Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2002/QĐ-BVHTT

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ- THÔNG TIN SỐ 19/2002/QĐ-BVHTT NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI NÂNG NGẠCH LÊN PHƯƠNG PHÁP VIÊN CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN

Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 08 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;
Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP, ngày 17 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 150/1999/QĐ-TCCP ngày 12 tháng 1 năm 1999 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành Quy chế thi nâng ngạch công chức;
Theo thoả thuận của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tại Công văn số 313/BTCCBCP-CCVC ngày 02 tháng 8 năm 2002;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nội dung và hình thức thi nâng ngạch lên Phương pháp viên chính.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký

Điều 3: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc thi hành Quyết định này.

Điều 4: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Cục trưởng Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Quang Nghị

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI NÂNG NGẠCH PHƯƠNG PHÁP VIÊN LÊN PHƯƠNG PHÁP VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2002/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy định áp dụng cho các kỳ thi nâng ngạch đối với công chức là Phương pháp viên đang vận dụng xếp lương ở ngạch Phương pháp viên chính (mã số 17.173) làm việc tại các Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thông tin Triển lãm, Nhà Văn hoá, Cung Văn hoá và chuyên trách làm công tác văn hoá - văn nghệ tại các Bộ, ngành và đoàn thể ở Trung ương.

Điều 2: Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm tổ chức thi nâng ngạch Phương pháp viên chính đối với các địa phương trong cả nước và các Bộ, ngành ở Trung ương không có điều kiện tổ chức thi theo thẩm quyền.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ DỰ THI

Điều 3: Điều kiện dự thi:

Người được cử đi dự thi (gọi là thí sinh) phải có đủ các điều kiện sau:

1. Là Phương pháp viên đang vận dụng xếp lương ở ngạch Phương pháp viên chính (mã số 17.173) làm việc tại các Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Triển lãm, Nhà văn hoá, Cung văn hoá và làm công tác văn hoá- văn nghệ chuyên trách tại các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Phương pháp viên quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC, ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hoá - Thông tin.

2. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn ở mức độ khá trở lên, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật theo nội dung của phiếu đánh giá công chức hàng năm quy định tại Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và không trong thời gian bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

3. Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu trình độ của ngạch Phương pháp viên chính. Riêng ngoại ngữ không yêu cầu có chứng chỉ trong hồ sơ mà thực hiện việc thi bắt buộc.

4. Thời gian tối thiểu ở ngạch Phương pháp viên là 9 năm (không kể thời gian tập sự), vận dụng xếp lương ở ngạch Phương pháp viên chính và có mức lương đang hưởng tối thiểu ở bậc 5/10, hệ số 2,74

5. Được Hội đồng sơ tuyển của các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương hoặc Hội đồng sơ tuyển của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ.

Điều 4: Hồ sơ cá nhân của thí sinh gồm:

1. Đơn xin dự thi nâng ngạch (Mẫu số 1)

2. Sơ yếu lí lịch khoa học xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng công chức (Mẫu số 2).

3. Bản nhận xét của Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng công chức về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động, trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm thi (Mẫu số 3).

4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch Phương pháp viên chính, có xác nhận của cơ quan quản lý và sử dụng công chức hoặc cơ quan công chứng Nhà nước:

a. Bằng tốt nghiệp đại học trở lên về Văn hoá- Nghệ thuật hoặc Khoa học xã hội - Nhân văn.

b. Bằng trung cấp chính trị trở lên.

c. Các văn bằng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ có liên quan đến nghề nghiệp.

d. Giấy xác nhận về công trình nghiên cứu, đề án, đề tài hoặc bài viết được đưa vào sử dụng.

5. Hai phong bì có dán tem, ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại, 02 ảnh 4cm x 6cm.

Hồ sơ của mỗi thí sinh để trong một phong bị đựng riêng, kích thước 21cm x 32cm, gửi về Hội đồng sơ tuyển.

Điều 5: Hội đồng sơ tuyển của Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách các thí sinh đã qua sơ tuyển (Mẫu số 4), kèm theo công văn và hồ sơ của thí sinh gửi về Hội đồng thi nâng ngạch Bộ Văn hoá- Thông tin (Vụ Tổ chức - Cán bộ)

Chương 3:

HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI

Điều 6: Hình thức thi: gồm 3 phần bắt buộc:

1. Thi viết

2. Thi vấn đáp

3. Thi ngoại ngữ

Điều 7: Nội dung phần thi viết;

1. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Văn hoá - Thông tin.

2. Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan. Các văn bản của Đảng và Nhà nước về chuyên ngành của thí sinh dự thi.

3. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP , ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

4. Viết đề cương kịch bản một chương trình hoạt động thông tin văn hoá - văn nghệ quy mô cấp tỉnh, tổ chức trong thời gian 3 ngày.

Điều 8: Nội dung phần thi vấn đáp:

1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của Phương pháp viên chính

2. Tổ chức của ngành Văn hoá - Thông tin từ Trung ương đến địa phương

3. Vị trí và vai trò của phương pháp viên chính trong hoạt động nghiệp vụ văn hoá - thông tin.

4. Các văn bản của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hoá - Thông tin về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.

5. Pháp lệnh Cán bộ công chức; Pháp lệnh Chống tham nhũng; Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan.

6. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt đông của các cơ quan (ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP , ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ) và Quyết định số 56/1999/QĐ-BVHTT ngày 14 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

Điều 9: Nội dung thi ngoại ngữ

Thi ở trình độ B một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (Đối với thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi và dân tộc thiểu số sẽ có hướng dẫn cụ thể sau).

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10: Hàng năm, Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng Đề án thi nâng ngạch Phương pháp viên lên Phương pháp viên chính gửi về Ban Tổ chức Chính phủ để thống nhất ý kiến và chỉ tiêu dự thi.

Đề án xây dựng theo quy định tại điểm 3, mục 5 của Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20 tháng 3 năm 1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện NĐ 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, Bộ Văn hoá- Thông tin sẽ thực hiện tổ chức thi nâng ngạch Phương pháp viên lên Phương pháp viên chính theo Quy định này và các quy định chung về thi nâng ngạch công chức.

Điều 11: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc sơ tuyển theo Quyết định số 150/1999/QĐ-TCCP, ngày 12 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành quy chế thi nâng ngạch công chức. Công văn, danh sách và hồ sơ của thí sinh gửi về Hội đồng thi nâng ngạch Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Tổ chức Cán bộ).

Điều 12: Trong quá trình triển khai thực hiện việc thi nâng ngạch Phương pháp viên lên Phương pháp viên chính, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có thí sinh cử đi dự thi gửi văn bản hoặc liên hệ trực tiếp với Bộ Văn hoá- Thông tin (Vụ Tổ chức Cán bộ) để giải quyết.

 

 

Mẫu số 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng... năm 200...

ĐƠN XIN DỰ THI

NÂNG NGẠCH LÊN PHƯƠNG PHÁP VIÊN CHÍNH

Kính gửi: Hội đồng thi nâng ngạch Bộ Văn hoá - Thông tin

Đồng kính gửi: Hội đồng sơ tuyển (Bộ, ban, ngành Trung ương hoặc tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương)

Tên tôi là:

Ngày sinh:

Địa chỉ báo tin:

Trình độ chuyên môn đào tạo:

Đang xếp ngạch: Thời gian xếp ngạch

Hệ số lương hiện hưởng: Thời gian xếp:

Chức vụ hiện nay:

Sau khi nghiên cứu điều kiện dự thi nâng ngạch tại Văn bản số.... ngày… tháng… năm….. của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Tôi thấy bản thân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự kỳ thi nâng ngạch và những công việc tôi đang đảm nhận đã có những phần việc theo quy định của ngạch Phương pháp viên chính.

Tôi làm đơn này mong được cơ quan, và Bộ…… (UBND tỉnh……...) xem xét cho phép tôi tham gia kỳ thi nâng ngạch. Tôi sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt kỳ thi và chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này là hồ sơ xin dự thi gồm:

1. Bản khai lý lịch khoa học;

2. Văn bằng;

3. Chứng chỉ: - Ngoại ngữ

- Quản lý hành chính Nhà nước

- Tin học

4. Bản nhận xét đánh giá của cơ quan đang công tác

5. Hai phong bì (có ghi địa chỉ); 2 ảnh cỡ 4x6;

6. Các chứng chỉ khác (nếu có)…

Kính đơn

(Ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày... tháng... năm 2002

SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC

DỰ THI NÂNG NGẠCH LÊN PHƯƠNG PHÁP VIÊN CHÍNH

PHẦN I

TỰ THUẬT VỀ BẢN THÂN

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:

- Nơi sinh:

- Quê quán:

- Dân tộc:

- Tôn giáo:

- Chỗ ở hiện nay:

- Đơn vị công tác:

- Chức vụ hiện nay:

- Mã ngạch: Hệ số lương hiện hưởng: Năm xếp:

- Ngày tháng năm tuyển dụng vào biên chế Nhà nước

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tốt nghiệp đại học:

Hệ chính quy, tại chức…. Chuyên ngành:

Thời gian đào tạo: năm Năm tốt nghiệp:

2. Bồi dưỡng ở trong hoặc ngoài nước: (Ghi rõ cơ quan mở, chứng chỉ, thời gian bồi dưỡng).

3. Trình độ ngoại ngữ:

4. Trình độ tin học:

 

 

Mẫu số 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày... tháng... năm 2002

BẢN NHẬN XÉT CÔNG CHỨC

1. Phẩm chất đạo đức:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Năng lực chuyên môn:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

4. Quan hệ với đồng nghiệp:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và đóng dấu)