tổng số HS | HS DT | Tổng số HS | HS DT | Tổng số HS | HS DT | Tổng số HS | HS DT | Tổng số HS | HS DT | |||||
1 | Tân Mỹ A | 13 | 415 | 135 | 95 | 45 | 66 | 15 | 75 | 28 | 74 | 20 | 105 | 27 |
2 | Tân Mỹ B | 15 | 429 | 307 | 101 | 58 | 74 | 53 | 73 | 55 | 96 | 75 | 85 | 66 |
3 | Trà Côn A | 26 | 782 | 70 | 142 | 18 | 150 | 17 | 158 | 16 | 142 | 8 | 190 | 11 |
4 | Trà Côn C | 11 | 236 | 193 | 34 | 25 | 42 | 38 | 49 | 40 | 47 | 39 | 64 | 51 |
5 | Thạch Thia | 21 | 662 | 475 | 149 | 80 | 140 | 106 | 119 | 90 | 125 | 99 | 129 | 100 |
6 | Phù Ly | 10 | 274 | 222 | 48 | 38 | 42 | 36 | 57 | 45 | 68 | 57 | 59 | 46 |
7 | Lý Thường Kiệt | 10 | 285 | 148 | 40 | 25 | 58 | 28 | 54 | 29 | 65 | 28 | 68 | 38 |
Tổng số | 106 | 3083 | 1550 | 609 | 289 | 572 | 293 | 585 | 303 | 617 | 326 | 700 | 339 |
- Tổng số học sinh là người dân tộc Khmer vào học tại 07 trường tiểu học là 1550/3083 em, chiếm tỷ lệ 50,28%; (nữ 760/1550, tỷ lệ 49,03%). Như đã nêu trên, người Khmer ở đây cư trú khá tập trung, đồng thời xen kẽ với người Kinh cùng chung sống trong một số xã, ấp nên trẻ em có thể nói được tiếng Việt trước khi vào học mẫu giáo gần 90% nên sau khi học mẫu giáo 5 tuổi là trẻ đã nói được tiếng Việt. Vì vậy, khi vào học lớp Một thì các em đã nghe và hiểu khá tốt về tiếng Việt nên giáo viên có thể tổ chức giảng dạy như đối với trẻ là người Kinh.
* Thống kê cán bộ quản lý, giáo viên
TT | Trường tiểu học | CBQL-Giáo viên | Trình độ đào tạo | ||||||
Tổng số | CB-GV DT Khmer | Nữ DT | GV biết nói viết tiếng Khmer | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng Khmer | ||
1 | Tân Mỹ A | 24 | 3 | 2 | 3 | 23 | 1 |
| 3 |
2 | Tân Mỹ B | 29 | 7 | 5 | 6 | 26 | 2 | 1 | 3 |
3 | Trà Côn A | 42 | 3 | 2 | 3 | 37 | 5 | 0 | 0 |
4 | Trà Côn C | 21 | 5 | 4 | 5 | 19 | 2 |
|
|
5 | Thạch Thia | 35 | 11 | 8 | 8 | 34 | 1 |
| 7 |
6 | Phù Ly | 21 | 9 | 4 | 4 | 15 | 2 | 4 | 4 |
7 | Lý Thường Kiệt | 17 | 2 | 2 | 2 | 15 | 2 | 0 | 0 |
Tổng số | 189 | 40 | 27 | 31 | 169 | 15 | 5 | 17 |
Đối với CBQL, GV: có 169/189 đạt trình độ Đại học, chiếm tỉ lệ 89,42 %. CBQL, GV chưa biết tiếng Khmer; trong đó CBQL, GV là người dân tộc Khmer 40/189, chiếm tỉ lệ 21,16%; giáo viên biết nói viết tiếng Khmer là 31 được trường bố trí dạy Lớp 1 để có thể giao tiếp với trẻ cũng như phụ huynh trong quá trình giảng dạy.
- Đến năm 2025, có ít nhất 25% trẻ em người dân tộc Khmer trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp để tăng cường tiếng Việt. 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
- Đến năm 2030, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc trong độ tuổi nhà trẻ, trên 99% trẻ em người dân tộc trong độ tuổi mẫu giáo, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
- Đối với CBQL, giáo viên mầm non: 100% CBQL, giáo viên (chưa biết tiếng Khmer) được bồi dưỡng về tiếng Khmer để có thể giao tiếp với trẻ cũng như phụ huynh trong quá trình giảng dạy.
- Đầu tư, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời phục vụ dạy học và tăng cường tiếng Việt. Lựa chọn tài liệu phù hợp cho từng độ tuổi để thực hiện hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em.
- Đến năm 2025, các trường vùng dân tộc đạt chuẩn quốc gia là 100% (hiện tại có 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia).
- Năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, tất cả học sinh trong các cơ sở GDTH được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo từng lớp.
- Đối với CBQL, giáo viên: 100% CBQL, giáo viên (chưa biết tiếng Khmer) được bồi dưỡng về tiếng Khmer để có thể giao tiếp với trẻ cũng như phụ huynh trong quá trình giảng dạy và 100% giáo viên được tập huấn Tăng cường tiếng Việt.
- Đến năm 2025, các trường vùng dân tộc đạt chuẩn quốc gia là 100% (hiện tại có 6/7 trường đạt chuẩn quốc gia).
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; tổ chức tốt công tác phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể… trong việc thực hiện Kế hoạch.
- Các phòng GDĐT có đông học sinh dân tộc Khmer tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả Kế hoạch theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án nhằm nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc Khmer; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc Khmer đến trường tiểu học để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học vùng dân tộc.
- Cân đối, bố trí, lồng ghép nguồn lực để thực hiện Kế hoạch theo hướng tranh thủ kinh phí trung ương, tối ưu kinh phí tự chủ, tận dụng các điều kiện hiện có của địa phương.
- Chỉ đạo các phòng GDĐT duy trì nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi hướng đến thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học.
2. Công tác huy động trẻ em là người dân tộc Khmer ra lớp
- Thực hiện tốt công tác điều tra, cập nhật số liệu phổ cập, nắm chắc trữ lượng trẻ các độ tuổi để kịp thời vận động ra lớp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tiếp tục duy trì tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi là người Khmer đến lớp.
- Phối hợp với các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớp cũng như trẻ có dấu hiệu bỏ học để đảm bảo việc duy trì sĩ số nhằm thực hiện tốt việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ cũng như việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong lớp và ngoài lớp học.
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, CBQL giáo dục, giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc. Hoạt động này có tác động tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí và chất lượng nhân lực trong tương lai.
- Ngành GDĐT phối hợp với các đơn vị truyền thông để triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho các bậc cha, mẹ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc.
- Phòng GDĐT chỉ đạo hiệu trưởng nhà trường chủ động phối hợp và làm nòng cốt tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em qua việc tạo cơ hội, môi trường giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ...
- Tuyên truyền để củng cố và tăng cường kết quả huy động trẻ dân tộc đến trường và học 2 buổi/ngày để trẻ có thời gian, cơ hội được tăng cường tiếng Việt. Tận dụng tốt thời gian tăng thêm để tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có tăng cường tiếng Việt.
4.1. Tạo môi trường giao tiếp thuần tiếng Việt trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
Trường mầm non là nơi lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với môi trường hoạt động, giao tiếp có định hướng nên việc hình thành các kỹ năng ban đầu trong sử dụng tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị vốn tiếng và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một. Khi trẻ đến trường mầm non, vốn từ giao tiếp tiếng Việt ban đầu còn hạn hẹp. Cô giáo tập cho trẻ sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói ban đầu bằng cách tạo ra môi trường giáo dục bên trong và ngoài lớp học môi trường thuần tiếng Việt mới giúp trẻ hình thành nhanh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói.
Tuy nhiên, để GDMN vùng dân tộc hỗ trợ cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cần có sự điều chỉnh theo hướng tập trung chuẩn bị kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp ở hai dạng thức của lời nói: nghe - hiểu được điều người khác nói về những vấn đề đơn giản, cần thiết; nói đúng ý nghĩ cần diễn đạt về những nội dung đơn giản, gần gũi với trẻ. Muốn làm được điều đó, giáo viên mầm non ở vùng này cần có những kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong môi trường thuần Việt.
4.2. Mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng
Tăng cường các hoạt động nhóm, cá nhân ngoài các giờ hoạt động trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho trẻ mầm non;
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với cấp học, bậc học như: “Ngày hội dân gian”, “Ngày hội ẩm thực”… đối với Mầm non; “Ngày đọc sách”, “Ngày hội sức khỏe”, “Ngày hội em yêu trường em”, “Ngày hội an toàn giao thông”… đối với trường Tiểu học. Thông qua các ngày hội cho trẻ người dân tộc Khmer có điều kiện mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời hình thành và rèn luyện các kĩ năng xã hội khi tham gia các trò chơi; trong các ngày hội, nhà trường mời các phụ huynh của trẻ đến tham gia để thấy được hoạt động dạy học và vui chơi của con em mình là hết sức cần thiết. Từ đó gia đình trẻ hiểu thêm các hoạt động giáo dục trong công tác giảng dạy của nhà trường, góp phần tạo động lực để đưa con em mình đến trường.”
Mở rộng môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng, đây là vấn đề khó thực hiện thành công bởi môi trường giao tiếp của người dân tộc thiểu số thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập quán riêng. Trong đó, ngôn ngữ là một yếu tố bản sắc phi vật thể. Tuy nhiên, để hướng tới vì sự tiến bộ của con em mình trong học tập, nhiều gia đình, cha mẹ trẻ dân tộc đã đồng thuận với đề nghị của nhà trường là khi về nhà, nói chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt. Nếu làm được điều này, sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho trẻ em trong việc tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập.
4.3. Sở, Phòng GDĐT lựa chọn, bổ sung tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện cho trẻ em người dân tộc, phổ biến trên địa bàn tỉnh cho các trường mầm non vùng dân tộc Khmer:
- Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non ở nơi có trẻ em người dân tộc Khmer.
- Trang bị bộ tài liệu “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện Chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi”. Tài liệu Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học của Bộ GDĐT biên soạn và các tài liệu khác có liên quan cho tất cả CBQL, giáo viên đang giảng dạy ở vùng dân tộc.
- Khuyến khích phát triển có sáng tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở GDMN vùng dân tộc: thực hiện tuần làm quen, giao tiếp, chuẩn bị tiếng Việt; tích hợp, lồng ghép, liên hệ trong các hoạt động giáo dục; xây dựng môi trường trong lớp, ngoài lớp tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm; quan tâm thực hiện đồng bộ ở điểm trường chính và các điểm trường lẻ.
- Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dân tộc. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.
- Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% CBQL, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, xây dựng môi trường giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em vùng dân tộc. Quan tâm công tác quản lý dạy học tại các điểm trường, nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học lớp ghép.
- Phối hợp với trường Đại học Trà Vinh để tổ chức bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL, giáo viên dạy trẻ em vùng dân tộc; khuyến khích, yêu cầu tự bồi dưỡng, tự học tập tiếng Khmer để phục vụ việc quản lý, giảng dạy.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện tăng cường tiếng Việt theo quy định, xem xét hỗ trợ giáo viên theo điều kiện thực tế tham gia và hiệu quả thực hiện; hỗ trợ các hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.
7. Tăng cường công tác xã hội hóa
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc Khmer.
- Huy động các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia huy động trẻ em người dân tộc Khmer ra lớp, gắn với hoạt động xóa mù chữ và đề án xây dựng xã hội học tập.
Tổng kinh phí thực hiện đề án là: 2.134.250.000 đồng (Hai tỷ một trăm ba mươi bốn triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng). Chia ra:
+ Mầm non là: 1.738.000.000 đồng (Một tỷ bảy trăm ba mươi tám triệu đồng);
+ Tiểu học là: 693.250.000 đồng (Sáu trăm chín mươi ba triệu, hai trăm năm chục ngàn đồng)
- Thực hiện theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Ngân sách địa phương theo phân cấp cho các nội dung của Kế hoạch thực hiện đề án.
- Tranh thủ các nguồn hợp pháp khác. (Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm)
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện những nội dung của Kế hoạch.
- Tổ chức lựa chọn, mua sắm tài liệu tăng cường tiếng Việt, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tiếng Khmer cho đội ngũ CBQL, giáo viên các trường mầm non, tiểu học vùng dân tộc. Trang bị tủ sách học đường về lịch sử Việt Nam phù hợp với trình độ đọc của học sinh ở các lớp.
- Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng CBQL, giáo viên; quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng.
- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối theo khả năng ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo quy định của luật NSNN và các văn bản hiện hành. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ này hàng năm được xây dựng vào dự toán của đơn vị thực hiện, trong đó kinh phí phải được dự toán theo đúng quy định về chi từ ngân sách nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc; tham mưu đảm bảo chế độ chính sách theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục tiêu, ý nghĩa của Kế hoạch.
Đài Phát thanh truyền hình tỉnh hỗ trợ kinh phí bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt.
6. Sở Lao động thương binh và xã hội
Phối hợp với Sở GDĐT và các sở, ngành liên quan để tăng cường công tác truyền thông vận động xã hội thực hiện Kế hoạch này.
Giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác cho trẻ em là người dân tộc.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc Khmer về phát triển giáo dục, sự cần thiết tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc. Tham mưu thực hiện các chế độ chính sách dân tộc ở địa phương đối với CBQL, giáo viên và học sinh trong thực hiện Kế hoạch. Phối hợp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
8. Tỉnh Đoàn, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Huy động cán bộ, hội viên, đoàn viên tham gia vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp và các hoạt động hỗ trợ tăng cường tiếng Việt gắn với hỗ trợ thực hiện xóa mù chữ, chống tái mù chữ và xây dựng xã hội học tập.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí các trò chơi dân gian… đồng thời qua đó lồng ghép các hoạt động giáo dục tuyên truyền lịch sử dân tộc Việt Nam cho trẻ em dân tộc Khmer.
Vận động, hỗ trợ vật chất cho học sinh nghèo, khen thưởng cho học sinh nghèo học giỏi, học sinh nghèo vượt khó trong học tập để động viên các em.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
- Chỉ đạo Phòng GDĐT, các phòng chức năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tại địa phương để thực hiện thống nhất, đồng bộ, phù hợp với Kế hoạch của tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo về cơ quan đầu mối (Sở GDĐT).
- Chỉ đạo, phối hợp tổ chức hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc Khmer, tổ chức xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
- Xây dựng và ban hành cơ chế cần thiết, phù hợp với địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer.
- Bố trí kinh phí theo phân cấp, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực hợp pháp nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch tại địa phương; từng bước đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, đặc biệt đối với các điểm trường ở vùng dân tộc./.
| GIÁM ĐỐC |
Kế hoạch số:___/KH-SGDĐT, ngày___tháng__năm 2022 của Sở GDĐT
V/v thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
I. Giáo dục Mầm non
Phân kì | Nội dung thực hiện | Số lượng | Tổng số tiền thực hiện |
Năm | 1. Bồi dưỡng tiếng Khmer | Người | (Số tiền/người X số người) |
2023 | Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL và GV mầm non | 34 | 5.000.000 đ X 34 = 170.000.000 đ |
2024 | Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL và GV mầm non | 35 | 5.000.000 đ X 35 = 175.000.000 đ |
2025 | Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL và GV mầm non | 35 | 5.000.000 đ X 35 = 175.000.000 đ |
| 2. Mua tài liệu cho nhà trường | Bộ | (Số tiền X số bộ) |
2022- 2023 | Trang bị bộ tài liệu “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi” của Bộ GDĐT biên soạn | 1 bộ (3 cuốn) x 60 lớp = 60 bộ | 135.000 đ X 60 bộ = 8.100.000 đồng |
2023- 2024 | Trang bị bổ sung các tài liệu khác có liên quan | 5 trường | 1.000.000 đ X 5 = 5.000.000 đ |
2024- 2025 | Trang bị bổ sung các tài liệu khác có liên quan | 5 trường | 1.000.000 đ X 5 = 5.000.000 đ |
| 3. Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp | Phòng/bộ | (Số tiền X số phòng/bộ) |
2024- 2025 | Bổ sung 12 bộ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp và 3 bộ đồ chơi ngoài trời | 15 phòng/15 bộ trong lớp | 80.000.000 đ X 15 bộ trong lớp = 1.200.000.000 đ |
| Tổng cộng (1+2+3): |
| 1.738.000.000 đồng |
II. Giáo dục Tiểu học
Phân kì | Nội dung thực hiện | Số lượng | Tổng số tiền thực hiện |
Năm | 1. Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL và GVCN | 125 người | 625.000.000 đồng |
2022-2023 | Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL, GV dạy lớp 1, 2 | 45 | 5.000.000 đ X 45 = 225.000.000 |
2023-2024 | Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL, GV dạy lớp 3, 4 | 45 | 5.000.000 đ X 45 =225.000.000 |
2024-2025 | Bồi dưỡng tiếng Khmer cho CBQL, GV dạy lớp 5 | 35 | 5.000.000 đ X 35 =175.000.000 |
| 2. Mua tài liệu tăng cường tiếng Việt cho nhà trường | quyển | 68.250.000 đ |
2022- 2023 | a. Sách tăng cường tiếng Việt 1, 2, 3, 4 | 1120 | 33.600.000 đ |
- Sách TCTV dành cho HS lớp 1 (07 trường x 35 quyển+ 07 x 5 quyển GV) | 280 | 30.000 đ X 280 = 8.400.000 | |
- Sách TCTV dành cho HS lớp 2 (07 trường x 35 quyển+ 07 x 5 quyển GV) | 280 | 30.000 đ X 280 = 8.400.000 | |
- Sách TCTV dành cho HS lớp 3 (07 trường x 35 quyển+ 07 x 5 quyển GV) | 280 | 30.000 đ X 280 = 8.400.000 | |
- Sách TCTV dành cho HS lớp 4 (07 trường x 35 quyển+ 07 x 5 quyển GV) | 280 | 30.000 đ X 280 = 8.400.000 | |
b. Sách Hướng dẫn dạy 1, 2, 3, 4 | 140 | 21.000.000 đ | |
- Sách Hướng dẫn dạy TCTV lớp 1 (07 trường x 05 quyển) | 35 | 150.000 đ x 35 =5.250.000 | |
- Sách Hướng dẫn dạy TCTV lớp 2 (07 trường x 05 quyển) | 35 | 150.000 đ x 35 =5.250.000 | |
- Sách Hướng dẫn dạy TCTV lớp 3 (07 trường x 05 quyển) | 35 | 150.000 đ x 35 =5.250.000 | |
- Sách Hướng dẫn dạy TCTV lớp 4 (07 trường x 05 quyển) | 35 | 150.000 đ x 35 = 5.250.000 | |
2023- 2024 | a. Sách tăng cường tiếng Việt 5 | 280 | 8.400.000 đ |
- Sách TCTV dành cho HS lớp 5 (07 trường x 35 quyển+ 07 x 5 quyển GV) | 280 | 30.000 đ X 280 = 8.400.000 | |
b. Sách Hướng dẫn dạy 1, 2, 3, 4 | 35 | 5.250.000 đ | |
- Sách Hướng dẫn dạy TCTV lớp 5 (07 trường x 05 quyển) | 35 | 150.000 đ x 35 =5.250.000 | |
Tổng cộng: 1+2 (Sáu trăm chín mươi ba triệu, hai trăm năm chục ngàn đồng) | 693.250.000 đồng |
Kèm theo Kế hoạch số: ___/KH-SGDĐT, ngày _tháng_ năm 2022 của Sở GDĐT
V/v thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
I. Giáo dục Mầm non
Phân kì | Nội dung | Bồi dưỡng tiếng Khmer CBQL-GV | Mua tài liệu (Từ điển Việt; sách truyện- Khmer) | Mua thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp | Tổng cộng | |||
SL (người) | Số tiền | SL (Bộ) | Số tiền | SL (Bộ) | Số tiền | |||
I | Toàn tỉnh | 34 | 170.000.000 đ | 20 | 6.000.000 đ | 5 | 400.000.000 đ | 576.000.000 đ |
Năm 2023 | Bình Minh | 9 | 45.000.000 đ | 5 | 1.500.000 đ | 2 | 160.000.000 đ | 206.500.000 đ |
Tam Bình | 8 | 40.000.000 đ | 6 | 1.800.000 đ | 1 | 80.000.000 đ | 121.800.000 đ | |
Trà Ôn | 17 | 85.000.000 đ | 9 | 2.700.000 đ | 2 | 160.000.000 đ | 247.700.000 đ | |
II | Toàn tỉnh | 35 | 175.000.000 đ | 20 | 6.000.000 đ | 5 | 400.000.000 đ | 581.000.000 đ |
Năm 2024 | Bình Minh | 9 | 45 .000.000 đ | 5 | 1.500.000 đ | 2 | 160.000.000 đ | 96.000.000 đ |
Tam Bình | 9 | 45.000.000 đ | 6 | 1.800.000 đ | 1 | 80.000.000 đ | 94.000.000 đ | |
Trà Ôn | 17 | 85.000.000 đ | 9 | 2.700.000 đ | 2 | 160.000.000 đ | 145.000.000đ | |
III | Toàn tỉnh | 35 | 175.000.000 đ | 20 | 6.000.000 đ | 5 | 400.000.000 đ | 581.000.000 đ |
Năm 2025 | Bình Minh | 9 | 45 .000.000 đ | 5 | 1.500.000 đ | 2 | 160.000.000 đ | 96.000.000 đ |
Tam Bình | 9 | 45.000.000 đ | 6 | 1.800.000 đ | 1 | 80.000.000 đ | 94.000.000 đ | |
Trà Ôn | 17 | 85.000.000 đ | 9 | 2.700.000 đ | 2 | 160.000.000 đ | 145.000.000 đ | |
TỔNG CỘNG ( I+ II+ III) | 104 | 520.000.000 đ | 60 | 18.000.000 đ | 15 | 1.200.000.000 đ | 1.738.000.000 đ | |
Năm 2023-2025 | Bình Minh | 27 | 135 .000.000 đ | 15 | 4.500.000 đ | 6 | 480.000.000 đ | 619.500.000 đ |
Tam Bình | 26 | 130.000.000 đ | 18 | 5.400.000 đ | 3 | 240.000.000 đ | 375.400.000 đ | |
Trà Ôn | 51 | 255.000.000 đ | 27 | 8.100.000 đ | 6 | 480.000.000 đ | 743.100.000 đ |
II. Giáo dục Tiểu học
Phân kì | Nội dung | Bồi dưỡng tiếng Khmer CBQL-GV | Mua tài liệu TCTV cho HS | Mua tài liệu Hướng dẫn dạy TCTV | Tổng cộng | |||
SL (người) | Số tiền | SL (Quyển) | Số tiền | SL (Quyển) | Số tiền | |||
I | Toàn tỉnh | 45 | 225.000.000 đ | 1.120 | 33,600,000 đ | 140 | 21.000.000 đ | 279,600,000 đ |
Năm 2023 | Bình Minh | 10 | 50 .000.000 | 280 | 8.400,000 | 40 | 6,000,000 | 59,900,000 |
Tam Bình | 10 | 50.000.000 | 140 | 8,400,000 | 20 | 3,000,000 | 59,150,000 | |
Trà Ôn | 25 | 125.000.000 | 560 | 16,800,000 | 80 | 12,000,000 | 144,800,000 | |
II | Toàn tỉnh | 45 | 225.000.000 đ | 280 | 8,400,000 đ | 35 | 5,250,000 đ | 238,650,000 đ |
Năm 2024 | Bình Minh | 10 | 50 .000.000 | 70 | 2,100,000 | 10 | 1.500.000 | 53,600,000 |
Tam Bình | 10 | 50 .000.000 | 70 | 2,100,000 | 5 | 750.000 | 52,850,000 | |
Trà Ôn | 25 | 125.000.000 | 140 | 4,2000,000 | 20 | 3.000.000 | 132,200,000 | |
II | Toàn tỉnh | 25 | 175.000.000 đ |
|
|
|
| 175.000.000 đ |
Năm 2025 | Bình Minh | 10 | 50 .000.000 |
|
|
|
| 50 .000.000 |
Tam Bình | 10 | 50 .000.000 |
|
|
|
| 50 .000.000 | |
Trà Ôn | 15 | 75.000.000 |
|
|
|
| 75.000.000 | |
TỔNG CỘNG ( I+ II+ III) | 125 | 625,000,000 | 1,400 | 42,000,000 | 175 | 26,250,000 | 693,250,000 đ |
- 1Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 về Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2022 về giai đoạn II thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Kế hoạch 3735/KH-UBND năm 2022 thực hiện thông tin, tuyên truyền Đề án số 6 của Chính phủ trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2023 về kế hoạch Triển khai Giai đoạn 2 thực hiện Quyết định 1008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2378/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 5006/QĐ-BGDĐT năm 2021 về Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 về Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2022 về giai đoạn II thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh An Giang ban hành
- 10Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 11Kế hoạch 3735/KH-UBND năm 2022 thực hiện thông tin, tuyên truyền Đề án số 6 của Chính phủ trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2023 về kế hoạch Triển khai Giai đoạn 2 thực hiện Quyết định 1008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 1904/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1904/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra