- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Công nghệ cao 2008
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 176/2015/NQ-HĐND17 về Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020"
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2015/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 27 tháng 5 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Luật Công nghệ cao, ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số: 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 176/2015/NQ-HĐND17, ngày 24/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc thông qua “Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015” với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung:
Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) theo hướng hiện đại, để sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm của tỉnh cả trước mắt và lâu dài, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp hàng năm đạt từ 1 - 2%.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đẩy mạnh ứng dụng CNC, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, an toàn và có sức cạnh tranh cao;
- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 chiếm từ 25- 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh;
- Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và một số khu sản xuất nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh;
- Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng CNC trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và tiêu thụ sản phẩm.
1. Ứng dụng CNC trong sản xuất, trong chọn, tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, trong phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, trong thu hoạch, bảo quản, chế biến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm:
2. Xây dựng các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp với lợi thế từng vùng.
3. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
4. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC: Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản...
5. Tuyên truyền, tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực
Thông tin, tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức các lớp đào tạo khoa học công nghệ về sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chủ chốt của tỉnh, huyện, xã, người sản xuất và các chủ trang trại, doanh nghiệp
III. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2020
1. Giải pháp về quy hoạch, đất đai.
- Quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp CNC, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng;
- Khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC và có điều kiện pháp lý vay vốn ngân hàng.
2. Giải pháp về Khoa học-Công nghệ.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm CNC ứng dụng vào thực tiễn sản xuất;
- Hoàn chỉnh đưa vào hoạt động “Khu sản xuất thực nghiệm nông nghiệp CNC Bắc Ninh” nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Phối hợp với các cơ quan Trung ương, các Viện, Trường Đại học đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ Ngành nông nghiệp của tỉnh, huyện, xã. Cử cán bộ chuyên môn đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước có trình độ sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;
- Đào tạo, tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân; phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp CNC có hiệu quả bền vững;
- Tổ chức cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân đi tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại một số tỉnh, thành phố.
4. Phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động CNC trong nông nghiệp.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về CNC, kết quả ứng dụng, mô hình phát triển và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực, nhất là thành phố Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các cửa hàng cung ứng, giới thiệu sản phẩm của nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn vốn.
Thực hiện hỗ trợ theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh, đồng thời huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện Đề án.
1. Tổng kinh phí: 1.056.776.260.000 đồng (Một nghìn không trăm năm sáu tỷ bẩy trăm bẩy sáu triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng), bao gồm:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 175.152.870.000đ, trong đó:
+ Lĩnh vực trồng trọt: 110.442.000.000đ;
+ Lĩnh vực chăn nuôi: 41.842.150.000đ;
+ Lĩnh vực thủy sản: 21.968.720.000đ;
+ Triển khai thực hiện đề án: 900.000.000đ
- Vốn tự có + vốn vay của tổ chức, cá nhân: 881.623.390.000đ
2. Phân kỳ nguồn ngân sách hỗ trợ:
- Năm 2015: 11.346.990.000đ
- Năm 2016: 58.411.830.000đ
- Năm 2017: 31.767.950.000đ
- Năm 2018: 31.686.380.000đ
- Năm 2019: 22.346.750.000đ
- Năm 2020: 19.592.970.000đ
(Chi tiết cụ thể có Đề án kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, đề xuất kịp thời các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng các mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC để mở rộng ra sản xuất.
2. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì đề xuất nguồn vốn khoa học công nghệ đầu tư thực hiện Đề án và công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xây dựng kế hoạch kinh phí và cân đối, phân bổ nguồn vốn thực hiện đề án theo từng năm cho Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện.
4. Sở Tài chính: Bố trí và cấp kinh phí hỗ trợ cho Đề án kịp thời theo kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn và quản lý nguồn ngân sách thực hiện Đề án theo đúng quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
6. Sở Công thương: Xây dựng hệ thống tiêu thụ, phân phối sản phẩm nông sản được ứng dụng CNC.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện; chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, phường, thị trấn rà soát, đề xuất quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng CNC, đồng thời thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo đề án đã được phê duyệt.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH |
- 1Quyết định 2745/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 2Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Nghị quyết 175/2015/NQ-HĐND17 bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn theo Nghị quyết 128/NQ-HĐND17 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh
- 5Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Công nghệ cao 2008
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2745/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 5Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Nghị quyết 175/2015/NQ-HĐND17 bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn theo Nghị quyết 128/NQ-HĐND17 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh
- 8Nghị quyết 176/2015/NQ-HĐND17 về Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020"
- 9Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
Quyết định 19/2015/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
- Số hiệu: 19/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Hữu Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định