THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 798/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Mục tiêu tổng quát
Huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 đến năm 2015
+ 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng.
+ 40% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% được tái chế, tái sử dụng.
+ 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 70% được tái chế, tái sử dụng.
+ 85% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
+ 85% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp và y tế nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016 đến năm 2020
+ 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng.
+ 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng.
+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 75% được tái chế, tái sử dụng.
+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
+ 100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường.
- Các công nghệ được nghiên cứu, phát triển trong nước phải được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, chấp thuận.
- Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về: Đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng), thuế, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình (đường giao thông, năng lượng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc), hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động và vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng theo các quy định hiện hành.
- Trường hợp đặc biệt, Bộ Xây dựng nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế và chính sách cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Việc lựa chọn chủ đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Địa phương thông báo rộng rãi về quy hoạch, dự án và các cơ chế, chính sách thực hiện để kêu gọi đầu tư.
- Việc lựa chọn dự án phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch quản lý chất thải rắn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Các dự án được lựa chọn xây dựng ưu tiên theo các vùng, miền như sau:
+ Các địa phương là trung tâm vùng; khu du lịch; các địa phương có công trình xử lý chất thải rắn có tính chất vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ngập lụt.
+ Các địa phương đang sử dụng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và chưa có các dự án đầu tư hoặc bãi chôn lấp đã hết hạn sử dụng và không mở rộng quy mô.
1. Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả và đạt mục tiêu, tiến độ của Chương trình.
- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, lập quy hoạch quản lý chất thải rắn toàn tỉnh, quy hoạch xử lý chất thải rắn của đô thị theo quy định hiện hành.
- Tổng hợp nhu cầu, lập danh mục dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn của các địa phương vay tín dụng đầu tư của Nhà nước gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam để triển khai theo quy định; đồng thời vận động, tìm kiếm các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình.
- Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư, chi phí xử lý chất thải rắn.
- Hàng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện Chương trình, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc hỗ trợ vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án thuộc Chương trình vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Huy động, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Tổ chức rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường đối với các công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm xử lý chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp giấy chứng nhận khảo nghiệm, lưu hành các sản phẩm phân hữu cơ thu được từ quá trình xử lý chất thải rắn.
6. Bộ Y tế:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải rắn y tế trên toàn quốc.
7. Bộ Công Thương:
Xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế chất thải.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Rà soát, đánh giá, tổ chức nghiên cứu, đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hiệu quả để triển khai áp dụng.
9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
- Trên cơ sở danh mục dự án hàng năm do Bộ Xây dựng tổng hợp, cân đối và bố trí nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện Chương trình.
- Xem xét, thẩm định, cho vay và thu hồi vốn vay tín dụng đầu tư của nhà nước đối với các dự án theo quy định.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức rà soát, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Xác định nhu cầu và danh mục các dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn gửi Bộ Xây dựng tổng hợp để triển khai thực hiện.
- Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để thực hiện các dự án thuộc Chương trình trên địa bàn.
- Xây dựng và ban hành chi phí đầu tư, chi phí xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
- Quyết định lựa chọn chủ đầu tư; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án xử lý chất thải rắn thuộc Chương trình.
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện của các dự án thuộc Chương trình.
- Hàng năm báo cáo Bộ Xây dựng tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 798/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 798/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/05/2011
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 361 đến số 362
- Ngày hiệu lực: 25/05/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực