Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1900/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;

Xét Tờ trình số 329/SXD-HTKT ngày 14/4/2014 của Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 90/TTr-KHĐT-TH ngày 12/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

TT

Loại chất thải rắn

2015

2020

2030

Tỷ lệ thu gom, xử lý tại khu xử lý

Trong đó thu hồi, tái chế

Tỷ lệ thu gom, xử lý tại khu xử lý

Trong đó thu hồi, tái chế

Tỷ lệ thu gom, xử lý tại khu xử lý

Trong đó thu hồi, tái chế

1

CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn

85%

40%

90%

65%

100%

85%

2

CTR xây dựng

50%

70%

80%

60%

100%

70%

3

CTR nông nghiệp thông thường

40%

30%

70%

60%

100%

70%

4

CTR nông nghiệp nguy hại

40%

0%

70%

0%

100%

0%

5

CTR công nghiệp thông thường

80%

20%

90%

40%

100%

60%

6

CTR công nghiệp nguy hại

85%

0%

90%

0%

100%

0%

7

CTR y tế thông thường

85%

15%

100%

20%

100%

35%

8

CTR y tế nguy hại

70%

0%

100%

15%

100%

20%

3. Nội dung quy hoạch:

3.1 Quy hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR:

a) Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn:

- Phân loại CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn gồm chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế và chất thải không còn khả năng tái chế; từng bước thực hiện phân loại CTR sinh hoạt đô thị ngay tại nguồn trước hết là tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tại các khu xử lý cấp vùng tỉnh đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng, Di Linh, áp dụng công nghệ chế biến phân hữu cơ, tái chế CTR, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; xử lý tại khu xử lý cấp vùng huyện đối với khu vực trung tâm và vùng phụ cận của huyện, áp dụng công nghệ chế biến phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; xử lý tại khu xử lý tập trung cấp huyện đối với khu dân cư nông thôn tập trung, áp dụng công nghệ đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; đối với khu dân cư không tập trung xa khu xử lý tập trung cấp huyện, CTR được thu gom đến các bãi chôn lấp của xã (theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới).

b) Chất thải rắn xây dựng:

- Phân loại CTR xây dựng tại công trình gồm CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng và CTR không còn khả năng tái chế, tái sử dụng;

- Xử lý CTR xây dựng gồm phần lớn chất thải được tái sử dụng hoặc tận dụng để san lấp mặt bằng tại công trình; khối lượng còn lại được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý gần nhất. Tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng huyện Di Linh chất thải được xử lý tại khu xử lý cấp vùng tỉnh bằng công nghệ tái chế và chôn lấp; các huyện còn lại xử lý bằng công nghệ chôn lấp.

c) Chất thải rắn nông nghiệp:

- Chất thải rắn nông nghiệp thông thường khuyến khích nông dân tái sử dụng cho các hoạt động sản xuất và đời sống (làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón, sản xuất khí đốt biogas); khối lượng còn lại được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý gần nhất và xử lý cùng với CTR sinh hoạt.

- Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại phải lưu chứa trong những thùng, túi không thấm và thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng hoặc thông qua các đơn vị có chức năng (có giấy phép vận chuyển CTR nguy hại) vận chuyển đến khu xử lý cấp vùng tỉnh; xử lý bằng công nghệ đốt và chôn lấp hợp vệ sinh.

d) Chất thải rắn công nghiệp:

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phân loại tại nguồn (khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ) gồm CTR có khả năng tái chế và CTR không còn khả năng tái chế; chất thải được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý gần nhất. Xử lý bằng công nghệ tái chế, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh tại khu xử lý cấp vùng tỉnh; xử lý bằng công nghệ đốt, chôn lấp hợp vệ sinh tại khu xử lý cấp vùng huyện và khu xử lý tập trung cấp huyện.

- Chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng hoặc thông qua các đơn vị có chức năng (có giấy phép vận chuyển CTR nguy hại) vận chuyển đến khu xử lý cấp vùng tỉnh để xử lý bằng công nghệ đốt và chôn lấp hợp vệ sinh.

e) Chất thải rắn y tế: chất thải phải phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007.

- Chất thải rắn y tế thông thường gồm CTR có khả năng tái chế và CTR không còn khả năng tái chế. Tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Di Linh CTR được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý cấp vùng tỉnh và xử lý bằng công nghệ tái chế, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; các huyện còn lại được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý cấp vùng huyện, khu xử lý tập trung cấp huyện và xử lý theo công nghệ đốt, chôn lấp hợp vệ sinh.

- Chất thải rắn y tế nguy hại phải thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu xử lý CTR Đại Lào (xử lý cho thành phố Bảo Lộc), khu xử lý Tân Thành (xử lý cho huyện Đức trọng và Di Linh), lò đốt rác thải y tế Cam Ly (xử lý cho thành phố Đà Lạt); đối với các địa phương còn lại thu gom và xử lý theo công nghệ đốt và chôn lấp hợp vệ sinh.

3.2. Quy hoạch xây dựng khu xử lý:

a) Khu xử lý CTR cấp vùng tỉnh, gồm 3 khu xử lý với tổng diện tích sử dụng đất 84 ha tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng:

- Khu xử lý Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, diện tích 28 ha, công suất tiếp nhận 320 tấn/ngày; xử lý CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR y tế thông thường của thành phố Đà Lạt và thị trấn Đ’Ran huyện Đơn Dương; CTR nông nghiệp nguy hại, công nghiệp nguy hại huyện Lạc Dương.

- Khu xử lý Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, diện tích 25 ha, công suất tiếp nhận 175 tấn/ngày; xử lý CTR các loại tại thành phố Bảo Lộc, thị trấn Lộc An và các xã phía Nam huyện Bảo Lâm; CTR nông nghiệp nguy hại, CTR công nghiệp nguy hại của các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

- Khu xử lý Tân Thành (huyện Đức Trọng), diện tích 31 ha, công suất tiếp nhận 220 tấn/ngày; xử lý CTR các loại tại huyện Đức Trọng và một phần huyện Di Linh; xử lý CTR nông nghiệp nguy hại, CTR công nghiệp nguy hại của các huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh và Đam Rông.

b) Khu xử lý cấp vùng huyện để xử lý CTR các loại (trừ CTR nguy hại) cho khu vực trung tâm huyện và vùng phụ cận của huyện, gồm 10 khu xử lý với tổng diện tích sử dụng đất 97,8 ha tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương; xã Ka Đô, huyện Đơn Dương; thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà; xã Rô Men, huyện Đam Rông; xã Gia Hiệp và xã Gung Ré, huyện Di Linh; xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm; thị trấn Ma Đa Guôi, huyện Đạ Huoai; xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên.

c) Khu xử lý tập trung cấp huyện để xử lý CTR các loại (trừ CTR nguy hại) cho khu dân cư tập trung của xã và cụm xã, gồm 9 khu xử lý với tổng diện tích sử dụng đất 32,6 ha tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương; thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà; xã Phi Liêng và xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông; xã Đà Loan, huyện Đức Trọng; xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai; xã Gia Viễn và xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên.

d) Quy hoạch xây dựng lò đốt CTR y tế:

- Cải tạo, nâng cấp lò đốt Cam Ly, thành phố Đà Lạt; xây dựng lò đốt CTR y tế tại khu xử lý Đại Lào, thành phố Bảo Lộc và khu xử lý Tân Thành, huyện Đức Trọng.

- Từng bước thay thế lò đốt CTR y tế bằng hệ thống hấp, khử khuẩn theo công nghệ vi sóng tại Trung tâm y tế các huyện.

(Chi tiết theo Phụ lục I, II đính kèm Quyết định)

3.3. Quy hoạch công nghệ:

a) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý CTR không còn khả năng tái chế, tái sử dụng và CTR nguy hại có thành phần không cháy; áp dụng tại các khu xử lý.

b) Công nghệ đốt CTR:

- Công nghệ đốt xử lý CTR các loại (trừ CTR nguy hại) không còn khả năng tái chế, tái sử dụng có thành phần dễ cháy được áp dụng tại các khu xử lý;

- Công nghệ đốt xử lý CTR công nghiệp nguy hại và nông nghiệp nguy hại có thành phần dễ cháy áp dụng tại khu xử lý cấp vùng tỉnh;

- Công nghệ đốt xử lý CTR y tế nguy hại áp dụng tại lò đốt CTR y tế Cam Ly (thành phố Đà Lạt), khu xử lý Đại Lào, thành phố Bảo Lộc và khu xử lý Tân Thành, huyện Đức Trọng và Trung tâm y tế các huyện.

c) Hệ thống hấp, khử khuẩn bằng công nghệ vi sóng để xử lý CTR y tế nguy hại tại Trung tâm y tế các huyện.

d) Công nghệ chế biến phân hữu cơ áp dụng tại khu xử lý cấp vùng tỉnh, khu xử lý cấp vùng huyện.

e) Dây chuyền phân loại, thu hồi CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng được áp dụng tại các khu xử lý.

f) Công nghệ tái chế CTR áp dụng tại khu xử lý cấp vùng tỉnh.

4. Lộ trình thực hiện quy hoạch:

a) Giai đoạn 2015-2020:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, xử lý CTR. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường về quản lý CTR.

- Thí điểm thực hiện phân loại CTR sinh hoạt đô thị tại nguồn tại thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

- Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR đáp ứng cho việc phân loại tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc.

- Tập trung đôn đốc tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng khu xử lý Xuân Trường, thành phố Đà Lạt và Đại Lào, thành phố Bảo Lộc; kêu gọi đầu tư xây dựng khu xử lý Tân Thành, huyện Đức Trọng.

- Đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng công suất, công nghệ khu xử lý cấp vùng huyện, khu xử lý tập trung cấp huyện; từng bước đầu tư trang thiết bị đáp ứng việc thu gom, vận chuyển CTR tại các huyện.

- Đóng cửa các bãi chôn lấp CTR đã quá tải hoặc không đảm bảo vệ sinh môi trường gồm bãi chôn lấp Cam Ly, thành phố Đà Lạt; Đạm B’Ri, thành phố Bảo Lộc; Phú Hội, huyện Đức Trọng; Đ’Ran, huyện Đơn Dương; Rô Men, huyện Đam Rông.

- Xây dựng mới lò hấp khử khuẩn bằng công nghệ vi sóng để thay thế các lò đốt tại Trung tâm y tế các huyện Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đam Rông, Cát Tiên; nâng công suất lò đốt CTR y tế tại khu xử lý Đại Lào, thành phố Bảo Lộc.

b) Giai đoạn 2021-2030:

- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, xử lý CTR; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường về quản lý CTR.

- Thực hiện phân loại CTR sinh hoạt đô thị tại nguồn tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; hướng dẫn và từng bước thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tại đô thị các huyện.

- Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR đáp ứng cho việc phân loại CTR tại nguồn tại đô thị các huyện.

- Tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng công suất, công nghệ xử lý tại các khu xử lý.

- Xây dựng mới lò đốt CTR y tế tại khu xử lý Tân Thành, huyện Đức Trọng; nâng công suất lò đốt CTR y tế Cam Ly, thành phố Đà Lạt; tiếp tục đầu tư xây dựng mới lò hấp, khử khuẩn bằng công nghệ vi sóng để thay thế các lò đốt tại Trung tâm y tế các huyện còn lại.

5. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư:

a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1.535 tỷ đồng, trong đó đến giai đoạn 2014 - 2020 là 597 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2030 là 938 tỷ đồng.

STT

Hạng mục

Tổng số
(Tỷ đồng)

Trong đó

2014 - 2020

2021-2030

1

Xây dựng các khu xử lý CTR

1.225

500

725

2

Xây dựng cơ sở xử lý; nâng cấp, thay thế công nghệ xử lý CTR y tế

126

30

96

3

Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển.

132

54

78

4

Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

37

7

30

5

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng.

15

6

9

Tổng cộng

1.535

597

938

b) Nguồn vốn: vốn huy động các thành phần kinh tế, vốn tín dụng, vốn vay ODA, vốn viện trợ phi chính phủ đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý CTR; ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần để xử lý CTR, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào dự án, đào tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ.

c) Cơ cấu vốn: ngân sách của Trung ương 10-20%; ngân sách tỉnh và quỹ bảo vệ môi trường chiếm 20-25%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm 30- 40%; ODA và vốn viện trợ phi Chính phủ 15-25%.

6. Giải pháp chủ yếu:

a) Giải pháp chính sách: Thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực xử lý CTR theo quy định pháp luật hiện hành; xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

b) Giải pháp nguồn vốn:

CTR theo hướng tăng dần nguồn vốn của các doanh nghiệp và giảm dần vốn ngân sách Nhà nước trong cơ cấu vốn đầu tư.

- Tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương, vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các cơ sở xử lý CTR.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Khuyến khích áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến thân thiện với môi trường; lựa chọn công nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

- Ưu tiên các dự án đầu tư xử lý CTR theo công nghệ tái chế, chế biến phân hữu cơ để hạn chế chôn lấp, có quy mô tập trung. Hạn chế các dự án đầu tư xử lý CTR bằng công nghệ chôn lấp thiếu đồng bộ, không đảm bảo an toàn về môi trường.

d) Giải pháp quản lý nhà nước:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý CTR, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời và nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với các bãi chôn lấp đang vận hành. Trước khi đầu tư xây dựng các khu xử lý cần đánh giá đúng tình trạng hoạt động, lập các dự án xử lý CTR phù hợp và đảm bảo môi trường tại địa phương có khu vực khu xử lý.

e) Giải pháp về nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các địa phương:

- Xây dựng lộ trình và kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện quy hoạch;

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực xử lý CTR phù hợp quy định và điều kiện thực tế của tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, vận hành các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các khu xử lý CTR.

- Kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch tại các địa phương.

- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp theo từng thời kỳ.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn đăng ký chủ nguồn thải, cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; thẩm định chặt chẽ báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, giám sát việc xả thải CTR đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR và ô nhiễm môi trường tại các khu xử lý; thường xuyên quan trắc môi trường tại khu vực có khu xử lý; kịp thời báo cáo UBND tỉnh các sự cố ô nhiễm môi trường của khu xử lý làm ảnh hưởng đến dân cư sinh sống gần khu xử lý.

- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối vốn đầu tư nguồn ngân sách và tài trợ nguồn của các tổ chức quốc tế, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, đề án liên quan đảm bảo nguồn lực thực hiện quy hoạch.

4. Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các chương trình, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý CTR phù hợp với mục tiêu quy hoạch.

5. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp Sở Xây dựng thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt chỉ đạo lập kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp theo mục tiêu quy hoạch tại địa phương; thông báo công khai rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư biết, phối hợp thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP, các CV;
- TT Công báo; Website VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, MT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

TÊN KHU XỬ LÝ

VỊ TRÍ

Công suất tiếp nhận (tấn/ngày)

Diện tích (ha)

Phạm vi phục vụ và tiếp nhận xử lý

I

Khu xử lý (KXL) chất thải rắn cấp vùng tỉnh

1

KXL Xuân Trường

Xã Xuân Trường - thành phố Đà Lạt

320,2

28

Thành phố Đà Lạt và thị trấn Đ’Ran huyện Đơn Dương: xử lý CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR y tế thông thường.

2

KXL Đại Lào

Tiểu khu 474 - thôn 2 - xã Đại Lào - thành phố Bảo Lộc

175,3

25

- Thành phố Bảo Lộc, thị trấn Lộc An và các xã phía Nam huyện Bảo Lâm (xử lý CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR y tế);

- Các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh (xử lý CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp nguy hại)

3

KXL Tân Thành

Thôn Tân Nghĩa - xã Tân Thành - huyện Đức Trọng

219,7

31

- Huyện Đức Trọng và phần phía Bắc huyện Di Linh (xử lý CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR y tế);

- Huyện Đơn Dương, Lâm Hà (xử lý CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp nguy hại).

II

Khu xử lý (KXL) chất thải rắn cấp vùng huyện: xử lý CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR công nghiệp thông thường, CTR nông nghiệp không còn khả năng tái sử dụng, CTR y tế thông thường.

1

KXL thị trấn Lạc Dương

Thôn Đạ Nghịt - xã Lát - huyện Lạc Dương

21,1

5,5

Thị trấn Lạc Dương và xã Lát, huyện Lạc Dương.

2

KXL thị trấn Đinh Văn

Xóm Xoan - thị trấn Đinh Văn - huyện Lâm Hà

53,3

10

Thị trấn Đinh Văn, Tân Hà và các xã Tân Văn, Tân Hà, Đức Hoài, Đan Phượng, Liên Hà, Đạ Đờn, Phi Tô, Phú Sơn, huyện Lâm Hà.

3

KXL Ka Đô

Thôn Nghĩa Hiệp - xã Ka Đô - huyện Đơn Dương

64,3

12

Thị trấn Thanh Mỹ và các xã thuộc huyện Đơn Dương.

4

KXL Gia Hiệp

Tiểu khu 626A - Lâm trường Tam Hiệp - xã Gia Hiệp - huyện Di Linh

47,6

20

Thị trấn Di Linh và các xã phía Bắc huyện Di Linh.

5

KXL Gung Ré

Tiểu khu 661A - xã Gung Ré - huyện Di Linh

19,6

5,5

Các xã Sơn Điền, Gia Bắc, Bảo Thuận, Tân Châu, Điền Lâm, huyện Di Linh.

6

KXL Lộc Phú

Tiểu khu 438A - thôn 4 - xã Lộc Phú - huyện Bảo Lâm

56

10

Thị trấn Lộc Thắng và các xã phía Bắc huyện Bảo Lâm

7

KXL Ma Đa Guôi

Thôn 4 - xã Mađaguôi - huyện Đạ Huoai

15,4

11,9

Thị trấn Ma Đa Guôi và các xã Đạ Oai, Đạ Tồn, Hà Lâm, Phước Lộc, huyện Đạ Huoai.

8

KXL Đạ Kho

Thôn 1 - xã Đạ Kho- huyện Đạ Tẻh

32,3

12

Thị trấn Đạ Tẻh và các xã thuộc huyện Đạ Tẻh.

9

KXL Phù Mỹ

Thôn 3 - xã Phù Mỹ - huyện Cát Tiên

13,7

5,2

Thị trấn Cát Tiên và các xã Mỹ Lâm, Nam Ninh, huyện Cát Tiên.

10

KXL Rô Men

Buôn Păng Ping - xã Rô Men - huyện Đam Rông

14,9

5,7

Thị trấn Bằng Lăng và các xã Liêng Sê rôn, Rô Men, thuộc huyện Đam Rông.

III

Khu xử lý (KXL) chất thải rắn tập trung của huyện: xử lý CTR sinh hoạt nông thôn, CTR xây dựng, CTR công nghiệp thông thường, CTR nông nghiệp không còn khả năng tái xử dụng, CTR y tế thông thường.

1

KXL Đạ Sar

Buôn Đang Duôn - xã Đạ Sar - huyện Lạc Dương

5,1

2,5

Thị trấn Đạ Chais và các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, thuộc huyện Lạc Dương.

2

KXL thị trấn Nam Ban

Xã Gia Lâm - huyện Lâm Hà

34,3

3,2

Thị trấn Nam Ban và các xã Đông Thanh, Mê Linh, Gia Lâm, huyện Lâm Hà.

3

KXL Đà Loan

Thôn 10 - xã Đà Loan - huyện Đức Trọng

9

3

Cụm các xã Tà Năng, Đà Loan, Ninh Loan, Ninh Gia, Tà Hin, huyện Đức Trọng

4

KXL Hòa Bắc

Xã Hòa Bắc - huyện Di Linh

21,9

5,2

Các xã Hòa Nam, Đinh Trang Hòa, Hòa Trung, huyện Di Linh.

5

KXL thị trấn Đạ M'Ri

Thị trấn Đạ M'Ri - huyện Đạ Huoai

9,8

9

Thị trấn Đạ M'Ri và các xã Đoàn Kết, Đạ Ploa, Đạ M'Ri, thuộc huyện Đạ Huoai

6

KXL Phi Liêng

Thôn 8 - xã Phi Liêng - huyện Đam Rông

3,9

1,2

Các xã Phi Liêng, Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông

7

KXL Đạ Rsal

Thôn Pa Pe Dơng - thị trấn Đạ Rsal - huyện Đam Rông

9,1

4

Thị trấn Đạ Rsal và các xã Đầm Ròn, Đạ Long, Đạ Tông, huyện Đam Rông.

8

KXL Gia Viễn

Thôn Cao Sinh - xã Gia Viễn - huyện Cát Tiên

2,9

1,5

Các xã Gia Viễn, Phước Cát 2, Đồng Nai Thượng, Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên.

9

KXL Phước Cát 1

Xã Phước Cát 1 - huyện Cát Tiên

8,3

3

Xã Phước Cát 1, Đức Phổ, huyện Cát Tiên

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Địa điểm

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

Phạm vi phục vụ

Số lượng

CTR y tế (kg/ngày)

CTR y tế nguy hại (kg/ngày)

Ghi chú

Số lượng

CTR y tế (kg/ngày)

CTR y tế nguy hại (kg/ngày)

Ghi chú

A

Đầu tư lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại tập trung cấp vùng tỉnh

1

Lò đốt CTR y tế Cam Ly - thành phố Đà Lạt

1 lò đốt

1000

600

Sử dụng lò đốt hiện trạng

 

2000

1000

Cải tạo, nâng cấp lò đốt

Thành phố Đà Lạt.

2

KXL Đại Lào - thành phố Bảo Lộc

1 lò đốt

500

300

Sử dụng lò đốt CTR y tế Đạm B’ri

1 lò đốt

500

400

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Thành phố Bảo Lộc, thị trấn Lộc An và các xã phía Nam huyện Bảo Lâm.

3

KXL Tân Thành - huyện Đức Trọng

 

 

 

 

1 lò đốt

200

100

Xây mới lò đốt tập trung

Huyện Đức Trọng, Di Linh.

B

Đầu tư xây dựng lò hấp khử khuẩn

1

Trung tâm y tế huyện Lạc Dương

1 lò đốt

20

10

Sử dụng lò đốt hiện trạng

1 lò hấp

20

15

Xây mới lò hấp

Huyện Lạc Dương

2

Trung tâm y tế huyện Đơn Dương

1 lò đốt

30

15

Sử dụng lò đốt hiện trạng

1 lò hấp

30

20

Xây mới lò hấp

Huyện Đơn Dương

3

Trung tâm y tế huyện Lâm Hà

1 lò hấp

50

30

Xây mới lò hấp

1 lò hấp

50

30

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Huyện Lâm Hà

4

Trung tâm y tế huyện Bảo Lâm

1 lò hấp

30

15

Xây mới lò hấp

1 lò hấp

30

20

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Huyện Bảo Lâm

5

Trung tâm y tế huyện Đạ Huoai

1 lò đốt

20

8

Sử dụng lò đốt hiện trạng

1 lò hấp

20

15

Xây mới lò hấp

Huyện Đạ Huoai

6

Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh

1 lò hấp

30

15

Xây mới lò hấp.

1 lò hấp

30

20

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Huyện Đạ Tẻh

7

Trung tâm y tế huyện Đam Rông

1 lò hấp

30

15

Xây mới lò hấp

1 lò hấp

30

25

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Huyện Đam Rông

8

Trung tâm y tế huyện Cát Tiên

1 lò hấp

30

10

Xây mới lò hấp

1 lò hấp

30

20

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Huyện Cát Tiên

9

Trung tâm y tế huyện Di Linh

1 lò đốt

30

26

Sử dụng lò đốt hiện trạng

Lò đốt tập trung

30

26

Xây dựng lò đốt tập trung tại KXL Tân Thành

Huyện Đức Trọng và Di Linh

10

Trung tâm y tế huyện Đức Trọng

1 lò đốt

20

16

Sử dụng lò đốt hiện trạng

20

16

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1900/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản