- 1Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 4Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 5Nghị định 160/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối
- 6Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 10Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 11Luật Công nghệ cao 2008
- 12Nghị định 124/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 13Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- 14Quyết định 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 16Quyết định 55/2010/QĐ-TTg thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
- 18Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, mặt nước
- 19Thông tư 32/2011/TT-BKHCN quy định việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2012/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2012 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Căn cứ Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng tại Tờ trình số 03/TTr-BQLKCNC ngày 04 tháng 4 năm 2012 và theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Điều 2. Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Trưởng ban Ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoà Vang và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯVÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19 /2012/QĐ-UBND ngày25 tháng 4 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
1. Đối tượng áp dụng quy định này là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) và các cá nhân thuộc diện thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao vào làm việc tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao và các doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tại Quy định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Mục 1. CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Điều 3. Chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng dùng chung của Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm chuẩn bị trước mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung của Khu công nghệ cao Đà Nẵng, bao gồm: hạ tầng thông tin, viễn thông, hệ thống giao thông, điện, nước đến chân tường rào doanh nghiệp và xây dựng hệ thống xử lý chất thải tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi triển khai dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Điều 4. Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng được hưởng chính sách ưu đãi như sau:
2. Nhà đầu tư có dự án xây dựng nhà ở trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng được hưởng chính sách ưu đãi như sau:
Stt | Phân loại dự án đầu tư | Hình thức sử dụng đất | |
Thuê đất | Nhận giao đất | ||
1 | Dự án xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại Khu công nghệ cao thuê. | Miễn 100% tiền thuê đất | Miễn 100% tiền sử dụng đất. |
2 | Dự án xây dựng nhà ở cho chuyên gia làm việc trong Khu công nghệ cao thuê. | Miễn 100% tiền thuê đất | Miễn 100% tiền sử dụng đất. |
3. Trường hợp nhà đầu tư thuê lại đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao thì được áp dụng chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Quy định này, đồng thời giá nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giá thuê lại đất thực hiện theo khoản 6, Điều 5 Quy định này.
1. Giá cho thuê đất đã có hạ tầng dùng chung đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng cụ thể như sau:
Phương thức trả tiền thuê đất | Giá thuê đất (Đồng/m2/năm) | |
Dự án sản xuất | Dự án kinh doanh dịch vụ | |
- Trả từng năm | 8.400 | 10.500 |
- Trả 10 năm một lần | 7.350 | 9.450 |
- Trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê | 5.250 | 7.350 |
2. Giá cho thuê đất quy định tại khoản 1 Điều này được giữ ổn định trong vòng 05 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Sau 05 năm, UBND thành phố Đà Nẵng có thể điều chỉnh giá cho thuê đất của kỳ ổn định 05 năm tiếp theo cho phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm điều chỉnh.
3. Nhà đầu tư trả tiền thuê đất theo phương thức: “trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê” được giữ ổn định giá thuê đất đến hết thời hạn đã nộp tiền thuê đất trước đó, kể cả khi Nhà nước có điều chỉnh giá thuê đất.
4. Nhà đầu tư trả tiền thuê đất theo phương thức: “Trả 10 năm một lần” thì giá thuê đất của mỗi kỳ 10 năm tiếp theo được áp dụng theo giá cho thuê đất do UBND thành phố Đà Nẵng quy định tại thời điểm 10 năm tiếp theo đó.
5. Nhà đầu tư trả tiền thuê đất theo phương thức: “Trả từng năm” thì giá thuê đất được giữ ổn định trong vòng 05 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng thuê đất. Sau 05 năm, giá thuê đất của mỗi kỳ 05 năm tiếp theo được áp dụng theo giá cho thuê đất do UBND thành phố Đà Nẵng quy định tại thời điểm 05 năm tiếp theo đó.
6. Trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê lại đất thì giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giá cho thuê lại đất phải được sự đồng ý của UBND thành phố Đà Nẵng trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
7. Đối với một số dự án đặc biệt cần thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, giá cho thuê đất sẽ do UBND thành phố Đà Nẵng quyết định.
Điều 6. Quyền của nhà đầu tư thuê đất trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng
1. Nhà đầu tư thuê đất theo hình thức thuê đất có trả tiền thuê đất có quyền:
a) Nhà đầu tư trong nước được quyền thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; bán, góp vốn đối với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê;
b) Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng; thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời hạn thuê đất đối với trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
2. Nhà đầu tư thuê đất theo hình thức thuê đất được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê được quyền bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với tài sản đã đầu tư trên đất nhưng không được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với quyền sử dụng đất. Nhà đầu tư mua lại tài sản trên đất để tiếp tục triển khai dự án thì tiếp tục được quyền thuê lại đất với các quyền và nghĩa vụ như nhà đầu tư trước đó.
Điều 7. Tiền sử dụng đất khi nhà đầu tư nhận giao đất
Nhà đầu tư nhận giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất áp dụng theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 8. Quyền của nhà đầu tư nhận giao đất
1. Nhà đầu tư nhận giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền:
a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng;
b) Cho thuê quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng;
c) Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật;
d) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Trường hợp nhà đầu tư được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án cho người khác theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án tiếp tục được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo thời gian còn lại của dự án trước đó nếu việc sử dụng đất sau khi chuyển nhượng thuộc dự án được ưu đãi về sử dụng đất.
2. Nhà đầu tư nhận giao đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất được quyền bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với tài sản đã đầu tư trên đất nhưng không được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với quyền sử dụng đất. Nhà đầu tư mua lại tài sản trên đất để tiếp tục triển khai dự án thì tiếp tục được giao đất với các quyền và nghĩa vụ như nhà đầu tư trước đó.
Điều 9. Tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải
1. Tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải áp dụng cho các dự án nhận giao đất hoặc thuê đất tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng cụ thể như sau:
a) Tiền sử dụng hạ tầng: 4.200 đồng/m2/năm. Thanh toán 6 tháng 1 lần vào tháng đầu tiên của mỗi kỳ thanh toán.
b) Tiền xử lý nước thải: Từ 4.200 – 6.300 đồng/m3.
2. Tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải quy định tại khoản 1 Điều này được giữ ổn định trong vòng 05 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Sau 05 năm, UBND thành phố Đà Nẵng có thể điều chỉnh tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải của kỳ ổn định 05 năm tiếp theo cho phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm điều chỉnh.
Nhà đầu tư được giữ ổn định tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải theo quy định tại khoản 1 Điều này trong vòng 05 năm kể từ ngày các bên ký kết hợp đồng. Sau 05 năm, tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải của mỗi kỳ ổn định 05 năm tiếp theo được áp dụng theo đơn giá do UBND thành phố Đà Nẵng quy định tại thời điểm 05 năm tiếp theo đó.
Điều 10. Ưu đãi về tiền sử dụng hạ tầng
1. Các dự án nhận giao đất hoặc thuê đất tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng được ưu đãi về tiền sử dụng hạ tầng như sau:
a) Các dự án nghiên cứu – phát triển công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao hoặc đào tạo nhân lực khoa học – công nghệ cao được hỗ trợ 100% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất và hỗ trợ 50% tiền sử dụng hạ tầng trong 03 năm tiếp theo của dự án;
b) Các dự án thuộc Danh mục công nghệ cao khuyến khích đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng (Phụ lục 1) và Danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng (Phụ lục 2) được hỗ trợ 100% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất.
2. Đối với một số dự án cần đặc biệt khuyến khích đầu tư, ưu đãi về tiền sử dụng hạ tầng do UBND thành phố quyết định.
Điều 11. Thủ tục giao đất, thuê đất
Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục về: giao đất, thuê đất, nhận mặt bằng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 12. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Stt | Đối tượng | Chế độ ưu đãi | ||
Thuế suất | Miễn | Giảm | ||
1 | Các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng | 10% trong 15 năm | Miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế | Giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo |
2 | Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam |
| Miễn thuế tối đa 01 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới |
|
Ngoài ra, các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 13. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Stt | Đối tượng | Chế độ ưu đãi |
1 | - Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; - Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định; - Thiết bị máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao; - Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học. | Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. |
2 | Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công) | Miễn thuế nhập khẩu. Khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu |
3 | Hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam | Miễn thuế xuất khẩu. Đồng thời, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng |
4 | Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao | Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất |
Ngoài ra, các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các ưu đãi khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 14. Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng
Stt | Đối tượng | Chế độ ưu đãi |
1 | Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu | Thuế suất 0% |
2 | Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn | Thuế suất 5% |
Ngoài ra, các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các ưu đãi khác về thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 15. Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân
Stt | Đối tượng | Chế độ ưu đãi | |
Miễn | Giảm | ||
1 | - Thu nhập từ khoản tiền do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi về; - Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động; - Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; - Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; - Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học. | Miễn thuế thu nhập cá nhân |
|
2 | Trường hợp đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế |
| Được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp |
Ngoài ra, các cá nhân làm việc trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng được hưởng đầy đủ các ưu đãi khác về thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành của pháp luật.
Mục 2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 16. Cung ứng dịch vụ một cửa
Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng có nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” cho nhà đầu tư về giao đất, cho thuê đất; cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cấp Giấy phép xây dựng công trình; Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và sổ lao động cho người Việt Nam làm việc trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng; Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá; làm visa xuất nhập cảnh, gia hạn visa và một số thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Điều 17. Xuất nhập cảnh, cư trú
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng và các thành viên của gia đình họ được xem xét cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời gian làm việc, hoạt động tại Khu công nghệ cao theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng được tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, được thuê nhà trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 18. Thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao
1. Các Trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng có nhu cầu đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia, công nhân bậc cao được Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng hỗ trợ tư vấn, giới thiệu với các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước để ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.
2. Các trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu có nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu được Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng đề xuất với UBND thành phố xem xét hỗ trợ ký kết hợp đồng theo thời hạn nhất định.
3. Trường hợp các trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước vào làm việc trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng không có chỗ ở được UBND thành phố xem xét cho thuê nhà ở trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng với mức giá ưu đãi.
4. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện và tổ chức cho các doanh nghiệp gặp gỡ các cơ sở đào tạo trong nước để tuyển dụng các sinh viên xuất sắc nếu doanh nghiệp có yêu cầu.
Điều 19. Hỗ trợ vay vốn, tài trợ
Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng thuộc đối tượng vay vốn, được UBND thành phố Đà Nẵng xem xét tài trợ vốn vay tại Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ thành phố với lãi suất ưu đãi để triển khai thực hiện dự án; được Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng hỗ trợ tiếp cận Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng và các tổ chức tín dụng khác để tìm kiếm nguồn vốn vay nhằm phát triển dự án.
Điều 20. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp công nghệ cao
1. Tổ chức, cá nhân, không phân biệt trong và ngoài nước, có bằng phát minh, sáng chế; quyền sở hữu trí tuệ; ý tưởng khoa học, công nghệ; kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ được UBND thành phố Đà Nẵng khuyến khích thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng có trách nhiệm hỗ trợ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ các tổ chức, cá nhân này trong việc thành lập doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng có nhu cầu nhận chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được UBND thành phố Đà Nẵng xem xét hỗ trợ kinh phí từ Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ thành phố.
Điều 21. Hỗ trợ phát triển các hoạt động công nghệ cao
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng định kỳ tổ chức các hoạt động hội chợ, triển lãm tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức quảng bá, giới thiệu các hình ảnh hoạt động, sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng đến các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc trao đổi, mua bán, tiêu thụ các sản phẩm công nghệ cao, hỗ trợ các thủ tục về xuất, nhập khẩu hàng hoá; giao nhận, vận chuyển, thuê bến bãi; chuyển giao công nghệ.
2. UBND thành phố Đà Nẵng khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ cao, cung ứng các dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, giám định công nghệ cao; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao của các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
3. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng có nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến được UBND thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện, hỗ trợ để các bên gặp gỡ, trao đổi và ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng địa phương
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng; là cơ quan đầu mối trong việc hướng dẫn nhà đầu tư tìm hiểu và thực hiện dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng; định kỳ 6 tháng 1 lần, báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện và những vấn đề mới nảy sinh cần xử lý.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng tham mưu cho UBND thành phố về kế hoạch bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng; làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố giải quyết cho vay vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung của Khu công nghệ cao Đà Nẵng thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành. Ngân sách thành phố sẽ bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thanh toán nợ gốc, lãi vay.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng thẩm tra các dự án đầu tư thuộc diện phải thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Sở Ngoại vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng và các cơ quan liên quan quảng bá và kêu gọi dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
6. Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND huyện Hoà Vang, Công an thành phố Đà Nẵng, Cục thuế thành phố Đà Nẵng, Cục hải quan thành phố Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các lĩnh vực có liên quan đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Điều 23. Trách nhiệm của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức triển khai dự án đúng tiến độ đã cam kết. Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nếu dự án chưa triển khai thực hiện mà không có lý do chính đáng sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao và các doanh nghiệp công nghệ cao bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao hoặc thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi tại Quyết định này kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực.
3. Nhà đầu tư thuộc diện được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định này, chịu trách nhiệm đảm bảo đúng, đầy đủ các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán theo quy định.
Điều 24. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có các vướng mắc phát sinh, các Sở, ban, ngành, UBND huyện Hoà Vang và các cơ quan liên quan phản ánh bằng văn bản về Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng để tổng hợp, tham mưu trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi./.
DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
1. Công nghệ thiết kế, chế tạo các bộ vi xử lý, mạch tích hợp và bộ nhớ máy tính có dung lượng cao.
2. Công nghệ các hệ thống nhúng.
3. Công nghệ nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh, cử chỉ, chuyển động và ý nghĩ.
4. Công nghệ màn hình độ phân giải cao.
5. Công nghệ mạng thế hệ sau.
6. Công nghệ tính toán phân tán và tính toán hiệu năng cao.
7. Công nghệ ảo hóa và tính toán đám mây (virtualization & cloud computing).
8. Công nghệ Internet IPv6. Công nghệ Internet di động.
9. Công nghệ chế tạo hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di động.
10. Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin ở mức cao.
11. Công nghệ truyền hình số mặt đất. Công nghệ truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ 2.
12. Công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, giám định, điều trị.
13. Công nghệ gen ứng dụng trong chế tạo, sản xuất vắc-xin tái tổ hợp.
14. Công nghệ gen ứng dụng trong chế tạo, sản xuất protein tái tổ hợp.
15. Công nghệ chuyển gen trên động vật, thực vật, vi sinh vật định hướng tạo ra các sản phẩm có giá trị cao ứng dụng trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và bảo vệ môi trường.
16. Công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị; ứng dụng trong thay thế các mô, cơ quan.
17. Công nghệ tế bào mô, phôi động vật; công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.
18. Công nghệ sản xuất enzym, protein.
19. Công nghệ lên men quy mô công nghiệp cho các chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp.
20. Công nghệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường.
21. Công nghệ chế tạo robot.
22. Công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính (CAD/CAM), công nghệ sản xuất linh hoạt (FMS) cho các sản phẩm có độ phức tạp cao.
23. Công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí.
24. Công nghệ chế tạo các thiết bị nghi khí hàng hải chuyên dụng trên tàu thuỷ.
25. Công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan và các kết cấu siêu trường siêu trọng phục vụ ngành dầu khí.
26. Công nghệ thiết kế chế tạo các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi điện tử công suất dùng cho ngành điện và các máy tự động trong cơ khí chế tạo, tàu thủy, giao thông.
27. Công nghệ thiết kế và chế tạo các thiết bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng, dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm.
28. Công nghệ thiết kế và chế tạo chip chuyên dụng cho các cơ cấu đo lường và các hệ điều khiển.
29. Công nghệ chế tạo các thiết bị phục vụ chẩn đoán bằng hình ảnh dùng trong y tế; thiết bị y tế sử dụng công nghệ hạt nhân.
30. Công nghệ vũ trụ.
31. Công nghệ vật liệu nano.
32. Công nghệ hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS) và cảm biến theo nguyên lý mới.
33. Công nghệ vật liệu linh kiện quang điện tử (optoelectronics) và quang tử (photonics).
34. Công nghệ sản xuất gang và hợp kim đặc biệt.
35. Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt.
36. Công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
37. Công nghệ chế tạo sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường.
38. Công nghệ sản xuất polyme sinh học có khả năng tự phân hủy.
39. Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tổ hợp và polyme compozit chất lượng cao, bền với khí hậu nhiệt đới.
40. Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng.
41. Công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp cho công nghiệp điện, điện tử, chế tạo máy. Công nghệ sản xuất sứ dân dụng cao cấp.
42. Công nghệ chuyển hóa và lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo.
43. Công nghệ thiết kế tàu thuỷ cỡ lớn, tàu có tính năng phức tạp.
44. Công nghệ chế tạo các vật liệu compozit dạng dẻo, dạng bimetal.
45. Công nghệ gia công vật liệu bằng siêu âm, tia lửa điện, plasma, laser, điều khiển kỹ thuật số.
46. Công nghệ chế tạo vật liệu sợi thuỷ tinh đặc biệt, sợi quang, sợi cacbon.
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
1. Các bộ vi xử lý, mạch tích hợp và bộ nhớ máy tính (trong và ngoài) có dung lượng cao.
2. Hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS) và thiết bị sử dụng hệ thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử.
3. Pin, ắc quy có hiệu năng cao cho các thiết bị thông tin và truyền thông.
4. Thiết bị nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh, cử chỉ, chuyển động và ý nghĩ.
5. Màn hình độ phân giải cao.
6. Thiết bị và mạng thế hệ sau.
7. Thiết bị chuyển mạch quang tự động.
8. Thiết bị truyền dữ liệu bằng laser.
9. Module và các thiết bị điều khiển thiết bị đầu cuối 3G và mạng thế hệ sau.
10. Thiết bị truy nhập vô tuyến BTS Indoor/Outdoor và các thiết bị đầu cuối: Setup Box; Fix-phone; IP-phone; G-phone; Modem ADSL2+; VDSL2+; SHDSL.
11. Vệ tinh và thiết bị vệ tinh.
12. Thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh.
13. Siêu máy tính, máy tính song song, máy tính hiệu năng cao.
14. Thiết bị và mạng Internet IPv6, Thiết bị và mạng Internet di động.
15. Thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin ở mức cao.
16. Thiết bị giám sát thông minh.
17. Thẻ thông minh và đầu đọc thẻ thông minh.
18. Thiết bị in thẻ RFID và thiết bị đọc thẻ RFID.
19. Hệ điều hành máy tính cho máy tính chuyên dụng, hệ điều hành cho các thiết bị di động.
20. Thiết kế và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia.
21. Giao diện máy tính và thiết bị di động bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
22. Phần mềm đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin ở mức cao.
23. Phần mềm điều khiển thiết bị đầu cuối 3G và mạng thế hệ sau. Soft phone và codecs hỗ trợ đa dịch vụ trên nền 3G và mạng thế hệ sau.
24. Phần mềm cho hệ thống ứng dụng RFID. Phần mềm xử lý thông tin Y - Sinh.
25. Hệ dịch tự động văn bản đa ngôn ngữ.
26. Phần mềm và thiết bị nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ.
27. Dịch vụ thiết kế và tích hợp hệ thống ứng dụng Web thế hệ mới, Internet IPv6, Internet di động.
28. Dịch vụ thiết kế và tích hợp hệ thống tính toán đám mây (Cloud computing).
29. Dịch vụ ứng dụng công nghệ GPS/GIS trong công tác quản lý phương tiện.
30. Các thiết bị thu, phát và chuyển đổi sử dụng trong truyền hình số mặt đất; thu, phát sử dụng công nghệ truyền hình số vệ tinh thế hệ 2.
31. Protein, enzym tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp và xử lý môi trường.
32. Vắc-xin ADN tái tổ hợp, vắc-xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản.
33. Bộ sinh phẩm chẩn đoán các loại bệnh, kiểm soát an toàn thực phẩm.
34. Giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật chuyển gen.
35. Dịch vụ giám định gen.
36. Mô và các cơ quan thay thế được tạo ra từ tế bào gốc.
37. Các giống cây trồng, vật nuôi mới được tạo ra trên nền công nghệ tế bào.
38. Các giống cây trồng, vật nuôi mới, sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng cao được sản xuất ở quy mô công nghiệp.
39. Chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, xử lý môi trường (đạt tiêu chuẩn quốc tế).
40. Chip sinh học. Cảm biến sinh học.
41. Nhiên liệu sinh học được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ tảo, phế phẩm nông nghiệp, chất thải.
42. Robot công nghiệp chuỗi hở; Robot song song có 3 bậc tự do trở lên.
43. Bộ điều khiển số (CNC) cho các máy công cụ và các máy gia công chế tạo.
44. Động cơ AC servo chuyên dụng, hệ truyền động servo nhiều trục, hộp giảm tốc có độ chính xác cao cho robot và máy CNC.
45. Thiết bị và hệ thống tự động chuyên dụng cho các loại cẩu trọng lực, trọng tải lớn.
46. Hệ thống tự động cân bằng trong tầu thủy.
47. Giàn khoan tự nâng, nửa nổi nửa chìm cho khai thác dầu khí.
48. Hệ thống thiết bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp.
49. Hệ SCADA cho lưới điện. Bộ bảo vệ rơ le kỹ thuật số cho hệ thống điện.
50. Bộ biến đổi thông minh từ năng lượng gió và mặt trời (Smart solar/wind inverter). Tấm pin năng lượng mặt trời thông minh kết nối điện lưới và Internet.
51. Thiết bị và trạm phát điện dùng năng lượng gió, mặt trời, thủy triều. Động cơ đốt ngoài Stirling.
52. Thiết bị y tế kỹ thuật số: máy X quang, máy siêu âm màu, máy điện não. Thiết bị laser y tế. Động cơ, máy khoan dùng cho nha khoa.
53. Thiết bị biến đổi điện tử công suất dùng cho trạm phát điện năng lượng tái tạo, truyền tải điện thông minh, động cơ chuyên dụng, các loại cẩu trọng lực, trọng tải lớn, tàu thủy, giao thông.
54. Chip chuyên dụng cho các cơ cấu đo lường, chấp hành và bộ điều khiển. Cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh.
55. Phần mềm nền tảng chuyên dụng cho đo lường và điều khiển.
56. Máy hiển vi quét đầu dò trong ứng dụng phân tích hóa học, vật lý, sinh học và xử lý gia công ở mức phân tử.
57. Vật liệu nano cho công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học và môi trường; nano compozit cho một số ngành công nghiệp.
58. Vật liệu linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến theo nguyên lý mới.
59. Vật liệu bán dẫn để chế tạo mạch tổ hợp (IC) và linh kiện điện tử chuyên dụng.
60. Vật liệu quang điện tử (optoelectronics) và quang tử (photonics) phục vụ cho viễn thông, tự động hóa, robot, hiển thị phẳng phân giải cao, chiếu sáng hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng.
61. Vật liệu từ cao cấp phục vụ năng lượng, truyền thông, tự động hóa.
62. Sợi cáp quang sản xuất bằng công nghệ lai hóa sử dụng khí gas có độ tinh khiết cao.
63. Màng kim loại trên các loại vật liệu khác nhau chế tạo từ công nghệ bốc bay chân không PVD và CVD.
64. Vật liệu siêu dẻo, siêu dẫn. Vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường cho xây dựng.
65. Thép hợp kim đặc biệt có độ bền cao dùng trong xây dựng.
66. Thép hợp kim không gỉ, hợp kim bền nóng, chịu mài mòn, chịu ăn mòn. Hợp kim đặc biệt dùng cho công nghiệp, ngành điện, đóng tàu, khí tài quân sự.
68. Sợi cacbon cường độ cao dùng cho vật liệu compozit.
68. Vật liệu compozit nền kim loại, compozit nền cao phân tử dùng cho kỹ thuật điện, điện tử sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
69. Ống compozit chịu áp lực cao và chống ăn mòn hóa chất dùng cho công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp khác.
70. Vật liệu polyme sinh học có khả năng tự phân hủy; polyme siêu hấp thụ nước sử dụng nguyên liệu nội địa.
71. Nhựa kỹ thuật độ bền kéo và module đàn hồi cao. Bánh răng, hộp giảm tốc, chi tiết cho chế tạo máy bằng nhựa kỹ thuật.
72. Vật liệu cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng.
73. Vật liệu gốm sứ kỹ thuật cho công nghiệp điện, điện tử. Gốm ôxit zircon (thay ôxit nhôm, gốm ôxit titan, gốm cho động cơ đốt trong).
74. Vật liệu phục vụ quá trình thu, lưu trữ và chuyển hóa các nguồn năng lượng mới.
75. Vật liệu có độ bền chịu nhiệt, vật liệu cản xạ và chịu áp suất cao dùng để chế tạo vỏ lò phản ứng hạt nhân trong nhà máy điện nguyên tử.
76. Ván sợi nhân tạo (MDF), ván dăm nhân tạo (PB) đạt tiêu chuẩn EU. Xenlulo compozit thay thế gỗ tự nhiên.
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
A. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
1. Dự án được xác định là dự án ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
a) Công nghệ được sử dụng trong dự án ứng dụng công nghệ cao phải là công nghệ thế hệ mới và thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án ứng dụng công nghệ cao phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm góp phần hiện đại hóa hoặc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới tại Việt Nam;
- Sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao nhằm hoàn thiện công nghệ;
- Làm chủ, thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện thực tế Việt Nam, có sử dụng nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu.
c) Số lao động có bằng đại học trở lên trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động của dự án;
d) Tổng chi bình quân cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam hàng năm phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu của dự án. Nội dung chi hoạt động nghiên cứu và phát triển bao gồm:
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp cho cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu; thù lao cho chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả nghiên cứu; tiền công cho các đối tượng lao động khác tham gia và phục vụ nghiên cứu; chi hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của dự án; chi cho đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nghiên cứu;
- Mua và vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, nhiên liệu, năng lượng, phục vụ cho nghiên cứu;
- Mua sản phẩm mẫu, tài liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, thông tin điện tử, văn phòng phẩm, vật dụng bảo hộ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho nghiên cứu;
- Thuê cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm.
đ) Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, CMM hoặc GMP (tuỳ theo đặc thù dự án ứng dụng công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế);
e) Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
2. Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư phải cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại mục 1.
B. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
1. Dự án được xác định là dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Sản phẩm được tạo ra từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu;
c) Dây chuyền công nghệ của dự án phải đạt trình độ tiên tiến và được điều khiển theo chương trình. Các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ được cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực hoạt động của dự án cách thời điểm đầu tư không quá 05 năm;
d) Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, CMM hoặc GMP (tuỳ theo đặc thù dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế);
đ) Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
2. Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư phải cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại mục 1.
DANH MỤC LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
A. DANH MỤC LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo
1. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
2. Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp, phôi thép.
3. Đầu tư xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều.
4. Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật.
5. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.
6. Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.
7. Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
8. Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; rô bốt công nghiệp.
II. Sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới
9. Sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, vật nuôi mới và có hiệu quả kinh tế cao.
III. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao
10. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới chưa được sử dụng tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh học.
11. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường.
12. Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
13. Nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
B. DANH MỤC LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo
1. Sản xuất: vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao; vật liệu tổng hợp thay thế gỗ; vật liệu chịu lửa; chất dẻo xây dựng; sợi thuỷ tinh; xi măng đặc chủng.
2. Sản xuất kim loại màu, luyện gang.
3. Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại.
4. Sản xuất trang thiết bị y tế.
5. Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm.
6. Phát triển công nghiệp hoá dầu.
7. Sản xuất: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh; thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản; thuốc thú y.
8. Nguyên liệu thuốc và thuốc phòng chống các bệnh xã hội; vắc xin; sinh phẩm y tế; thuốc từ dược liệu; thuốc đông y.
9. Đầu tư xây dựng cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá tính khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu.
10. Phát triển nguồn dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu; dự án nghiên cứu, chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc đông y và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc đông y; khảo sát, thống kê các loại dược liệu làm thuốc; sưu tầm, kế thừa và ứng dụng các bài thuốc đông y, tìm kiếm, khai thác sử dụng dược liệu mới.
11. Sản xuất sản phẩm điện tử.
12. Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực: khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng, xi măng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim.
13. Đầu tư sản xuất khí cụ điện trung, cao thế, máy phát điện cỡ lớn.
14. Đầu tư sản xuất động cơ diezen; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực.
15. Sản xuất: thiết bị, xe, máy xây dựng; thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải.
16. Đầu tư sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.
17. Đầu tư sản xuất thiết bị, máy cho ngành dệt, ngành may, ngành da.
II. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao
18. Sản xuất thiết bị ứng phó, xử lý tràn dầu.
19. Sản xuất thiết bị xử lý chất thải.
III. Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
20. Xây dựng: trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục thể thao; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao.
IV. Những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác
21. Cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập và ứng dụng internet.
22. Đầu tư xây dựng chợ loại I, khu triển lãm, trường học, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh chất lượng cao.
23. Hoạt động huy động vốn, cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.
24. Tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
25. Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh.
26. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, hoá chất chuyên dùng, thuốc nhuộm.
27. Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hoá chất.
- 1Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 28/2012/QĐ-UBND quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 36/2013/QĐ-UBND về Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- 6Nghị quyết 71/2013/NQ-HĐND về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 4Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 5Nghị định 160/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối
- 6Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 10Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 11Luật Công nghệ cao 2008
- 12Nghị định 124/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 13Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- 14Quyết định 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 16Quyết định 55/2010/QĐ-TTg thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
- 18Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, mặt nước
- 19Thông tư 32/2011/TT-BKHCN quy định việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 20Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 21Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 22Quyết định 28/2012/QĐ-UBND quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 23Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 24Nghị quyết 71/2013/NQ-HĐND về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Hà Tĩnh
- 25Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
Quyết định 19/2012/QĐ-UBND quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng
- Số hiệu: 19/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/04/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Văn Hữu Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/05/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực