Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1876/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;
Theo kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh ngày 19 tháng 01 năm 2018;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN CHO HỌC SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1876/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác có dạy chương trình bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là giáo viên phổ thông) làm công tác tư vấn cho học sinh.
1. Mục tiêu chung
Giúp giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh có nhận thức đúng về công tác tư vấn cho học sinh (vai trò, bản chất, nội dung, hình thức, nguyên tắc, quy trình tư vấn); đồng thời, nắm được những kỹ năng cơ bản của hoạt động này để có thể vận dụng trong việc tư vấn, hỗ trợ (về tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, công tác xã hội học đường) cho học sinh phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).
2. Mục tiêu cụ thể
Giúp giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh:
a) Nhận thức được sự cần thiết của công tác tư vấn cho học sinh; nắm được bản chất, nội dung, hình thức, nguyên tắc, quy trình tư vấn đối với học sinh phổ thông;
b) Hiểu được đặc điểm và nhu cầu được tư vấn của học sinh phổ thông;
c) Vận dụng đúng quy trình và nguyên tắc chung để tiến hành tham vấn, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề cụ thể của chính các em; vận dụng được một số phương pháp, kỹ thuật tìm hiểu, đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh và lập kế hoạch tư vấn để giúp các em giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân;
d) Sẵn sàng lắng nghe, tìm hiểu để đánh giá học sinh một cách khách quan, có kỹ năng định hướng, hỗ trợ học sinh khi các em gặp các vấn đề cần giải quyết.
1. Khối lượng kiến thức và thời lượng bồi dưỡng
a) Chương trình bồi gồm 08 mô đun
b) Thời lượng bồi dưỡng: 240 tiết (tương ứng với 16 tín chỉ)
2. Cấu trúc chương trình
STT | MÔ ĐUN | SỐ TÍN CHỈ | SỐ TIẾT | |
Học lý thuyết | Thực hành & tự học | |||
1 | Một số vấn đề chung về tư vấn cho học sinh và nhu cầu tư vấn của học sinh | 2 | 10 | 20 |
2 | Các kỹ năng tư vấn cơ bản | 2 | 10 | 20 |
3 | Tìm hiểu, đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh | 2 | 10 | 20 |
4 | Tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lí | 3 | 10 | 35 |
5 | Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn | 2 | 8 | 22 |
6 | Tư vấn học tập và hướng nghiệp | 2 | 10 | 20 |
7 | Tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản | 1 | 5 | 10 |
8 | Thực hành và kiểm tra cuối khóa | 2 | 5 | 25 |
Tổng số | 16 | 68 | 172 |
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
Mô đun 1: Một số vấn đề chung về tư vấn cho học sinh và nhu cầu tư vấn của học sinh
a) Mục tiêu
- Hiểu được tầm quan trọng của công tác tư vấn cho học sinh; vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong hoạt động tư vấn cho học sinh; hiểu được khái niệm và bản chất của việc tư vấn cho học sinh; phân biệt được tư vấn và tham vấn; nắm vững các nguyên tắc, hình thức, nội dung tư vấn theo cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông); hiểu được các nhu cầu tư vấn phổ biến của học sinh theo cấp học; nắm được một số phương pháp nhận biết, xác định nhu cầu tư vấn của học sinh;
- Vận dụng được một số kỹ năng cơ bản để tìm hiểu nhu cầu tư vấn và các vấn đề học sinh thường gặp trong nhà trường.
- Tích cực vận dụng kiến thức và kỹ năng tìm hiểu nhu cầu tư vấn của học sinh theo cấp học và hỗ trợ học sinh giải quyết khó khăn; chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn cho học sinh.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng (số tiết) | Ghi chú | ||
Lên lớp | Thực hành và tự học | ||||
Lý thuyết | Thảo luận | ||||
1. Một số khái niệm cơ bản (tư vấn, tham vấn, hướng dẫn,...) | 1 | 1 |
| 2 |
|
2. Nội dung, nhiệm vụ, hình thức tư vấn cho học sinh theo cấp học | 2 | 1 | 1 | 4 |
|
3. Các nguyên tắc cơ bản trong tư vấn cho học sinh | 2 | 2 | 1 | 5 |
|
4. Nhu cầu tư vấn của học sinh trong hiện nay theo cấp học | 3 | 3 | 2 | 8 |
|
5. Một số phương pháp tìm hiểu nhu cầu tư vấn của học sinh | 2 | 5 | 4 | 11 |
|
Tổng cộng | 10 | 12 | 8 | 30 |
|
Mô đun 2: Một số kỹ năng cơ bản trong tư vấn cho học sinh
a) Mục tiêu
- Hiểu rõ quá trình tham vấn, tư vấn, các kỹ năng tham vấn, tư vấn cơ bản.
- Vận dụng được một số kỹ năng tham vấn cơ bản trong quá trình hỗ trợ người học giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhà trường; đưa ra được các khuyến nghị giúp học sinh giải quyết được vấn đề nảy sinh.
- Luôn có thái độ cởi mở, hòa nhã với học sinh được tư vấn; tích cực tìm hiểu căn nguyên của vấn đề được tư vấn; chủ động tiếp cận với học sinh (thân chủ).
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng (số tiết) | Ghi chú | ||
Lên lớp | Thực hành và tự học | ||||
Lý thuyết | Thảo luận | ||||
1. Các loại hình tư vấn (tham vấn, hướng dẫn, khuyên bảo...) | 2 | 1 | 2 | 5 |
|
2. Quy trình tham vấn tâm lý | 2 | 1 | 2 | 5 |
|
3. Một số kỹ năng cơ bản trong tham vấn tâm lý cho học sinh | 5 | 3 | 10 | 18 |
|
4. Một số lưu ý khi tiến hành tham vấn cho học sinh | 1 |
| 1 | 2 |
|
Tổng cộng | 10 | 5 | 15 | 30 |
|
Mô đun 3: Tìm hiểu, đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh
a) Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm, mục đích, nguyên tắc, phân loại, các nguồn thông tin trong tìm hiểu và đánh giá những khó khăn tâm lý của học sinh; nắm được các phương pháp, kỹ thuật trong việc tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh.
- Vận dụng được các phương pháp và kỹ thuật đánh giá tâm lý của học sinh trong một số trường hợp cụ thể đồng thời xác định được những khó khăn tâm lý của học sinh; sử dụng được một số bộ công cụ đơn giản để đánh giá tâm lý học sinh; xây dựng được kế hoạch giáo dục cá nhân theo yêu cầu.
- Lắng nghe, tích cực phản hồi trong học tập; chủ động chia sẻ và hợp tác trong hoạt động nhóm, thảo luận; có trách nhiệm và sáng tạo trong việc hoàn thành sản phẩm cá nhân.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng (số tiết) | Ghi chú | ||
Lên lớp | Thực hành và tự học | ||||
Lý thuyết | Thảo luận | ||||
1. Một số vấn đề về tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý học sinh (khái niệm, mục đích, nguyên tắc, phân loại); các nguồn thông tin trong đánh giá; Phương pháp và kỹ thuật đánh giá; Một số công cụ đánh giá (test); vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân; quy trình các bước xây dựng kế hoạch cá nhân sau khi thực hiện đánh giá. | 6 | 3 | 2 | 11 |
|
2. Vận dụng phương pháp, kỹ thuật trong việc tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh. | 1 | 2 | 3 | 6 |
|
3. Sử dụng một số bộ công cụ đơn giản để đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh. | 2 | 3 | 3 | 8 |
|
4. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân trong trường hợp cụ thể | 1 | 2 | 2 | 6 |
|
Tổng cộng | 10 | 10 | 10 | 30 |
|
Mô đun 4: Tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lí
a) Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm, các lĩnh vực khó khăn tâm lí ở học sinh; biết các biểu hiện khó khăn của học sinh ở từng lĩnh vực.
- Lập được kế hoạch tham vấn/tư vấn thích hợp với một số biểu hiện khó khăn tâm lí ở học sinh; thực hiện được ca tham vấn cho học sinh có khó khăn tâm lý (học viên tự chọn).
- Lắng nghe, tìm hiểu và đánh giá học sinh có khó khăn tâm lý một cách khách quan đồng thời có định hướng giúp đỡ kịp thời; có trách nhiệm và sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tiến hành tham vấn tâm lý.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết) | Tổng số tiết | Ghi chú | ||
Lên lớp | Thực hành và tự học | ||||
Lý thuyết | Thảo luận | ||||
1. Khái niệm khó khăn tâm lí, khó khăn tâm lí ở học sinh phổ thông | 1 | 2 | 1 | 4 |
|
2. Khó khăn tâm lí của học sinh trong các lĩnh vực: + Quan hệ với cha mẹ, anh, chị, em; + Quan hệ với bạn, với lớp; + Quan hệ với thầy, cô giáo; + Đánh giá của người khác về mình; + Về sự phát triển của bản thân; + Trong học tập, rèn luyện; + Lý tưởng, nghề nghiệp tương lai | 2 | 5 | 5 | 12 |
|
3. Ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý đến đời sống của học sinh. | 2 | 3 | 3 | 8 |
|
4. Tư vấn, hỗ trợ học sinh giải quyết các khó khăn tâm lý | 5 | 10 | 6 | 21 |
|
Tổng cộng | 10 | 20 | 15 | 45 |
|
Mô đun 5: Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn
a) Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm và phân loại hành vi lệch chuẩn trong xã hội và trong nhà trường; biết được các dạng hành vi lệch chuẩn thường gặp ở học sinh các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; hiểu được các nguyên nhân phát sinh lệch chuẩn hành vi học đường; nắm được quy trình và kỹ năng tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn ở cơ sở giáo dục phổ thông.
- Tìm hiểu, phân tích được nguyên nhân xuất hiện hành vi lệch chuẩn ở học sinh; đánh giá được mức độ nghiêm trọng của hành vi lệch chuẩn ở học sinh; lập được kế hoạch tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn (phù hợp với học sinh ở mỗi cấp học); vận dụng được quy trình và các kỹ năng cơ bản để tư vấn có hiệu quả cho học sinh có hành vi lệch chuẩn;
- Tôn trọng, có trách nhiệm và chấp nhận học sinh khi nhìn ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hành vi lệch chuẩn của các em.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết) | Tổng số tiết | Ghi chú | ||
Lên lớp | Thực hành và tự học | ||||
Lý thuyết | Thảo luận | ||||
1. Khái niệm và phân loại lệch chuẩn hành vi trong trường học (ở các cấp Tiểu học, THCS, THPT) | 1 | 2 |
| 3 |
|
2. Nguyên nhân phát sinh lệch chuẩn hành vi học đường | 2 | 3 | 2 | 7 |
|
3. Lập kế hoạch và thực hiện tư vấn nhằm điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở học sinh | 5 | 5 | 10 | 20 |
|
Tổng cộng | 8 | 10 | 12 | 30 |
|
Mô đun 6: Tư vấn học tập và hướng nghiệp
a) Mục tiêu
- Hiểu được tầm quan trọng của tư vấn học tập (với học sinh ở cả 3 cấp học) và tư vấn hướng nghiệp dựa trên sở thích và năng lực của học sinh (với học sinh cấp THCS và THPT); nắm được cách thức nhận diện năng lực học tập của học sinh và phát hiện học sinh có khó khăn về học; biết cách tư vấn và hỗ trợ học sinh phát huy tối đa khả năng học tập, đáp ứng mục tiêu học tập; theo dõi thành tích học tập của học sinh nhằm giúp học sinh điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập (với học sinh ở cả 3 cấp học); nắm được cách thức giúp học sinh khám phá sở thích, năng lực của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp (với học sinh cấp THCS và THPT);
- Vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tư vấn, trợ giúp, can thiệp cho học sinh, giúp học sinh phát huy tối đa khả năng học tập hoặc điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp (với học sinh ở cả 3 cấp học); vận dụng được các bài tập, trắc nghiệm để giúp học sinh định hướng nghề nghiệp dựa trên năng lực và sở thích của bản thân và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (với học sinh cấp THCS và THPT)
- Tích cực trong việc hỗ trợ học sinh tìm hiểu sở thích và năng lực của bản thân để lựa chọn nội dung, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai một cách phù hợp; có thái độ ủng hộ các phong cách học tập và các lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết) | Tổng số tiết | Ghi chú | ||
Lên lớp | Thực hành và tự học | ||||
Lý thuyết | Thảo luận | ||||
1. Tư vấn học tập (với học sinh ở 3 cấp học) |
|
|
|
|
|
Tìm hiểu phong cách học tập và năng lực học tập của học sinh, phát hiện những học sinh khó khăn về học tập | 2 | 1 | 2 | 5 |
|
Tư vấn về chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học tập | 1 | 2 | 1 | 4 |
|
Can thiệp, hỗ trợ, điều chỉnh phương pháp, kế hoạch học tập cho học sinh khó khăn về học tập | 2 | 2 | 2 | 6 |
|
2. Tư vấn hướng nghiệp (với học sinh cấp THCS và THPT) |
|
|
|
|
|
Tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp của học sinh | 1 | 2 |
| 3 |
|
Tư vấn lựa chọn hướng đi phù hợp với học sinh (về năng lực, sở thích, điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội) | 2 | 3 | 1 | 6 |
|
Tư vấn lập kế hoạch nghề nghiệp và sẵn sàng chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai (Mô tả nghề; năng lực cần thiết cho lĩnh vực nghề nghiệp đó; yêu cầu về trình độ đào tạo tối thiểu; con đường học tập; nơi làm việc; triển vọng nghề nghiệp) | 2 | 3 | 1 | 6 |
|
Tổng cộng | 10 | 13 | 7 | 30 |
|
Mô đun 7: Tư vấn Giới tính và Sức khỏe sinh sản
a) Mục tiêu
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên; hiểu rõ và phân biệt được các giai đoạn phát triển tâm - sinh lí theo giới tính và theo lứa tuổi; hiểu được các vấn đề về giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên cần tư vấn cho học sinh ở mỗi cấp học và biết được các yếu tố chủ quan, khách quan tạo ra những khó khăn liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản mà học sinh các cấp học cần hỗ trợ để giải quyết;
- Biết thu thập, phân tích các vấn đề về giới tính và sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên; lập được kế hoạch và tổ chức tư vấn theo hình thức nhóm, và tư vấn cho cá nhân học sinh phù hợp với mỗi cấp học, về giới tính và sức khỏe sinh sản; vận dụng được các nguyên tắc, quy trình, các kỹ năng, phương pháp tư vấn cơ bản để tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các cấp học.
- Có trách nhiệm, tự tin, linh hoạt trong thiết kế, thực hiện và điều chỉnh quy trình, kế hoạch tư vấn theo đặc điểm và mức độ phát triển của từng cá nhân hoặc nhóm học sinh.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết.
Nội dung | Hình thức tổ chức (số tiết) | Tổng (số tiết) | Ghi chú | |||
Lên lớp | Thực hành và tự học |
|
| |||
Lí thuyết | Bài tập | Thảo luận | ||||
1. Vấn đề tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản của vị thành niên hiện nay | 1 |
| 1 |
| 2 |
|
2. Các nguyên tắc, quy trình và hình thức cơ bản trong tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản. | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 |
|
3. Các vấn đề và nhu cầu tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh phổ thông. | 1 | 1 |
|
| 2 |
|
4. Thực hành phương pháp và cách thức tổ chức tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các cấp học | 1 | 1 | 1 | 3 | 6 |
|
Tổng | 5 | 3 | 3 | 4 | 15 |
|
Mô đun 8: Thực hành và kiểm tra cuối khóa
a) Mục tiêu
- Biết cách thu thập, xử lý và phân tích thông tin về học sinh có khó khăn cần tư vấn; nắm được một số phương pháp và kỹ thuật đánh giá về khó khăn của học sinh (ở mỗi cấp học); hiểu được quy trình và các chiến lược tư vấn nhằm phòng ngừa một số khó khăn nảy sinh đối với học sinh ở các cấp học hiện nay; nhớ và hiểu được các bước lập kế hoạch tư vấn cho học sinh; hiểu và biết cách vận dụng một số nguyên tắc, hình thức, phương pháp và kỹ năng tư vấn cho học sinh cơ bản.
- Vận dụng được lý thuyết cơ bản về tư vấn cho học sinh để phát hiện, phòng ngừa và bước đầu can thiệp các vấn đề tâm lý xảy ra ở học sinh (ở từng cấp học cụ thể) nhằm giúp các em học tập và có đời sống tâm lý tốt hơn; vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để trợ giúp học sinh (ở từng cấp học) phát huy tối đa khả năng học tập hoặc điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp; vận dụng được các bài tập, trắc nghiệm để giúp học sinh (cấp THCS và THPT) định hướng nghề nghiệp dựa trên năng lực và sở thích của bản thân và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; xây dựng được hồ sơ ban đầu về tâm lý học sinh; xây dựng được chương trình tư vấn phòng ngừa, hỗ trợ giải quyết những khó khăn tâm lý của học sinh ở từng cấp học (xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, thời gian, cách thức thực hiện, nhân lực); lập được kế hoạch tư vấn can thiệp cho học sinh có khó khăn tâm lý ở cấp độ 1 (cấp độ thấp).
- Tích cực chia sẻ, phản hồi thông tin khi thực hành; chủ động cùng tham gia, hợp tác trong các hoạt động; cam kết về sự tôn trọng học sinh, sẵn sàng lắng nghe, đồng cảm và giữ bảo mật thông tin của học sinh.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời gian chi tiết
Thực hành tư vấn học sinh
Xây dựng hệ thống các chủ đề/nội dung tư vấn (thuộc các cấp học khác nhau) đã được bồi dưỡng, mỗi học viên được lựa chọn ngẫu nhiên một trong số các tình huống dưới đây và tiến hành tư vấn tại cơ sở giáo dục (nơi học viên đang công tác):
Nội dung | Hình thức tổ chức (Số tiết) | Tổng số tiết | |
Lên lớp | Thực hành và tự học |
| |
1. Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn | 5 | 25 | 30 |
2. Tư vấn học sinh có khó khăn tâm lý | |||
3. Tư vấn học tập | |||
4. Tư vấn hướng nghiệp | |||
5. Tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên |
Đánh giá cuối khóa tập huấn
Sử dụng kết quả bài tập thực hành ở phần trên để đánh giá cuối khóa tập huấn, cụ thể là:
- Năng lực đánh giá tâm lý học sinh (sử dụng các phương pháp đánh giá: quan sát, trò chuyện,...của học sinh);
- Năng lực xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường;
- Năng lực tư vấn can thiệp đối với học sinh có khó khăn tâm lý ở cấp độ 1 (lập kế hoạch can thiệp; triển khai can thiệp...);
- Năng lực tìm hiểu phong cách học tập của học sinh;
- Năng lực tìm hiểu khả năng học tập của học sinh;
- Năng lực tư vấn cho học sinh về chương trình học tập; phương pháp học tập và các hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp với khả năng và hoàn cảnh riêng;
- Năng lực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh;...
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
- Trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng quy định tại văn bản này, các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tự tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo hướng hiện đại, bám sát mục tiêu và nội dung của từng mô đun, phù hợp cho việc giảng dạy của báo cáo viên cũng như việc nghiên cứu, học tập của học viên.
- Tài liệu bồi dưỡng được biên soạn theo nhiều dạng thức khác nhau để học viên dễ dàng tiếp cận và học tập như: Sách, giáo trình, tài liệu bản mềm, powerpoint, video, bài tập thực hành....
- Yêu cầu với nhóm biên soạn tài liệu: Nhóm biên soạn tài liệu tập hợp những chuyên gia tư vấn, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, giáo viên vừa có kiến thức chuyên môn về tâm lý học, tâm lý học giáo dục, giáo dục học; vừa giàu kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn,... liên quan tới lĩnh vực tư vấn cho học sinh và đặc biệt là tư vấn tâm lý cho học sinh.
2. Phương pháp bồi dưỡng
a) Yêu cầu đối với học viên
- Trong quá trình học tập, học viên tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm, tình huống thực tiễn và cách xử lý khác nhau để giải quyến vấn đề; kết hợp với giảng viên để tìm ra các cách xử lý tốt nhất.
- Học viên chủ động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học về tư vấn cho học sinh trong quá trình công tác/giảng dạy của mình ở nhà trường. Thường xuyên trao đổi cùng giảng viên về các tình huống thực tiễn đó để ứng xử phù hợp.
- Sau khi được cấp chứng chỉ bồi dưỡng năng lực tư vấn cho học sinh, hàng năm, các giáo viên phải có trách nhiệm tự bồi dưỡng thường xuyên để củng cố các kiến thức, kỹ năng đã được học và tiếp tục nâng cao, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, cập nhật các văn bản hướng dẫn và quy định mới, các chương trình tư vấn mới ban hành để vận dụng vào thực tiễn, cùng nhà trường thực hiện tốt công tác tư vấn cho học sinh.
b) Yêu cầu đối với báo cáo viên (giảng viên)
- Được đào tạo đúng chuyên môn và có kinh nghiệm tư vấn cho học sinh ở cấp học phổ thông. Cụ thể là: có bằng cử nhân trở lên về một trong những chuyên ngành tâm lý như: Tâm lý học, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học trường học, Công tác xã hội,..
- Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp nhằm làm việc hiệu quả trong công tác tư vấn cho học sinh ở trường học.
c) Yêu cầu về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng
- Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh có nhiều nội dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
- Đa dạng hóa hình thức dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia khóa bồi dưỡng (học tập trung - trực tiếp, học online trực tuyến, học gián tiếp online..)
- Chú ý vận dụng các phương pháp sư phạm tích cực, hiện đại nhằm giúp học viên hứng thú, tiếp thu được tối đa kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp họ có thể vững vàng thực hành trong thực tế một cách nhanh chóng.
3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
a) Kết thúc mỗi mô đun, học viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra hoặc thảo luận nhóm hay thực tập tình huống. Hoạt động đánh giá này là nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ ở từng mô đun của học viên như thế nào.
Điểm của mỗi mô đun được chấm theo thang Điểm 10. Học viên không đạt Điểm 5 trở lên thì được xem là không đạt yêu cầu và phải đánh giá lại. Học viên phải tích lũy đủ điểm đánh giá đạt yêu cầu ở tất cả các mô đun mới được tham gia làm bài thực hành cuối khóa.
b) Bài thực hành cuối khóa được lựa chọn trong một danh mục các tình huống đã được xây dựng trước. Bài thực hành cuối khóa được chấm theo thang Điểm 10. Học viên đạt Điểm 5 trở lên thì được cấp Chứng chỉ.
4. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân (trở lên) chuyên ngành Tâm lý: Tâm lý học, Tâm lý học giáo dục, Công tác xã hội, Tâm lý học trường học, Tham vấn học đường,...;
- Có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ (trở lên) thuộc chuyên ngành Tâm lý: Tâm lý học; Tâm lý học giáo dục, Giáo dục học, Công tác xã hội, Tâm lý học trường học, Tham vấn học đường,...;
- Có đủ các nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học, thư viện, trang thông tin điện tử...) để thực hiện Chương trình bồi dưỡng này theo nhiều cách thức khác nhau như: Học trực tuyến, học online gián tiếp, bài tập trên máy tính...;
- Có kinh nghiệm tổ chức và triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông;
- Có tài liệu bồi dưỡng đáp ứng theo yêu cầu tại Điểm 1, Mục V của chương trình này; các mô đun đều có thể được lựa chọn để phát triển nội dung, thiết kế tình huống và thiết kế kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh ở các cấp học (chẳng hạn: Nội dung tư vấn hướng nghiệp, Tư vấn sức khỏe sinh sản sẽ không cần đưa ra bồi dưỡng cho đối tượng học viên là giáo viên Tiểu học,...).
b) Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo lập danh sách các cơ sở giáo dục đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định tại Mục a) Khoản này, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng.
c) Các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước khi tổ chức lớp học; cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học đã hoàn thành khóa học. Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân./.
- 1Quyết định 2558/QĐ-BGDĐT năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2793/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2017 về tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Kế hoạch 270/KH-BGDĐT năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 7337/VPCP-KGVX năm 2020 về lễ khai giảng năm học mới 2020-2021 và phát động Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 2531/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể thao cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 3Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 2558/QĐ-BGDĐT năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 7Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 2793/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2017 về tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Kế hoạch 270/KH-BGDĐT năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Công văn 7337/VPCP-KGVX năm 2020 về lễ khai giảng năm học mới 2020-2021 và phát động Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 2531/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể thao cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 1876/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 1876/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/05/2018
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra